Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến
Suy niệm Chúa Nhật III - Năm A
(Mt 12, 12-23 )
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa tại sông Giorđan, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian " (Ga 1, 29). Điều các ngôn sứ đã báo trước nay được thực hiện : "Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 (Hr 8, 23b - 9, 3). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết (x.Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17).
Ánh sáng ấy là Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu "rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : "Để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia" (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc Asyri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin : "Dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt". Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : "Hối cải" nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên thánh Phaolô có thể nói : "Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không". Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Hối cải để hiệp nhất
Lời Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến", vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Sự quyết tâm hoán cải, trở về cùng Chúa Kitô là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra Thánh Tông Đồ đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo Hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật III - Năm A
(Mt 12, 12-23 )
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa tại sông Giorđan, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian " (Ga 1, 29). Điều các ngôn sứ đã báo trước nay được thực hiện : "Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 (Hr 8, 23b - 9, 3). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết (x.Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17).
Ánh sáng ấy là Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu "rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : "Để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia" (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc Asyri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin : "Dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt". Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : "Hối cải" nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên thánh Phaolô có thể nói : "Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không". Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Hối cải để hiệp nhất
Lời Chúa mời gọi chúng ta : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến", vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Sự quyết tâm hoán cải, trở về cùng Chúa Kitô là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra Thánh Tông Đồ đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo Hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ