LTS: Bài này được viết bởi nữ ký giả Priscilla Greear cho tờ báo Công Giáo hằng tuần của Tổng Giáo Phận Atlanta là The Georgia Bulletin vào số xuất bản của ngày 19 tháng 8 năm 2004. Người dịch thêm vào phần tóm tắt của cuốn sách “Giải Mật Mã của Da Vinci” (De-coding Da Vinci) do Cô Amy Welborn viết.

ATLANTA - Hầu như mọi người ai cũng đều biết đến cuốn sách “The Da Vinci Code” là một thứ chuyện chuyên về tiểu thuyết hư cấu, thế tại sao cũng cùng một nhóm tương tự với hơn bảy triệu độc giả-đang phân vân về “sự thật” của nó trong khoảng thời gian gần 17 tháng sau khi nó được ra mắt công chúng? Đâu là những mưu đồ xoay quanh việc đọc cuốn tiểu thuyết đầy bí ẩn này?

Nhằm đáp ứng với hiện tượng tò mò này, một chương trình đặc biệt trên đài ABC được chiếu lại vào ngày 5 tháng 8 vừa qua để cố khám phá ra một thứ “l‎‎‎ý thuyết” được trình bày trong cuốn sách tiểu thuyết này, rằng là Chúa Giêsu cưới bà Maria Madalêna và có một người con với bà ấy. Trong chương trình còn có một cuộc phỏng vấn với một người qu‎‎ tộc thuộc dòng dõi Tô Cách Lan, người nghĩ rằng gia đình của ông thuộc vào dòng máu của Chúa Giêsu vào thế kỷ thứ 12.

Cha Phaolô Williams chẳng hạn, đã cảm thấy khó xữ bởi những bản báo cáo với vô số câu hỏi được đưa ra bởi các giáo dân trong giáo xứ của Cha, Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở thành phố Carrollton, GA đặc biệt là từ các thanh thiếu niên, nhóm người mà qua đó Cha Williams biết được rằng “họ cảm thấy cuốn tiểu thuyết trình bày rất sai lạc và có sức thuyết phục” mặc cho những điều xác nhận hoàn toàn mơ hồ, và vô lý‎‎. Ngài đã giảng về cuốn sách vào một ngày Chủ Nhật, và sau đó rất nhiều tín hữu tiến lên và giao lại những cuốn sách của họ và thề hứa rằng sẽ không bao giờ đọc về nó nữa.

Cha nói, “Tôi không phải là người kiểm duyệt sách, nhưng họ đã mang vấn đề đó đến cho tôi và giờ đây họ nói rằng họ không muốn đọc về cuốn sách đó nữa, đúng là khôi hài thật.”

Đối với những ai đang phải phân vân tự hỏi có phải những gì được kể trong cuốn sách có đúng là sự thật hay không, thì một tác giả Công Giáo là Cô Amy Welborn, người đã đưa ra những câu trả lời trong bài chia sẽ của Cô tại Tổng Giáo Phận Atlanta về lý‎‎‎ do tại làm sao mà thứ tiểu thuyết củ xưa hàng ngàn thế kỷ này không nên được coi là quan trọng cho lắm. Phát biểu tại Khóa Hội Thảo về Biện Dẫn Tôn Giáo (apologetics series) có chủ đề là “Lý‎‎ Do để Tin Tưởng” vào ngày 6 tháng 8 vừa qua tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua, Cô Welborn đã khuyến khích tất cả các tham dự viên của khóa hội thảo hãy biết dùng những thảo luận về cuốn tiểu thuyết này như là “những khoảnh khoắc để rao giảng” và để chỉ ra sự thật qua từng chi tiết của cuốn tiểu thuyết của “Da Vinci.”

Cô Welborn, là một thuyết trình viên trên khắp mọi miền đất nước, đã thách đố tất cả những ai từ Công Giáo chính thống cho đến cấp tiến hãy biết tìm đọc, cũng như đọc đi đọc lại nhiều lần những gì hấp dẫn và lôi cuốn hơn là đọc cuốn tiểu thuyết này. Cô khuyến khích mọi người hãy biết mở rộng lòng trí của họ theo đúng như cách mà họ đã từng thể hiện qua việc đọc cuốn tiểu thuyết đó và biết cách khám phá ra sự thật, qua việc đọc các sách Phúc Âm, để hiểu được sự thật về cuộc sống và tình yêu thương của Thiên Chúa. Cô nói, “Sự thật có lẽ chẳng có gì khác lạ hơn là tiểu thuyết, nhưng nó thì lại tốt đẹp hơn vì lẽ nó chính là sự thật.”

Và vì lý do đó, Cô Welborn nףi, thế tại sao lại không đọc về những tác giả Công Giáo vĩ đại nhất nước, chẳng hạn như Flannery O’Conor và Walker Percy, những người đã nêu ra câu hỏi về đức tin và việc cứu rỗi “để hướng người đọc tới những vấn đề về nội tâm sâu lắng và đưa họ diện đối với đâu là sự thật và đâu là sự giả dối.”

Cô kết luận rằng vì thiếu hiểu biết về Kinh Thánh đối với não trạng của thời đại tân tiến thời nay, cho nên, ai nấy cũng cho rằng chỉ có một người mới biết được về sự thật, còn những người khác thì không. Ngày nay một số người đã dám quả quyết rằng: “Những cuốn sách Phúc Âm trong Tân Ước đã được viết ra rất lâu sau khi các sự kiện gây tranh cãi được đưa ra, do đó, nó không còn có thể tin cậy được nữa, nó chẳng có gì khác hơn là việc mọi người cố đặt hệ tư tưởng vào việc tường thuật cốt truyện.” Thì theo Cô, điều này cho thấy, có một sự thiếu xót về cách giảng dạy giáo l‎‎ý của Giáo Hội. Cô nói: “một số người khác thì lại cho rằng dữ kiện không còn quan trọng nữa, nhưng tôi nghĩ chúng ta phải cần biết cách làm sao để cho những dữ kiện đó trở nên quan trọng trở lại.”

Cha Williams, trong bộ áo tu phục và đội mũ nói: “Chúng ta phải cần có những người như Amy Welborn để mang mọi người quay trở lại với những gì mà Giáo Hội đã dạy và cho là quan trọng.”

Được viết bởi Dan Brown, cuốn sách “Mật mã của Da Vinci” đã được bán ra hơn bảy triệu bản khi nó được tung ra lần đầu vào tháng 3 năm 2003. Cô Welborn, người có văn bằng Thạc Sĩ chuyên về Lịch Sử Giáo Hội từ trường Đại Học Vanderbilt, nói: “Cuốn sách chứa đựng rất nhiều lổi có liên quan đến tôn giáo, lịch sử và nghệ thuật.”

Đối với những ai chưa am hiểu thì cuốn sách đã sai lầm cho là Chúa Giêsu dự tính để cho bà Maria Madalêna sẽ đứng đầu Giáo Hội, và Thánh Phêrô đã cướp lấy quyền lực từ bà và cũng vì lý‎‎ đó mà các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã cố gắng ém nhẹm các chứng cớ về những ‎‎ ý định thật sự của Thánh Phêrô và việc đó đã được khởi đầu qua gần hơn hai thế kỷ sau khi bà bị biến thành quỷ.

Trong thực tế, trong khi danh tánh của Bà đã bị phai nhạt qua nhiều thế kỷ trong lịch sử Giáo Hội vì rằng Bà chính là một gái điếm và là một người tội lỗi như đã được ghi chép lại trong sách Phúc Âm của Thánh Luca từ những ngày sơ khai-một sự nhầm lẫn mà sau đó đã được Tòa Thánh Vaticăn vào năm 1969 hiệu chỉnh lại cho đúng đắn-và kể từ đó Bà được Giáo Hội tôn vinh vì lòng trung thành và với tư cách là một người tội lỗi Bà đã được Thiên Chúa cứu thế, và đã trở thành một vị Thánh của Giáo Hội, được cung kính hằng năm vào ngày 22 tháng 7.

Những chứng cớ không đúng sự thật khác được đưa ra gồm cả việc Chúa Giêsu không thực sự rao giảng những điều đã viết lại trong Phúc Âm nhưng là về điều “cực thánh nữ tính” (sacred feminine) để cưới bà Maria Madalêna, người mà Chúa Giêsu đã chỉ định để lãnh đạo phong trào của Ngài, và điều “bí mật” đó đã được truyền lại cho dòng dõi Sion, vốn đã được miêu tả lại bằng mật mã qua tranh vẽ của nhà họa sĩ đại tài Leonardo Da Vinci trong tác phẩm của Ông về “Bữa Tiệc Ly.” Tác phẩm có chủ ‎‎ vẽ vị tông đồ Gioan giống như là một người phụ nữ, để nhằm ám chỉ đến bà Maria Madalêna trong bữa tiệc ly; và cái ly cốc mà Chúa Giêsu đã sử dụng tại bữa tiệc ly đó, để nhằm ám chỉ bà Maria Madalêna chính là cái cốc ly đó.

Bí mật của cuốn tiểu thuyết được bắt đầu tại Viện Bảo Tàng Louvre ở Paris, là nơi mà người quản l‎‎ נứng đầu của dòng dõi Sion đã bị thảm sát, và người cháu gái của Ông, một chuyên gia về mật mã, đang tiến hành cuộc điều tra. Trong khi đang giải mã các chứng cớ, thì những người điều tra được đưa đến những bức tranh họa của Da Vinci, những văn bản của dòng dõi Sion và điều “bí mật.”

Tác giả của cuốn tiểu thuyết là Dan Brown, cho rằng tất cả những miêu tả về các công trình nghệ thuật, kiến trúc, các văn kiện và lễ nghi bí ẩn trong cuốn tiểu thuyết là hoàn toàn chính xác và rằng dòng dõi Sion chính là một xã hội bí mật được thành lập ra ở Châu Âu vào năm 1099. Ông cũng còn kể rằng vào năm 1975 Thư Viện Quốc Gia Paris đã khám phá ra những bản viết trên giấy da vốn được biết đến như là những Bí Mật của Les Dossiers, tức những thành viên của dòng dõi gồm cả Nhà Bác Học Isaac Newton của Anh Quốc, Da Vinci của Ý Quốc, và nhà đại văn hào Victor Hugo của Pháp Quốc.

Trên trang web của mình, Dan Brown khai rằng: “rất nhiều học giả tin rằng công trình của Leonardo chủ yếu là để đưa ra những bằng chứng về một điều bí truyền lớn ….một điều bí mật mà nó vẫn còn được bảo vệ mãi cho đến ngày nay bởi một dòng họ anh em bí truyền mà Da Vinci chính là một thành viên.”

Cô Welborn thì nói rằng trước tiên Cô đọc qua 700-chữ tóm tắt về cuốn tiểu thuyết và chẳng hề nghĩ ngợi về điều gì cả. Thế nhưng Cô rất ngạc nhiên khi bắt đầu nhận được rất nhiều lá thư tiêu cực tuôn gởi đến cho Cô từ rất nhiều người, và họ nói với Cô rằng là một người phụ nữ Cô phải nên cảm thấy xấu hổ khi cứ chỉ trích câu chuyện, và thậm chí còn tệ hơn nữa là, rất nhiều người tin là cuốn sách nói về sự thật. Cô nhớ lại việc tham dự một cuộc triển lãm về các kho báu của các triều đại giáo hoàng ở thành phố Cincinnati, ở tiểu bang Ohio, thì có một cụ già bình luận với người khác về bức tranh họa rằng, “Bạn biết rằng đó không phải là vị tông đồ Gioan, mà đó là Bà Maria Madalêna, giờ đây thì tất cả mọi người ai nấy cũng đều biết đến cả.”

Chính vì thế mà Cô Welborn đã viết ra một cuốn sách có nhan đề là “Giải Mã Những Bí Mật của Da Vinci” (De-coding Da Vinci), được xuất bản vào mùa Xuân năm 2004 bởi tờ báo Công Giáo, Người Thăm Viếng Chủ Nhật (Our Sunday Visitor). Một trong ba tác giả người Công Giáo cũng đã viết về những cuốn sách để vạch trần sự sai trái của cuốn tiểu thuyết đó, chính vì vậy, mà Cô cũng đã viết ra các cuốn sách về lời cầu nguyện và về các vị Thánh, cũng như sách hướng dẫn mọi người cách thức học hỏi Kinh Thánh, và một loạt bài viết có tiêu đề là “Hãy Chứng Tỏ Nó Đi!” (Prove It!) cho các bạn thanh thiếu niên.

Cô Welborn đề nghị những người “hiểu biết về hội họa” nên tham dự vào các cuộc thảo luận về cuốn sách. Cô nói, trong thời đại Phục Hưng từ năm 1450 đến năm 1600, trước và sau khi họa sĩ Da Vinci được sinh ra, thì việc các học sinh nam trong ngành hội họa vẫn thường hay vẽ về những nhân vật phụ nữ với mái tóc dài, mà Thánh Gioan theo truyền thống đã được vẽ lại như là một người thanh niên trai trẻ đầy sức quyến rũ, là chuyện thường tình. Cô còn nói thêm là Dan Brown thậm chí còn viết sai cả tên của người họa sĩ, vì lẽ, tên họ thật sự của người họa sĩ chính là Leonardo, và Da Vinci chính là nơi xuất xứ của Ông ta.

Trong khi cuốn tiểu thuyết cho rằng phần lớn các công trình của Ông là được Giáo Hội giao, thế nhưng thực chất Da Vinci chỉ vẽ rất ít về những gì mà Giáo Hội đã ủy thác, phần lớn là Ông thích vẽ về những nghiên cứu về khoa học theo ‎‎‎ ý riêng của Ông, Cô Welborn đã cho biết như vậy.

Dòng dõi Sion, như Dan Brown đã miêu tả, được thành lập ra là để lưu truyền một bí mật về chén thánh bởi các hậu duệ thuộc vương triều của Mêrôvê ở Pháp Quốc từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8. Thì rõ ràng đây chính là một lời khai sai lầm và giả dối, vì vào các năm của thập niên 1950, một người Pháp có tư tưởng chống lại Do Thái tên là Pierre Plantard, cũng đã lên tiếng tự nhận mình là hậu duệ của vương triều Pháp Quốc qua dòng dõi của Mêrôvê, do vậy nó trái ngược với điều mà Dan Brown viết trong cuốn sách tiểu thuyết của Ông. Ông cũng đã dùng những tài liệu giả tạo để chứng thực rằng nó thuộc di tích cổ của dòng dõi tại các thư viện của Pháp Quốc và loan truyền rằng đó thuộc về dòng máu hoàng gia của điều bí ẩn về Chúa Giêsu.

Vào tháng hai năm 2004, trên tờ báo New York Times, có một bài viết có nhan đề là “The Da Vinci Con,” nữ tác giả Laura Miller tuyên bố rằng: “Vào đầu những năm của thập niên 1970 một trong những người đồng mưu của Plantard đã thú nhận rằng, họ đã giúp cho Ông dựng ra các tài liệu chứng cớ giả tạo, gồm cả bảng phả hệ giả mô tả Plantard như là một hậu duệ còn xót lại của dòng dõi Mêrôvê (vì cho đó là Chúa Giêsu Kitô) và một danh sách của dòng dõi gồm các tướng lãnh trong quá khứ và đó cũng là một danh sách giống hệt như là danh sách mà Dan Brown có để công bố lại qua cuốn tiểu thuyết của Ông ta, cùng với lời chứng giả tạo về gia phả của dòng dõi có từ thế kỷ thứ chín.” Bài báo được in ra dưới hàng tít trên trang bìa của cuốn tiểu thuyết “Mật mã của Da Vinci”, dưới tiêu đề là “Sự Thật”.

Cô Welborn nói rằng lý‎‎ do tại làm sao mà không có chén thánh trong “bữa tiệc ly” là vì nó dựa theo Phúc Âm của Thánh Gioan, và trong sách Phúc Âm đó, tác giả đã không đề cập gì đến việc hình thành nên Phép Thánh Thể thông qua việc Chúa bẻ bánh và rượu, có lẽ là vì nó được viết ra vào cuối của thế kỷ đầu tiên, đó chính là lúc mà người Kitô giáo bị hành quyết và họ phải bí mật về việc tổ chức các nghi lễ.

Dan Brown cũng còn cho rằng Hoàng Đế La Mã là Constantine thuộc Công Đồng Nicaea vào năm 325 trước Công Nguyên đã gây sức ép đối với các nhà lãnh đạo Giáo Hội thời đó là phải coi Chúa Giêsu như là một nhân vật thiêng liêng, thần thánh chính thức trong mọi giảng dạy của Giáo Hội, và rằng những người Kitô giáo trước thời đại đó xem Chúa Giêsu chỉ thuần túy như là một thầy giáo về mặt luân lý mà thôi. Thế nhưng thực ra, Cô Welborn nói, các tài liệu về lịch sử đã cho thấy rằng, qua bốn cuốn sách Phúc Âm chính, đã phản ánh quá rõ ràng về tính thần thánh, thiêng liêng của Chúa Giêsu, và đó cũng là những nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất nói về cuộc sống của Ngài, và đức tin của các môn đệ Ngàii vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai. Thì rõ ràng là cuốn tiểu thuyết đã tự tương phản đối với chính bản thân nó, khi nói rằng sau cái chết của Chúa Giêsu, phong trào của Thánh Phêrô lại tập trung vào khía cạnh thần thánh, thiêng liêng của Ngài, rõ ràng là đã có sự mâu thuẫn khi đã nói trước kia là vì vị hoàng đế buộc phải loan truyền tư ‎ t‎ởng về sự thần thánh, thiêng liêng của Chúa Kitô trong thế kỷ đầu tiên.

Cô nói tiếp, “những lá thư của Thánh Phaolô gởi cho các tín hữu Thessalônica, Côlôsê và Philíphê đều phản ánh bản tính thiêng liêng, thần thánh của Chúa Giêsu, và chúng có lẽ đã được viết ra vào khoảng 30 năm sau việc Chúa Giêsu bị đóng đanh trên thập tự giá.”

Cuốn tiểu thuyết “Mật mã của Da Vinci” còn đề cập tới Biển Chết và các văn kiện được tìm thấy tại Nag Hammadi, bên Ai Cập vào năm 1945 để nói về “sự thật của câu chuyện chén thánh.” Thế nhưng Cô Welborn nói rằng chỉ có hai trong số 45 văn kiện được tìm thấy tại Nag Hammadi, từ phong trào ngộ đạo, có liên quan một cách hết sức đặc biệt về Chúa Giêsu và mô tả về mối quan hệ độc nhất vô nhị giữa Chúa Giêsu và bà Maria Madalêna, chứ không phải là một mối quan hệ hôn nhân rõ ràng. Biển Chết chỉ nhằm để ám chỉ đến một giáo phái thuộc về dòng tu của người Do Thái là Essenes chứ không phải là Kitô giáo. Cô nói tiếp, tương phản với câu chuyện của Dan Brown, rằng không phải dưới thời đại của Constantine mà tiêu chuẩn về Kinh Thánh được chính thức công nhận, nhưng là nhiều thế kỷ sau đó, với việc lựa chọn tất cả những cuốn sách về Tân Ước nào kéo dài khoảng 300 năm.

Cố nói tiếp, “Thật là mĩa mai khi cuốn tiểu thuyết đã xác nhận rằng Giáo Hội đã ngăn chặn tính cực thánh của nữ tính, trong khi đó Đức Nữ Đồng Trinh Maria đã được Giáo Hội tôn kính qua ngần ấy dòng lịch sử như là mẫu người đáng kính duy nhất của nhân loại về sự vâng lời và đức hạnh. Thậm chí ngay cả tại những chủng viện phóng khoáng nhất ở Hoa Kỳ, một vài học giả vẫn còn hoài nghi về tính chất có thực của các sách Phúc Âm, trong khi đó Dan Brown thì lại tin tưởng vào một tài liệu giả tạo.”

Có thể Dan Brown là một cây viết thông minh, nhưng chắc chắn Ông ta không phải là người lập dị vì “tất cả những gì mà Ông viết về Chúa Giêsu trong cuốn tiểu thuyết, về người Kitô hữu ở thời kỳ sơ khai, về Leonardo, về bà Maria Madalêna là hoàn toàn ăn cắp từ các nguồn tài liệu khác, gồm cả “Máu Thánh, Chén Thánh,” “Mạc Khải về Templar,” và “Người Đàn Bà Từ Chiếc Bình Thạch Cao.” Và chính bản thân của Ông Dan Brown cũng đã tự nhìn nhận về điều này.

Cô kết luận rằng: “Những gì mà Dan Brown nói là hoàn toàn sai lệch và giả tạo và cuốn tiểu thuyết đó chẳng đáng để mà đọc làm gì.” Và Cô đã mạnh mẽ chất vấn các tham dự viên rằng: “Tại sao các độc giả có thể quyết định rằng các sách Phúc Âm là những sách không đáng tin cậy về mặt lịch sử, trong khi những cuốn sách gian dối như vậy thì lại đáng tin cậy để mà đọc?” Và Cô khuyên các tham dự viên rằng, khi đã hỏi ra câu hỏi đó, thì “đừng để họ lẫn trốn mà không có một câu trả lời thích đáng…. vì khi bạn biết mở rộng lòng trí với các sách Phúc Âm, bạn sẽ tìm gặp được Chúa Giêsu Kitô của thành Nazarét, mà tôi e rằng hầu hết mọi độc giả của cuốn tiểu thuyết Da Vinci đã không làm điều này.”

Cô Jackie Tabelli thuộc giáo xứ thánh Anna ở thành phố Marietta, cũng trong tiểu bang GA nói sau khi lắng nghe phần trình bày của Cô Welborn, đã khiến Cô muốn đọc ngay Sách Thánh của Cô. Cô nói: “Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết viết hay. Toàn bộ câu chuyện là giả dối và phóng đại, thế nhưng những mối ngờ vực và những câu hỏi mà nó được đưa ra có khả năng làm suy hại.” Chồng của Cô là anh John thêm vào, “vì lẽ nếu nó không nói về những niềm tin chính yếu cơ bản của Kitô giáo thì nó không phải là một cuốn sách bán chạy nhất.”

Tham dự viên Rich Wharton nói buổi thảo luận này nhắc nhở cho anh biết rằng nhu cầu cần phải biết học hỏi thêm nhiều nữa về đức tin của anh, vì anh chưa hề đọc cuốn tiểu thuyết này, nhưng hy vọng anh sẽ dùng kiến thức học hỏi được như là “những phút giây để truyền giảng.”

Anh Wharton còn nói thêm rằng: “Khuynh hướng đàm đạo về mặt xã hội đã cho thấy rằng người Công Giáo chúng ta đã thiếu xót với Thiên Chúa trong việc trở thành những người cứng rắn và hiểu biết để chia sẽ về sự thật với lòng nhiệt tâm cao. Chúng ta cần phải có một nền tảng hiểu biết vững chắc để có thể nhận ra những lầm lổi, những chi tiết giả tạo và những dị giáo, cũng như biết cách trình bày về sự thật cho một thế giới luôn bị thông tin sai lạc và dối lừa. Về điểm này, Cô Welborn đã chia sẽ với chúng ta về lá thư mà Cô nhận được từ một cô giáo Công Giáo ở tại một trường học Công Giáo trong việc phản hồi lại việc Cô cho ra mắt cuốn sách của mình. Thật là hữu ích khi học biết được đâu là những lổi lầm giả tạo và nhận biết được đâu chính là sự thật, để biết rằng cuốn sách chỉ là một chuyện tầm phào mặc cho các phương tiện truyền thông cứ tiếp tục quảng cáo, và hô hào nó. Và như Cô Welborn đã chỉ ra, một trong những cái bẩy chính khiến cho người đọc thời hiện đại không mấy nghi ngờ về những thông tin sai lạc, thiếu lành mạnh chính là việc rơi vào lời chứng thực rằng Giáo Hội Công Giáo đã đàn áp khía cạnh thiêng liêng của nữ tính-vốn trở nên không thể chối cãi được nếu như có một ai đó biết nhận ra rằng Giáo Hội luôn đặc biệt dành một sự tôn kính cao độ cho Đức Trinh Nữ Maria.”

Cuốn sách “Giải Mã Mật Mã của Da Vinci” được viết bởi Cô Amy Welborn có thể được mua tại trang web của Tờ Báo Người Thăm Viếng Chủ Nhật với giá là $24.95 tại địa chỉ: www.osv.com hay bằng cách gọi điện thoại miễn phí tới số 1-800-348-2440.

Ngoài ra, Qu‎‎ vị cũng cעn cף thể đọc thêm nhiều bài viết của Cô Amy Welborn tại trang web có địa chỉ là www.catholicexchange.com. Cuốn sách “Giải Mã Mật Mã của Da Vinci” của Cô Amy Welborn, gồm có 10 chương, được tóm tắt lại như sau:

Chương 1: Những Bí Mật và Những Lời Nói Dối

Đâu là những điều quả quyết chính mà Dan Brown nói về Chúa Giêsu trong cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code”? Những quả quyết này lấy từ nguồn nào? Thuyết ngộ đạo (Gnostic) là gì? Những bài viết về thuyết ngộ đạo nào mà Dan Brown đã dùng như là nguồn để soạn thảo ra cuốn tiểu thuyết giả dối của Ông? Và đâu là mục đích của thuyết ngộ đạo?

Chương 2: Ai Đã Chọn Ra Các Sách Phúc Âm?

Sách Phúc Âm là gì? Làm sao mà các sách Phúc Âm được viết ra và được thu góm lại trong cuốn sách mà giờ đây chúng ta gọi là Sách Tân Ước? Nền tảng nào để cho rằng các sách Phúc Âm chính là những nguồn thông tin đáng tin cậy nói về đời sống và sứ mạng của Chúa Giêsu? Tại sao mà bạn nghĩ là Dan Brown cố tình làm ngơ về những cuốn sách Phúc Âm này? Dan Brown đã mô tả như thế nào về việc biên soạn của cuốn sách mà giờ đây chúng ta gọi là Sách Tân Ước? Ông ta đã sai lầm về những điểm nào?

Chương 3: Sự Hoạch Định của Thiên Chúa

Dan Brown đã nói gì về lòng tin của những người Kitô giáo thờ sơ khai về Chúa Giêsu? Bằng chứng nào trong Sách Tân Ước cho rằng Ông ta sai lầm?

Chương 4: Những Vị Vua Bị Truất Phế?

Tại làm sao là sai lầm khi nói rằng những bài viết của thuyết ngộ giáo trình bày một bức tranh về “nhân tính” của Chúa Giêsu hơn là cách Sách Phúc Âm? Đâu là bằng chứng cho thấy rằng Chúa Giêsu đã kết hôn? Đâu là bằng chứng cho rằng Ngài đã không kết hôn?

Chương 5: Mẹ Maria, Người Được Gọi Là Maria Madalêna

Đâu là vai trò của Maria Madalêna trong các Sách Phúc Âm? Tại sao điều này là quan trọng? Dan Brown đã nói gì về vai trò của Maria Madalêna trong thời kỳ đầu của đạo Kitô giáo? Và đâu là những bằng chứng của Ông ta? Làm cách nào mà Maria Madalêna đã được nhớ đến qua dòng lịch sử và truyền thống của Kitô giáo?

Chương 6: Thời Đại của Nữ Thần?

Dan Brown quả quyết rằng đạo Kitô giáo trong truyền thống đã cấm đoán (ém nhẹm) bất kỳ những diễn tả nào của người phụ nữ về khía cạnh tâm linh. Thế đâu là sự thật về khía cạnh tâm linh Kitô giáo, về sự tận hiến và về đời sống tôn giáo để cho thấy rằng Ông ta là hoàn toàn sai lầm?

Chương 7: Những Vị Thần Bị Đánh Cắp? Đạo Kitô Giáo và Những Thứ Tôn Giáo Bí Truyền

Trong cuốn “The Da Vinci Code,” Dan Brown nói rằng những thực hành và niềm tin chính yếu của người Kitô giáo chỉ đơn giản được mượn từ ngoại giáo (paganism). Đâu là những chứng cớ trong lịch sử chứng tỏ cho lời nhận xét này?

Chương 8: Chắc Là Ông Ta Đã Nói Đúng về Leonardo da Vinci, Đúng Không?

Leonardo da Vinci là ai? Đâu là những chuyên tâm của Ông qua các tác phẩm về nghệ thuật và công trình của Ông? Tại sao Dan Brown diễn dịch lại công trình nghệ thuật của Leonardo về “Bữa Tiệc Ly” là sai lầm? Đâu là những lỗi lớn khác mà Dan Brown nói về Leonardo và công trình của người họa sĩ này?

Chương 9: Cái Chén Thánh (The Holy Grail), Dòng Dõi (Priory) và Các Hiệp Sĩ Templar

Dan Brown nói gì về cái chén thánh? Truyền thống Châu Âu nói gì về cái chén thánh? Dan Brown đã nói gì về dòng dõi Sion? Nếu chúng ta biết được dòng dõi Sion chính là một tổ chức lừa đảo, thì liệu nó có ảnh hưởng như thế nào trong các chi tiết quả quyết mang tính lịch sử được viết trong cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code”?

Chương 10: Mật Mã của Công Giáo

Làm thế nào mà cuốn tiểu thuyết “The Da Vinci Code” trình bày sai lạc, và móp méo thế giới Kitô giáo? Một số độc giả của cuốn tiểu thuyết này nói rằng có rất ít chi tiết để cho chúng ta có thể biết về đạo Kitô giáo ở thời kỳ sơ khai, do thế, những gì mà cuốn tiểu thuyết nói về “có lẽ là đúng” và đáng để tin tưởng. Đâu là những lổ hỏng hay sai sót về lý lẽ hay lời tranh luận này? Sách Phúc Âm đã miêu tả về dung mạo của Chúa Giêsu khác như thế nào so với những gì được mô tả về Ngài trong cuốn tiểu thuyết này? Bạn có nghĩ là một cuốn tiểu thuyết, như cuốn tiểu thuyết của Dan Brown, là gây nguy hại cho Giáo Hội Công Giáo không? Tại sao có và tại sao không?