Thời nay, rất ít người có khả năng phi thường thu hút được tâm trí người ta qua các phương tiện truyền thông bằng Mẹ Têrêsa Thành Calcutta. Giống Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Mẹ không thích nổi tiếng, nhưng chấp nhận tư cách “minh tinh thượng thặng” của truyền thông làm phương thế phục vụ cho sứ mệnh của mình.
Trong mấy ngày qua, không biết bao nhiêu bài báo và khúc phim liên quan đến Mẹ đã liên tiếp được phổ biến dưới đủ mọi hình thức của truyền thông, đủ chứng minh nhận định trên. Chính nhờ thế, Mẹ Têrêsa mau chóng trở thành một huyền thoại ngay lúc còn sống, một huyền thoại ngoại thường phối hợp cả sự thánh thiện lẫn sự nổi danh, vì câu truyện đời ngài quả là một câu truyện lớn của truyền thông.
Phóng viên đầu tiên của A.P. làm cho việc làm của Mẹ được khán giả Tây Phương biết đến biết ngay là mình vớ được một câu truyện đáng đồng tiền bát gạo khi anh được chủ bút một nhật báo ở Calcutta nói về một “nữ tu nhỏ con kỳ cục đi khắp nơi lượm những người hấp hối”. Quả thế, tường trình hồi tháng Ba năm 1966 của Joe McGowan về Mẹ Têrêsa và căn nhà chật chội và bán khai dành cho Những Người Cùng Khổ Đang Hấp Hối mà Mẹ vốn điều hành từ năm 1952 chính là câu truyện quốc tế đầu tiên về Mẹ, mở màn cho thật nhiều các câu truyện về sau.
Sự nổi tiếng của Mẹ, tuy thế, chỉ thực sự bắt đầu khi các máy quay phim của truyền hình xuất hiện, trong đó, đáng kể là cuốn phim tài liệu nổi tiếng năm 1969 của Malcolm Muggeridge “Something Beautiful for God”. Khi chuyên gia hay gây gổ người Anh này gặp Mẹ, ông hết sức ngưỡng phục vẻ sáng lạn của Mẹ, mô tả Mẹ như người có “một phẩm chất sáng láng”.
Một nhà làm phim tài liệu khác, Ann Petrie, mà Richard Attenborough làm người thuật chuyện cho cuốn phim rất được hoan nghinh năm 1986 của bà tựa là “Mother Teresa - the legacy”, cũng có một ấn tượng như thế: “tôi chưa bao giờ gặp một ai đáng ghi nhớ hơn thế”. Phóng viên Joe McGowan của A.P., dù là một người vô tín ngưỡng, cũng tin rằng Mẹ là một vị thánh.
Điều làm những người như McGowan, Muggeridge và Petrie ngưỡng mộ là: Mẹ Têrêsa không tranh luận vấn đề nghèo khó và phát triển nhưng hành động dựa trên sự thật hết sức hiển nhiên với Mẹ sau đây: Thiên Chúa ở bên trong mỗi con người (Mẹ thường nói với các nữ tu của Mẹ rằng thân xác hấp hối, tan nát của những người bệnh tới hồi cuối cùng trong tay các chị chính là Chúa Giêsu). Các ký giả trên nhìn thấy hiệu quả của sự thật này cả nơi những con người được các nữ tu giúp đỡ, lẫn nơi các công trình đang lớn mạnh rất nhanh và rất rộng của Mẹ.
Các câu truyện của các ký giả trên nhằm tìm ra một điều gì đó, một thứ tiên dược nào đó vốn thúc đẩy Mẹ và sứ mệnh của Mẹ. Trong khoảng cách lớn lao giữa cuộc tranh luận trí thức của Phương Tây về nghèo đói và cách đáp ứng của vị nữ tu nhỏ bé người Albania này, người ta tìm thấy một câu truyện đứng đầu trang nhất, được tường thuật một cách cảm kích và đầy hình ảnh cảm động.
Petrie cho rằng: “Thay vì coi người nghèo như một gánh nặng, Mẹ thấy mọi con người nhân bản, bất kể khốn cùng như thế nào, cũng là một cơ hội để làm một điều gì đó cho Thiên Chúa”.
Mẹ Têrêsa coi danh tiếng hoàn cầu, một danh tiếng luôn đi kèm với tư cách sao sáng truyền thông của ngài, như một ơn quan phòng của Thiên Chúa, một phương thế để Mẹ truyền giảng Tin Mừng và giúp Mẹ chu toàn sứ mệnh giúp đỡ những người nghèo khổ nhất của ngài. Sự tinh ròng trong tập chú này khiến các nhà báo hết sức ngưỡng phục, và đồng thời bị lôi cuốn hết mực.
Phối hợp sự tin tưởng hoàn toàn rằng mình đang thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa với óc thực tế của người nông dân, Mẹ biến những cuộc gặp gỡ với người quyền thế và giầu có thành cơ hội tiếp nhận ân huệ giúp Mẹ mở rộng dòng tu của mình để đáp ứng các nhu cầu của con người.
Về Mẹ, người ta thuật lại nhiều câu truyện nổi tiếng trong đó người nữ tu nhỏ bé này quấy rầy các Hồng Y, các nhà độc tài, các tổng thống, cho tới khi nhận được điều bà yêu cầu, bất cứ là điều gì miễn có thể giúp Dòng Truyền Giáo Bác Ái theo đuổi các mục tiêu của họ.
Như có lần, Mẹ đứng nối đuôi tại một siêu thị ở London với một xe đẩy đầy hàng hóa trị giá 500 bảng Anh và nói với người thu tiền rằng các hàng hóa này là dành cho người nghèo và Mẹ đứng chờ để một ai đó sẵn sàng trả tiền hộ. Cuối cùng, có người trả thật! Như một lần khác, chính phủ Ấn tặng Mẹ vé xe lửa miễn phí; Mẹ bèn xin họ vé máy bay miễn phí, khôn khéo đề nghị làm việc như tiếp viên hàng không để bù lại!
Cái thứ trơ mặt phản văn hóa trên quả đáng lên tài liệu. Mẹ sống giữa người nghèo, vận áo sari đơn giản, ngồi như tượng đá trong nhà nguyện cho tới nửa đêm, và khi nào máy micrô chuyền đến tay, thì Mẹ thao thao bất tuyệt và rất thành thật; trong khi ấy, Mẹ lưu chuyển hàng triệu đôla, nhận đủ giải thưởng và bằng danh dự từ các đại học và tổng thống, và từng dành thì giờ với Công Chúa Diana.
Thế giới bao giờ cũng yêu các vị thánh; nhưng càng yêu Mẹ hơn khi Mẹ du hành khắp thế giới với một nụ cười nở rộng, dửng dưng với giầu có và danh tiếng, không ngừng mặc cả nhân danh những người nghèo nhất trong số những người nghèo.
Và cũng như mọi người triệt để khác, Mẹ không sợ sệt. Có lần Mẹ nói với một nhóm người tại Đại Học Gregoriana ở Rôma rằng: “Khi qúy vị lên thiên đàng, qúy vị sẽ thấy ở đấy đầy những người sống ngoài đường ở Calcutta. Và những người qúy vị tưởng ở đấy, sẽ không ở đấy”.
Và có lẽ điều nghịch lý hơn cả là theo bất cứ tiêu chuẩn thế giới nào, Mẹ cũng không phải là người đàn bà có sắc đẹp, nhưng vẫn là người nổi tiếng nhất trong truyền thông. Khi còn là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, Đức Jorge Mario Bergoglio đã từng nhắc tới nghịch lý này trong một bài diễn văn năm 2002 về truyền thông trong Giáo Hội; ngài nhận định rằng dù truyền thông hết sức phù phiếm và tự yêu mình thái quá, đôi khi nó vẫn mở cửa sổ để thấy vẻ đẹp của sự thánh thiện.
“Nơi Chúa Giêsu nát thân trên Thập Giá, Đấng chẳng còn một dáng vẻ hay hình dạng chi dưới mắt thế gian và máy quay Truyền Hình, nhưng vẫn sáng láng vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa, Đấng hiến mạng sống mình cho chúng ta. Đó cũng là vẻ đẹp của sự thánh thiện, của các thánh. Khi chúng ta nghĩ tới một ai đó giống như Mẹ Têrêsa thành Calcutta, trái tim ta tràn đầy một vẻ đẹp không phát xuất từ các đặc điểm hay tầm vóc thể lý của một người đàn bà, nhưng phát xuất từ sự sáng láng lộng lẫy của tình yêu của Mẹ đối với người nghèo và người không một chút tài sản luôn đi theo Mẹ bất cứ nơi nào".
Dĩ nhiên, không phải ai ai cũng bị lôi cuốn bởi thứ sắc đẹp nói trên. Một số những thập tự quân của phong trào duy lý vốn thuộc loại này, mà nổi bật nhất là Christopher Hitchens, với cuốn phim tài liệu “Hell’s Angel” và cuốn sách tiếp theo đó vào năm 1995, tựa là The Missionary Position. Hitchens chỉ trích cuốn phim của Muggeridge là “một cuộc hôn nhân thô tục giữa thứ truyền thông hào nhoáng và loại mê tín trung cổ” và hô hào người duy lý, người cộng sản và những kẻ hoài nghi trung lưu tẩy chay hiện tượng Têrêsa.
Ấy thế nhưng, thực ra, ông ta chỉ làm nổi bật các thiên kiến của mình. Năm 1980, khi tới thăm nhà dành cho người hấp hối của mẹ, ông ta hết sức ngỡ ngàng khi Mẹ nói thẳng vào mặt ông rằng: “Đây là cách chúng tôi chống lại nạn phá thai và ngừa thai ở Calcutta” và càng ngỡ ngàng hơn khi Mẹ nhận định tại buổi lễ nhận giải Nobel hòa bình: “Nhân tố tiêu diệt hòa bình lớn nhất chính là tiếng kêu của trẻ vô tội chưa sinh ra”.
Hitchens cho rằng: thay vì một nữ tu thánh thiện tốt lành, Mẹ Têrêsa chỉ là thành phần của điều ông ta gọi là “trung đoàn cực đoan” của Gioan Phaolô II, một đồng minh của hiện trạng, đầy “những thái độ duy định mệnh, tùng phục”. Nhưng trung đoàn cực đoan này thực ra chỉ có mục tiêu chăm sóc những người cùi sắp chết và không chịu hạ sát những đứa trẻ chưa sinh. Và dĩ nhiên, các nữ tu tốt lành không xây dựng các sứ vụ thương xót khắp thế giới, mà chỉ những con người triệt để rực lửa tình yêu Chúa Kitô mới làm được việc này.
Nói cho cùng, cái yếu trong luận bác của Hitchens và của những người hoài nghi trung lưu ở Calcutta mà ông hô hào phản đối là: Mẹ là một nữ tu sĩ, chứ không phải một người làm điều thiện. Ông không hề hiểu thế nào là sự thánh thiện, và điều gì thúc đẩy một vị thánh; Mẹ thiết lập một dòng tu, chứ không phải một cơ quan phi chính phủ (NGO); Mẹ không phải là một chính khách sợ bị tai tiếng vì lui tới với các nhà triệu phú thối nát.
Hitchens được lòng các người hoài nghi và duy lý, nhưng ông đã không nắm được trọng điểm từng lôi cuốn những người như Muggeridge và Petrie. Không phải những chuyện trần thế mà là những chuyện khác với trần thế đã giúp Mẹ hoàn toàn dấn thân vào trần thế.
Hitchens, người qua đời 2 năm trước khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, nhưng nếu còn sống, hẳn không dám lên tiếng chỉ trích việc phong thánh cho Mẹ, bởi một vị giáo hoàng xuất thân từ thế giới thứ ba, từng dành trọn các ngày Chúa Nhật cho các vùng bùn lầy nước đọng.
Đức Phanxicô và Mẹ Têrêsa chỉ gặp nhau có một lần vào năm 1994, lúc có Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sau này, ngài kể lại: “Mẹ muốn gì nói nấy. Nếu Mẹ là bề trên của tôi, chắc tôi sợ lắm!”
Nhưng giữa hai vị, có cả một sợi dây nối kết chặt chẽ: hiện thân của lòng thương sót thực tế, chống phá nền văn hóa vứt bỏ, năng lực và nhiệt tình truyền giáo, tập chú vào các vùng ngoại vi, coi sự đau khổ của người nghèo như các vết thương của Chúa Kitô, và cùng mộ mến Thánh Phanxicô Assidi.
Sự kiện Đức Phanxicô hôn khuôn mặt của một người đàn ông dị dạng ở Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô khiến người ta nhớ lời Mẹ Têrêsa nói rằng: khi lau chùi các vết thương của người phong cùi, Mẹ quả đang chăm sóc chính Chúa.
Đức Hồng Y Bergoglio cũng có câu nói tương tự như thế: khi tiếp xúc với những người nghèo và đau khổ ở Buenos Aires, ngài thấy các vết thương của Chúa Kitô trong các đau khổ của họ.
Nhưng một trong các điều đáng lưu ý nhất mà Đức Phanxicô và Mẹ Têrêsa cùng chia sẻ là: cả hai vị đều là những nhà huyền nhiệm không mấy thích các phương tiện truyền thông, nhưng lại trở thành hiện tượng truyền thông hoàn cầu.
Mẹ Têrêsa được các tổng thống và các người nổi tiếng ca ngợi, không ngừng được quay phim và phỏng vấn, nhưng việc này không hề mua chuộc được Mẹ. Mẹ không thích được chú ý, vì bản chất mẹ hay e thẹn; thế nhưng Mẹ phải chấp nhận sự nổi tiếng này như thành phần của điều Chúa yêu cầu ở Mẹ.
Và như Mẹ sau này cho biết, lúc nào Mẹ cũng sống trong sự tối tăm thiêng liêng, không cảm nhận được sự an ủi gần gũi của Thiên Chúa. Danh tiếng không thổi phồng cái tôi của Mẹ, mà còn để Mẹ phải khát khao Chúa Kitô hơn nữa. Có lần Mẹ viết: “Tất cả mọi hoan hô và ngưỡng mộ không hề đụng đến tôi, vì tôi chỉ muốn Người, nhưng lại không có được Người”.
Phóng viên đầu tiên của A.P. làm cho việc làm của Mẹ được khán giả Tây Phương biết đến biết ngay là mình vớ được một câu truyện đáng đồng tiền bát gạo khi anh được chủ bút một nhật báo ở Calcutta nói về một “nữ tu nhỏ con kỳ cục đi khắp nơi lượm những người hấp hối”. Quả thế, tường trình hồi tháng Ba năm 1966 của Joe McGowan về Mẹ Têrêsa và căn nhà chật chội và bán khai dành cho Những Người Cùng Khổ Đang Hấp Hối mà Mẹ vốn điều hành từ năm 1952 chính là câu truyện quốc tế đầu tiên về Mẹ, mở màn cho thật nhiều các câu truyện về sau.
Sự nổi tiếng của Mẹ, tuy thế, chỉ thực sự bắt đầu khi các máy quay phim của truyền hình xuất hiện, trong đó, đáng kể là cuốn phim tài liệu nổi tiếng năm 1969 của Malcolm Muggeridge “Something Beautiful for God”. Khi chuyên gia hay gây gổ người Anh này gặp Mẹ, ông hết sức ngưỡng phục vẻ sáng lạn của Mẹ, mô tả Mẹ như người có “một phẩm chất sáng láng”.
Một nhà làm phim tài liệu khác, Ann Petrie, mà Richard Attenborough làm người thuật chuyện cho cuốn phim rất được hoan nghinh năm 1986 của bà tựa là “Mother Teresa - the legacy”, cũng có một ấn tượng như thế: “tôi chưa bao giờ gặp một ai đáng ghi nhớ hơn thế”. Phóng viên Joe McGowan của A.P., dù là một người vô tín ngưỡng, cũng tin rằng Mẹ là một vị thánh.
Điều làm những người như McGowan, Muggeridge và Petrie ngưỡng mộ là: Mẹ Têrêsa không tranh luận vấn đề nghèo khó và phát triển nhưng hành động dựa trên sự thật hết sức hiển nhiên với Mẹ sau đây: Thiên Chúa ở bên trong mỗi con người (Mẹ thường nói với các nữ tu của Mẹ rằng thân xác hấp hối, tan nát của những người bệnh tới hồi cuối cùng trong tay các chị chính là Chúa Giêsu). Các ký giả trên nhìn thấy hiệu quả của sự thật này cả nơi những con người được các nữ tu giúp đỡ, lẫn nơi các công trình đang lớn mạnh rất nhanh và rất rộng của Mẹ.
Các câu truyện của các ký giả trên nhằm tìm ra một điều gì đó, một thứ tiên dược nào đó vốn thúc đẩy Mẹ và sứ mệnh của Mẹ. Trong khoảng cách lớn lao giữa cuộc tranh luận trí thức của Phương Tây về nghèo đói và cách đáp ứng của vị nữ tu nhỏ bé người Albania này, người ta tìm thấy một câu truyện đứng đầu trang nhất, được tường thuật một cách cảm kích và đầy hình ảnh cảm động.
Petrie cho rằng: “Thay vì coi người nghèo như một gánh nặng, Mẹ thấy mọi con người nhân bản, bất kể khốn cùng như thế nào, cũng là một cơ hội để làm một điều gì đó cho Thiên Chúa”.
Mẹ Têrêsa coi danh tiếng hoàn cầu, một danh tiếng luôn đi kèm với tư cách sao sáng truyền thông của ngài, như một ơn quan phòng của Thiên Chúa, một phương thế để Mẹ truyền giảng Tin Mừng và giúp Mẹ chu toàn sứ mệnh giúp đỡ những người nghèo khổ nhất của ngài. Sự tinh ròng trong tập chú này khiến các nhà báo hết sức ngưỡng phục, và đồng thời bị lôi cuốn hết mực.
Phối hợp sự tin tưởng hoàn toàn rằng mình đang thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa với óc thực tế của người nông dân, Mẹ biến những cuộc gặp gỡ với người quyền thế và giầu có thành cơ hội tiếp nhận ân huệ giúp Mẹ mở rộng dòng tu của mình để đáp ứng các nhu cầu của con người.
Về Mẹ, người ta thuật lại nhiều câu truyện nổi tiếng trong đó người nữ tu nhỏ bé này quấy rầy các Hồng Y, các nhà độc tài, các tổng thống, cho tới khi nhận được điều bà yêu cầu, bất cứ là điều gì miễn có thể giúp Dòng Truyền Giáo Bác Ái theo đuổi các mục tiêu của họ.
Như có lần, Mẹ đứng nối đuôi tại một siêu thị ở London với một xe đẩy đầy hàng hóa trị giá 500 bảng Anh và nói với người thu tiền rằng các hàng hóa này là dành cho người nghèo và Mẹ đứng chờ để một ai đó sẵn sàng trả tiền hộ. Cuối cùng, có người trả thật! Như một lần khác, chính phủ Ấn tặng Mẹ vé xe lửa miễn phí; Mẹ bèn xin họ vé máy bay miễn phí, khôn khéo đề nghị làm việc như tiếp viên hàng không để bù lại!
Cái thứ trơ mặt phản văn hóa trên quả đáng lên tài liệu. Mẹ sống giữa người nghèo, vận áo sari đơn giản, ngồi như tượng đá trong nhà nguyện cho tới nửa đêm, và khi nào máy micrô chuyền đến tay, thì Mẹ thao thao bất tuyệt và rất thành thật; trong khi ấy, Mẹ lưu chuyển hàng triệu đôla, nhận đủ giải thưởng và bằng danh dự từ các đại học và tổng thống, và từng dành thì giờ với Công Chúa Diana.
Thế giới bao giờ cũng yêu các vị thánh; nhưng càng yêu Mẹ hơn khi Mẹ du hành khắp thế giới với một nụ cười nở rộng, dửng dưng với giầu có và danh tiếng, không ngừng mặc cả nhân danh những người nghèo nhất trong số những người nghèo.
Và cũng như mọi người triệt để khác, Mẹ không sợ sệt. Có lần Mẹ nói với một nhóm người tại Đại Học Gregoriana ở Rôma rằng: “Khi qúy vị lên thiên đàng, qúy vị sẽ thấy ở đấy đầy những người sống ngoài đường ở Calcutta. Và những người qúy vị tưởng ở đấy, sẽ không ở đấy”.
Và có lẽ điều nghịch lý hơn cả là theo bất cứ tiêu chuẩn thế giới nào, Mẹ cũng không phải là người đàn bà có sắc đẹp, nhưng vẫn là người nổi tiếng nhất trong truyền thông. Khi còn là Hồng Y tổng giám mục Buenos Aires, Đức Jorge Mario Bergoglio đã từng nhắc tới nghịch lý này trong một bài diễn văn năm 2002 về truyền thông trong Giáo Hội; ngài nhận định rằng dù truyền thông hết sức phù phiếm và tự yêu mình thái quá, đôi khi nó vẫn mở cửa sổ để thấy vẻ đẹp của sự thánh thiện.
“Nơi Chúa Giêsu nát thân trên Thập Giá, Đấng chẳng còn một dáng vẻ hay hình dạng chi dưới mắt thế gian và máy quay Truyền Hình, nhưng vẫn sáng láng vẻ đẹp của tình yêu Thiên Chúa, Đấng hiến mạng sống mình cho chúng ta. Đó cũng là vẻ đẹp của sự thánh thiện, của các thánh. Khi chúng ta nghĩ tới một ai đó giống như Mẹ Têrêsa thành Calcutta, trái tim ta tràn đầy một vẻ đẹp không phát xuất từ các đặc điểm hay tầm vóc thể lý của một người đàn bà, nhưng phát xuất từ sự sáng láng lộng lẫy của tình yêu của Mẹ đối với người nghèo và người không một chút tài sản luôn đi theo Mẹ bất cứ nơi nào".
Dĩ nhiên, không phải ai ai cũng bị lôi cuốn bởi thứ sắc đẹp nói trên. Một số những thập tự quân của phong trào duy lý vốn thuộc loại này, mà nổi bật nhất là Christopher Hitchens, với cuốn phim tài liệu “Hell’s Angel” và cuốn sách tiếp theo đó vào năm 1995, tựa là The Missionary Position. Hitchens chỉ trích cuốn phim của Muggeridge là “một cuộc hôn nhân thô tục giữa thứ truyền thông hào nhoáng và loại mê tín trung cổ” và hô hào người duy lý, người cộng sản và những kẻ hoài nghi trung lưu tẩy chay hiện tượng Têrêsa.
Ấy thế nhưng, thực ra, ông ta chỉ làm nổi bật các thiên kiến của mình. Năm 1980, khi tới thăm nhà dành cho người hấp hối của mẹ, ông ta hết sức ngỡ ngàng khi Mẹ nói thẳng vào mặt ông rằng: “Đây là cách chúng tôi chống lại nạn phá thai và ngừa thai ở Calcutta” và càng ngỡ ngàng hơn khi Mẹ nhận định tại buổi lễ nhận giải Nobel hòa bình: “Nhân tố tiêu diệt hòa bình lớn nhất chính là tiếng kêu của trẻ vô tội chưa sinh ra”.
Hitchens cho rằng: thay vì một nữ tu thánh thiện tốt lành, Mẹ Têrêsa chỉ là thành phần của điều ông ta gọi là “trung đoàn cực đoan” của Gioan Phaolô II, một đồng minh của hiện trạng, đầy “những thái độ duy định mệnh, tùng phục”. Nhưng trung đoàn cực đoan này thực ra chỉ có mục tiêu chăm sóc những người cùi sắp chết và không chịu hạ sát những đứa trẻ chưa sinh. Và dĩ nhiên, các nữ tu tốt lành không xây dựng các sứ vụ thương xót khắp thế giới, mà chỉ những con người triệt để rực lửa tình yêu Chúa Kitô mới làm được việc này.
Nói cho cùng, cái yếu trong luận bác của Hitchens và của những người hoài nghi trung lưu ở Calcutta mà ông hô hào phản đối là: Mẹ là một nữ tu sĩ, chứ không phải một người làm điều thiện. Ông không hề hiểu thế nào là sự thánh thiện, và điều gì thúc đẩy một vị thánh; Mẹ thiết lập một dòng tu, chứ không phải một cơ quan phi chính phủ (NGO); Mẹ không phải là một chính khách sợ bị tai tiếng vì lui tới với các nhà triệu phú thối nát.
Hitchens được lòng các người hoài nghi và duy lý, nhưng ông đã không nắm được trọng điểm từng lôi cuốn những người như Muggeridge và Petrie. Không phải những chuyện trần thế mà là những chuyện khác với trần thế đã giúp Mẹ hoàn toàn dấn thân vào trần thế.
Hitchens, người qua đời 2 năm trước khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng, nhưng nếu còn sống, hẳn không dám lên tiếng chỉ trích việc phong thánh cho Mẹ, bởi một vị giáo hoàng xuất thân từ thế giới thứ ba, từng dành trọn các ngày Chúa Nhật cho các vùng bùn lầy nước đọng.
Đức Phanxicô và Mẹ Têrêsa chỉ gặp nhau có một lần vào năm 1994, lúc có Thượng Hội Đồng Giám Mục. Sau này, ngài kể lại: “Mẹ muốn gì nói nấy. Nếu Mẹ là bề trên của tôi, chắc tôi sợ lắm!”
Nhưng giữa hai vị, có cả một sợi dây nối kết chặt chẽ: hiện thân của lòng thương sót thực tế, chống phá nền văn hóa vứt bỏ, năng lực và nhiệt tình truyền giáo, tập chú vào các vùng ngoại vi, coi sự đau khổ của người nghèo như các vết thương của Chúa Kitô, và cùng mộ mến Thánh Phanxicô Assidi.
Sự kiện Đức Phanxicô hôn khuôn mặt của một người đàn ông dị dạng ở Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô khiến người ta nhớ lời Mẹ Têrêsa nói rằng: khi lau chùi các vết thương của người phong cùi, Mẹ quả đang chăm sóc chính Chúa.
Đức Hồng Y Bergoglio cũng có câu nói tương tự như thế: khi tiếp xúc với những người nghèo và đau khổ ở Buenos Aires, ngài thấy các vết thương của Chúa Kitô trong các đau khổ của họ.
Nhưng một trong các điều đáng lưu ý nhất mà Đức Phanxicô và Mẹ Têrêsa cùng chia sẻ là: cả hai vị đều là những nhà huyền nhiệm không mấy thích các phương tiện truyền thông, nhưng lại trở thành hiện tượng truyền thông hoàn cầu.
Mẹ Têrêsa được các tổng thống và các người nổi tiếng ca ngợi, không ngừng được quay phim và phỏng vấn, nhưng việc này không hề mua chuộc được Mẹ. Mẹ không thích được chú ý, vì bản chất mẹ hay e thẹn; thế nhưng Mẹ phải chấp nhận sự nổi tiếng này như thành phần của điều Chúa yêu cầu ở Mẹ.
Và như Mẹ sau này cho biết, lúc nào Mẹ cũng sống trong sự tối tăm thiêng liêng, không cảm nhận được sự an ủi gần gũi của Thiên Chúa. Danh tiếng không thổi phồng cái tôi của Mẹ, mà còn để Mẹ phải khát khao Chúa Kitô hơn nữa. Có lần Mẹ viết: “Tất cả mọi hoan hô và ngưỡng mộ không hề đụng đến tôi, vì tôi chỉ muốn Người, nhưng lại không có được Người”.