Bất chấp gần 5 năm nội chiến, Bác Sĩ Nabil Antaki vẫn ở lại Aleppo để săn sóc bệnh nhân và nay, ông lên tiếng nói về trải nghiệm của mình qua cuộc phỏng vấn của Zenit.
Ngược với những điều chúng ta thường nghe từ truyền thông Tây Phương, ông bảo: “Người dân Đông Aleppo đang trải nghiệm những giây phút hân hoan, vì được giải thoát khỏi những tên khủng bố từng dùng thường dân làm bia đỡ đạn”.
Thực thế, nhiều phương tiện truyền thông mô tả việc các lực lượng chính phủ giải phóng Aleppo như một cơn dịch, trong khi tại hiện trường, bất chấp nhiều khó khăn không thể tránh và nhiều câu truyện tàn ác, dân chúng sống những giây phút này như thể cơn ác mộng đã chấm dứt.
Bác sĩ Nabil Antaki quả quyết như thế. Sinh năm 1941, là bác sĩ chuyên khoa ruột, khi chiến tranh tràn vào Aleppo, ông được người ta khuyên nên ra đi. Nhưng ông đã quyết định ở lại Mouhafaz, là khu phố của ông, nằm ở phía tây thành phố, vì “trong chiến tranh, người ta cần được săn sóc hơn cả”.
Trung thành với lời Thề Hippôcrát, ông đã thi hành bổn phận của mình trong mọi giai đoạn của cuộc xung đột đầy tàn bạo này ở Aleppo. Và nay khi tiếng sung cối đã im tiếng, ông thổ lộ với Zenit như sau:
ZENIT: Thưa Bác Sĩ Antaki, hôm nay ở Tây Phương, người ta có “Ngày Aleppo” để tỏ bầy tình liên đới với dân chúng của thành phố này. Tình hình thực sự ra sao? Nhiều người mất hết nhà cửa trong cuộc tranh chấp…
BS. Antaki: Tình hình của Aleppo hiện nay đã tốt hơn 4 năm qua nhiều. Hiện nó đã gần được giải phóng hoàn toàn khỏi những tên khủng bố nổi loạn. Dân cư Aleppo cảm thấy được an toàn, mấy ngày qua, không còn có chuyện nã đạn súng cối nữa như vẫn xẩy ra hàng ngày trong 4 năm qua. Dân cư Tây Aleppo nay được giải thoát khỏi những tên khủng bố quen sử dụng người làm bia đỡ đạn.
Đúng, hàng ngàn gia đình mất hết nhà cửa, phần lớn 4 năm trước đây, khi quân nổi loạn tràn vào một số khu phố ở Tây Aleppo hồi tháng Bẩy năm 2012. Nửa triệu người lúc ấy đã bỏ nhà cửa và chạy tới các khu phố phía Tây dưới quyền kiểm soát của chính phủ Syria. Trong mấy tuần gần đây, với việc giải phóng phiá Đông, hàng ngàn người đã mất hết nhà cửa. 80% dân chúng Aleppo hiện nay là Những Người Rời Cư Nội Địa (IDP).
ZENIT: Ông là một bác sĩ. Tình hình ‘sức khỏe’ ở Aleppo ra sao, xin ông vui lòng cho biết.
BS. Antaki: Hiện không tệ, tốt hơn trước. Có thể chấp nhận được, không tốt lắm, nhưng chấp nhận được.
ZENIT: Ở Tây Phương, người ta nhấn mạnh nhiều tới việc giải phóng Aleppo, nhất là đối với các thường dân bị mắc kẹt ở phía đông thành phố. Tại sao việc di tản lại khó thi hành như vậy?
BS. Antaki: Việc di tản khó khăn vì hai lý do: Thứ nhất, một số quân nổi loạn bác bỏ thỏa hiệp di tản và bắn thường dân nào muốn di tản. Chúng muốn giữ thường dân làm bia đỡ đạn. Thứ hai, trong thỏa hiệp di tản, quan nổi loạn đồng ý bãi bỏ việc phong tỏa hai căn làng Shiite thuộc Tỉnh Idlib để cho phép việc di tản các người bị thương và bị bệnh. Nhưng, ngay từ đầu, chúng đã không thi hành cam kết của chúng.
ZENIT: Tình hình do ông mô tả khác với tình hình chúng tôi được nghe ở Tây Phương. Ông có tin rằng tin tức về Aleppo do truyền thông Tây Phương chuyển tải không chính xác không?
BS. Antaki: Chắc chắn là như thế, chúng không chính xác và rất thường sai lạc. Họ nói quá và phóng đại các cuộc không kích, nã đạn pháo và sự thống khổ của dân chúng Đông Aleppo và họ gần như không bao giờ tường trình sự đau khổ của dân cư Tây Aleppo, việc nã súng cối hàng ngày vào các khu phố của họ với nhiều tử vong hàng ngày. Họ không tường trình việc quân nổi loạn ngưng, không cung cấp nước uống cho một thành phố 1.5 triệu người.
ZENIT: Theo ý kiến của ông, liệu có sự thông tin sai về Syria hay không?
BS. Antaki: Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, truyền thông Tây Phương đã không trung lập hay khách quan rồi. Họ không có các phóng viên trên đất. Các nguồn thông tin chính của họ là vọng quan sát nhân quyền Syria và các mạng lưới xã hội như Facebook. Về SOHR, đây là một thông tấn khét tiếng, được lập ra trước lúc khởi đầu cuộc chiến, trụ sở ở London, do một người điều khiển với một mục tiêu duy nhất: thông tin sai. Nguồn thông tin thứ hai là các video và hình ảnh đăng trên Facebook và Twitter do các nhà tranh đấu rất gần gũi với những tên khủng bố. Nhiều những cuốn video và hình ảnh này là đồ giả, được làm ở các nước khác trong các thảm kịch khác. Bất hạnh thay, phần lớn truyền thông Tây Phương đã chỉ dựa vào các nguồn này. Họ bị thao túng và đã thông tri cho công luận như thế.
ZENIT: Những người chống đối Assad là ai? Có phải tất cả đều là các tên khủng bố duy Hồi Giáo?
BS. Antaki: Gần như mọi nhóm vũ trang tại trận đều là các tên khủng bố duy Hồi Giáo. Chúng không những chống đối Assad mà còn chống đối quốc gia Syria. Chúng không phải là những người dân chủ. Chúng muốn một quốc gia duy Hồi Giáo. Những người chống đối không vũ trang phần lớn là những người đã rời Syria nhiều năm trước, di cư qua Âu Châu, không còn dính dáng gì tới Syria. Một số người duy lý tưởng.
ZENIT: Ông có tin Assad được đa số ủng hộ không?
BS. Antaki: Tôi nghĩ thế, vì, mấy tuần sau khi cuộc chiến bùng nổ, đa số dân Syria khám phá ra rằng điều đang diễn ra không phải là một cuộc cách mạng nhằm đem lại nhiều dân chủ hơn, nhiều tôn trọng nhân quyền hơn. Đa số người Syria biết rằng đa số những kẻ vũ trang chống đối Assad đều là các tên khủng bố, duy thánh chiến (90,000 là người ngoại quốc), những người chỉ muốn hủy diệt đất nước chúng tôi và lập ra nhà nước duy Hồi Giáo.
ZENIT: Ông là một Kitô hữu. Điều kiện của cộng đồng Kitô Giáo ở Syria thay đổi ra sao từ lúc khởi đầu cuộc chiến?
BS. Antaki: Syria là một quốc gia thế tục. Vị thế của chúng tôi trước chiến tranh và trong chiến tranh không thay đổi. Giống các đồng bào người Hồi Giáo của chúng tôi, các Kitô hữu ở Syria tự coi mình là người Syria trước khi nhận mình là Kitô Hữu. Điều thay đổi là việc giảm bớt một cách không thể tin được con số Kitô hữu ở Aleppo. Ba phần tư đã rời xứ sở. Việc này tạo nên sự đau khổ lớn lao vì chúng tôi là các Kitô hữu tiên khởi của trái đất và Syria là cái nôi của Kitô Giáo.
ZENIT: Ông thấy Syria có tương lai chính trị như thế nào?
BS. Antaki: Sau việc trung lập hóa các tên khủng bố, tương lai Syria hẳn phải được xác định bởi nhân dân Syria, không có sự can thiệp của ngoại bang.
ZENIT: Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với dân chúng Aleppo?
BS. Antaki: Lần đầu tiên trong 5 năm, Lễ Giáng Sinh sẽ được cử hành một cách hân hoan tại Aleppo. Cảm giác giải thoát của người Kitô Hữu, lúc này, khi Aleppo thoát khỏi tay quân khủng bố, là điều rất quan trọng. Họ nhanh chóng quét dọn các nhà thờ chính tòa đã bị phá hủy để cử hành Lễ Giáng Sinh và Thánh Lễ. Họ trang hoàng các nhà thờ và đường phố và, lần đầu tiên trong 5 năm, được hạnh phúc tương đối.
Ngược với những điều chúng ta thường nghe từ truyền thông Tây Phương, ông bảo: “Người dân Đông Aleppo đang trải nghiệm những giây phút hân hoan, vì được giải thoát khỏi những tên khủng bố từng dùng thường dân làm bia đỡ đạn”.
Thực thế, nhiều phương tiện truyền thông mô tả việc các lực lượng chính phủ giải phóng Aleppo như một cơn dịch, trong khi tại hiện trường, bất chấp nhiều khó khăn không thể tránh và nhiều câu truyện tàn ác, dân chúng sống những giây phút này như thể cơn ác mộng đã chấm dứt.
Bác sĩ Nabil Antaki quả quyết như thế. Sinh năm 1941, là bác sĩ chuyên khoa ruột, khi chiến tranh tràn vào Aleppo, ông được người ta khuyên nên ra đi. Nhưng ông đã quyết định ở lại Mouhafaz, là khu phố của ông, nằm ở phía tây thành phố, vì “trong chiến tranh, người ta cần được săn sóc hơn cả”.
Trung thành với lời Thề Hippôcrát, ông đã thi hành bổn phận của mình trong mọi giai đoạn của cuộc xung đột đầy tàn bạo này ở Aleppo. Và nay khi tiếng sung cối đã im tiếng, ông thổ lộ với Zenit như sau:
ZENIT: Thưa Bác Sĩ Antaki, hôm nay ở Tây Phương, người ta có “Ngày Aleppo” để tỏ bầy tình liên đới với dân chúng của thành phố này. Tình hình thực sự ra sao? Nhiều người mất hết nhà cửa trong cuộc tranh chấp…
BS. Antaki: Tình hình của Aleppo hiện nay đã tốt hơn 4 năm qua nhiều. Hiện nó đã gần được giải phóng hoàn toàn khỏi những tên khủng bố nổi loạn. Dân cư Aleppo cảm thấy được an toàn, mấy ngày qua, không còn có chuyện nã đạn súng cối nữa như vẫn xẩy ra hàng ngày trong 4 năm qua. Dân cư Tây Aleppo nay được giải thoát khỏi những tên khủng bố quen sử dụng người làm bia đỡ đạn.
Đúng, hàng ngàn gia đình mất hết nhà cửa, phần lớn 4 năm trước đây, khi quân nổi loạn tràn vào một số khu phố ở Tây Aleppo hồi tháng Bẩy năm 2012. Nửa triệu người lúc ấy đã bỏ nhà cửa và chạy tới các khu phố phía Tây dưới quyền kiểm soát của chính phủ Syria. Trong mấy tuần gần đây, với việc giải phóng phiá Đông, hàng ngàn người đã mất hết nhà cửa. 80% dân chúng Aleppo hiện nay là Những Người Rời Cư Nội Địa (IDP).
ZENIT: Ông là một bác sĩ. Tình hình ‘sức khỏe’ ở Aleppo ra sao, xin ông vui lòng cho biết.
BS. Antaki: Hiện không tệ, tốt hơn trước. Có thể chấp nhận được, không tốt lắm, nhưng chấp nhận được.
ZENIT: Ở Tây Phương, người ta nhấn mạnh nhiều tới việc giải phóng Aleppo, nhất là đối với các thường dân bị mắc kẹt ở phía đông thành phố. Tại sao việc di tản lại khó thi hành như vậy?
BS. Antaki: Việc di tản khó khăn vì hai lý do: Thứ nhất, một số quân nổi loạn bác bỏ thỏa hiệp di tản và bắn thường dân nào muốn di tản. Chúng muốn giữ thường dân làm bia đỡ đạn. Thứ hai, trong thỏa hiệp di tản, quan nổi loạn đồng ý bãi bỏ việc phong tỏa hai căn làng Shiite thuộc Tỉnh Idlib để cho phép việc di tản các người bị thương và bị bệnh. Nhưng, ngay từ đầu, chúng đã không thi hành cam kết của chúng.
ZENIT: Tình hình do ông mô tả khác với tình hình chúng tôi được nghe ở Tây Phương. Ông có tin rằng tin tức về Aleppo do truyền thông Tây Phương chuyển tải không chính xác không?
BS. Antaki: Chắc chắn là như thế, chúng không chính xác và rất thường sai lạc. Họ nói quá và phóng đại các cuộc không kích, nã đạn pháo và sự thống khổ của dân chúng Đông Aleppo và họ gần như không bao giờ tường trình sự đau khổ của dân cư Tây Aleppo, việc nã súng cối hàng ngày vào các khu phố của họ với nhiều tử vong hàng ngày. Họ không tường trình việc quân nổi loạn ngưng, không cung cấp nước uống cho một thành phố 1.5 triệu người.
ZENIT: Theo ý kiến của ông, liệu có sự thông tin sai về Syria hay không?
BS. Antaki: Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, truyền thông Tây Phương đã không trung lập hay khách quan rồi. Họ không có các phóng viên trên đất. Các nguồn thông tin chính của họ là vọng quan sát nhân quyền Syria và các mạng lưới xã hội như Facebook. Về SOHR, đây là một thông tấn khét tiếng, được lập ra trước lúc khởi đầu cuộc chiến, trụ sở ở London, do một người điều khiển với một mục tiêu duy nhất: thông tin sai. Nguồn thông tin thứ hai là các video và hình ảnh đăng trên Facebook và Twitter do các nhà tranh đấu rất gần gũi với những tên khủng bố. Nhiều những cuốn video và hình ảnh này là đồ giả, được làm ở các nước khác trong các thảm kịch khác. Bất hạnh thay, phần lớn truyền thông Tây Phương đã chỉ dựa vào các nguồn này. Họ bị thao túng và đã thông tri cho công luận như thế.
ZENIT: Những người chống đối Assad là ai? Có phải tất cả đều là các tên khủng bố duy Hồi Giáo?
BS. Antaki: Gần như mọi nhóm vũ trang tại trận đều là các tên khủng bố duy Hồi Giáo. Chúng không những chống đối Assad mà còn chống đối quốc gia Syria. Chúng không phải là những người dân chủ. Chúng muốn một quốc gia duy Hồi Giáo. Những người chống đối không vũ trang phần lớn là những người đã rời Syria nhiều năm trước, di cư qua Âu Châu, không còn dính dáng gì tới Syria. Một số người duy lý tưởng.
ZENIT: Ông có tin Assad được đa số ủng hộ không?
BS. Antaki: Tôi nghĩ thế, vì, mấy tuần sau khi cuộc chiến bùng nổ, đa số dân Syria khám phá ra rằng điều đang diễn ra không phải là một cuộc cách mạng nhằm đem lại nhiều dân chủ hơn, nhiều tôn trọng nhân quyền hơn. Đa số người Syria biết rằng đa số những kẻ vũ trang chống đối Assad đều là các tên khủng bố, duy thánh chiến (90,000 là người ngoại quốc), những người chỉ muốn hủy diệt đất nước chúng tôi và lập ra nhà nước duy Hồi Giáo.
ZENIT: Ông là một Kitô hữu. Điều kiện của cộng đồng Kitô Giáo ở Syria thay đổi ra sao từ lúc khởi đầu cuộc chiến?
BS. Antaki: Syria là một quốc gia thế tục. Vị thế của chúng tôi trước chiến tranh và trong chiến tranh không thay đổi. Giống các đồng bào người Hồi Giáo của chúng tôi, các Kitô hữu ở Syria tự coi mình là người Syria trước khi nhận mình là Kitô Hữu. Điều thay đổi là việc giảm bớt một cách không thể tin được con số Kitô hữu ở Aleppo. Ba phần tư đã rời xứ sở. Việc này tạo nên sự đau khổ lớn lao vì chúng tôi là các Kitô hữu tiên khởi của trái đất và Syria là cái nôi của Kitô Giáo.
ZENIT: Ông thấy Syria có tương lai chính trị như thế nào?
BS. Antaki: Sau việc trung lập hóa các tên khủng bố, tương lai Syria hẳn phải được xác định bởi nhân dân Syria, không có sự can thiệp của ngoại bang.
ZENIT: Lễ Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với dân chúng Aleppo?
BS. Antaki: Lần đầu tiên trong 5 năm, Lễ Giáng Sinh sẽ được cử hành một cách hân hoan tại Aleppo. Cảm giác giải thoát của người Kitô Hữu, lúc này, khi Aleppo thoát khỏi tay quân khủng bố, là điều rất quan trọng. Họ nhanh chóng quét dọn các nhà thờ chính tòa đã bị phá hủy để cử hành Lễ Giáng Sinh và Thánh Lễ. Họ trang hoàng các nhà thờ và đường phố và, lần đầu tiên trong 5 năm, được hạnh phúc tương đối.