Ngôn sứ Mose ( 2)
Mose cùng em Ông là Aaron được Thiên Chúa tuyển chọn ủy thác cho sứ mệnh làm thủ lãnh thương thảo với Vua Pharao để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban.
Sứ mệnh này với sự trợ giúp của Thiên Chúa đã đạt kết qủa thành công. Vua Pharao đã đồng ý cho dân Do Thái ra đi, và Mose đã tổ chức lễ Vượt Qua dẫn dân chúng ra khỏi đất Ai Cập vượt qua biển Đỏ trở về quê hương Do Thái.
Nhưng vai trò trung gian của Mose không chấm dứt nơi đây. Trái lại còn kéo dài trong suốt cuộc hành trình đi trong sa mạc.
Giữa Thiên Chúa và đoàn dân
Thiên Chúa đã phù hộ giơ tay uy quyền cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập. Trong sa mạc hành trình về quê hương, Thiên Chúa muốn lập Giao ước với dân Do Thái, để củng cố và phát triển nếp sống lòng tin của dân chúng với Ngài.
Thiên Chúa lần nữa chọn Mose làm người giữ vai trò Trung gian đại diện dân Do Thái ký kết Giao ước với Thiên Chúa trên núi Sinai. Giáo ước Thiên Chúa lập ký kết gồm trong bản 10 Điều Răn.
Trên núi Sinai Ngôn sứ Mose được diện kiến Thiên Chúa và Ngài trao cho bản 10 Điều Răn đem xuống cho dân chúng (Xh 19- 20). Và như thế, Mose không chỉ trở thành người Trung gian mà còn là người được cả Thiên Chúa và dân chúng ủy thác cho công việc làm luật cùng công bố luật lệ nữa.
Những bản thu thập Lề luật, giới răn Thiên Chúa truyền cho dân qua Mose ghi chép lại trong Tora - Hòm Bia cách Lề luật ( Xh 21/23), những nghi thức hành lễ của thầy cả ( Levi 17/26) và sách Đệ nhị luật ( Dnl 12-26).
Khi Mose từ trên núi Sinai của Thiên Chúa trở xuống tay cầm bia lề luật 10 Điều Răn như trong sách thuật lại ( Xh 34,29-30) mặt Ông chiếu sáng chói lòa. Vì ánh sáng từ gương mặt Ông phản hiếu ánh sáng của Thiên Chúa, mà Ông đã diện kiến nói chuyện với. Nên Ông Aaron và toàn dân chúng kính sợ lấy khăn che mặt không dám nhìn thẳng vào Mose. Tia sáng chiếu ra từ nơi Mose trông giống như hai chiếc sừng . Có lẽ vì thế, Mose được vẽ hay tạc tượng trình bày có hai chiếc sừng trên đầu.
Trong thời gian dừng chân ở sa mạc, dân Do Thái đã có nhiều cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Mose, như họ đúc một con Bò Vàng làm vị Thần thờ lạy như vị Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi cảnh lưu đầy nô lệ bên xứ Ai Cập. Thấy cảnh bất trung đó Mose nổi giận đập bể tấm bia 10 Điều Răn mang từ trên núi Sinai xuống, bắt phá hủy hình tượng con bò vàng nghiền nát ra thành tro đem rải xuống nước.
Dân chúng được cứu thoát khỏi cảnh nô lệ, không còn phải làm ăn bóc lột. Nhưng trên đường đi trở về quê nhà có nhiều thay đổi, thiếu thốn, bất trắc xảy ra không vừa ý muốn của họ, thế là họ khó chịu bất mãn kêu la than thở nhớ lại thức ăn thịt rau thuở xưa bên Ai Cập.
„ Con cái Ít-ra-en nói với các ông: "Phải chi chúng tôi chết bởi tay ĐỨC CHÚA trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây! „( Xh 16, 3)
Là người dẫn dân hồi hương theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, Ông Mose cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho dân mình. Thiên Chúa nhậm lời cầu xin và ban lương thực dư đủ cho dân chúng ăn no thỏa. Nhưng sau cùng Thiên Chúa quyết định không cho thế hệ con dân Do Thái bây giờ đang trên đường trở về quê hương được vào quê hương mới, như đã hứa. Nhưng họ sẽ bỏ mình trên đường đi trong sa mạc giữa đường, cả Ngôn sứ Mose cũng cùng chịu chung số phận như vậy.
Biết mình được Thiên Chúa cho biết ngày cuối cùng đời sống trên trần gian, Ngôn sứ Mose cho tập họp dân chúng lại nói lời từ gĩa, trao quyền cho Josua, nhắc nhớ mọi con dân Do Thái nhớ giữ những lề luật của Thiên Chúa ban cho,. Và sau cùng Ngôn sứ Mose qua đời trên vùng núi Nebo thuộc vùng đất nước Jordania đối diện với thành Jericho đất nước Do Thái.
Ngôn sứ Mose từ trên núi Nebo nhìn sang miền đất quê hương Thiên Chúa hứa cho dân Do Thái. Nhưng Ông không được bước chân tới đó trước khi qua đời.
Tora, Hòm Bia sách Lề Luật, kết thúc với sự chết của Ngôn sứ Mose. Từ đó không có lề luật nào mới được làm ra nữa. Nhưng một khởi đầu mới được khởi sự: Mose nhắc cho dân nhớ đến lời đoan hứa của Thiên Chúa mà Người đã ban làm cho dân Do Thái. Lời nhắc nhở của Mose đánh thức khơi dậy niềm hy vọng mới vào ngày mai của lời đoan hứa.
Ngôn sứ Mose trong lịch sử dân Do Thái cùng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa là vị Trung gian đàm phán giữa dân chúng Do Thái với Vua Pharao, vị Trung gian giữa những yêu cầu của Thiên Chúa với dân Do Thái, người trung gian tiếp nhận lề luật, cùng làm luật và công bố luật của Thiên Chúa cho dân chúng, cùng là vị Trung gian cầu bầu cùng Thiên Chúa cho dân chúng.
Lịch sử đời Ngôn sứ Mose
Đời sống của Ngôn sứ Mose, như trong sách Kinh Thánh Ngũ Thư thuật lại không là bài tường thuật mang dấu vết tính lịch sử, nhưng bao gồm nhiều truyền thống trình thuật khác nhau bao gộp lại.
Những tường thuật về Thiên Chúa kêu gọi Mose được viết lặp lại nhiều lần (Xh 3, 1/4, 18, Xh 2,23, 4,19 và lần nữa Xh 6) cho thấy sự thành hình những tường thuật như thế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nói về ơn Kêu gọi của Ngôn sứ Mose.
Vào thời điểm nào xuất hiện những tường thuật đó?
Những bản Kinh Thánh Do Thái nhắc nhớ đến biến cố ra đi trở về quê hương từ Ai Cập như biến cố nền tảng cho đời sống đức tin của dân Do Thái.
"21 Anh (em) sẽ trả lời cho con anh (em): "Chúng ta xưa làm nô lệ cho Pha-ra-ô bên Ai-cập, nhưng ĐỨC CHÚA đã ra tay uy quyền đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.“ ( Dnl 6,21).
Thiên Chúa luôn là Vị cứu dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ. Nhưng mãi tới muộn sau này, người Trung gian mới xuất hiện nơi sách của Tiên Tri Hosea, khi Hosea viết nhắc nhớ đến biến cố ra khỏi Ai Cập trở về đất Thiên Chúa hứa. Như thế, sớm nhất cũng vào cuối thế kỷ thứ 8. hay 7. trước Chúa giáng sinh mới có bản tường thuật nói về lịch sử Ngôn sứ Mose, vị Trung gian.
Ngôn sứ Mose theo như trong Kinh Thánh thuật lại không phải là vị Tổ phụ dòng dõi tổ tiên như tổ phụ Abraham, Jacob. Ngôn sứ Mose là một con người trong thời kỳ chuyển tiếp từ thời nô lệ lưu đầy bên Ai Cập bước sang thời trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa.
Sứ mạng trung gian của Mose từ thời tôn gíáo vua chúa theo truyền thống của chi tộc Juda chuyển sang tôn giáo của dân tộc Do Thái, mà Tora, Hòm Bia sách Lề Luật là “quê cha đất tổ luôn mang theo “ của dân Do Thái.
Sách Đệ nhị Luật kết thúc với câu: „„ Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt.11 ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước.12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.“ ( Dnl 34,10-12)
Như thế, sự chết của Ngôn sứ Mose chấm dứt thời kỳ lưu đày nô lệ bên Ai Cập của dân Do Thái, đồng thời mở ra thời kỳ bắt đầu lịch sử của Do Thái như tôn giáo của Tora - Hòm Bia Lề luật.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mose cùng em Ông là Aaron được Thiên Chúa tuyển chọn ủy thác cho sứ mệnh làm thủ lãnh thương thảo với Vua Pharao để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương Thiên Chúa hứa ban.
Sứ mệnh này với sự trợ giúp của Thiên Chúa đã đạt kết qủa thành công. Vua Pharao đã đồng ý cho dân Do Thái ra đi, và Mose đã tổ chức lễ Vượt Qua dẫn dân chúng ra khỏi đất Ai Cập vượt qua biển Đỏ trở về quê hương Do Thái.
Nhưng vai trò trung gian của Mose không chấm dứt nơi đây. Trái lại còn kéo dài trong suốt cuộc hành trình đi trong sa mạc.
Giữa Thiên Chúa và đoàn dân
Thiên Chúa đã phù hộ giơ tay uy quyền cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập. Trong sa mạc hành trình về quê hương, Thiên Chúa muốn lập Giao ước với dân Do Thái, để củng cố và phát triển nếp sống lòng tin của dân chúng với Ngài.
Thiên Chúa lần nữa chọn Mose làm người giữ vai trò Trung gian đại diện dân Do Thái ký kết Giao ước với Thiên Chúa trên núi Sinai. Giáo ước Thiên Chúa lập ký kết gồm trong bản 10 Điều Răn.
Trên núi Sinai Ngôn sứ Mose được diện kiến Thiên Chúa và Ngài trao cho bản 10 Điều Răn đem xuống cho dân chúng (Xh 19- 20). Và như thế, Mose không chỉ trở thành người Trung gian mà còn là người được cả Thiên Chúa và dân chúng ủy thác cho công việc làm luật cùng công bố luật lệ nữa.
Những bản thu thập Lề luật, giới răn Thiên Chúa truyền cho dân qua Mose ghi chép lại trong Tora - Hòm Bia cách Lề luật ( Xh 21/23), những nghi thức hành lễ của thầy cả ( Levi 17/26) và sách Đệ nhị luật ( Dnl 12-26).
Khi Mose từ trên núi Sinai của Thiên Chúa trở xuống tay cầm bia lề luật 10 Điều Răn như trong sách thuật lại ( Xh 34,29-30) mặt Ông chiếu sáng chói lòa. Vì ánh sáng từ gương mặt Ông phản hiếu ánh sáng của Thiên Chúa, mà Ông đã diện kiến nói chuyện với. Nên Ông Aaron và toàn dân chúng kính sợ lấy khăn che mặt không dám nhìn thẳng vào Mose. Tia sáng chiếu ra từ nơi Mose trông giống như hai chiếc sừng . Có lẽ vì thế, Mose được vẽ hay tạc tượng trình bày có hai chiếc sừng trên đầu.
Trong thời gian dừng chân ở sa mạc, dân Do Thái đã có nhiều cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa và Mose, như họ đúc một con Bò Vàng làm vị Thần thờ lạy như vị Thiên Chúa đã cứu họ ra khỏi cảnh lưu đầy nô lệ bên xứ Ai Cập. Thấy cảnh bất trung đó Mose nổi giận đập bể tấm bia 10 Điều Răn mang từ trên núi Sinai xuống, bắt phá hủy hình tượng con bò vàng nghiền nát ra thành tro đem rải xuống nước.
Dân chúng được cứu thoát khỏi cảnh nô lệ, không còn phải làm ăn bóc lột. Nhưng trên đường đi trở về quê nhà có nhiều thay đổi, thiếu thốn, bất trắc xảy ra không vừa ý muốn của họ, thế là họ khó chịu bất mãn kêu la than thở nhớ lại thức ăn thịt rau thuở xưa bên Ai Cập.
„ Con cái Ít-ra-en nói với các ông: "Phải chi chúng tôi chết bởi tay ĐỨC CHÚA trên đất Ai-cập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây! „( Xh 16, 3)
Là người dẫn dân hồi hương theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, Ông Mose cầu khẩn cùng Thiên Chúa cho dân mình. Thiên Chúa nhậm lời cầu xin và ban lương thực dư đủ cho dân chúng ăn no thỏa. Nhưng sau cùng Thiên Chúa quyết định không cho thế hệ con dân Do Thái bây giờ đang trên đường trở về quê hương được vào quê hương mới, như đã hứa. Nhưng họ sẽ bỏ mình trên đường đi trong sa mạc giữa đường, cả Ngôn sứ Mose cũng cùng chịu chung số phận như vậy.
Biết mình được Thiên Chúa cho biết ngày cuối cùng đời sống trên trần gian, Ngôn sứ Mose cho tập họp dân chúng lại nói lời từ gĩa, trao quyền cho Josua, nhắc nhớ mọi con dân Do Thái nhớ giữ những lề luật của Thiên Chúa ban cho,. Và sau cùng Ngôn sứ Mose qua đời trên vùng núi Nebo thuộc vùng đất nước Jordania đối diện với thành Jericho đất nước Do Thái.
Ngôn sứ Mose từ trên núi Nebo nhìn sang miền đất quê hương Thiên Chúa hứa cho dân Do Thái. Nhưng Ông không được bước chân tới đó trước khi qua đời.
Tora, Hòm Bia sách Lề Luật, kết thúc với sự chết của Ngôn sứ Mose. Từ đó không có lề luật nào mới được làm ra nữa. Nhưng một khởi đầu mới được khởi sự: Mose nhắc cho dân nhớ đến lời đoan hứa của Thiên Chúa mà Người đã ban làm cho dân Do Thái. Lời nhắc nhở của Mose đánh thức khơi dậy niềm hy vọng mới vào ngày mai của lời đoan hứa.
Ngôn sứ Mose trong lịch sử dân Do Thái cùng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa là vị Trung gian đàm phán giữa dân chúng Do Thái với Vua Pharao, vị Trung gian giữa những yêu cầu của Thiên Chúa với dân Do Thái, người trung gian tiếp nhận lề luật, cùng làm luật và công bố luật của Thiên Chúa cho dân chúng, cùng là vị Trung gian cầu bầu cùng Thiên Chúa cho dân chúng.
Lịch sử đời Ngôn sứ Mose
Đời sống của Ngôn sứ Mose, như trong sách Kinh Thánh Ngũ Thư thuật lại không là bài tường thuật mang dấu vết tính lịch sử, nhưng bao gồm nhiều truyền thống trình thuật khác nhau bao gộp lại.
Những tường thuật về Thiên Chúa kêu gọi Mose được viết lặp lại nhiều lần (Xh 3, 1/4, 18, Xh 2,23, 4,19 và lần nữa Xh 6) cho thấy sự thành hình những tường thuật như thế trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nói về ơn Kêu gọi của Ngôn sứ Mose.
Vào thời điểm nào xuất hiện những tường thuật đó?
Những bản Kinh Thánh Do Thái nhắc nhớ đến biến cố ra đi trở về quê hương từ Ai Cập như biến cố nền tảng cho đời sống đức tin của dân Do Thái.
"21 Anh (em) sẽ trả lời cho con anh (em): "Chúng ta xưa làm nô lệ cho Pha-ra-ô bên Ai-cập, nhưng ĐỨC CHÚA đã ra tay uy quyền đưa chúng ta ra khỏi Ai-cập.“ ( Dnl 6,21).
Thiên Chúa luôn là Vị cứu dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ. Nhưng mãi tới muộn sau này, người Trung gian mới xuất hiện nơi sách của Tiên Tri Hosea, khi Hosea viết nhắc nhớ đến biến cố ra khỏi Ai Cập trở về đất Thiên Chúa hứa. Như thế, sớm nhất cũng vào cuối thế kỷ thứ 8. hay 7. trước Chúa giáng sinh mới có bản tường thuật nói về lịch sử Ngôn sứ Mose, vị Trung gian.
Ngôn sứ Mose theo như trong Kinh Thánh thuật lại không phải là vị Tổ phụ dòng dõi tổ tiên như tổ phụ Abraham, Jacob. Ngôn sứ Mose là một con người trong thời kỳ chuyển tiếp từ thời nô lệ lưu đầy bên Ai Cập bước sang thời trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa.
Sứ mạng trung gian của Mose từ thời tôn gíáo vua chúa theo truyền thống của chi tộc Juda chuyển sang tôn giáo của dân tộc Do Thái, mà Tora, Hòm Bia sách Lề Luật là “quê cha đất tổ luôn mang theo “ của dân Do Thái.
Sách Đệ nhị Luật kết thúc với câu: „„ Trong Ít-ra-en, không còn xuất hiện một ngôn sứ nào như ông Mô-sê, người mà ĐỨC CHÚA biết rõ, mặt giáp mặt.11 ĐỨC CHÚA đã sai ông thực hiện mọi điềm thiêng dấu lạ tại nước Ai-cập, phạt Pha-ra-ô cùng tất cả bề tôi và cả nước.12 Ông Mô-sê đã biểu dương tất cả sức mạnh bàn tay ông và gây tất cả nỗi kinh hoàng lớn lao trước mắt toàn thể Ít-ra-en.“ ( Dnl 34,10-12)
Như thế, sự chết của Ngôn sứ Mose chấm dứt thời kỳ lưu đày nô lệ bên Ai Cập của dân Do Thái, đồng thời mở ra thời kỳ bắt đầu lịch sử của Do Thái như tôn giáo của Tora - Hòm Bia Lề luật.
Mùa Chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long