Trong Phúc Âm tôi thích nhất câu mở đầu của Phúc âm thánh GIoan đọc trong lễ Giáng sinh ban ngày : từ nguyên thuỷ đã có đạo, Đạo viết hoa mới đúng vì Logos trong tiếng Hi Lạp không thể dịch ra tiếng nào hay hơn tiếng đạo. Chữ đạo này làm cho người ta nhớ đến chữ đạo trong Đạo đức Kinh của Lão Tử. Đạo theo triết học tây phương cũng giống như Lời nói phát biểu ra cái gì mang thai trong lý trí và chỉ nói ra những gì mang thai trong lý trí. Đó chính là Lời của Thiên Chúa nói với con người và vì Thiên Chúa là tình yêu nên chỉ có tình yêu là biểu hiện của Thiên Chúa và lời này không thể là lời khác tình yêu. Thánh Kinh chính là lời nói rất dài lâu cũng giống như yêu dài lâu của Thiên Chúa, dài lâu như hàng ngàn năm lịch sử của một mối tình lớn mà hai người phối ngẫu là hai cái vô cực cũng giống như chữ Alpha và Omega trong mẫu tự HIlạp tuy gần đó mà xa vạn dậm, có hình thể đó nhưng thực ra vô hình, tuy linh thiêng đó mà rất gần với con người.

Lời đây chính là mạc khải tình yêu của Thiên Chúa với con người, đến với con người trong lịch sử và đã chọn một dân riêng như người vợ hiền để sửa soạn cho lời nói sau cùng trong lịch sử con người cách đây hai ngàn năm : Và Lời đã làm người và ở giữa chúng ta.

Cái bi thảm của mối tình này vì một bên phối ngẫu là con người nên cũng có phản bội ngoại tình và đi hoang. Các ngôn sứ là những lời thúc nhắc cho nhân loại biết họ đã đi xa và phản bội mối tình chung thuỷ và cô cùng của Tình Yêu. Nơi thân xác Chúa Kitô là sự kết hợp của mối tình đó, của con người và của Thiên Chúa. Và cuộc hôn nhân này bền chặt để không cần ngôn sứ nào khác nữa để nhắc cho vị hôn phu mới là giáo hội có khác tên nhưng cũng chỉ là một vị hôn phu không bao giờ phản bội. Việc nhập thể đã chấm dứt bi thảm của mối tình bị phản bội bằng giao ước máu đời đời và mang lại cho con người tình yêu và hạnh phúc đời đời.

Nếu lịch sử con người chỉ là một thì đạo cũng chỉ là một tuy có thể có nhiều danh xưng khác nhau. Cách biểu hiện diễn tả đạo có thể khác nhau nhưng chỉ là con đường dẫn đến đạo duy nhất, mối tình duy nhất và sẽ đưa lại hạnh phúc duy nhất cho con người. Qua đạo cái sống và sự chết chỉ là một, chỉ là hai giai đoạn nối tiếp nhau, hai cánh cửa của cùng một thực tại và sinhra trên đời có nghĩa là sẽ sống mãi mãi trong vĩnh cửu. Nếu đạo chỉ có môt thì chỉ có một con đường đến với Thiên Chúa không có con đường nào khác; vì đạo chính là con đường dẫn đến với Chúa, hiệp thông với Chúa, gặp gỡ Chúa, nên máu thịt với Chúa và mang trong mình hình ảnh của Thiên Chúa. Ta thường nói đạo ư thiên, đạo do trời, không thể do con người sáng tạo. Sáng kiến phải từ trời cao. Lời nói đầu tiên phải từ trên cao. Vì nếu không trật tự trong vũ trụ sẽ không có hài hoà giữa con người sẽ không còn và bình an dưới thế không thể nào thực hiện.

Bình an chính là hài hoà giữa con người và Thiên Chúa. Bình an cho người được Thiên Chúa yêu vì chỉ có người được Thiên Chúa yêu mới có bình an. Nói như thế con người ai cũng có bình an, cũn gphải có bình an, vì Thiên Chúa yêu hết mọi người không trừ một ai. Nhưng tại sao trong thực tế vẫn chưa có bình an vì tâm hồn con người chưa có bình an, chưa có trật tự, chưa thực sự để cho Thiên Chúa làm chủ đời sống mình. Ngoài tình yêu Thiên Chúa ra con người còn say mê tình yêu tiền bạc, của cải, hạnh phúc, trần thế và khoái lạc. Khi con người có bình an Thiên Chúa mới được vinh danh, Thiên Chúa phải được vinh danh. Cho nên tâm hồn con người sẽ luôn thổn thức bồi hồi cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa.

Đạo khả đạo phi thường đạo : đạo cho được là đạo không phải là đạo nữa, Lão Tử đã viết như thế.Như thế cái đạo chân thật của ta chính là đi theo con đường của cải lão hoàn đồng của vô vi như bất vi, của chia xa mà chính là trở về viễn viết phản’ của người nói câu : ai dùng gươm sẽ chết vì gươm là thày của ta, đại sư phụ của ta,tình yêu của ta và chính là máu huyết của ta. Khi ta cúng giỗ ta thừa hưởng từ tổ tiên những gì ta dâng lên, khi ta theo đạo ta thừa hưởng chính Thiên Chúa bằng Máu Huyết, Xác Thân, và bằng cả tình yêu mang thân phận con người đã đổ máu thật sự để chứng tỏ : không ai yêu bằng kẻ chết vì yêu.