Kính mừng các Thánh

Trong suốt năm, hầu như hằng ngày đều lễ mừng kính nhớ riêng một hay nhiều Vị Thánh với tên tuổi cùng lịch sử đời họ. Dẫu thế cũng không sao mừng kính hết cả các Thánh trong Giáo Hội được. Vì thế, Giáo Hội dành một ngày để mừng kính chung tất cả mọi Vị Thánh.

Chúa Giêsu Kito sống lại và niềm tin người chết được sống lại, là trung tâm ý nghĩa đạo đức thần học của lễ mừng kính chung các Vị Thánh.

Theo đức tin Công gíao các Thánh là những người sống trong Cộng đoàn với Chúa và họ họp thành Giáo Hội trên trời. Suy nghĩ này cũng là động lực tinh thần giúp thúc đẩy người tín hữu Chúa Kitô đang còn trên đường lữ hành trần gian, trong đời sống cố công gắng sức sống theo phúc âm của Chúa và con đường thánh thiện.

Ngày lễ mừng kính chung các Thánh có nguồn gốc lịch sử từ thế kỷ thứ tư. Vào thời điểm lúc đó các Vị Thánh Tử đạo thuở Giáo Hội ban đầu được mừng kính .

Ngày 13. 05.609 đền thờ Pantheon ở Roma, đền thờ của người ngoại giáo Roma kính các vị Thần, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bonifatius IV. được biến đổi thành thánh đường kính Đức Mẹ và các Thánh trong Giáo Hội Công Giáo Roma

Năm 731 Đức Giáo Hoàng Gregor III. khánh thành trong vương cung thánh đường Thánh Phero một nhà nguyện kính chung tất cả mọi Vị Thánh, và ấn định ngày 01.11. hằng năm là ngày lễ kính chung các Thánh.

Đức Giro hoàng Gregor IV. năm 839 truyền ngày lễ này mừng trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Giáo Hội Chính Thống mừng kính chung các Thánh vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Năm 2006 Đức gíao hoàng Benedictô XVI. đã có suy tư về ngày lễ này: „ Vào ngày lễ mừng kính các Vị Thánh, chúng ta hướng mắt nhìn với tâm tình lòng biết ơn lên đoàn thể to lớn các tín hữu Chúa Kitô, mà giờ đây đang tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa trên trời. Chúng ta được kêu gọi đi theo con đường tám mối phúc thật của Chúa Kitô. Con đường này dẫn đưa chúng ta về quê hương vĩnh cửu. Các Vị Thánh giúp chúng ta trên con đường này qua đời sống gương mẫu và lời thay nguyện giúp của họ.“

Lễ Các Thánh Nam Nữ

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long