Trong thông điệp gửi nhân dân Ai Cập trước khi lên đường qua nước này, Đức Phanxicô nhắc đến vị đứng đầu Giáo Hội Công Giáo tại Ai Cập sau cùng, Đức Thượng Phụ Công Giáo Coptic.
Đức Thượng Phụ ấy chính là Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaac Sidrak, được bầu năm 2013. Và dù tước hiệu của ngài là Thượng Phụ Công Giáo Coptic Alexandria, nhưng Tòa Thượng Phụ của ngài được đặt ở Cairo, Thủ Đô Ai Cập với nhà thờ chính tòa là Nhà Thờ Đức Bà Ai Cập ở Nars, ngoại ô Cairo.
Số tín hữu của Tòa Thượng Phụ rất khiêm nhường so với số dân Kitô Giáo nói chung của Ai Cập. Người ta cho rằng dân số Công Giáo Ai Cập bắt đầu có từ thời Anh cai trị nước này. Tuy nhiên, sau Cách Mạng 1952 lật đổ Vua Farouk, phần lớn đã trở lại Âu Châu. Đã ít thì chớ, người Công Giáo Ai Cập còn thuộc 7 Giáo Hội độc lập (sui juris) với các nghi lễ khác biệt nhau, mà lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Coptic, do Thượng Phụ Alexandria lãnh đạo.
Đa số Kitô hữu tại Ai Cập thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic Alexandria. Con số người Công Giáo ở Ai Cập (ít hơn 200,000 người) chỉ chiếm chưa tới nửa phần trăm tổng dân số Ai Cập, được ước tính khoảng 75 triệu người. Phần lớn các người Công Giáo theo nghi lễ La Tinh là gốc Ý hay Malta, trong khi các người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp và nghi lễ Maronite thì chủ yếu gốc Li Băng.
Giáo Hội Công Giáo Coptic là một Giáo Hội Công Giáo Đông Phương đặc thù hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội này theo nghi lễ Alexandria. Điều đáng lưu ý là trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Giáo Hội này độc đáo sử dụng tiếng Coptic trong phụng vụ, do đó mà có tên Coptic. Đây là một ngôn ngữ phát sinh từ tiếng cổ Ai Cập.
Gốc tích Giáo Hội Công Giáo Coptic
Về nguồn gốc, từ thời Công Đồng Canxêđoan năm 451, ta biết đã có những tín hữu Copt tin Chúa Giêsu có hai bản tính (dyophysite). Thời Đức Giáo Hoàng Honorius (625-638), có những người Copt nói tiếng Bohairic thích nền Kitô học chủ trương thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô kết hợp nên một bản tính kép (miaphysite, mia tiếng Hy Lạp có nghĩa là một) hơn là Người chỉ có một bản tính (monophysite). Tuy nhiên, không lâu sau, họ dần dần bị đồng hóa vào nghi lễ Melkite ở Alexandria.
Từ ngày có sự chia rẽ giữa Alexandria và Rôma, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm sự tái hợp nhất. Nổi nhất, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, ấn bản mới đây, là cố gắng chính thức tại Công Đồng Florence năm 1439. Đại diện của Giáo Hội Coptic, nhân danh thượng phụ của họ, đã ký văn kiện hiệp thông tựa là Cantate Domino với Rôma ngày 4 tháng Hai nằm 1442. Nhưng văn kiện này không được các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ai Cập phê chuẩn, nên không có kết quả gì.
Cuối thế kỷ 16, Tòa Thánh thiết lập một đại diện tông tòa cho Giáo Hội Coptic dưới sự kiểm soát của Dòng Phanxicô. Đồng thời, Học Viện Rôma của Bộ Truyền Giáo mở cửa đón nhận người Copt. Trong số các sinh viên này, có các chủng sinh Abou-el- Keir Bicharah, và Raphael el Toukhy. Vị sau in các sách phụng vụ Coptic ở Rôma và soạn cuốn tự điển Coptic-Ả Rập năm 1746.
Các cố gắng tái lập hợp nhất giữa ba ngành Kitô Giáo ở Ai Cập, tức Chính Thống Copt Phương Đông, Chính Thống Byzantine và Công Giáo Copt Đông Phương, có rất ít thành công trong lịch sử. Tuy nhiên, năm 1741, khi thượng phụ Coptic của Giêrusalem, Atanasiô, nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, ngài được đặt làm đại diện tông tòa coi sóc các người Công Giáo Coptic ở Ai Cập, lúc ấy chỉ trên dưới 2,000 người. Đây là hơi thở đầu tiên phục sinh Giáo Hội Công Giáo Coptic, nhưng Đức Atanasiô không bao giờ được phép đặt chân lên Ai Cập. Vả lại sau đó, chính vị giám mục này trở về với Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Qua thế kỷ 19, Công Giáo Đông Phương được Mohammed Aly khích lệ, nhờ Thủ Tướng El-Moa’lem Ghaly, vốn là người Công Giáo Copt Đông Phương. Tòa Thánh bèn đề cử những người sau đây làm giám mục: Theodoros Abou- Karem năm 1815, Maximos Gayed (giám quản) năm 1824, Athanasios Khousam năm 1834, và Aghapios Bichay năm 1866.
Năm 1824, cho rằng phó vương Ottoman muốn có một thượng phụ cho người Công Giáo Coptic, Đức Giáo Hoàng đã thiết lập tòa thượng phụ Alexandria nhưng tòa này chỉ có trên danh nghĩa. Tuy nhiên, đế quốc Ottoman cho phép người Công Giáo Coptic xây dựng nhà thờ riêng.
Con số người Công Giáo Coptic, nhờ thế, gia tăng đến độ Đức Giáo Hoàng Leo XIII phục hồi toà thượng phụ Công Giáo vào năm 1895 và năm 1899, ngài bổ nhiệm Cyril Makraios làm Thượng Phụ Công Giáo Copt. Năm 1910, vị này bị truất tòa vì rơi vào ly giáo, nhưng năm 1921 đã thần phục Tòa Thánh. Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ tiếp tục trống tòa từ năm 1910 tới năm 1947, khi Đức Piô XII bổ nhiệm thượng phụ Mark Khouzam, người vốn là giám quản. Vị này qua đời năm 1958 và vị kế nhiệm ngài là Đức Stephanos I Sidarous.
Tổ chức Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo Coptic độc lập chỉ có một giáo tỉnh, trên lãnh thổ Ai Cập mà thôi. Thượng phụ là tổng giám mục giáo đô duy nhất, giữ tước hiệu Alexandria như ngày xưa nhưng tòa của ngài, như trên đã nói, nằm ở Thủ Đô Cairo của Ai Cập.
Ngài có 7 giám mục phụ thuộc trên cả nước tại các tòa giám mục (tiếng Anh gọi là eparchy): Alexandria, Assiut, Guizeh (Gizah), Ismayliah, Luqsor (Luxor), Minya và Sohag.
Vị thượng phụ hiện nay, Ibrahim Isaac Sidrak, sinh năm 1955, chịu chức linh mục năm 1980, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana ở Rôma, làm giám đốc chủng viện ở Maadi và năm 2002, được bổ nhiệm làm giám mục Minya, phục vụ ở đấy cho tới khi được bầu làm thượng phụ ngày 15 tháng Giêng năm 2013, kế nhiệm thượng phụ Antonios I Naguib từ chức vì lý do sức khỏe. Ba ngày sau, ngài xin được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Phần lớn ứng viên linh mục của Giáo Hội này được huấn luyện tại Chủng Viện Thánh Lêô ở Cairo. Hơn 100 giáo xứ có trường tiểu học và một số giáo xứ có trường trung học. Giáo Hội có một bệnh viện tại Assiut và một số sở phát thuốc và bệnh xá, và một số viện mồ côi.
Công Giáo Coptic không có các đan viện như truyền thống Chính Thống Coptic. Nhưng năm 2006, có tỉnh dòng Phanxicô phụ thuộc tòa thượng phụ, và một tỉnh dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Cũng như người Chính Thống Coptic, người Công Giáo Coptic, trong mấy năm gần đây di cư qua các nước Tây Phương khá đông và hiện có tới 11 cộng đồng ở ngoại quốc, mỗi cộng đồng có một linh mục trông coi: 2 ở Ý, 1 ở Pháp, 2 ở Canada, 3 ở Hoa Kỳ, 1 ở Úc và 1 ở Kuwait. Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Beirut là đấng bản quyền của người Công Giáo Coptic tại Li Băng.
Tình thế hiện nay
Nhân dịp viếng Mộ Hai Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 6 tháng Hai năm nay, Đức Cha Emmanuel Bishay, Giám Mục Luxor cho hay quan tâm lớn hiện nay là giáo dục. Ngài nói:
“Chúng tôi đã thiết lập 2 viện giáo lý, một ở Luxor và một ở Aswan, và các lớp này hiện có 250 người tham dự. Ngày 8 tháng Mười Hai năm ngoái, chúng tôi phát động năm ơn gọi, đặt dưới sự phù trì của Trinh Nữ Maria”. Hiện đã có 5 thiếu niên biện phân ơn gọi và có thể vào chủng viện năm tới.
Chủ nghĩa khủng bố là một quan tâm khác của Giáo Hội Công Giáo Coptic. Ngài nói rằng:
“Người Ai Cập rất lưu ý, vì họ biết rằng chủ nghĩa khủng bố nhằm phá hoại sự đòan kết đất nước cũng như đời sống chung với anh chị em Hồi Giáo”.
Bất chấp các biến cố trong đó, nhiều nhà thờ bị người cực đoan thiêu đốt, “không phản ứng nào chống lại cộng đồng Hồi Giáo đã phát xuất từ Giáo Hội Công Giáo”.
Chính Phủ Ai Cập hiểu rõ vấn đề và đang giúp tái thiết các nhà thờ bị phá hủy. Lễ Giáng Sinh 2014 cũng đánh dấu thiện chí mới của Tổng Thống Abdel Fattah el-Sisi, khi ông tới thăm Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Giáo. Đức Cha cho hay:
“Lần đầu tiên xưa nay, một tổng thống của Cộng Hòa Ai Cập đã dành đêm Giáng Sinh tham dự Thánh Lễ”.
Xã hội Ai Cập hết sức ngỡ ngàng trước thảm cảnh sát hại 20 tín hữu Chính Thống Coptic hồi tháng Hai năm 2015. Tuy nhiên, các Kitô hữu vẫn còn gặp khó khăn khi xin phép xây nhà thờ mới. Nhưng Đức Cha Bishay khá lạc quan trước viễn ảnh tương lai nhờ việc thông qua đạo luật mới về xây cất và tái thiết các nhà thờ.
Còn về cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Coptic, Đức Cha cho hay đang tiến triển tốt. Ngài cho rằng:
“Chúng tôi đang sống trong một thời có những thúc đẩy tích cực, vì Thượng Phụ Tawadros đang đẩy mạnh việc hợp nhất Kitô Giáo. Năm 2013, ngài viếng Rôma 1 tuần lễ, gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 10 tháng Năm. Từ đó trở đi, vào ngày 10 tháng Năm đều có ngày hội qui tụ người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Đường phải đi còn dài, nhưng chúng tôi đang bước trên đường hợp nhất”.
Như muốn củng cố quan tâm giáo dục của Đức Cha Bishay, Cha May, người vốn dành nhiều năm huấn luyện các linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Coptic, trong đó, có đức ông Yoannis Lahzi Gaid, một trong các thư ký riêng của Đức Phanxicô và sẽ là thông dịch viên của ngài trong chuyến tông du này, cho hay: ngài khích lệ các chủng sinh rời bỏ các bức tường Giáo Hội, tích cực làm việc trong thế giới nhiều rủi ro của công bình xã hội và cởi mở đối với sự giúp đỡ và thiện ý của những người thiện chí.
Một trong các học trò cũ của cha hiện đang dọn nhiều nẻo đường mới cho cuộc đối thoại liên tôn và đại kết. Đó là Cha Boulos Nassif, mà việc làm đã được quay thành phim tài liệu dưới tựa đề “A Story of Friendship" phổ biến trên YouTube.
Cha Nassif thành lập thừa tác vụ nhà tù Tay Trong Tay khi các người Hồi Giáo muốn có cùng một dịch vụ cha vẫn cung cấp cho các tù nhân Công Giáo và gia đình họ. Vì sợ mang tiếng là cải đạo, nên cha đã tìm sự cộng tác của một giáo sĩ Hồi Giáo địa phương. Nay, hai cộng đồng đang cùng nhau làm việc trong lãnh vực này.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng như trên, nhất là nâng cao tinh thần cho người giáo dân Công Giáo Coptic. Giống như Đức Gioan Phaolô II đã làm năm 2000.
Thực vậy, lúc ấy nhiều người Công Giáo cảm thấy bị xử tệ, bị anh em Chính Thống coi là lạc giáo và anh em Hồi Giáo coi là vô đạo hay thờ ngẫu thần.
Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II tới, lần đầu tiên, người Công Giáo cảm thấy hãnh diện và phấn khởi được làm người Công Giáo và làm Kitô hữu cùng một lúc. Cha mong Đức Phanxicô sẽ có cùng một tác động như thế.
Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập và là cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn thì cho rằng sự hiện diện của Công Giáo “vừa được phong phú hóa vừa bị làm yếu đi bởi sự kiện được hợp thành bởi 7 Giáo Hội khác biệt: Công Giáo Coptic, Melkite, Maronite, Công Giáo Syria, Công Giáo Ácmêni, Canđê và Latinh”.
Dù điều trên nói lên tính đa dạng phong phú của Đạo Công Giáo, nhưng cái giá của nó là sư thiếu gắn bó.
Ngài cũng cho biết nhiều Kitô hữu cảm thấy “tiếng nói của Al-Azhar không đủ mạnh để chống lại thứ chủ nghĩa cuồng tín này, thậm chí còn khẳng định nó”.
Các khó khăn kinh tế lớn lao của Ai Cập và tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể biến các nhóm thiểu số thành mục tiêu để đổ lỗi.
Ngài hy vọng cái bắt tay và nụ cười của Đức Phanxicô với các giới chức đạo đời của Ai Cập sẽ làm cho mọi di sản và thái độ tiêu cực “sói mòn đi đôi chút” và cả nước sẽ thấy lòng tôn trọng, việc đối thoại và tình bạn qúy giá ra sao.
Đức Thượng Phụ ấy chính là Đức Thượng Phụ Ibrahim Isaac Sidrak, được bầu năm 2013. Và dù tước hiệu của ngài là Thượng Phụ Công Giáo Coptic Alexandria, nhưng Tòa Thượng Phụ của ngài được đặt ở Cairo, Thủ Đô Ai Cập với nhà thờ chính tòa là Nhà Thờ Đức Bà Ai Cập ở Nars, ngoại ô Cairo.
Số tín hữu của Tòa Thượng Phụ rất khiêm nhường so với số dân Kitô Giáo nói chung của Ai Cập. Người ta cho rằng dân số Công Giáo Ai Cập bắt đầu có từ thời Anh cai trị nước này. Tuy nhiên, sau Cách Mạng 1952 lật đổ Vua Farouk, phần lớn đã trở lại Âu Châu. Đã ít thì chớ, người Công Giáo Ai Cập còn thuộc 7 Giáo Hội độc lập (sui juris) với các nghi lễ khác biệt nhau, mà lớn nhất là Giáo Hội Công Giáo Coptic, do Thượng Phụ Alexandria lãnh đạo.
Đa số Kitô hữu tại Ai Cập thuộc Giáo Hội Chính Thống Coptic Alexandria. Con số người Công Giáo ở Ai Cập (ít hơn 200,000 người) chỉ chiếm chưa tới nửa phần trăm tổng dân số Ai Cập, được ước tính khoảng 75 triệu người. Phần lớn các người Công Giáo theo nghi lễ La Tinh là gốc Ý hay Malta, trong khi các người Công Giáo theo nghi lễ Melkite Hy Lạp và nghi lễ Maronite thì chủ yếu gốc Li Băng.
Giáo Hội Công Giáo Coptic là một Giáo Hội Công Giáo Đông Phương đặc thù hoàn toàn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội này theo nghi lễ Alexandria. Điều đáng lưu ý là trong các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, Giáo Hội này độc đáo sử dụng tiếng Coptic trong phụng vụ, do đó mà có tên Coptic. Đây là một ngôn ngữ phát sinh từ tiếng cổ Ai Cập.
Gốc tích Giáo Hội Công Giáo Coptic
Về nguồn gốc, từ thời Công Đồng Canxêđoan năm 451, ta biết đã có những tín hữu Copt tin Chúa Giêsu có hai bản tính (dyophysite). Thời Đức Giáo Hoàng Honorius (625-638), có những người Copt nói tiếng Bohairic thích nền Kitô học chủ trương thiên tính và nhân tính của Chúa Kitô kết hợp nên một bản tính kép (miaphysite, mia tiếng Hy Lạp có nghĩa là một) hơn là Người chỉ có một bản tính (monophysite). Tuy nhiên, không lâu sau, họ dần dần bị đồng hóa vào nghi lễ Melkite ở Alexandria.
Từ ngày có sự chia rẽ giữa Alexandria và Rôma, nhiều cố gắng đã được đưa ra nhằm sự tái hợp nhất. Nổi nhất, theo Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, ấn bản mới đây, là cố gắng chính thức tại Công Đồng Florence năm 1439. Đại diện của Giáo Hội Coptic, nhân danh thượng phụ của họ, đã ký văn kiện hiệp thông tựa là Cantate Domino với Rôma ngày 4 tháng Hai nằm 1442. Nhưng văn kiện này không được các nhà lãnh đạo Giáo Hội tại Ai Cập phê chuẩn, nên không có kết quả gì.
Cuối thế kỷ 16, Tòa Thánh thiết lập một đại diện tông tòa cho Giáo Hội Coptic dưới sự kiểm soát của Dòng Phanxicô. Đồng thời, Học Viện Rôma của Bộ Truyền Giáo mở cửa đón nhận người Copt. Trong số các sinh viên này, có các chủng sinh Abou-el- Keir Bicharah, và Raphael el Toukhy. Vị sau in các sách phụng vụ Coptic ở Rôma và soạn cuốn tự điển Coptic-Ả Rập năm 1746.
Các cố gắng tái lập hợp nhất giữa ba ngành Kitô Giáo ở Ai Cập, tức Chính Thống Copt Phương Đông, Chính Thống Byzantine và Công Giáo Copt Đông Phương, có rất ít thành công trong lịch sử. Tuy nhiên, năm 1741, khi thượng phụ Coptic của Giêrusalem, Atanasiô, nhìn nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, ngài được đặt làm đại diện tông tòa coi sóc các người Công Giáo Coptic ở Ai Cập, lúc ấy chỉ trên dưới 2,000 người. Đây là hơi thở đầu tiên phục sinh Giáo Hội Công Giáo Coptic, nhưng Đức Atanasiô không bao giờ được phép đặt chân lên Ai Cập. Vả lại sau đó, chính vị giám mục này trở về với Giáo Hội Chính Thống Coptic.
Qua thế kỷ 19, Công Giáo Đông Phương được Mohammed Aly khích lệ, nhờ Thủ Tướng El-Moa’lem Ghaly, vốn là người Công Giáo Copt Đông Phương. Tòa Thánh bèn đề cử những người sau đây làm giám mục: Theodoros Abou- Karem năm 1815, Maximos Gayed (giám quản) năm 1824, Athanasios Khousam năm 1834, và Aghapios Bichay năm 1866.
Năm 1824, cho rằng phó vương Ottoman muốn có một thượng phụ cho người Công Giáo Coptic, Đức Giáo Hoàng đã thiết lập tòa thượng phụ Alexandria nhưng tòa này chỉ có trên danh nghĩa. Tuy nhiên, đế quốc Ottoman cho phép người Công Giáo Coptic xây dựng nhà thờ riêng.
Con số người Công Giáo Coptic, nhờ thế, gia tăng đến độ Đức Giáo Hoàng Leo XIII phục hồi toà thượng phụ Công Giáo vào năm 1895 và năm 1899, ngài bổ nhiệm Cyril Makraios làm Thượng Phụ Công Giáo Copt. Năm 1910, vị này bị truất tòa vì rơi vào ly giáo, nhưng năm 1921 đã thần phục Tòa Thánh. Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ tiếp tục trống tòa từ năm 1910 tới năm 1947, khi Đức Piô XII bổ nhiệm thượng phụ Mark Khouzam, người vốn là giám quản. Vị này qua đời năm 1958 và vị kế nhiệm ngài là Đức Stephanos I Sidarous.
Tổ chức Giáo Hội
Giáo Hội Công Giáo Coptic độc lập chỉ có một giáo tỉnh, trên lãnh thổ Ai Cập mà thôi. Thượng phụ là tổng giám mục giáo đô duy nhất, giữ tước hiệu Alexandria như ngày xưa nhưng tòa của ngài, như trên đã nói, nằm ở Thủ Đô Cairo của Ai Cập.
Ngài có 7 giám mục phụ thuộc trên cả nước tại các tòa giám mục (tiếng Anh gọi là eparchy): Alexandria, Assiut, Guizeh (Gizah), Ismayliah, Luqsor (Luxor), Minya và Sohag.
Vị thượng phụ hiện nay, Ibrahim Isaac Sidrak, sinh năm 1955, chịu chức linh mục năm 1980, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Giáo Hoàng Đại Học Gregoriana ở Rôma, làm giám đốc chủng viện ở Maadi và năm 2002, được bổ nhiệm làm giám mục Minya, phục vụ ở đấy cho tới khi được bầu làm thượng phụ ngày 15 tháng Giêng năm 2013, kế nhiệm thượng phụ Antonios I Naguib từ chức vì lý do sức khỏe. Ba ngày sau, ngài xin được hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Phần lớn ứng viên linh mục của Giáo Hội này được huấn luyện tại Chủng Viện Thánh Lêô ở Cairo. Hơn 100 giáo xứ có trường tiểu học và một số giáo xứ có trường trung học. Giáo Hội có một bệnh viện tại Assiut và một số sở phát thuốc và bệnh xá, và một số viện mồ côi.
Công Giáo Coptic không có các đan viện như truyền thống Chính Thống Coptic. Nhưng năm 2006, có tỉnh dòng Phanxicô phụ thuộc tòa thượng phụ, và một tỉnh dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu.
Cũng như người Chính Thống Coptic, người Công Giáo Coptic, trong mấy năm gần đây di cư qua các nước Tây Phương khá đông và hiện có tới 11 cộng đồng ở ngoại quốc, mỗi cộng đồng có một linh mục trông coi: 2 ở Ý, 1 ở Pháp, 2 ở Canada, 3 ở Hoa Kỳ, 1 ở Úc và 1 ở Kuwait. Ngoài ra, Đức Tổng Giám Mục Beirut là đấng bản quyền của người Công Giáo Coptic tại Li Băng.
Tình thế hiện nay
Nhân dịp viếng Mộ Hai Thánh Phêrô và Phaolô, ngày 6 tháng Hai năm nay, Đức Cha Emmanuel Bishay, Giám Mục Luxor cho hay quan tâm lớn hiện nay là giáo dục. Ngài nói:
“Chúng tôi đã thiết lập 2 viện giáo lý, một ở Luxor và một ở Aswan, và các lớp này hiện có 250 người tham dự. Ngày 8 tháng Mười Hai năm ngoái, chúng tôi phát động năm ơn gọi, đặt dưới sự phù trì của Trinh Nữ Maria”. Hiện đã có 5 thiếu niên biện phân ơn gọi và có thể vào chủng viện năm tới.
Chủ nghĩa khủng bố là một quan tâm khác của Giáo Hội Công Giáo Coptic. Ngài nói rằng:
“Người Ai Cập rất lưu ý, vì họ biết rằng chủ nghĩa khủng bố nhằm phá hoại sự đòan kết đất nước cũng như đời sống chung với anh chị em Hồi Giáo”.
Bất chấp các biến cố trong đó, nhiều nhà thờ bị người cực đoan thiêu đốt, “không phản ứng nào chống lại cộng đồng Hồi Giáo đã phát xuất từ Giáo Hội Công Giáo”.
Chính Phủ Ai Cập hiểu rõ vấn đề và đang giúp tái thiết các nhà thờ bị phá hủy. Lễ Giáng Sinh 2014 cũng đánh dấu thiện chí mới của Tổng Thống Abdel Fattah el-Sisi, khi ông tới thăm Nhà Thờ Chính Tòa Chính Thống Giáo. Đức Cha cho hay:
“Lần đầu tiên xưa nay, một tổng thống của Cộng Hòa Ai Cập đã dành đêm Giáng Sinh tham dự Thánh Lễ”.
Xã hội Ai Cập hết sức ngỡ ngàng trước thảm cảnh sát hại 20 tín hữu Chính Thống Coptic hồi tháng Hai năm 2015. Tuy nhiên, các Kitô hữu vẫn còn gặp khó khăn khi xin phép xây nhà thờ mới. Nhưng Đức Cha Bishay khá lạc quan trước viễn ảnh tương lai nhờ việc thông qua đạo luật mới về xây cất và tái thiết các nhà thờ.
Còn về cuộc đối thoại đại kết với anh em Chính Thống Coptic, Đức Cha cho hay đang tiến triển tốt. Ngài cho rằng:
“Chúng tôi đang sống trong một thời có những thúc đẩy tích cực, vì Thượng Phụ Tawadros đang đẩy mạnh việc hợp nhất Kitô Giáo. Năm 2013, ngài viếng Rôma 1 tuần lễ, gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 10 tháng Năm. Từ đó trở đi, vào ngày 10 tháng Năm đều có ngày hội qui tụ người Công Giáo và người Chính Thống Giáo. Đường phải đi còn dài, nhưng chúng tôi đang bước trên đường hợp nhất”.
Như muốn củng cố quan tâm giáo dục của Đức Cha Bishay, Cha May, người vốn dành nhiều năm huấn luyện các linh mục cho Giáo Hội Công Giáo Coptic, trong đó, có đức ông Yoannis Lahzi Gaid, một trong các thư ký riêng của Đức Phanxicô và sẽ là thông dịch viên của ngài trong chuyến tông du này, cho hay: ngài khích lệ các chủng sinh rời bỏ các bức tường Giáo Hội, tích cực làm việc trong thế giới nhiều rủi ro của công bình xã hội và cởi mở đối với sự giúp đỡ và thiện ý của những người thiện chí.
Một trong các học trò cũ của cha hiện đang dọn nhiều nẻo đường mới cho cuộc đối thoại liên tôn và đại kết. Đó là Cha Boulos Nassif, mà việc làm đã được quay thành phim tài liệu dưới tựa đề “A Story of Friendship" phổ biến trên YouTube.
Cha Nassif thành lập thừa tác vụ nhà tù Tay Trong Tay khi các người Hồi Giáo muốn có cùng một dịch vụ cha vẫn cung cấp cho các tù nhân Công Giáo và gia đình họ. Vì sợ mang tiếng là cải đạo, nên cha đã tìm sự cộng tác của một giáo sĩ Hồi Giáo địa phương. Nay, hai cộng đồng đang cùng nhau làm việc trong lãnh vực này.
Cha hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô sẽ thúc đẩy các cố gắng như trên, nhất là nâng cao tinh thần cho người giáo dân Công Giáo Coptic. Giống như Đức Gioan Phaolô II đã làm năm 2000.
Thực vậy, lúc ấy nhiều người Công Giáo cảm thấy bị xử tệ, bị anh em Chính Thống coi là lạc giáo và anh em Hồi Giáo coi là vô đạo hay thờ ngẫu thần.
Nhưng khi Đức Gioan Phaolô II tới, lần đầu tiên, người Công Giáo cảm thấy hãnh diện và phấn khởi được làm người Công Giáo và làm Kitô hữu cùng một lúc. Cha mong Đức Phanxicô sẽ có cùng một tác động như thế.
Đức Tổng Giám Mục Michael Fitzgerald, cựu sứ thần Tòa Thánh tại Ai Cập và là cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn thì cho rằng sự hiện diện của Công Giáo “vừa được phong phú hóa vừa bị làm yếu đi bởi sự kiện được hợp thành bởi 7 Giáo Hội khác biệt: Công Giáo Coptic, Melkite, Maronite, Công Giáo Syria, Công Giáo Ácmêni, Canđê và Latinh”.
Dù điều trên nói lên tính đa dạng phong phú của Đạo Công Giáo, nhưng cái giá của nó là sư thiếu gắn bó.
Ngài cũng cho biết nhiều Kitô hữu cảm thấy “tiếng nói của Al-Azhar không đủ mạnh để chống lại thứ chủ nghĩa cuồng tín này, thậm chí còn khẳng định nó”.
Các khó khăn kinh tế lớn lao của Ai Cập và tỷ lệ thất nghiệp cao cũng có thể biến các nhóm thiểu số thành mục tiêu để đổ lỗi.
Ngài hy vọng cái bắt tay và nụ cười của Đức Phanxicô với các giới chức đạo đời của Ai Cập sẽ làm cho mọi di sản và thái độ tiêu cực “sói mòn đi đôi chút” và cả nước sẽ thấy lòng tôn trọng, việc đối thoại và tình bạn qúy giá ra sao.