Đức Phanxicô đã tới Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima để cùng đọc kinh Mân côi với tín hữu, một ngày trước khi chính thức khai mạc lễ kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 1917.
Ngỏ lời với tín hữu, Đức Phanxicô kêu gọi họ xét xem Đức Maria của họ là ai, và nhấn mạnh rằng “Nếu muốn là người Kitô hữu, ta phải là người Maria hữu”.
Ngài nhấn mạnh rằng, không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, “ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản”.
Trong lúc đọc kinh Mân Côi, ngài nói rằng ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài. “Mỗi khi ta đọc kinh Mân Côi, tại nơi thánh thiêng này hay tại bất cứ nơi nào khác, Tin Mừng đều đã, một lần nữa, đi vào đời sống các cá nhân, gia đình, dân tộc và toàn thể thế giới”.
Sau đây là nguyên văn lời ngài ngỏ cùng tín hữu tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima;
Các người hành hương kính Đức Mẹ và cùng với Đức Mẹ thân mến!
Cám ơn anh chị em đã chào đón tôi và tham gia với tôi trong cuộc hành hương hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị em đang hợp nhất với tôi, ở đây cũng như ở những nơi khác, rằng anh chị em có một chỗ đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu đã trao phó anh chị em cho tôi (xem Ga 21:15-17), và tôi xin ôm hôn tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giêsu, “nhất là những người cần Chúa thương xót hơn” như Đức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện (Lần Hiện Ra Tháng Bẩy, 1917). Xin ngài, là Mẹ yêu thương và đầy chăm sóc những người thiếu thốn, cầu bầu để Chúa ban phước lành cho họ! Xin phước lành của Chúa, nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô, xuống trên mỗi người thiếu thốn và bị cướp mất hiện tại, xuống trên mỗi người bị loại trừ và bỏ rơi, bị cướp mất tương lai, xuống trên mỗi trẻ mồ côi và nạn nhân của bất công, bị bác bỏ quá khứ. “Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em! Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!” (Ds 6:24-26).
Lời chúc phúc trên được nên trọn nơi Trinh Nữ Maria. Không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản. Nay ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài như ta vốn được thấy khi đọc kinh Mân Côi. Với Chúa Kitô và Đức Mẹ, chúng ta ở trong Thiên Chúa. Quả vậy, “nếu ta muốn là Kitô hữu, ta phải là Maria hữu; tóm lại, ta phải nhìn nhận mối tương quan chủ yếu, sinh tử và có tính quan phòng luôn kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu, một mối tương quan khai mở cho ta con đường dẫn tới Người” (Phaolô VI, Diễn Văn tại Đền Thờ Đức Mẹ Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư năm 1970).
Hành hương với Đức Me… Nhưng Đức Mẹ nào? Một thầy dạy đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách nêu gương cho ta, hay một Đức Bà “không ai với tới” và không thể nào bắt chước được? Một phụ nữ “có phúc vì đã tin” Lời Thiên Chúa, luôn luôn và ở mọi nơi (xem Lc 1:42, 45) hay một “bức tượng thạch cao” mà ta đến xin ơn huệ với thật ít phí tổn? Trinh Nữ Maria của Tin Mừng, được Giáo Hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria do ta tạo ra: một người kìm hãm cánh tay của một Thiên Chúa ưa trả thù; một người dịu dàng hơn thẩm phán Giêsu không thương xót; một người thương xót hơn Chiên Con chịu chết vì chúng ta?
Ta đã hết sức bất công đối với ơn thánh Thiên Chúa mỗi khi ta nói rằng tội lỗi bị sự phán xét của Người trừng phạt, mà không trước hết nói, như Tin Mừng dạy ta, rằng chúng được lòng thương xót của Người tha thứ! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa cũng luôn được đưa ra dưới ánh sáng lòng thương xót của Người. Dĩ nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa không bác bỏ công lý, vì Chúa Giêsu đã tự vác lấy các hậu quả của tội lỗi ta, cùng với hình phạt xứng đáng của nó. Người không chối bỏ tội lỗi, nhưng cứu chuộc nó trên thập giá. Do đó, trong đức tin vốn kết hợp ta vào thập giá Chúa Kitô, ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi; ta đã để qua một bên mọi sợ hãi và khiếp đảm, không thích hợp đối với những người được yêu thương (xem 1Ga 4:18). “Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, ta đều tiến tới chỗ tin một lần nữa vào bản chất cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng. Nơi ngài, ta thấy lòng khiêm nhường và sự dịu dàng không phải là các nhân đức của người yếu đuối, mà là của người mạnh mẽ, không cần phải xử tệ với người khác để tự cảm thấy mình quan trọng… Sự tương tác giữa công lý và sự dịu dàng, giữa chiêm niệm và quan tâm tới người khác, là điều làm cho cộng đồng Giáo Hội nhìn lên Đức Mẹ làm mẫu gương truyền bá Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 288). Với Đức Maria, ước chi mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và bí tích của lòng Chúa thương xót, Đấng luôn tha thứ và tha thứ mọi sự.
Tay trong tay với Trinh Nữ Maria, và dưới tầm mắt chăm sóc của ngài, ước chi chúng ta đến để hân hoan ca hát lòng thương xót của Chúa, và reo lên: “Lạy Chúa, linh hồn con ca ngợi Chúa!” Vì lòng thương xót Chúa tỏ cùng mọi đấng thánh và mọi tín hữu, nay Chúa cũng tỏ cùng con. Vì tự cao tự đại trong lòng, con đã sa lạc, chạy theo các tham vọng và quyền lợi riêng của con, mà đâu có nhận được chút vinh quang nào! Lạy Chúa, hy vọng vinh quang duy nhất của con là đây: Mẹ Chúa sẽ ôm con trong cánh tay ngài, che chở con dưới tà áo ngài, và đặt con bên cạnh trái tim Chúa. Amen
Ngỏ lời với tín hữu, Đức Phanxicô kêu gọi họ xét xem Đức Maria của họ là ai, và nhấn mạnh rằng “Nếu muốn là người Kitô hữu, ta phải là người Maria hữu”.
Ngài nhấn mạnh rằng, không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, “ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản”.
Trong lúc đọc kinh Mân Côi, ngài nói rằng ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài. “Mỗi khi ta đọc kinh Mân Côi, tại nơi thánh thiêng này hay tại bất cứ nơi nào khác, Tin Mừng đều đã, một lần nữa, đi vào đời sống các cá nhân, gia đình, dân tộc và toàn thể thế giới”.
Sau đây là nguyên văn lời ngài ngỏ cùng tín hữu tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Fatima;
Các người hành hương kính Đức Mẹ và cùng với Đức Mẹ thân mến!
Cám ơn anh chị em đã chào đón tôi và tham gia với tôi trong cuộc hành hương hy vọng và hòa bình này. Ngay lúc này, tôi muốn bảo đảm với tất cả anh chị em đang hợp nhất với tôi, ở đây cũng như ở những nơi khác, rằng anh chị em có một chỗ đặc biệt trong trái tim tôi. Tôi cảm thấy Chúa Giêsu đã trao phó anh chị em cho tôi (xem Ga 21:15-17), và tôi xin ôm hôn tất cả anh chị em và phó thác anh chị em cho Chúa Giêsu, “nhất là những người cần Chúa thương xót hơn” như Đức Mẹ dạy chúng ta cầu nguyện (Lần Hiện Ra Tháng Bẩy, 1917). Xin ngài, là Mẹ yêu thương và đầy chăm sóc những người thiếu thốn, cầu bầu để Chúa ban phước lành cho họ! Xin phước lành của Chúa, nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô, xuống trên mỗi người thiếu thốn và bị cướp mất hiện tại, xuống trên mỗi người bị loại trừ và bỏ rơi, bị cướp mất tương lai, xuống trên mỗi trẻ mồ côi và nạn nhân của bất công, bị bác bỏ quá khứ. “Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em! Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh chị em và dủ lòng thương anh chị em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em!” (Ds 6:24-26).
Lời chúc phúc trên được nên trọn nơi Trinh Nữ Maria. Không một tạo vật nào được chan hòa ánh sáng của thánh nhan Thiên Chúa như Đức Maria. Ngược lại, ngài đem lại cho Con của Chúa Cha hằng hữu khuôn mặt nhân bản. Nay ta có thể chiêm ngắm Đức Mẹ qua diễn tiến các khoảnh khắc vui, sáng, thương, mừng của đời ngài như ta vốn được thấy khi đọc kinh Mân Côi. Với Chúa Kitô và Đức Mẹ, chúng ta ở trong Thiên Chúa. Quả vậy, “nếu ta muốn là Kitô hữu, ta phải là Maria hữu; tóm lại, ta phải nhìn nhận mối tương quan chủ yếu, sinh tử và có tính quan phòng luôn kết hợp Đức Mẹ với Chúa Giêsu, một mối tương quan khai mở cho ta con đường dẫn tới Người” (Phaolô VI, Diễn Văn tại Đền Thờ Đức Mẹ Bonaria, Cagliari, 24 tháng Tư năm 1970).
Hành hương với Đức Me… Nhưng Đức Mẹ nào? Một thầy dạy đời sống thiêng liêng, người đầu tiên theo Chúa trên “con đường hẹp” của thập giá bằng cách nêu gương cho ta, hay một Đức Bà “không ai với tới” và không thể nào bắt chước được? Một phụ nữ “có phúc vì đã tin” Lời Thiên Chúa, luôn luôn và ở mọi nơi (xem Lc 1:42, 45) hay một “bức tượng thạch cao” mà ta đến xin ơn huệ với thật ít phí tổn? Trinh Nữ Maria của Tin Mừng, được Giáo Hội tôn kính trong kinh nguyện, hay một Maria do ta tạo ra: một người kìm hãm cánh tay của một Thiên Chúa ưa trả thù; một người dịu dàng hơn thẩm phán Giêsu không thương xót; một người thương xót hơn Chiên Con chịu chết vì chúng ta?
Ta đã hết sức bất công đối với ơn thánh Thiên Chúa mỗi khi ta nói rằng tội lỗi bị sự phán xét của Người trừng phạt, mà không trước hết nói, như Tin Mừng dạy ta, rằng chúng được lòng thương xót của Người tha thứ! Lòng thương xót phải được đặt trước sự phán xét và, trong bất cứ trường hợp nào, sự phán xét của Thiên Chúa cũng luôn được đưa ra dưới ánh sáng lòng thương xót của Người. Dĩ nhiên, lòng thương xót của Thiên Chúa không bác bỏ công lý, vì Chúa Giêsu đã tự vác lấy các hậu quả của tội lỗi ta, cùng với hình phạt xứng đáng của nó. Người không chối bỏ tội lỗi, nhưng cứu chuộc nó trên thập giá. Do đó, trong đức tin vốn kết hợp ta vào thập giá Chúa Kitô, ta đã được giải thoát khỏi tội lỗi; ta đã để qua một bên mọi sợ hãi và khiếp đảm, không thích hợp đối với những người được yêu thương (xem 1Ga 4:18). “Mỗi khi nhìn lên Đức Mẹ, ta đều tiến tới chỗ tin một lần nữa vào bản chất cách mạng của tình yêu và sự dịu dàng. Nơi ngài, ta thấy lòng khiêm nhường và sự dịu dàng không phải là các nhân đức của người yếu đuối, mà là của người mạnh mẽ, không cần phải xử tệ với người khác để tự cảm thấy mình quan trọng… Sự tương tác giữa công lý và sự dịu dàng, giữa chiêm niệm và quan tâm tới người khác, là điều làm cho cộng đồng Giáo Hội nhìn lên Đức Mẹ làm mẫu gương truyền bá Tin Mừng” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, số 288). Với Đức Maria, ước chi mỗi người chúng ta trở thành một dấu chỉ và bí tích của lòng Chúa thương xót, Đấng luôn tha thứ và tha thứ mọi sự.
Tay trong tay với Trinh Nữ Maria, và dưới tầm mắt chăm sóc của ngài, ước chi chúng ta đến để hân hoan ca hát lòng thương xót của Chúa, và reo lên: “Lạy Chúa, linh hồn con ca ngợi Chúa!” Vì lòng thương xót Chúa tỏ cùng mọi đấng thánh và mọi tín hữu, nay Chúa cũng tỏ cùng con. Vì tự cao tự đại trong lòng, con đã sa lạc, chạy theo các tham vọng và quyền lợi riêng của con, mà đâu có nhận được chút vinh quang nào! Lạy Chúa, hy vọng vinh quang duy nhất của con là đây: Mẹ Chúa sẽ ôm con trong cánh tay ngài, che chở con dưới tà áo ngài, và đặt con bên cạnh trái tim Chúa. Amen