(Burundi 16/1/2004) Hôm 16-01-2003, Tổng thống Burundi Domitien Ndayizeye đã quy cho “các du kích quân của Lực lượng Giải phóng Dân tộc (FNL)” phải chịu trách nhiệm về cái chết của Đức Cha Michael Courtney, Đức Khâm sứ Toà Thánh bị sát hại hôm 29-12. Vị nguyên thủ quốc gia phát biểu tử Paris, Pháp, nơi ông đang công du: “Chúng tôi có bằng chứng, mặc dù chúng tôi vẫn chưa biết quyết định giết hại đức Khâm Sứ đã được cấp lãnh đạo nào đưa ra”.
Ngay lập tức, các phiến quân đáp lời rằng họ lập lại phủ nhận các lý lẽ đã được quân đội và các Giám mục các quốc gia Phi Châu đưa ra một ngày sau vụ phục kích trong đó vị đại diện ngoại giao của Đức Thánh Cha bị sát hại. Vị phát ngôn viên của FNL, Pasteur Habimana, tuyên bố với hãng thông tấn AFP: “Không có cách gì để chúng tôi chịu trách nhiệm về vụ ám sát Đức Cha Courtney”.
Mặc dù thay đổi đưa ra lới buộc tội lẫn nhau, nhưng trong những ngày tới (Chúa Nhật hoặc thứ Hai) Tổng thống Burundi lần đầu tiên sẽ gặp gỡ một đoàn đại biểu FNL ở Hà Lan. Các phong trào vũ trang đã luôn từ chối đối thoại với chính phủ. Hiện chỉ một lực lượng hoạt động trong lãnh thổ đất nước sau khi Các lực lượng vì sự bảo vệ Dân chủ (FDD) ký hiệp ước với chính phủ hồi tháng 11-2003.
Hai ngày trước đây, Hội nghị các Mạnh thường quân ở Brussel, Bỉ hứa viện trợ hơn 800 triệu Euro nhằm ủng hộ Bujumbura tái thiết đất nước sau 10 năm nội chiến. kể từ năm 1993, các cuộc giao tranh đã cướp đi hơn 300.000 sinh mạng.
Ngay lập tức, các phiến quân đáp lời rằng họ lập lại phủ nhận các lý lẽ đã được quân đội và các Giám mục các quốc gia Phi Châu đưa ra một ngày sau vụ phục kích trong đó vị đại diện ngoại giao của Đức Thánh Cha bị sát hại. Vị phát ngôn viên của FNL, Pasteur Habimana, tuyên bố với hãng thông tấn AFP: “Không có cách gì để chúng tôi chịu trách nhiệm về vụ ám sát Đức Cha Courtney”.
Mặc dù thay đổi đưa ra lới buộc tội lẫn nhau, nhưng trong những ngày tới (Chúa Nhật hoặc thứ Hai) Tổng thống Burundi lần đầu tiên sẽ gặp gỡ một đoàn đại biểu FNL ở Hà Lan. Các phong trào vũ trang đã luôn từ chối đối thoại với chính phủ. Hiện chỉ một lực lượng hoạt động trong lãnh thổ đất nước sau khi Các lực lượng vì sự bảo vệ Dân chủ (FDD) ký hiệp ước với chính phủ hồi tháng 11-2003.
Hai ngày trước đây, Hội nghị các Mạnh thường quân ở Brussel, Bỉ hứa viện trợ hơn 800 triệu Euro nhằm ủng hộ Bujumbura tái thiết đất nước sau 10 năm nội chiến. kể từ năm 1993, các cuộc giao tranh đã cướp đi hơn 300.000 sinh mạng.