Ai cũng biết, sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa Kirill và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một tuyên bố chung đã được ký kết và long trọng công bố với sự hiện diện đầy cung kính của Chủ Tịch Cuba, Raul Castro. Tuy nhiên, tuyên bố lịch sử này bị người Công Giáo Ukraine kịch liệt phản đối cho rằng Vatican đã bán đứng họ. Người ta sợ vì thế sẽ có sự rạn nứt lớn giữa Giáo Hội Công Giáo Ukraine và Tòa Rôma.

Nhưng như mọi người đã thấy, Đức Phanxicô, trong cuộc họp báo trên không trên đường từ Mễ Tây Cơ trở lại Rôma, đã nhấn mạnh tới mối liên hệ thâm tình giữa cá nhân ngài và Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, hiện đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, ngầm cho thấy Đức Tổng Giám Mục rất hiểu ngài.

Cảm thức của Đức Phanxicô hoàn toàn được biện minh, vì thứ Bẩy vừa qua, Giáo Hội Công Giáo Ukraine đã chính thức tái xác nhận tình hiệp thông trọn vẹn của họ với Tòa Rôma do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầm đầu.

Thực vậy, thứ Bẩy vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến các vị lãnh đạo Thượng Hội Đồng Thường Trực của Giáo Hội Ukraine, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevhchuk. Vị này quả quyết rằng “Chúng tôi tái xác nhận điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chúng tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.

Bất chấp chiến tranh, đói kém, và bách hại trên đất nước từng gây ra tử vong cho khoảng 15 triệu người, thượng hội đồng thường trực vẫn đã kêu gọi Đức Giao Hoàng hỗ trợ nhân dân đau khổ của họ.

Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố của thượng hội đồng:

Là các mục tử, chúng tôi lên tiếng nhân danh nhân dân của chúng tôi
trước Đức Thánh Cha và trước thế giới:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nghe chúng tôi”


“Chúng tôi tới đây để tái xác nhận sự hiệp thông của chúng tôi với Đức Thánh Cha và xin ngài hỗ trợ nhân dân đau khổ của Ukraine trong Năm Thánh Lòng Thương Xót”, Đức Sviatoslav Shevhchuk tuyên bố như thế. “Và Đức Thánh Cha đã nghe chúng tôi”.

Tại Rôma, ngày áp kỷ niệm năm thứ 70 thượng hội đồng giả Lviv, Nhà Lãnh Đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp, Đức Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav, và các thành viên của Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tới Rôma để hội kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Tổng Giám Mục noi rằng “chúng tôi tái khẳng định điều mà không chế độ toàn trị nào có thể bẻ gẫy: sự hiệp thông của chug tôi với Rôma và Giáo Hội Hoàn Vũ”.

Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine Theo Nghi Lễ Hy Lạp và Thượng Hội Đồng Thường Trực đã tiến hành các cuộc hội họp, thảo luận với các đại diện của Tòa Thánh, và đã soạn một lời tuyên bố công khai lên án sự xâm lăng và cuộc chiến tranh lai căng tại Ukraine và công khai chỉ trích nỗi đau khổ của hàng triệu người đàn ông, đàn ba và trẻ em vô tội. Giáo Hội kết án các sự tàn ác, các vụ băt cóc, giam cầm và tra tấn các công dân Ukraine tại Donbas và Crimea, nhất là các lạm dụng nhằm vào các cộng đồng tôn giáo và các nhóm sắc tộc, nhất là người Tatars theo Hồi Giáo, cũng như các vi phạm rộng rãi quyền công dân và nhân phẩm của hàng triệu người.

Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp không ngừng cầu nguyện và cổ vũ cho hòa bình, và hôm nay, các nhà lãnh đạo của nó kêu gọi Đức Thánh Cha và thế giới giúp chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn cuộc khủng hoảng gây ra bởi cuộc xâm lăng Ukraine của Nga. Cuộc chiến tranh lai căng không hề tuyên chiến đang tiếp diễn, hiện đang bị dư luận thế giới đẩy qua bên lề, đã ảnh hưởng tới 5 triệu người. Nó đã gây ra 10,000 cái chết, hàng chục ngàn thương tích gây tê liệt, và biến hơn hai triệu người thành vô gia cư. Các phương tiện qủy quái của cuộc chiến lai căng đã đem lại cái sốc hậu chấn thương cho hàng trăm ngàn người và gây ra sự thiệt hại mênh mông về kinh tế và xã hội. Phần lớn hạ tầng cơ sở kỹ nghệ của xứ sở đã bị phá hủy và đồng tiền của nó bị mất 2 phần 3 gía trị làm nghèo khổ toàn bộ dân số 45 triệu người. Bản sắc Ukraine đã bị bôi lọ một cách tàn nhẫn bởi chiến dịch tuyên truyền quốc tế tinh vi và được tài trợ hậu hĩnh. Đức Tổng Giam Mục nói rằng “Thưa Đức Thánh Cha, nhân dân đang đau khổ và họ đang chờ vòng tay của Đức Thánh Cha”. “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rõ ràng rằng ngài sẽ hành động”.

Thế kỷ 20 là một thời đau khổ không thể tả đối với Ukraine. Hai Thế Chiến, các nạn diệt chủng, trận đói kém do kế hoạch nhà nước, và cuộc thanh trừng sắc tộc gây chết chóc cho 15 triệu người. Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, một Giáo Hội mà theo lịch sử luôn liên đới với dân tộc mình và các đau khổ của họ, đã bị Statin đàn áp dã man. Người Xô Viết tìm cách phân rẽ nó với hiệp thông Công Giáo, nhất là với Giám Mục Rôma. Chế độ Stalin đặt Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp ra ngoài vòng pháp luật, biến nó thành giao hội lớn nhất trên thế giới bị ngăn cấm, bằng một hành động bạo lực và thao túng không hợp giáo luật mà các sử gia gọi là “Thượng Hội Đồng Giả Lviv” được tổ chức trong các ngày 8 đến 10 tháng Ba năm 1946. Các nhà cầm quyền Xô Viết giam cầm mọi giám mục, hàng trăm giáo sĩ và hàng chục ngàn tín hữu và chuyển nhượng mọi tài sản của Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp cho Giáo Hội Chính Thống của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hoặc trưng dụng nó cho các mục tiêu thế tục.

Nhưng Giáo Hội đã phục hồi cách lạ lùng và đang là một cơ thể triển nở, năng động hoạt động khắp Ukraine và khắp bốn châu lục, với một hàng giáo sĩ trẻ trung và một hàng giáo dân tận tụy được linh hứng bởi gương sáng các vị tử đạo thế kỷ 20.

Đức Tổng Giám Mục thưa với Đức Thánh Cha rằng: “Đối với các người Ukraine thống thuộc các Giáo Hội và các tổ chức tôn giáo khác và ngay cả các công dân thế tục, Đức Thánh Cha là thẩm quyền luân lý hoàn cầu nói lên sự thật. Tiếng nói sự thật này đặc biệt quan trọng đối với dân tộc Ukraine đang đau khổ. Nếu nhân dân không nghe hay không hiểu tiếng nói này, họ sẽ trở nên mù mờ, lo lắng, và cảm thấy bị bỏ quên. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng người ta không thể giải quyết các vấn đề đại kết mà gây hại cho toàn bộ Giáo Hội Công Giáo Đông Phương”.

Đức Tổng Giám Mục cũng nói rằng “Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp sẵn sàng cung cấp việc quản trị có trách nhiệm, trong sáng, có cơ sở đại kết cho sự trợ giúp của quốc tế, phục vụ nhân dân Ukraine bất phân biệt sắc tộc, sở thích chính trị hay ngôn ngữ hoặc thống thuộc tôn giáo. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác vào kế hoạch được phối trí tốt gồm các cơ quan của chính phủ và không của chính phủ. Đau khổ hiện nay đã đủ rồi. Ta có thể phòng ngừa nó. Hàn gắn nó. Ta hãy biến ‘Năm Thánh Lòng Thương Xót’ thành một thực tại cho dân tộc Ukraine”.