Đức Giáo Hoàng Phanxico đến thăm nhà tù: “Tất cả chúng ta cần được tẩy sạch.”
PHILADELPHIA (AP). Có nhà lãnh đạo thế giới nào mà chỉ cần vài lời đã đưa ra được quan điểm của mình? Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxico, sau sáu ngày thăm Hoa Kỳ của Ngài, không cần nghe Ngài nói một lời, đơn giản chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của Ngài, thế là đủ.
Trong hội trường Quốc Hội, nơi sân cỏ của Nhà Trắng, trước sự giàu có và nổi tiếng của Manhattan, Ngài đã lịch sự nhưng không thoải mái lắm – nếu không nói là Ngài muốn coi đồng hồ để biết là Ngài sẽ phải ở đây bao lâu. Nhưng khi ăn trưa với những người sống lang thang trên đường phố ở Washington hay đùa vui với các em nhỏ di dân ở khu phố nghèo Harlem, thì toàn thân Ngài như bừng sáng, linh hoat và nhiệt tình hẳn lên.
Cũng một cung cách như thế, sáng nay tại trung tâm cải huấn Curran-Fromhold ở ngoại ô Philadelphia, Đức Thánh Cha đã nói chuyện và gặp gỡ khoảng 75 tù nhân và gia đình họ. Với những bước đi chậm rãi, Ngài đi đến từng phòng, nắm chặt tay và nhìn sâu vào mặt từng người một, thì thầm lời chúc lành cho những ai cần tới và choàng tay ôm những người đứng lên ôm chào Ngài. Có những người đã nhận lãnh được chuỗi mân côi do Đức Giáo Hoàng làm phép, một báu vật đem lại vui mừng hạnh phúc cho người nhận.
“Tôi sẽ không bao giờ cởi chuỗi hạt này ra!” Ruth Colon mừng vui kêu lên sau khi đeo chuỗi mân côi vào cổ mình. Cô Colon mới 35 tuổi đang thụ án một năm vì vi phạm luật tại ngoại, giống như bao tù nhân khác, cô bị choáng ngộp bởi cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng. “ Tôi không bao giờ dám mơ ước là mình sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng” và “Dĩ nhiên” cô nhìn xung quanh và tiếp tục nói “Tôi không bao giờ nghĩ là tôi lại ở đây.”
Colon và những bạn tù khác chỉ là một phần trong hệ thống tư pháp hình sự mà hiện nay đang giam giữ khoảng 2.2 triệu người ở Hoa Kỳ, một sự gia tăng 500 phần trăm trong ba thập niên vừa qua. Cải cách tư pháp hình sự là điều cả hai đảng cùng muốn và những người ủng hộ việc cải cách này đều nghĩ rằng liệu Đức Giáo Hoàng Phanxico có thể dùng uy tín của mình để đẩy mạnh cuộc cải cách này hay không.
Hiển nhiên là Ngài đã không. Trong bài phát biểu trước Quốc Hội, Đức Giáo Hoàng đã lên án việc kết án tử hình và kêu gọi loại bỏ trên toàn cầu những hình thức xử phạt tương tự, một sự thay đổi tuy nhỏ nhưng là một sự thay đổi quan trọng trong giáo lý Công Giáo. Đức Giáo Hoàng đã không, như ngài đã từng đề cập ở những nơi khác, nhắc đến tù chung thân, biệt giam hay những vấn đề gây tranh cãi về nhà tù, về hệ thống tư pháp, mặc dù thực tế là sẽ có hai vụ hành quyết dự trù sẽ diễn ra trong tuần tới ở bang Georgia và Oklahoma.
Tuy nhiên, những người mong mỏi hay ủng hộ chính sách đặc biệt nào đó đã không để ý đến cách Đức Giáo Hoàng trình bày vấn đề. Mục đích chuyến thăm này của Ngài rất đơn giản và rõ ràng, vì lợi ích của Giáo Hội qua nhiều thập niên hay thế kỷ chứ nào đâu phải vì vài phiên họp của Quốc Hội.
Dự án của Đức Giáo Hoàng Phanxico không gì khác hơn là việc chúng ta phải thay đổi cách chúng ta nhìn nhau. “Bất cứ xã hội nào, gia đình nào mà không thể chia sẻ hay nặng lòng quan tâm đến nỗi đau của con em mình mà chỉ coi đó là điều bình thường, điều dĩ nhiên” Đức Giáo Hoàng nói, “thì xã hội ấy bị lên án, vì vẫn tiếp tục là con tin của chính nó, là con mồi cho tất cả những gì gây đau đớn.”
Nói một cách khác, một điều kiện tiên quyết cần thiết cho một xã hội mà nó tách biệt con người xa nhau hay quên lãng con người thì xã hội ấy sẽ thỏa mãn với việc phân loại cá nhân, xác định loại người nào không xứng đáng được cứu. Đức Giáo Hoàng đã nghiêm khắc quở trách cái tư tưởng này. Ngài nói “ Chúa Jesus xuống thế gian để cứu chúng ta khỏi điều dối trá là không ai có thể thay đổi,” Ngài nhắc lại “ điều dối trá là không ai có thể thay đổi.”
Để có thể thay đổi, Đức Giáo Hoàng lập luận, tất cả thành phần xã hội cần loại bỏ mọi khoảng cách xa nhau giữa họ và những người mà họ đoán xét. Ngài đưa ra mô hình mà đã nhiều lần trong các bài giảng sáng Chúa Nhật. Ngài nói với các tù nhân: “ Tôi đến đây với tư cách là một mục tử, nhưng trên hết tôi là một người anh em, để chia sẻ thân phận của anh em và coi như thân phận của riêng tôi.”
Và như Ngài đã làm vào đầu mùa hè năm nay tại nhà tù bạo lực và đông đúc ở Bolivia, Đức Giáo Hoàng đã tự hạ mình hơn, Ngài nói “ Tất cả chúng ta cần phải được tẩy sạch, và tôi là người đầu tiên trong số đó.”
Khi Tổng Thống Obama thăm nhà tù liên bang vào mùa hè năm ngoái, ông là vị Tổng Thống tại chức đầu tiên làm việc này, sau khi đi thăm về, ông đã nhận xét, “Có, nhưng với ơn của Chúa”. Những lời Đức Giáo Hoàng nói sau bức tường nhà tù thì hơi khác. Ngài không nói “ Tôi có thể là một người trong họ” mà Ngài nói “Tôi là một người trong họ.”
Có thể là rất khó cho chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa qua người khác, như Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi quý dân biểu, nghị sĩ trong Quốc Hội hôm thứ Năm tuần trước. Nhưng đôi khi thậm chí nó còn khó hơn để chúng ta nhận ra chính mình nơi khuôn mặt anh em đồng loại.
PHILADELPHIA (AP). Có nhà lãnh đạo thế giới nào mà chỉ cần vài lời đã đưa ra được quan điểm của mình? Đối với Đức Giáo Hoàng Phanxico, sau sáu ngày thăm Hoa Kỳ của Ngài, không cần nghe Ngài nói một lời, đơn giản chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của Ngài, thế là đủ.
Trong hội trường Quốc Hội, nơi sân cỏ của Nhà Trắng, trước sự giàu có và nổi tiếng của Manhattan, Ngài đã lịch sự nhưng không thoải mái lắm – nếu không nói là Ngài muốn coi đồng hồ để biết là Ngài sẽ phải ở đây bao lâu. Nhưng khi ăn trưa với những người sống lang thang trên đường phố ở Washington hay đùa vui với các em nhỏ di dân ở khu phố nghèo Harlem, thì toàn thân Ngài như bừng sáng, linh hoat và nhiệt tình hẳn lên.
“Tôi sẽ không bao giờ cởi chuỗi hạt này ra!” Ruth Colon mừng vui kêu lên sau khi đeo chuỗi mân côi vào cổ mình. Cô Colon mới 35 tuổi đang thụ án một năm vì vi phạm luật tại ngoại, giống như bao tù nhân khác, cô bị choáng ngộp bởi cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng. “ Tôi không bao giờ dám mơ ước là mình sẽ được gặp Đức Giáo Hoàng” và “Dĩ nhiên” cô nhìn xung quanh và tiếp tục nói “Tôi không bao giờ nghĩ là tôi lại ở đây.”
Colon và những bạn tù khác chỉ là một phần trong hệ thống tư pháp hình sự mà hiện nay đang giam giữ khoảng 2.2 triệu người ở Hoa Kỳ, một sự gia tăng 500 phần trăm trong ba thập niên vừa qua. Cải cách tư pháp hình sự là điều cả hai đảng cùng muốn và những người ủng hộ việc cải cách này đều nghĩ rằng liệu Đức Giáo Hoàng Phanxico có thể dùng uy tín của mình để đẩy mạnh cuộc cải cách này hay không.
Hiển nhiên là Ngài đã không. Trong bài phát biểu trước Quốc Hội, Đức Giáo Hoàng đã lên án việc kết án tử hình và kêu gọi loại bỏ trên toàn cầu những hình thức xử phạt tương tự, một sự thay đổi tuy nhỏ nhưng là một sự thay đổi quan trọng trong giáo lý Công Giáo. Đức Giáo Hoàng đã không, như ngài đã từng đề cập ở những nơi khác, nhắc đến tù chung thân, biệt giam hay những vấn đề gây tranh cãi về nhà tù, về hệ thống tư pháp, mặc dù thực tế là sẽ có hai vụ hành quyết dự trù sẽ diễn ra trong tuần tới ở bang Georgia và Oklahoma.
Tuy nhiên, những người mong mỏi hay ủng hộ chính sách đặc biệt nào đó đã không để ý đến cách Đức Giáo Hoàng trình bày vấn đề. Mục đích chuyến thăm này của Ngài rất đơn giản và rõ ràng, vì lợi ích của Giáo Hội qua nhiều thập niên hay thế kỷ chứ nào đâu phải vì vài phiên họp của Quốc Hội.
Dự án của Đức Giáo Hoàng Phanxico không gì khác hơn là việc chúng ta phải thay đổi cách chúng ta nhìn nhau. “Bất cứ xã hội nào, gia đình nào mà không thể chia sẻ hay nặng lòng quan tâm đến nỗi đau của con em mình mà chỉ coi đó là điều bình thường, điều dĩ nhiên” Đức Giáo Hoàng nói, “thì xã hội ấy bị lên án, vì vẫn tiếp tục là con tin của chính nó, là con mồi cho tất cả những gì gây đau đớn.”
Nói một cách khác, một điều kiện tiên quyết cần thiết cho một xã hội mà nó tách biệt con người xa nhau hay quên lãng con người thì xã hội ấy sẽ thỏa mãn với việc phân loại cá nhân, xác định loại người nào không xứng đáng được cứu. Đức Giáo Hoàng đã nghiêm khắc quở trách cái tư tưởng này. Ngài nói “ Chúa Jesus xuống thế gian để cứu chúng ta khỏi điều dối trá là không ai có thể thay đổi,” Ngài nhắc lại “ điều dối trá là không ai có thể thay đổi.”
Để có thể thay đổi, Đức Giáo Hoàng lập luận, tất cả thành phần xã hội cần loại bỏ mọi khoảng cách xa nhau giữa họ và những người mà họ đoán xét. Ngài đưa ra mô hình mà đã nhiều lần trong các bài giảng sáng Chúa Nhật. Ngài nói với các tù nhân: “ Tôi đến đây với tư cách là một mục tử, nhưng trên hết tôi là một người anh em, để chia sẻ thân phận của anh em và coi như thân phận của riêng tôi.”
Và như Ngài đã làm vào đầu mùa hè năm nay tại nhà tù bạo lực và đông đúc ở Bolivia, Đức Giáo Hoàng đã tự hạ mình hơn, Ngài nói “ Tất cả chúng ta cần phải được tẩy sạch, và tôi là người đầu tiên trong số đó.”
Khi Tổng Thống Obama thăm nhà tù liên bang vào mùa hè năm ngoái, ông là vị Tổng Thống tại chức đầu tiên làm việc này, sau khi đi thăm về, ông đã nhận xét, “Có, nhưng với ơn của Chúa”. Những lời Đức Giáo Hoàng nói sau bức tường nhà tù thì hơi khác. Ngài không nói “ Tôi có thể là một người trong họ” mà Ngài nói “Tôi là một người trong họ.”
Có thể là rất khó cho chúng ta nhận ra khuôn mặt của Chúa qua người khác, như Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi quý dân biểu, nghị sĩ trong Quốc Hội hôm thứ Năm tuần trước. Nhưng đôi khi thậm chí nó còn khó hơn để chúng ta nhận ra chính mình nơi khuôn mặt anh em đồng loại.