(UCAN 15/11/2004). Cuốn Đối Chiếu Bốn Phúc Âm và bản Kinh Thánh mới của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ chưa ra mắt chính thức đã dành được cảm tình của các giáo sư và sinh viên tại Sàigòn.
Cha Antôn Trần Đình Long, thuộc dòng Đa Minh, cho phóng viên thông tấn xã Công Giáo Á Châu UCAN biết hôm 2/11/2004 là cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” và cuốn “Bốn Phúc Âm” rất hữu dụng cho những ai nghiên cứu Kinh Thánh. Những người Công Giáo không thể tham dự các khóa Kinh Thánh có thể dùng những sách này như là những nguồn trợ giúp cho mình.
Sau khi đã được giáo quyền phê chuẩn hôm 5/10/2004, hai cuốn sách này sẽ được xuất bản vào cuối tháng 12 bởi nhà xuất bản Tôn Giáo tại Hà Nội.
Tuy nhiên, cha Long, người đã dạy các lớp Kinh Thánh trong 10 năm qua, đã xin Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện trước 200 bản của hai cuốn sách trên để phân phát cho các sinh viên của ngài.
Vị linh mục 50 tuổi này là người đầu tiên dùng hai cuốn sách trên và đánh giá cao cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm”. Việc trình bày song song những đoạn có liên hệ trong Phúc Âm, đặc biệt những Phúc Âm Nhất Lãm của Thánh Luca, Máccô, và Mathêu, có thể giúp người học “hiểu sâu sắc hơn Lời Chúa và nhận ra dễ dàng các ý tưởng thần học và văn phong của các tác giả”. Cha Long nhận xét rằng phương pháp đối chiếu như thế đã được các sinh viên học Kinh Thánh trên thế giới dùng từ lâu.
Các khóa học của cha Long được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Phaolô Nguyễn Văn Bình trong khuôn viên của Tu Viện Mai Khôi, 44 Tú Xương, Tân Định, Sàigòn. Các khóa học này thu hút anh chị em giáo dân và các tu sĩ của nhiều dòng tu và tu hội đời. Hiện nay, có khoảng 140 sinh viên theo học Kinh Thánh và họ đã dùng hai cuốn sách trên cả năm qua.
Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô, một thành viên trong nhóm phiên dịch, cho biết phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” dày 356 trang. Cuốn sách được chia thành 376 mục. Độc giả có thể tìm các đoạn Kinh Thánh trong hai bảng đối chiếu, theo đề mục hay theo Phúc Âm. Chỉ có 5000 bản được phép in ra với giá bán 30,000 đồng tiền Việt Nam.
Bên cạnh cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” là cuốn “Bốn Phúc Âm” dày 379 trang đã được tu chỉnh bản dịch Tân Ước đầu tiên của nhóm được xuất bản năm 1994. 20,000 bản dịch Tân Ước đầu tiên của nhóm đã được in ra với giá bán 15,000 đồng.
Cha Tỉnh cho biết: “Việc tái duyệt lại bản dịch Phúc Âm là để đáp lại nhu cầu của độc giả. Mục tiêu là giúp họ tiếp cận sát đến mức có thể với bản gốc để họ hiểu Kinh Thánh sâu sắc hơn”.
Anh Giuse Vũ Xuân Cứ, một thành viên dòng Ba Đa Minh, dạy về Kinh Thánh cho phóng viên UCAN biết rằng với 2 cuốn sách này, các sinh viên có thể học Kinh Thánh dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu chéo nhiều đoạn văn.
“Trừ ra những đề mục chuyên biệt, độc giả có thể tự mình hiểu được khoảng 70%”.
Cô Maria Têrêxa Hoàng Thái Nguyên Lý, một sinh viên, khẳng định sự hữu ích của hai cuốn sách. Nhờ dùng những sách này, cô không phải ghi chép nhiều và “có thể hiểu được Kinh Thánh sâu hơn”.
Cha Long cho biết thêm là hai cuốn sách này giúp ngài tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị bài và nâng cao phẩm chất giảng dạy. Cha cho biết là các sinh viên được khích lệ dùng cùng lúc hai cuốn sách. Trước hết họ so sánh những điểm tương đồng giữa các Phúc Âm trong cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” sau đó đọc những chú giải trong cuốn “Bốn Phúc Âm”. Bằng cách này các sinh viên thấy thú vị hơn khi học hỏi Kinh Thánh.
Nữ tu Maria Phạm Thị Hiền, bề trên tổng quyền dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán cho phóng viên UCAN biết là nhu cầu học hỏi Kinh Thánh của anh chị em giáo dân và các tu sĩ là rất lớn. Các tài nguyên về Kinh Thánh tại Việt Nam không đủ vì nhiều học viên trở ngại trong việc đọc các sách viết bằng Anh và Pháp ngữ là những sách nhiều nhất trong các thư viện của Giáo Hội.
Cha Tỉnh cho biết cuốn “Kinh Thánh trọn bộ: Cựu Ước và Tân Ước” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ không có phần chú giải đã được nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1998 và tới nay 200,000 bản đã được in ra. Bản được nhuận sắc và thêm các chú giải của Tân Ước sẽ hoàn thành vào năm 2006.
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ được thành lập tại Sàigòn vào năm 1971 gồm 19 thành viên trong đó có các linh mục, nữ tu và anh chị em giáo dân. Liên Hiệp Thánh Kinh Hội Thế Giới công nhận Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ là thành viên từ năm 1995.
Cha Antôn Trần Đình Long, thuộc dòng Đa Minh, cho phóng viên thông tấn xã Công Giáo Á Châu UCAN biết hôm 2/11/2004 là cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” và cuốn “Bốn Phúc Âm” rất hữu dụng cho những ai nghiên cứu Kinh Thánh. Những người Công Giáo không thể tham dự các khóa Kinh Thánh có thể dùng những sách này như là những nguồn trợ giúp cho mình.
Sau khi đã được giáo quyền phê chuẩn hôm 5/10/2004, hai cuốn sách này sẽ được xuất bản vào cuối tháng 12 bởi nhà xuất bản Tôn Giáo tại Hà Nội.
Tuy nhiên, cha Long, người đã dạy các lớp Kinh Thánh trong 10 năm qua, đã xin Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện trước 200 bản của hai cuốn sách trên để phân phát cho các sinh viên của ngài.
Vị linh mục 50 tuổi này là người đầu tiên dùng hai cuốn sách trên và đánh giá cao cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm”. Việc trình bày song song những đoạn có liên hệ trong Phúc Âm, đặc biệt những Phúc Âm Nhất Lãm của Thánh Luca, Máccô, và Mathêu, có thể giúp người học “hiểu sâu sắc hơn Lời Chúa và nhận ra dễ dàng các ý tưởng thần học và văn phong của các tác giả”. Cha Long nhận xét rằng phương pháp đối chiếu như thế đã được các sinh viên học Kinh Thánh trên thế giới dùng từ lâu.
Các khóa học của cha Long được tổ chức tại Trung Tâm Mục Vụ Phaolô Nguyễn Văn Bình trong khuôn viên của Tu Viện Mai Khôi, 44 Tú Xương, Tân Định, Sàigòn. Các khóa học này thu hút anh chị em giáo dân và các tu sĩ của nhiều dòng tu và tu hội đời. Hiện nay, có khoảng 140 sinh viên theo học Kinh Thánh và họ đã dùng hai cuốn sách trên cả năm qua.
Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, dòng Phanxicô, một thành viên trong nhóm phiên dịch, cho biết phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” dày 356 trang. Cuốn sách được chia thành 376 mục. Độc giả có thể tìm các đoạn Kinh Thánh trong hai bảng đối chiếu, theo đề mục hay theo Phúc Âm. Chỉ có 5000 bản được phép in ra với giá bán 30,000 đồng tiền Việt Nam.
Bên cạnh cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” là cuốn “Bốn Phúc Âm” dày 379 trang đã được tu chỉnh bản dịch Tân Ước đầu tiên của nhóm được xuất bản năm 1994. 20,000 bản dịch Tân Ước đầu tiên của nhóm đã được in ra với giá bán 15,000 đồng.
Cha Tỉnh cho biết: “Việc tái duyệt lại bản dịch Phúc Âm là để đáp lại nhu cầu của độc giả. Mục tiêu là giúp họ tiếp cận sát đến mức có thể với bản gốc để họ hiểu Kinh Thánh sâu sắc hơn”.
Anh Giuse Vũ Xuân Cứ, một thành viên dòng Ba Đa Minh, dạy về Kinh Thánh cho phóng viên UCAN biết rằng với 2 cuốn sách này, các sinh viên có thể học Kinh Thánh dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu chéo nhiều đoạn văn.
“Trừ ra những đề mục chuyên biệt, độc giả có thể tự mình hiểu được khoảng 70%”.
Cô Maria Têrêxa Hoàng Thái Nguyên Lý, một sinh viên, khẳng định sự hữu ích của hai cuốn sách. Nhờ dùng những sách này, cô không phải ghi chép nhiều và “có thể hiểu được Kinh Thánh sâu hơn”.
Cha Long cho biết thêm là hai cuốn sách này giúp ngài tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị bài và nâng cao phẩm chất giảng dạy. Cha cho biết là các sinh viên được khích lệ dùng cùng lúc hai cuốn sách. Trước hết họ so sánh những điểm tương đồng giữa các Phúc Âm trong cuốn “Đối Chiếu Bốn Phúc Âm” sau đó đọc những chú giải trong cuốn “Bốn Phúc Âm”. Bằng cách này các sinh viên thấy thú vị hơn khi học hỏi Kinh Thánh.
Nữ tu Maria Phạm Thị Hiền, bề trên tổng quyền dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán cho phóng viên UCAN biết là nhu cầu học hỏi Kinh Thánh của anh chị em giáo dân và các tu sĩ là rất lớn. Các tài nguyên về Kinh Thánh tại Việt Nam không đủ vì nhiều học viên trở ngại trong việc đọc các sách viết bằng Anh và Pháp ngữ là những sách nhiều nhất trong các thư viện của Giáo Hội.
Cha Tỉnh cho biết cuốn “Kinh Thánh trọn bộ: Cựu Ước và Tân Ước” của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ không có phần chú giải đã được nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1998 và tới nay 200,000 bản đã được in ra. Bản được nhuận sắc và thêm các chú giải của Tân Ước sẽ hoàn thành vào năm 2006.
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ được thành lập tại Sàigòn vào năm 1971 gồm 19 thành viên trong đó có các linh mục, nữ tu và anh chị em giáo dân. Liên Hiệp Thánh Kinh Hội Thế Giới công nhận Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ là thành viên từ năm 1995.