KHI QUYỀN NĂNG ĐƯỢC BIỂU LỘ TỎ TƯỜNG
(Chúa Nhật 11 thường niên C 2016 )
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Chắc chắn phải thấm nhuần giáo lý về một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ cách sâu xa lắm nên người Đức mới có câu ngạn ngữ : “Nếu Thiên Chúa không khoan dung, thiên đàng sẽ trống rỗng”.
Và có một chân lý căn bản về Thiên Chúa mà có thể chúng ta ít quan tâm đó là : Thiên Chúa có thể dùng nhiều cách đểu biểu lộ quyền năng. Nhưng có một cách rất đặc biệt đó là : Ngài biểu lộ quyền năng khi Ngài tha thứ : “Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả;…” (Lời nguyện nhập lễ CN 26 TN). Và Đức Ki-tô đã biểu lộ quyền năng trong giây phút cuối cùng trên thập giá : “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm!”.
Chính vì thế, hành vi cao cả nhất, nhân đức hoàn thiện nhất, mà con người có thể bắt chước Thiên Chúa, đó chính là khoan dung-tha thứ, như cách diễn đạt của Thánh Grêgôriô thành Nysse : “Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa”.
Và cũng chính trong cách cảm nhận đó, mà tư tưởng gia Frederick Robertson đã phát biểu rằng : “Những kẻ có tâm hồn nhỏ mọn không thể biết được hào quang của sự tha thứ.”
Hơn nữa, chính con đường khoan dung tha thứ sẽ mở ra chân trời của tin yêu và hy vọng, sẽ xây dựng một nên văn minh mang tên tình thương và chân lý, sẽ hoán cải những tâm hồn đen tối, ác độc để đem họ về nẻo chính đàng ngay, như khẳng định của ĐTC Phanxico trong Tông sắc DNLTX : “Sự tha thứ là động lực làm bừng lên sức sống mới và truyền thêm can đảm để giữ vững niềm hy vọng cho tương lai.”(số 10)
Và ý nghĩa đó đã được thuyết minh rõ ràng qua sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe :
- Thật vậy, Nếu BĐ 1,sách Samuel kể lại câu chuyện sứ ngôn Nathan vạch trần tội ác của vua Đa-vít : tội giết người đoạt vợ, và Đa-vít đã cúi đầu khiêm tốn nhận tội ; và nhờ thế, đã nhận được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa, thì Tin Mừng Luca, một Tin Mừng đi đầu trong cung cách diễn tả dung mạo yêu thương nhân từ của Thiên Chúa, lại kể chuyện người đàn bà tội lỗi khóc lóc bên chân Chúa Giêsu để qua đó, Chúa giảng dậy cho người Biệt Phái Simon biết thế nào là “yêu nhiều thì được tha nhiều” mà không bận tâm gì tới ai là trộm cắp hay điếm đàng, tội nhân hay kẻ dữ.
Vâng, chính lòng thương xót và tha thứ đã mở lối cho hy vọng và phục sinh, cho đổi đời và khai sáng.
Tin mừng đã chứng minh chân lý đó :
Nếu không có trái tim nhân hậu khoan dung của Đức Ki-tô thì mãi mãi Maria Mađalêna chỉ là cô điếm, Matthêo chỉ là anh thu thuế tầm thường, Ga-kêu chỉ là chàng trưởng ty thuế vụ tham tàn gian ác, Phêrô mãi mãi mà tên phản bội, yếu hèn và tên trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa sẽ chết gục trong não nề thất vọng …
Chúng ta đừng quên một câu chuyện tha thứ ngay trong thời đại chúng ta đã trở thành bài thuyết minh sống động cho chân lý Tin mừng trên :
Cách đây hơn 35 năm, ngày 13/5/1981, cả thế giới một phen bàng hoàng khi nghe tin : Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát. Bản tin cho biết : Giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại công trường thánh Phêrô để chờ đón Đức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Đức Thánh Cha đã gục ngã trên chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát. Ali Agca, thủ phạm chính của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma.
Và rồi, sau đó 3 năm, năm 1984, cả thế giới lại một phen sững sờ với sự kiện liên quan đến hai nhân vật nầy : Đức Gioan Phaolô II đã đích thân đến nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho anh. Không ai biết hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh tượng kẻ sát nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt của tha thứ, của hòa giải…
Nếu thế giới vắng bóng những con người như Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II thì xã hội sẽ đầy tràn những tên Ali Agca thù hận, ác độc.
Chúng ta đang sống trong những tháng sau cùng của chặng đường Năm Thánh Lòng Thương xót, một Năm Thánh đặc biệt mà như ĐTC Phanxico nêu bật lý do trong TS Dung Nhan Lòng Thương xót đó là :
“chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha.” (Số 3) ; và nhất là, nội dung của sứ điệp Lời Chúa của CN hôm nay lại được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh cách đặc biệt gần như trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
Trước hết, để nhấn mạnh sự tha thứ như cách biểu lộ rõ nét và cụ thể nhất của lòng thương xót nơi Chúa Cha, ĐTC đã diễn giải :
“Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa như một Người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.” (số 9). ĐTC nhấn mạnh nhiều lần : “Thiên Chúa không mỏi mệt dang tay chờ đón…Thiên Chúa không mỏi mệt để xót thương…”.
Và sự tha thứ cũng chính là mệnh lệnh dành cho chúng ta :
“Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông đồ: "Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn" (Ep 4,26). (số 9).
Và Ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội, các cộng đoàn kitô hữu tích cực thể hiện sự tha thứ :
“Vì thế, nơi đâu có Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải được tỏ hiện. Trong các giáo xứ, các cộng đoàn, hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Kitô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa lòng thương xót.” (số 12)
Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó.
Anh chị em, là Ki-tô hữu, là những người đã từng được chính Thầy mình là Chúa Giêu dạy rằng : “con phải tha cho anh em con không phải 7 lần mà là 70 lần 7”, và hằng ngày chúng ta vẫn đọc : “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, thì không lẽ chúng ta không thực hành nổi sự khoan dung tha thứ như vị thầy Chùa không biết đến Tin Mừng kia sao ?
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 11 thường niên C 2016 )
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
Chắc chắn phải thấm nhuần giáo lý về một Thiên Chúa yêu thương, tha thứ cách sâu xa lắm nên người Đức mới có câu ngạn ngữ : “Nếu Thiên Chúa không khoan dung, thiên đàng sẽ trống rỗng”.
Và có một chân lý căn bản về Thiên Chúa mà có thể chúng ta ít quan tâm đó là : Thiên Chúa có thể dùng nhiều cách đểu biểu lộ quyền năng. Nhưng có một cách rất đặc biệt đó là : Ngài biểu lộ quyền năng khi Ngài tha thứ : “Lạy Chúa, khi Chúa thương xót và tha thứ, chính là lúc Chúa biểu lộ quyền năng cách tỏ tường hơn cả;…” (Lời nguyện nhập lễ CN 26 TN). Và Đức Ki-tô đã biểu lộ quyền năng trong giây phút cuối cùng trên thập giá : “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm!”.
Chính vì thế, hành vi cao cả nhất, nhân đức hoàn thiện nhất, mà con người có thể bắt chước Thiên Chúa, đó chính là khoan dung-tha thứ, như cách diễn đạt của Thánh Grêgôriô thành Nysse : “Tha thứ một sự bất công, là nâng mình lên tột đỉnh của nhân đức, là vượt trên bản tính tự nhiên, là bắt chước Thiên Chúa”.
Và cũng chính trong cách cảm nhận đó, mà tư tưởng gia Frederick Robertson đã phát biểu rằng : “Những kẻ có tâm hồn nhỏ mọn không thể biết được hào quang của sự tha thứ.”
Hơn nữa, chính con đường khoan dung tha thứ sẽ mở ra chân trời của tin yêu và hy vọng, sẽ xây dựng một nên văn minh mang tên tình thương và chân lý, sẽ hoán cải những tâm hồn đen tối, ác độc để đem họ về nẻo chính đàng ngay, như khẳng định của ĐTC Phanxico trong Tông sắc DNLTX : “Sự tha thứ là động lực làm bừng lên sức sống mới và truyền thêm can đảm để giữ vững niềm hy vọng cho tương lai.”(số 10)
Và ý nghĩa đó đã được thuyết minh rõ ràng qua sứ điệp Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe :
- Thật vậy, Nếu BĐ 1,sách Samuel kể lại câu chuyện sứ ngôn Nathan vạch trần tội ác của vua Đa-vít : tội giết người đoạt vợ, và Đa-vít đã cúi đầu khiêm tốn nhận tội ; và nhờ thế, đã nhận được lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa, thì Tin Mừng Luca, một Tin Mừng đi đầu trong cung cách diễn tả dung mạo yêu thương nhân từ của Thiên Chúa, lại kể chuyện người đàn bà tội lỗi khóc lóc bên chân Chúa Giêsu để qua đó, Chúa giảng dậy cho người Biệt Phái Simon biết thế nào là “yêu nhiều thì được tha nhiều” mà không bận tâm gì tới ai là trộm cắp hay điếm đàng, tội nhân hay kẻ dữ.
Vâng, chính lòng thương xót và tha thứ đã mở lối cho hy vọng và phục sinh, cho đổi đời và khai sáng.
Tin mừng đã chứng minh chân lý đó :
Nếu không có trái tim nhân hậu khoan dung của Đức Ki-tô thì mãi mãi Maria Mađalêna chỉ là cô điếm, Matthêo chỉ là anh thu thuế tầm thường, Ga-kêu chỉ là chàng trưởng ty thuế vụ tham tàn gian ác, Phêrô mãi mãi mà tên phản bội, yếu hèn và tên trộm bị đóng đinh bên hữu Chúa sẽ chết gục trong não nề thất vọng …
Chúng ta đừng quên một câu chuyện tha thứ ngay trong thời đại chúng ta đã trở thành bài thuyết minh sống động cho chân lý Tin mừng trên :
Cách đây hơn 35 năm, ngày 13/5/1981, cả thế giới một phen bàng hoàng khi nghe tin : Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát. Bản tin cho biết : Giữa lúc hàng ngàn người đang chen chúc tại công trường thánh Phêrô để chờ đón Đức Gioan Phaolô II, thì một tiếng nổ chát chúa vang lên từ đám đông đã làm cho mọi người như đứng tim. Đức Thánh Cha đã gục ngã trên chiếc xe Jeep mui trần, máu me vọt lên tung tóe. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một vị Giáo Hoàng bị mưu sát. Ali Agca, thủ phạm chính của vụ mưu sát, đã bị bắt giữ ngay sau đó. Người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ này đã bị giam giữ tại nhà tù Rebibbia ở Roma.
Và rồi, sau đó 3 năm, năm 1984, cả thế giới lại một phen sững sờ với sự kiện liên quan đến hai nhân vật nầy : Đức Gioan Phaolô II đã đích thân đến nhà giam Rebibbia để nói chuyện với Ali Agca và tha thứ cho anh. Không ai biết hai bên đã trao đổi những gì, nhưng ai cũng cảm động trước cảnh tượng kẻ sát nhân và người bị mưu sát đã bắt tay nhau và trao cho nhau ánh mắt của tha thứ, của hòa giải…
Nếu thế giới vắng bóng những con người như Đức Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II thì xã hội sẽ đầy tràn những tên Ali Agca thù hận, ác độc.
Chúng ta đang sống trong những tháng sau cùng của chặng đường Năm Thánh Lòng Thương xót, một Năm Thánh đặc biệt mà như ĐTC Phanxico nêu bật lý do trong TS Dung Nhan Lòng Thương xót đó là :
“chúng ta được kêu gọi ngắm nhìn lòng thương xót cách chăm chú hơn, để chính chúng ta trở thành dấu chỉ hữu hiệu cho hành động của Chúa Cha.” (Số 3) ; và nhất là, nội dung của sứ điệp Lời Chúa của CN hôm nay lại được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh cách đặc biệt gần như trong tông sắc Dung nhan lòng thương xót :
Trước hết, để nhấn mạnh sự tha thứ như cách biểu lộ rõ nét và cụ thể nhất của lòng thương xót nơi Chúa Cha, ĐTC đã diễn giải :
“Chúa Giêsu đã mặc khải bản tính của Thiên Chúa như một Người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và lòng thương xót.” (số 9). ĐTC nhấn mạnh nhiều lần : “Thiên Chúa không mỏi mệt dang tay chờ đón…Thiên Chúa không mỏi mệt để xót thương…”.
Và sự tha thứ cũng chính là mệnh lệnh dành cho chúng ta :
“Việc tha thứ những xúc phạm là một thể hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đây là một mệnh lệnh không thể bỏ qua. Có những lúc dường như thật khó để thứ tha. Nhưng tha thứ là một khí cụ được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để tìm được sự thanh thản cho tâm hồn. Giải tỏa những hờn ghét, giận dữ, bạo lực và trả thù là những điều kiện cần thiết để sống hạnh phúc. Bởi thế, chúng ta hãy nghe lời huấn dụ của Thánh Tông đồ: "Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn" (Ep 4,26). (số 9).
Và Ngài kêu gọi toàn thể Giáo Hội, các cộng đoàn kitô hữu tích cực thể hiện sự tha thứ :
“Vì thế, nơi đâu có Giáo Hội hiện diện, thì nơi đó lòng thương xót của Chúa Cha phải được tỏ hiện. Trong các giáo xứ, các cộng đoàn, hiệp hội và phong trào, nói chung, ở đâu có các Kitô hữu hiện diện, thì ở đấy bất cứ ai cũng sẽ gặp thấy một tụ điểm chan hòa lòng thương xót.” (số 12)
Truyện xưa kể lại rằng, một buổi tối một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Khi đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi”. Sự khoan dung của vị thiền sư già đã khiến chú tiểu suốt đời không quên được bài học đó.
Anh chị em, là Ki-tô hữu, là những người đã từng được chính Thầy mình là Chúa Giêu dạy rằng : “con phải tha cho anh em con không phải 7 lần mà là 70 lần 7”, và hằng ngày chúng ta vẫn đọc : “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, thì không lẽ chúng ta không thực hành nổi sự khoan dung tha thứ như vị thầy Chùa không biết đến Tin Mừng kia sao ?
Lm. Giuse Trương Đình Hiền