NEW YORK (CNS).- Trong bài giảng huấn của Ngài vào ngày 10 tháng 11 năm 2004 vừa qua, Đức Hồng Y Avery Dulles nói người Công Giáo đã và đang bước vào ngưỡng cửa của năm 2004-2005, là Năm Thánh Thể với một ý thức rất rõ rằng “Giáo Hội đang rất cần đến sự hoán cải, canh tân.”
Mặc dù “thánh thiện trong thần khí và trong di sản tông đồ,” thế nhưng các con chiên của Giáo Hội “vẫn còn phạm tội và rất cần đến sự thanh tẩy để được trong sạch,” Đức Hồng Y đã nói như vậy.
Ngài nói rằng có rất nhiều người Công Giáo đã không hề hay biết gì và tỏ ra ngu muội với những gì mà Hội Thánh đã giảng dạy, và thậm chí vẫn còn có một số người lại dám chống đối những giảng dạy đó. Một số giáo sĩ đã phạm trọng tội và những tội đáng hổ thẹn gây xôn xao dư luận mà chúng ta đã biết quá rõ trong những năm gần đây.
Như là phương cách để hoán cải, Ngài mời gọi mọi tín hữu hãy biết chú trọng vào Phép Thánh Thể, để qua đó có thể nhận biết ra được Giáo Hội là thánh thiện, công giáo và tông truyền, như chúng ta vẫn thường hay đọc qua Kinh Tin Kính.
Đức Hồng Y Dulles, là một thần học gia thuộc Dòng Tên, Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị bổ nhiệm vào Hồng Y Đoàn vào năm 2001 vừa qua, đã đưa ra những lời luận bình trên trong bài giảng hằng năm vào mỗi mùa Thu với tư cách là một giáo sư thuộc phân khoa tôn giáo và xã hội học McGinley tại trường Đại Học Fordham, là trường Đại Học do các Cha Dòng Tên quản lý và giảng dạy ở tiểu bang Nữu Ước.
Bài giảng của Ngài có nhan đề là “Một Giáo Hội Của Phép Thánh Thể: Viễn Ảnh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị,” Đức Hồng Y đã xoay quanh chủ đề của tông huấn năm 2003 của Đức Thánh Cha về Phép Thánh Thể, “Ecclesia de Eucharistia,” nhằm đề cập về Giáo Hội và Phép Thánh Thể.
Ngài cũng nhắc nhở mọi tham dự viên rằng Năm Thánh Thể, đã được Đức Giáo Hoàng công bố vào mùa Xuân vừa qua, được bắt đầu từ ngày 17 tháng 10, và dự định sẽ kết thúc, bao gồm luôn cả Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Phép Thánh Thể vào tháng 10 năm tới.
Đức Hồng Y Dulles nói rằng Ngài sẽ trọng tâm quy chiếu vào “học thuyết về Phép Thánh Thể trong Giáo Hội” (eucharistic eccesiology) của Đức Thánh Cha, nhưng sẽ đi xa hơn cách giảng dạy của Đức Thánh Cha nhằm nhấn mạnh đến bốn điểm có liên quan tới Hội Thánh.
Mặc dầu sự hiệp kết (unity) được nêu ra đầu tiên trong Kinh Tin Kính, thế nhưng Đức Hồng Y đã bắt đầu phần thảo luận của Ngài có liên quan tới sự nên thánh, vì lẽ, theo Ngài, không có sự nên thánh “thì tất cả các đức tín khác đều trở nên vô nghĩa.”
Phép Thánh Thể chính là “sự thánh thiện tinh hoa” (quintessentially holy) bởi vì “chính Chúa Kitô đã hiện diện một cách hữu hình trong đó” và qua Phép Thánh Thể, “hành động cứu chuộc tối cao của Ngài” được thực hiện.
Đức Hồng Y nói: “để được Phép Thánh Thể làm cho nên thánh,” mọi người tín hữu phải cần đi xa hơn nữa, ngoài sự hiện diện về thể lý trong mỗi thánh lễ, để “cùng tham dự vào việc tận hiến của Giáo Hội, để hòa nhập vào trong công trình cứu chuộc của chính riêng Chúa Kitô.” Có như thế thì, khi gọ gần gũi hơn với Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể, họ sẽ được kéo lại gần với nhau hơn, để hiện thể được sự hiệp kết trọn vẹn trong Hội Thánh.
Ngài nói tiếp rằng trong khi Hội Thánh cần đến sự hoán cải để được trở nên thánh thiện hơn, vì lẽ, “sự hiệp kết giữa các tín hữu cùng với Hội Thánh” thời nay “vẫn còn rất lu mờ, suy yếu.” Hội Thánh đã phải gánh chịu những mối căng thẳng giữa các quốc gia, và các nhóm chủng tộc, cũng như phải gánh chịu những sự xung đột, va chạm từ các ý thức hệ và từ các tư tưởng bè phái (factions).
Ngài mở rộng thêm bằng cách giải thích rằng: “Qua Phép Thánh Thể, mọi người tín hữu được trở nên giống như những hạt lúa mì được quy tụ trong cùng một ổ bánh, hoặc giống như nhiều cây nho để làm ra rượu trong chén thánh để dâng hiến trong Thánh Lễ.” Thế nhưng, Phép Thánh Thể không thể thực hiện được chức năng như là một “phép bí tính về sự hiệp kết,” mà chỉ là “một phương cách để dẫn đến sự hiệp kết” vốn đã hiện diện trong mổi bản thân của những người tín hữu.
Nếu ai đó đã đón nhận phép bí tích của sự hiệp kết này mà lòng và dạ vẫn còn rời xa nhau, trong một tình huống của dị giáo (heresy) hay ly giáo (schism), thì ý nghĩa của hành động đó sẽ hoàn toàn tương phản lại với việc đón nhận Phép Thánh Thể vào trong lòng. Sẽ là sai lầm, nếu như có một ai đó nói rằng: “tôi không chấp nhận vị cha sở của tôi và các học thuyết của Hội Thánh, thế nhưng tôi vẫn muốn tham dự vào phép bí tích.”
Liên quan tới bản thể Công Giáo (catholicity), Đức Hồng Y Dulles nói rằng Phép Thánh Thể phải được cử hành “trong sự hiệp kết với vị Giám Mục địa phương, với Đức Thánh Cha, và với toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên khắp cả thế giới.”
Ngài nói rằng một số người Công Giáo vẫn hay tranh đấu (contend) cho rằng phẩm trật của Giáo Hội là vi hiến khi mọi phán quyết được thực hiện từ trên cao xuống, thế nhưng hành động của mọi tín hữu lại được bắt đầu từ dưới lên, và rằng mỗi một cộng đoàn địa phương có quyền và năng lực để chỉ định một trong những thành viên của họ như là người chủ tế của Thánh Lễ.
Thế nhưng, từ những lời kinh nguyện cầu về Phép Thánh Thể trong Sách Lễ Rôma, đã cho thấy rất rõ rằng: “Phép Thánh Thể khi được cử hành trong sự hiệp kết với toàn thể các Giám Mục đoàn và Đức Thánh Cha, thì mới là hợp hiến, còn bằng không thì nó sẽ là sự thiếu sót trong bản thể Công Giáo.”
Trong phần kết luận, Đức Hồng Y nói rằng: “sự trần tục và nền văn hóa dân chủ hiện hành” đã lừa đảo và gài bẩy tất cả mọi người trong thái độ và nghĩ suy rằng họ chẳng cần đến bất kỳ một sự liên kết nào cả được đại diện bởi điểm vừa được nêu trên của Hội Thánh. Thế nhưng, Phép Thánh Thể luôn nhắc nhớ cho chúng ta rằng: “ơn huệ và sự cứu chuộc đến từ trên cao, và được chuyển xuống qua Chúa Kitô và các thánh tông đồ.”
P.S.: Đức Hồng Y Avery Dulles, hiện nay 85 tuổi là Giáo Sư của Phân Khoa Về Tôn Giáo và Xã Hội Laurence J. McGinley tại trường Đại Học Fordham ở tiểu bang Nữu Ước. Ngài đã giảng dạy rất nhiều vấn đề và là tác giả của hơn 700 bài báo và 22 cuốn sách về các chủ đề có liên quan đến thần học.
Mặc dù “thánh thiện trong thần khí và trong di sản tông đồ,” thế nhưng các con chiên của Giáo Hội “vẫn còn phạm tội và rất cần đến sự thanh tẩy để được trong sạch,” Đức Hồng Y đã nói như vậy.
Ngài nói rằng có rất nhiều người Công Giáo đã không hề hay biết gì và tỏ ra ngu muội với những gì mà Hội Thánh đã giảng dạy, và thậm chí vẫn còn có một số người lại dám chống đối những giảng dạy đó. Một số giáo sĩ đã phạm trọng tội và những tội đáng hổ thẹn gây xôn xao dư luận mà chúng ta đã biết quá rõ trong những năm gần đây.
Như là phương cách để hoán cải, Ngài mời gọi mọi tín hữu hãy biết chú trọng vào Phép Thánh Thể, để qua đó có thể nhận biết ra được Giáo Hội là thánh thiện, công giáo và tông truyền, như chúng ta vẫn thường hay đọc qua Kinh Tin Kính.
Đức Hồng Y Dulles, là một thần học gia thuộc Dòng Tên, Ngài đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị bổ nhiệm vào Hồng Y Đoàn vào năm 2001 vừa qua, đã đưa ra những lời luận bình trên trong bài giảng hằng năm vào mỗi mùa Thu với tư cách là một giáo sư thuộc phân khoa tôn giáo và xã hội học McGinley tại trường Đại Học Fordham, là trường Đại Học do các Cha Dòng Tên quản lý và giảng dạy ở tiểu bang Nữu Ước.
Bài giảng của Ngài có nhan đề là “Một Giáo Hội Của Phép Thánh Thể: Viễn Ảnh của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị,” Đức Hồng Y đã xoay quanh chủ đề của tông huấn năm 2003 của Đức Thánh Cha về Phép Thánh Thể, “Ecclesia de Eucharistia,” nhằm đề cập về Giáo Hội và Phép Thánh Thể.
Ngài cũng nhắc nhở mọi tham dự viên rằng Năm Thánh Thể, đã được Đức Giáo Hoàng công bố vào mùa Xuân vừa qua, được bắt đầu từ ngày 17 tháng 10, và dự định sẽ kết thúc, bao gồm luôn cả Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Phép Thánh Thể vào tháng 10 năm tới.
Đức Hồng Y Dulles nói rằng Ngài sẽ trọng tâm quy chiếu vào “học thuyết về Phép Thánh Thể trong Giáo Hội” (eucharistic eccesiology) của Đức Thánh Cha, nhưng sẽ đi xa hơn cách giảng dạy của Đức Thánh Cha nhằm nhấn mạnh đến bốn điểm có liên quan tới Hội Thánh.
Mặc dầu sự hiệp kết (unity) được nêu ra đầu tiên trong Kinh Tin Kính, thế nhưng Đức Hồng Y đã bắt đầu phần thảo luận của Ngài có liên quan tới sự nên thánh, vì lẽ, theo Ngài, không có sự nên thánh “thì tất cả các đức tín khác đều trở nên vô nghĩa.”
Phép Thánh Thể chính là “sự thánh thiện tinh hoa” (quintessentially holy) bởi vì “chính Chúa Kitô đã hiện diện một cách hữu hình trong đó” và qua Phép Thánh Thể, “hành động cứu chuộc tối cao của Ngài” được thực hiện.
Đức Hồng Y nói: “để được Phép Thánh Thể làm cho nên thánh,” mọi người tín hữu phải cần đi xa hơn nữa, ngoài sự hiện diện về thể lý trong mỗi thánh lễ, để “cùng tham dự vào việc tận hiến của Giáo Hội, để hòa nhập vào trong công trình cứu chuộc của chính riêng Chúa Kitô.” Có như thế thì, khi gọ gần gũi hơn với Chúa Kitô qua Phép Thánh Thể, họ sẽ được kéo lại gần với nhau hơn, để hiện thể được sự hiệp kết trọn vẹn trong Hội Thánh.
Ngài nói tiếp rằng trong khi Hội Thánh cần đến sự hoán cải để được trở nên thánh thiện hơn, vì lẽ, “sự hiệp kết giữa các tín hữu cùng với Hội Thánh” thời nay “vẫn còn rất lu mờ, suy yếu.” Hội Thánh đã phải gánh chịu những mối căng thẳng giữa các quốc gia, và các nhóm chủng tộc, cũng như phải gánh chịu những sự xung đột, va chạm từ các ý thức hệ và từ các tư tưởng bè phái (factions).
Ngài mở rộng thêm bằng cách giải thích rằng: “Qua Phép Thánh Thể, mọi người tín hữu được trở nên giống như những hạt lúa mì được quy tụ trong cùng một ổ bánh, hoặc giống như nhiều cây nho để làm ra rượu trong chén thánh để dâng hiến trong Thánh Lễ.” Thế nhưng, Phép Thánh Thể không thể thực hiện được chức năng như là một “phép bí tính về sự hiệp kết,” mà chỉ là “một phương cách để dẫn đến sự hiệp kết” vốn đã hiện diện trong mổi bản thân của những người tín hữu.
Nếu ai đó đã đón nhận phép bí tích của sự hiệp kết này mà lòng và dạ vẫn còn rời xa nhau, trong một tình huống của dị giáo (heresy) hay ly giáo (schism), thì ý nghĩa của hành động đó sẽ hoàn toàn tương phản lại với việc đón nhận Phép Thánh Thể vào trong lòng. Sẽ là sai lầm, nếu như có một ai đó nói rằng: “tôi không chấp nhận vị cha sở của tôi và các học thuyết của Hội Thánh, thế nhưng tôi vẫn muốn tham dự vào phép bí tích.”
Liên quan tới bản thể Công Giáo (catholicity), Đức Hồng Y Dulles nói rằng Phép Thánh Thể phải được cử hành “trong sự hiệp kết với vị Giám Mục địa phương, với Đức Thánh Cha, và với toàn thể Giáo Hội Công Giáo trên khắp cả thế giới.”
Ngài nói rằng một số người Công Giáo vẫn hay tranh đấu (contend) cho rằng phẩm trật của Giáo Hội là vi hiến khi mọi phán quyết được thực hiện từ trên cao xuống, thế nhưng hành động của mọi tín hữu lại được bắt đầu từ dưới lên, và rằng mỗi một cộng đoàn địa phương có quyền và năng lực để chỉ định một trong những thành viên của họ như là người chủ tế của Thánh Lễ.
Thế nhưng, từ những lời kinh nguyện cầu về Phép Thánh Thể trong Sách Lễ Rôma, đã cho thấy rất rõ rằng: “Phép Thánh Thể khi được cử hành trong sự hiệp kết với toàn thể các Giám Mục đoàn và Đức Thánh Cha, thì mới là hợp hiến, còn bằng không thì nó sẽ là sự thiếu sót trong bản thể Công Giáo.”
Trong phần kết luận, Đức Hồng Y nói rằng: “sự trần tục và nền văn hóa dân chủ hiện hành” đã lừa đảo và gài bẩy tất cả mọi người trong thái độ và nghĩ suy rằng họ chẳng cần đến bất kỳ một sự liên kết nào cả được đại diện bởi điểm vừa được nêu trên của Hội Thánh. Thế nhưng, Phép Thánh Thể luôn nhắc nhớ cho chúng ta rằng: “ơn huệ và sự cứu chuộc đến từ trên cao, và được chuyển xuống qua Chúa Kitô và các thánh tông đồ.”
P.S.: Đức Hồng Y Avery Dulles, hiện nay 85 tuổi là Giáo Sư của Phân Khoa Về Tôn Giáo và Xã Hội Laurence J. McGinley tại trường Đại Học Fordham ở tiểu bang Nữu Ước. Ngài đã giảng dạy rất nhiều vấn đề và là tác giả của hơn 700 bài báo và 22 cuốn sách về các chủ đề có liên quan đến thần học.