Sáng thứ Ba, 22 tháng 9, vào lúc 8 giờ, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ tại Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng.
Sau thánh lễ, vào lúc 11h, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các gia đình tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu của tổng giáo phận Santiago.
Tổng giáo phận Santiago là giáo phận lớn thứ hai tại Cuba sau tổng giáo phận Havana. Được thành lập vào năm 1518, tổng giáo phận hiện có 254,300 anh chị em giáo dân, sinh hoạt trong 16 giáo xứ dưới sự coi sóc của 15 linh mục triều. Bên cạnh đó, tổng giáo phận còn có 13 linh mục dòng, 34 nữ tu và 21 nam tu sĩ.
Trong diễn từ với các gia đình, Đức Thánh Cha nói:
Các lễ cưới là những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống của nhiều người. Đối với những người cao niên hơn, ông bà cha me, thì đó là một dịp để gặt hái kết qủa việc gieo vãi. Nó trao ban niềm vui cho tâm hồn, khi trông thấy con cái lớn lên và có thể thành lập gia đình riêng. Nó là cơ may trông thấy trong một lúc tất cả những gì người ta đã tranh đấu và nó đáng công. Đồng hành với con cái, nâng đỡ chúng, khích lệ chúng, để chúng có thể quyết định xây dựng cuộc sống của chúng, thành lập gia đình, là một nhiệm vụ cao cả của các bậc cha mẹ. Rồi tới lượt họ, các đôi vợ chồng trẻ này sống trong niềm vui. Tất cả tương lai bắt đầu. Và tất cả có “mùi vị” của ngôi nhà mới, của niềm hy vọng. Trong các đám cưới luôn luôn gặp gỡ nhau quá khứ mà chúng lãnh nhận như gia tài và tương lai chờ đón chúng ta. Luôn luôn mở ra cơ may cám ơn vì tất cả những gì đã cho phép chúng ta đạt tới ngày nay với chính tình yêu mà chúng ta đã nhận lãnh.
Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài trong một đám cưói, trong một gia đình
Và Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài trong một đám cưới. Ngài tự tháp nhập vào lịch sử này của việc gieo vãi và gặt hái, của các giấc mơ và tìm tòi, của các cố gắng và dấn thân, của các công việc mệt nhọc đã cầy xới đất đai để sinh hoa kết quả. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài bên trong một gia đình, bên trong một cộng đoàn gia đình. Chính trong lòng các gia đình của chúng ta mà Ngài tiếp tục tự tháp nhập vào, tiếp tục là thành phần. Ngài thích ở trong gia đình.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói : Thật là hay, khi quan sát thấy Chúa Giêsu cũng tự biểu lộ trong các bữa ăn chiều. Ăn với nhiều người khác nhau, viếng thăm các nhà khác nhau, đối với Chúa Giêsu, đã là một nơi đặc biệt ưa thích để làm cho người ta hiểu biết chương trình của Thiên Chúa. Ngài đến nhà các bạn hữu – Marta và Maria – nhưng không lựa chọn, không quan trọng đối với Ngài nếu có các người biệt phái hay người tội lỗi, như ông Dakêu. Ngài không chỉ hành động như thế, nhưng khi gửi các môn đệ đi loan báo tin vui Nước Thiên Chúa, Ngài nói với các vị : « Các con hãy ở lại trong nhà đó, ăn uống những gì họ có » (Lc 10,7). Các đám cưới, các cuộc thăm viếng các gia đình, các bữa ăn chiều, cái gì đặc biệt trong các thời điểm này của cuộc sống con người, bởi vì Chúa Giêsu ưa thích tự biểu lộ trong đó.
Tôi nhớ trong giáo phận trưóc của tôi có nhiều gia đình giải thích cho tôi rằng thời điểm duy nhất họ có để sống với nhau thường là bữa ăn chiều, khi họ đi làm việc về, và các trẻ em làm bài tập ở trường xong. Đó đã là một lúc đặc biệt của cuộc sống gia đình. Người ta bình luận ngày sống, điều mỗi người đã làm, người ta dọn dẹp nhà cửa, quần áo, tổ chức các việc làm chính cho các ngày tiếp theo, con nít cãi nhau… đó là thời điểm. Đó là các thời điểm, trong đó một người đi làm việc về, cả mệt nhọc nữa, và có vài cãi vã, tranh luận, xảy ra vài cãi vã giữa vợ chồng, nhưng không có gì phải sợ. Tôi sợ những cặp vợ chồng nói với tôi rằng họ không bao giờ cãi nhau hay tranh luận với nhau: hiếm, hiếm lắm. Nhưng Chúa Giêsu lựa chọn các lúc ấy để chỉ cho chúng ta thấy tình yêu thương của Thiên Chúa, Chúa Giêsu lựa chọn các khoảng không đó để bước vào trong các nhà và giúp chúng ta khám phá ra Thần Khí sống và hành động trong các nhà và trong các sự việc thường ngày của chúng ta. Chính trong nhà mà chúng ta học sống tình huynh đệ, chúng ta học sống tình liên đới, chúng ta học không độc tài. Chính trong nhà mà chúng ta học tiếp đón và đánh giá cao cuộc sống như một phước lành, và mỗi người cần các người khác để tiến tới. Chính trong nhà mà chúng ta sống kinh nghiệm sự tha thứ, và chúng ta đuợc mời gọi tha thứ liên tục, để cho mình được biến đổi. Thật là hay, khi thấy trong nhà không có chỗ cho các « mặt nạ », chúng ta là điều chúng ta là, và trong một cách này hay cách khác, chúng ta được mời gọi tìm điều tốt đẹp nhất cho các người khác.
Chính vì thế cộng đoàn kitô gọi các gia đình là các Giáo Hội tại gia, bởi vì chính trong hơi ấm của nhà mà đức tin thấm nhập mọi góc cạnh cuộc sống, soi sáng mọi không gian, xây dựng cộng đoàn. Vì chính trong các thời điểm như thế con người đã bắt đầu khám phá ra tình yêu thương cụ thể và hoạt động của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm: Trong nhiều nền văn hóa ngày nay, các khoảng không đó đang biến mất, các thời điểm gia đình đó đang biến mất, từ từ tất cả hướng tới chỗ tách rời nhau, tự cô lập, thưa dần đi các thời điểm chung, để hiệp nhất với nhau, để ở trong gia đình. Và như thế người ta không biết chờ đợi, không biết xin phép, không biết xin lỗi, không biết cám ơn nữa, bởi vì nhà trở nên trống rỗng, không phải trống rỗng người, nhưng trống rỗng các tương quan, trống rỗng các tiếp xúc nhân bản, trống rỗng các cuộc gặp gỡ, giữa cha mẹ ông bà, cháu chắt, anh em… Cách đây ít lâu có một người làm việc với tôi kể rằng vợ ông và các con đi nghỉ hè và ông ở nhà một mình, vì ông phải làm việc trong các ngày đó. Ngày đầu tiên nhà vắng lặng « bình an », ông hạnh phúc vì không có gì vô trật tự. Ngày thứ ba khi tôi hỏi ông ra sao, thì ông trả lời : « Con muốn tất cả họ trở về ». Ông cảm nhận rằng không thể sống mà không có vợ con. Và đây là diều đẹp, đẹp. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm sự cần thiết của gia đình trong cuộc sống chúng ta như sau :
Không có gia đình, không có hơi ấm của nhà, cuộc sống trở thành trống rỗng, bắt đầu thiếu các mạng lưới nâng đỡ chúng ta trong các khó khăn, các mạng lưới dưỡng nuôi chúng ta trong cuộc sống thường ngày và động viên cuộc chiến đấu cho thịnh vượng. Gia đình cứu chúng ta khỏi hai hiện tượng, hai điều xảy ra ngày nay: sự gẫy vụn, nghĩa là sự chia rẽ, và đám đông hoá. Trong cả hai trường hợp con người biến thành các cá nhân cô lập, dễ bị lèo lái và cai trị. Và khi đó chúng ta tìm thấy trong thế giới xã hội các chia rẽ, các đổ vỡ, các chia ly hay việc đám đông hóa cao độ, là các hậu quả của sự đổ bể của các mối dây gia đình; khi mất đi các tương quan khiến cho chúng ta trở thành con người, dậy chúng ta là người. Và như thế một người quên nói: cha, má, con trai, con gái, ông nội, bà ngoại… như thế nào. Người ta mất ký ức về các liên lạc này là nền tảng cuộc sống. Chúng là nên tảng tên gọi mà chúng ta có.
Gia đình là trường dậy tính nhân bản, trường dậy lưu tâm tới các nhu cầu của tha nhân, chú ý tới cuộc sống của người khác. Khi chúng ta sống tốt trong gia đình, các ích kỷ nhỏ - chúng có, bởi tất cả chúng ta đều ít nhiều ích kỷ - nhưng khi người ta không sống một cuộc sống gia đình, thì sinh ra những người, mà chúng ta có thể định nghĩa như thế này: “tôi chủ từ, tôi trợ động từ, tôi trạng từ, với tôi, cho tôi” hoàn toàn tập trung nơi chính mình, không biết tới tình liên đới, huynh đệ, công việc chung, tình yêu thương, việc thảo luận với các anh chị em khác. Họ không biết tới những điều đó. Tuy có nhiều khó khăn gây đau buồn cho các gia đình của chúng ta trên thế giới ngày nay, nhưng chúng ta làm ơn đừng quên điều này, và Đức Thánh Cha gióng lên lời kêu gọi sau đây:
Các gia đình không phải là một vấn đề, nhưng trước hết chúng là một cơ may. Một cơ may mà chúng ta phải săn sóc, che chở và đồng hành. Đây là một kiểu để nói rằng các gia đình là một phước lành. Khi bạn bắt đầu sống gia đình như là một vấn đề, thì bạn mỏi mệt, không bước đi nữa, bởi vì bạn hoàn toàn tập trung nơi chính bạn.
Ngày này người ta thảo luận nhiều về tương lai, về thế giới nào chúng ta muốn để lại cho con cháu chúng ta, về xã hội nào chúng ta muốn cho chúng. Tôi tin rằng có thể tìm ra một trong những câu trả lời, khi nhìn gia đình đã chia sẻ chứng từ với chúng ta, từng người trong chúng ta: chúng ta muốn dể lại một thế giới của các gia đình. Đó là gia tài tốt đẹp nhất: chúng ta để lại một thế giới của gia đình. Chắc chắn là không có gia đình nào hoàn hảo cả, không có các đôi vợ chống hoàn hảo, cha mẹ hoàn hảo, cũng không có các con cái hoàn hảo, và nếu không gây xúc phạm, thì tôi cũng nói không có các mẹ chồng, mẹ vợ nào hoàn hảo cả. Không có. Không có. Nhưng điều này không ngăn cản có một câu trả lời cho ngày mai. Thiên Chúa kích thích yêu thương, và tình yêu thì luôn luôn dấn thân với các người mình yêu. Chính vì vậy chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các trường học đích thật của ngày mai. Chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các khoảng không của tự do. Chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các trung tâm nhân bản thực sự.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha đã đưa ra một đề nghị mục vụ rất dễ thương. Ngài nói: Tới đây tôi nghĩ tới một hình ảnh trong các buổi tiếp kiến ngày thứ tư hàng tuần, khi tôi đi chào tín hữu, có biết bao nhiêu bà mẹ mang thai giơ bụng cho tôi và nói: “Cha ơi, cha có chúc lành cho con con không?” Bây giờ tôi xin đề nghị một điều với tất cả các phụ nữ “mang thai của hy vọng”, bời vì một đứa con là một niềm hy vọng: xin các chị em ấy trong lúc này đây hãy giơ tay sờ bụng mình. Ở đây nếu có ai, thì hãy làm như thế. Hay các phụ nữ có thai đang theo dõi qua đài phát thanh hay truyền hình xin cũng hãy làm như vậy. Và tôi, tôi ban phép lành cho từng bà mẹ, cho từng đứa con trai con gái đang chờ đợi trong bụng mẹ. Như thế xin mỗi phụ nữ mang thai hãy giơ tay sờ vào bụng mình, và tôi ban phúc lành nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Và tôi cầu chúc cháu sinh ra, xinh đẹp và khoẻ mạnh, lớn tốt, và chị em có thể nuôi đạy cháu. Chị em hãy vuốt ve đứa con đang chờ đợi.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: Tôi không muốn kết thúc mà không nhắc tới Bí Tích Thánh Thể. Anh chị em đã nhận thấy rằng Chúa Giêsu muốn dùng bữa ăn chiều như khoảng không của việc tưởng niệm Ngài. Ngài chọn một lúc cụ thể của cuộc sống gia đình như không gian sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta. Một lúc được sống và mọi người có thể hiểu: đó là bữa ăn chiều.
Và Bí tích Thánh Thể là bữa ăn chiều của gia đình Chúa Giêsu, từ chân trời này tới chân trời kia của trái đất tụ họp nhau để lắng nghe Lời Ngài, và được nuôi dưỡng với Mình Chúa Giêsu là Bánh Sự Sống của các gia đình chúng ta. Ngài muốn luôn luôn hiện diện bằng cách dưỡng nuôi chúng ta với tình yêu thương của Ngài, nâng đỡ chúng ta với đức tin của Ngài, trợ giúp chúng ta với niềm hy vọng của Ngài, để trong mọi trạng huống cuộc đời chúng ta có thể sống kinh nghiệm Ngài là Bánh thật của Trời.
Trong vài ngày nữa tôi sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đình và chỉ còn không đầy một tháng nữa là Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về đề tài Gia Đình. Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện. Tôi xin anh chị em làm ơn cầu nguyện cho hai ý chỉ này, để chúng ta tất cả biết trợ giúp nhau và lo lắng cho gia đình, để chúng ta ngày càng biết khám phá ra Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa sống giữa dân Người bằng cách làm cho mỗi gia đình và tất cả các gia đình trở thành nơi ở của Ngài. Tôi tin tưởng nơi lời cầu nguyện của anh chị em. Xin cám ơn anh chị em.”
Sau thánh lễ, vào lúc 11h, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các gia đình tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Mông Triệu của tổng giáo phận Santiago.
Tổng giáo phận Santiago là giáo phận lớn thứ hai tại Cuba sau tổng giáo phận Havana. Được thành lập vào năm 1518, tổng giáo phận hiện có 254,300 anh chị em giáo dân, sinh hoạt trong 16 giáo xứ dưới sự coi sóc của 15 linh mục triều. Bên cạnh đó, tổng giáo phận còn có 13 linh mục dòng, 34 nữ tu và 21 nam tu sĩ.
Trong diễn từ với các gia đình, Đức Thánh Cha nói:
Các lễ cưới là những thời điểm đặc biệt trong cuộc sống của nhiều người. Đối với những người cao niên hơn, ông bà cha me, thì đó là một dịp để gặt hái kết qủa việc gieo vãi. Nó trao ban niềm vui cho tâm hồn, khi trông thấy con cái lớn lên và có thể thành lập gia đình riêng. Nó là cơ may trông thấy trong một lúc tất cả những gì người ta đã tranh đấu và nó đáng công. Đồng hành với con cái, nâng đỡ chúng, khích lệ chúng, để chúng có thể quyết định xây dựng cuộc sống của chúng, thành lập gia đình, là một nhiệm vụ cao cả của các bậc cha mẹ. Rồi tới lượt họ, các đôi vợ chồng trẻ này sống trong niềm vui. Tất cả tương lai bắt đầu. Và tất cả có “mùi vị” của ngôi nhà mới, của niềm hy vọng. Trong các đám cưới luôn luôn gặp gỡ nhau quá khứ mà chúng lãnh nhận như gia tài và tương lai chờ đón chúng ta. Luôn luôn mở ra cơ may cám ơn vì tất cả những gì đã cho phép chúng ta đạt tới ngày nay với chính tình yêu mà chúng ta đã nhận lãnh.
Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài trong một đám cưói, trong một gia đình
Và Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài trong một đám cưới. Ngài tự tháp nhập vào lịch sử này của việc gieo vãi và gặt hái, của các giấc mơ và tìm tòi, của các cố gắng và dấn thân, của các công việc mệt nhọc đã cầy xới đất đai để sinh hoa kết quả. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:
Chúa Giêsu bắt đầu cuộc sống công khai của Ngài bên trong một gia đình, bên trong một cộng đoàn gia đình. Chính trong lòng các gia đình của chúng ta mà Ngài tiếp tục tự tháp nhập vào, tiếp tục là thành phần. Ngài thích ở trong gia đình.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói : Thật là hay, khi quan sát thấy Chúa Giêsu cũng tự biểu lộ trong các bữa ăn chiều. Ăn với nhiều người khác nhau, viếng thăm các nhà khác nhau, đối với Chúa Giêsu, đã là một nơi đặc biệt ưa thích để làm cho người ta hiểu biết chương trình của Thiên Chúa. Ngài đến nhà các bạn hữu – Marta và Maria – nhưng không lựa chọn, không quan trọng đối với Ngài nếu có các người biệt phái hay người tội lỗi, như ông Dakêu. Ngài không chỉ hành động như thế, nhưng khi gửi các môn đệ đi loan báo tin vui Nước Thiên Chúa, Ngài nói với các vị : « Các con hãy ở lại trong nhà đó, ăn uống những gì họ có » (Lc 10,7). Các đám cưới, các cuộc thăm viếng các gia đình, các bữa ăn chiều, cái gì đặc biệt trong các thời điểm này của cuộc sống con người, bởi vì Chúa Giêsu ưa thích tự biểu lộ trong đó.
Tôi nhớ trong giáo phận trưóc của tôi có nhiều gia đình giải thích cho tôi rằng thời điểm duy nhất họ có để sống với nhau thường là bữa ăn chiều, khi họ đi làm việc về, và các trẻ em làm bài tập ở trường xong. Đó đã là một lúc đặc biệt của cuộc sống gia đình. Người ta bình luận ngày sống, điều mỗi người đã làm, người ta dọn dẹp nhà cửa, quần áo, tổ chức các việc làm chính cho các ngày tiếp theo, con nít cãi nhau… đó là thời điểm. Đó là các thời điểm, trong đó một người đi làm việc về, cả mệt nhọc nữa, và có vài cãi vã, tranh luận, xảy ra vài cãi vã giữa vợ chồng, nhưng không có gì phải sợ. Tôi sợ những cặp vợ chồng nói với tôi rằng họ không bao giờ cãi nhau hay tranh luận với nhau: hiếm, hiếm lắm. Nhưng Chúa Giêsu lựa chọn các lúc ấy để chỉ cho chúng ta thấy tình yêu thương của Thiên Chúa, Chúa Giêsu lựa chọn các khoảng không đó để bước vào trong các nhà và giúp chúng ta khám phá ra Thần Khí sống và hành động trong các nhà và trong các sự việc thường ngày của chúng ta. Chính trong nhà mà chúng ta học sống tình huynh đệ, chúng ta học sống tình liên đới, chúng ta học không độc tài. Chính trong nhà mà chúng ta học tiếp đón và đánh giá cao cuộc sống như một phước lành, và mỗi người cần các người khác để tiến tới. Chính trong nhà mà chúng ta sống kinh nghiệm sự tha thứ, và chúng ta đuợc mời gọi tha thứ liên tục, để cho mình được biến đổi. Thật là hay, khi thấy trong nhà không có chỗ cho các « mặt nạ », chúng ta là điều chúng ta là, và trong một cách này hay cách khác, chúng ta được mời gọi tìm điều tốt đẹp nhất cho các người khác.
Chính vì thế cộng đoàn kitô gọi các gia đình là các Giáo Hội tại gia, bởi vì chính trong hơi ấm của nhà mà đức tin thấm nhập mọi góc cạnh cuộc sống, soi sáng mọi không gian, xây dựng cộng đoàn. Vì chính trong các thời điểm như thế con người đã bắt đầu khám phá ra tình yêu thương cụ thể và hoạt động của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói thêm: Trong nhiều nền văn hóa ngày nay, các khoảng không đó đang biến mất, các thời điểm gia đình đó đang biến mất, từ từ tất cả hướng tới chỗ tách rời nhau, tự cô lập, thưa dần đi các thời điểm chung, để hiệp nhất với nhau, để ở trong gia đình. Và như thế người ta không biết chờ đợi, không biết xin phép, không biết xin lỗi, không biết cám ơn nữa, bởi vì nhà trở nên trống rỗng, không phải trống rỗng người, nhưng trống rỗng các tương quan, trống rỗng các tiếp xúc nhân bản, trống rỗng các cuộc gặp gỡ, giữa cha mẹ ông bà, cháu chắt, anh em… Cách đây ít lâu có một người làm việc với tôi kể rằng vợ ông và các con đi nghỉ hè và ông ở nhà một mình, vì ông phải làm việc trong các ngày đó. Ngày đầu tiên nhà vắng lặng « bình an », ông hạnh phúc vì không có gì vô trật tự. Ngày thứ ba khi tôi hỏi ông ra sao, thì ông trả lời : « Con muốn tất cả họ trở về ». Ông cảm nhận rằng không thể sống mà không có vợ con. Và đây là diều đẹp, đẹp. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm sự cần thiết của gia đình trong cuộc sống chúng ta như sau :
Không có gia đình, không có hơi ấm của nhà, cuộc sống trở thành trống rỗng, bắt đầu thiếu các mạng lưới nâng đỡ chúng ta trong các khó khăn, các mạng lưới dưỡng nuôi chúng ta trong cuộc sống thường ngày và động viên cuộc chiến đấu cho thịnh vượng. Gia đình cứu chúng ta khỏi hai hiện tượng, hai điều xảy ra ngày nay: sự gẫy vụn, nghĩa là sự chia rẽ, và đám đông hoá. Trong cả hai trường hợp con người biến thành các cá nhân cô lập, dễ bị lèo lái và cai trị. Và khi đó chúng ta tìm thấy trong thế giới xã hội các chia rẽ, các đổ vỡ, các chia ly hay việc đám đông hóa cao độ, là các hậu quả của sự đổ bể của các mối dây gia đình; khi mất đi các tương quan khiến cho chúng ta trở thành con người, dậy chúng ta là người. Và như thế một người quên nói: cha, má, con trai, con gái, ông nội, bà ngoại… như thế nào. Người ta mất ký ức về các liên lạc này là nền tảng cuộc sống. Chúng là nên tảng tên gọi mà chúng ta có.
Gia đình là trường dậy tính nhân bản, trường dậy lưu tâm tới các nhu cầu của tha nhân, chú ý tới cuộc sống của người khác. Khi chúng ta sống tốt trong gia đình, các ích kỷ nhỏ - chúng có, bởi tất cả chúng ta đều ít nhiều ích kỷ - nhưng khi người ta không sống một cuộc sống gia đình, thì sinh ra những người, mà chúng ta có thể định nghĩa như thế này: “tôi chủ từ, tôi trợ động từ, tôi trạng từ, với tôi, cho tôi” hoàn toàn tập trung nơi chính mình, không biết tới tình liên đới, huynh đệ, công việc chung, tình yêu thương, việc thảo luận với các anh chị em khác. Họ không biết tới những điều đó. Tuy có nhiều khó khăn gây đau buồn cho các gia đình của chúng ta trên thế giới ngày nay, nhưng chúng ta làm ơn đừng quên điều này, và Đức Thánh Cha gióng lên lời kêu gọi sau đây:
Các gia đình không phải là một vấn đề, nhưng trước hết chúng là một cơ may. Một cơ may mà chúng ta phải săn sóc, che chở và đồng hành. Đây là một kiểu để nói rằng các gia đình là một phước lành. Khi bạn bắt đầu sống gia đình như là một vấn đề, thì bạn mỏi mệt, không bước đi nữa, bởi vì bạn hoàn toàn tập trung nơi chính bạn.
Ngày này người ta thảo luận nhiều về tương lai, về thế giới nào chúng ta muốn để lại cho con cháu chúng ta, về xã hội nào chúng ta muốn cho chúng. Tôi tin rằng có thể tìm ra một trong những câu trả lời, khi nhìn gia đình đã chia sẻ chứng từ với chúng ta, từng người trong chúng ta: chúng ta muốn dể lại một thế giới của các gia đình. Đó là gia tài tốt đẹp nhất: chúng ta để lại một thế giới của gia đình. Chắc chắn là không có gia đình nào hoàn hảo cả, không có các đôi vợ chống hoàn hảo, cha mẹ hoàn hảo, cũng không có các con cái hoàn hảo, và nếu không gây xúc phạm, thì tôi cũng nói không có các mẹ chồng, mẹ vợ nào hoàn hảo cả. Không có. Không có. Nhưng điều này không ngăn cản có một câu trả lời cho ngày mai. Thiên Chúa kích thích yêu thương, và tình yêu thì luôn luôn dấn thân với các người mình yêu. Chính vì vậy chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các trường học đích thật của ngày mai. Chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các khoảng không của tự do. Chúng ta hãy săn sóc các gia đình của chúng ta, là các trung tâm nhân bản thực sự.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha đã đưa ra một đề nghị mục vụ rất dễ thương. Ngài nói: Tới đây tôi nghĩ tới một hình ảnh trong các buổi tiếp kiến ngày thứ tư hàng tuần, khi tôi đi chào tín hữu, có biết bao nhiêu bà mẹ mang thai giơ bụng cho tôi và nói: “Cha ơi, cha có chúc lành cho con con không?” Bây giờ tôi xin đề nghị một điều với tất cả các phụ nữ “mang thai của hy vọng”, bời vì một đứa con là một niềm hy vọng: xin các chị em ấy trong lúc này đây hãy giơ tay sờ bụng mình. Ở đây nếu có ai, thì hãy làm như thế. Hay các phụ nữ có thai đang theo dõi qua đài phát thanh hay truyền hình xin cũng hãy làm như vậy. Và tôi, tôi ban phép lành cho từng bà mẹ, cho từng đứa con trai con gái đang chờ đợi trong bụng mẹ. Như thế xin mỗi phụ nữ mang thai hãy giơ tay sờ vào bụng mình, và tôi ban phúc lành nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Và tôi cầu chúc cháu sinh ra, xinh đẹp và khoẻ mạnh, lớn tốt, và chị em có thể nuôi đạy cháu. Chị em hãy vuốt ve đứa con đang chờ đợi.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài giảng: Tôi không muốn kết thúc mà không nhắc tới Bí Tích Thánh Thể. Anh chị em đã nhận thấy rằng Chúa Giêsu muốn dùng bữa ăn chiều như khoảng không của việc tưởng niệm Ngài. Ngài chọn một lúc cụ thể của cuộc sống gia đình như không gian sự hiện diện của Ngài giữa chúng ta. Một lúc được sống và mọi người có thể hiểu: đó là bữa ăn chiều.
Và Bí tích Thánh Thể là bữa ăn chiều của gia đình Chúa Giêsu, từ chân trời này tới chân trời kia của trái đất tụ họp nhau để lắng nghe Lời Ngài, và được nuôi dưỡng với Mình Chúa Giêsu là Bánh Sự Sống của các gia đình chúng ta. Ngài muốn luôn luôn hiện diện bằng cách dưỡng nuôi chúng ta với tình yêu thương của Ngài, nâng đỡ chúng ta với đức tin của Ngài, trợ giúp chúng ta với niềm hy vọng của Ngài, để trong mọi trạng huống cuộc đời chúng ta có thể sống kinh nghiệm Ngài là Bánh thật của Trời.
Trong vài ngày nữa tôi sẽ tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế của các gia đình và chỉ còn không đầy một tháng nữa là Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về đề tài Gia Đình. Tôi mời gọi anh chị em cầu nguyện. Tôi xin anh chị em làm ơn cầu nguyện cho hai ý chỉ này, để chúng ta tất cả biết trợ giúp nhau và lo lắng cho gia đình, để chúng ta ngày càng biết khám phá ra Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa sống giữa dân Người bằng cách làm cho mỗi gia đình và tất cả các gia đình trở thành nơi ở của Ngài. Tôi tin tưởng nơi lời cầu nguyện của anh chị em. Xin cám ơn anh chị em.”