ĐTC tiếp các tham dự viên hội nghị quốc tế công lý môi sinh và các thay đổi khí hậu
VATICĂNG: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.
Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là một bổn phận của công lý môi sinh.
ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)
Linh Tiến Khải
VATICĂNG: ĐTC kêu gọi mọi người, mọi chính quyền và tổ chức toàn thế giới góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng môi sinh và các thay đổi khí hậu.
ĐTC đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến hàng trăm tham dự viên hội nghị quốc tế về “công lý môi sinh và thay đổi khí hậu”, do Hiệp hội phát triển có thể chịu đựng được tổ chức tại Roma trong các ngày này. Khí hậu là một thiện ích chung ngày nay đang bị đe dọa một cách trầm trọng: bằng chứng là các thay đổi khí hậu, hiện tượng hâm nóng toàn cầu và các tai ương thiên nhiên gia tăng. Đó là các để tài quan trọng cấp thiết lôi kéo sự chú ý của giói truyền thông, dư luận công cộng, các vị lãnh đạo chínht trị và các nhà khoa học. Các thay đổi khí hậu tạo ra các hậu quả tai hại cho xã hội và khiến cho những người nghèo phải thiệt thòi và khổ đau nhiều nhất. Như đề tài của hội nghị nêu bật, vấn đề khí hậu là một vấn đề của sự công bằng và cũng là vấn đề liên đới nữa, hai vấn đề gắn liền nhau. Nó liên quan tới phẩm giá của từng người, như là các dân tộc và như là các người nam nữ.
Khoa học và kỹ thuật đặt trong tay chúng ta một quyền lực chưa từng có, và nhiệm vụ của chúng ta đối vớí toàn nhân loại và đặc biệt đối với người nghèo và các thế hệ tương lại là sử dụng nó cho thiện ích chung. Tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng chúng ta có đủ các lý do để dưỡng nuôi hy vọng thành công trong nỗ lực này. Tuy nhiên, mỗi người được mời gọi đáp trả lại lời mời gọi ấy một cách riêng rẽ, trong môi trường gia đình, việc làm, trong lãnh vực kinh tế, nghiên cứu, xã hội dân sự và các cơ cấu. Mọi người đều được mời gọi góp phần để kết qủa là hoa trái của một công việc chung. Trong Thông điệp “Laudato si’” tôi đã đề nghị như con đường duy nhất giúp đương đầu với các vấn đề của thế giới chúng ta và tìm ra các giải pháp thực sự hữu hiệu. Sự hiện diện của các giới chức tôn giáo, chính trị, kinh tế, khoa học trong nhiều lãnh vực và của các tổ chức quốc tế và các tổ chức dấn thân trong cuộc chiến đấu chống nghèo túng trong hội nghị nói lên tầm quan trọng ấy. Tôi xin mời gọi tất cả mọi người cố gắng để trong các bàn hội nghị tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội và môi sinh duy nhất và phức, tạp tiếng nói của những người nghèo nhất được lắng nghe, giữa các quốc gia và các bản vị con người: đây cũng là một bổn phận của công lý môi sinh.
ĐTC cầu mong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và sư phát triển có thể chịu đựng nổi, nhóm tại Paris vào đầu tháng 12 này đạt được các thỏa hiệp môi sinh toàn cầu thực sự có ý nghĩa và hiệu quả. Cá nhân ngài và toàn Giáo Hội ủng hộ các nỗ lực này bắt đầu với điều không thể thiếu là lời cầu nguyện (SD 11-9-2015)
Linh Tiến Khải