Đắc Lộ Tùng Thư do linh mục Giuse Trần Anh Dũng chủ biên vừa phát hành tác phẩm thứ 36: Thự Mục Ấn Phẩm Sách Báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc Nội & Hải Ngoại, 744 trang, đánh dấu 25 năm (1992-2017) sinh hoạt trong lãnh vực văn học Công Giáo. Bìa sách do họa sĩ Vũ Đình Lâm minh họa.
Thư Mục Ấn Phẩm có vinh dự được Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên là Giám mục Giáo phận Thanh Hóa, hiện nay là TGM Tổng Giáo phận Huế, Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam đề tựa. Bút từ của ngài chủ yếu ôn cố tri tân (溫 故 知 新) thể hiện mối ưu tư của một học giả hằng quan tâm đến văn học Công Giáo. Đức TGM Nguyễn Chí Linh cho rằng: ‘‘Lịch sử Giáo Hội Công Giáo chưa đủ dài để đầu tư và phát triển ngang tầm với các Giáo Hội kỳ cựu. Chưa đầy bốn trăm năm hình thành, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã phải trải qua gần ba trăm năm bách hại thời nhà Nguyễn. Thời cận đại, Việt Nam lại lâm vào một cuộc chiến tranh ý thức hệ đầy phức tạp, gây khó khăn và thậm chí tước đoạt của Giáo Hội những điều kiện tối thiểu để vun trồng và kiến tạo.’’ (tr. 7).
Sau khi lược thuật các tác phẩm quốc ngữ đầu tiên do linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn năm 1651, tiếp nối bằng ‘‘những khảo cứu đặc sắc kiệt xuất về văn hóa Việt Nam’’ của linh mục Léopold Michel Cadière (1863-1955) tạo cơ sở vững chắc cho quốc học, Đức TGM Nguyễn Chí Linh nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo trong cả hai lãnh vực ‘‘vun trồng và kiến tạo’’ văn học Công Giáo: ‘‘Đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hôi, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn.’’(tr. 8). Trí thức Công Giáo chứng tỏ tinh thần ‘‘uy vũ bất năng khuất’’ (威武不能屈) của nho gia. Nói vế vai trò của trí thức Công Giáo hải ngoại, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Một bộ phận không nhỏ của của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương.’’ (tr. 9)
Cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ do linh mục Trần Anh Dũng biên soạn chính là ‘‘hành tranh viễn xứ’’, từ nay trôi dạt vào các thư viện đại học, chủng viện, học viện và tủ sách của các sinh viên Công Giáo. Trong phần cuối lời giới thiệu, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Điểm độc đáo của công trình này đã sưu tập được một số lượng ấn phẩm đáng ngạc nhiên: tám nghìn đầu sách. (…)Đây là một đóng góp rất có y nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này một cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’ (tr. 10)
Trong phần tiếp theo, linh mục Trần Anh Dũng viết ‘‘Lời Trần Tình’’, nhắc lại việc hình thành Học Viện, Công Giáo Việt Nam và đặt cuốn sách trong lòng cơ sở đại học mới thành lập của Giáo Hội: ‘‘Thư Mục…’’, một tài liệu khiêm tốn, chừng mực (sách in), trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điểu kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các Thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu…, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ…’’ (tr.16-17)
Tác giả biên soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690 gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại (type): tác phẩm (ouvrage), bài báo (article); hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités), theo thứ tự như sau:
Chương 0: Ấn phẩm tổng quát
0A - Niên giám
0B - Tài liệu tham khảo
0C - Từ vựng. Từ điển
0C.1 -Từ vựng. Từ điển
0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh
0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt
0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo
0D - Kinh thánh
0D.1 - Bản dịch Kinh thánh
0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,
Chương 1: Giáo Hội Công Giáo
1A - Giáo Hội hoàn vũ
1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp
1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo
1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ
1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam
1G - Giáo luật - Quy chế
1H- Hiến chương dòng tu nam nữ
Chương 2: Thần học
2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,
2B - Thần học luân lý
2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, Dân Chúa Ngày Nay)
2D - Thánh mẫu học
Chương 3: Phụng vụ - Bí tích
3A - Thần học Phụng vụ Bí tích
3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)
3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ
3D - Thánh nhạc
Chương 4: Giáo lý
4A - Sách Giáo lý Công Giáo
4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý Dân Chúa Mỹ Châu)
4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)
Chương 5: Đời sống Kitô hữu
5A - Đời sống Tu trì Tận hiến
5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân
5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam
5D - Kinh nguyện Dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.
5E - Hành hương
Chương 6: Các Tôn giáo
Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học
7-8 A: Chuyên đề chính trị
7-8 B: Chuyên để xã hội
7-8 C: Chuyên đề Giáo dục
7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật
Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn
9A - Triết học Tây phương
9B- Triết học Đông phương
9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)
9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam
9E - Văn hóa, Văn học
9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn
Chương 10: Tác phẩm không phân loại
10A - Tác phẩm không phân loại
10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam
Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 – 736).
Trong số 36 tác phẩm do Đắc Lộ Tùng Thư xuất bản, tác phẩm đầu tiên in năm 1992 nhan đề Sơ Thảo Thư Mục Công Giáo Việt Nam (296 trang) khai triển chủ đề thư mục, dưới hình thức sơ thảo. Cuốn thứ 8 có tựa đề là Thư mục Báo chí Công Giáo Việt Nam (120 trang) xuất bản năm 2003. Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651 -1975. Quốc Nội & Hải ngoại 1975-2015 là cuốn thứ ba trong bộ ba tác phẩm (trilogie) về thư mục (bibliographie), mở rộng về phạm vi nghiên cứu (ấn phẩm, sách báo), về không gian (quốc nội, hải ngoại) và về thời gian (1651-1975 và 1975-2015). Sau khi đọc xong công trình nghiên cứu khá quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, theo cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF), ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương. 744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta cảm nhận câu nói ‘‘vô tri bất mô’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.
San Diego, ngày 05/08/2017
Sau khi lược thuật các tác phẩm quốc ngữ đầu tiên do linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn năm 1651, tiếp nối bằng ‘‘những khảo cứu đặc sắc kiệt xuất về văn hóa Việt Nam’’ của linh mục Léopold Michel Cadière (1863-1955) tạo cơ sở vững chắc cho quốc học, Đức TGM Nguyễn Chí Linh nói đến vai trò của người trí thức Công Giáo trong cả hai lãnh vực ‘‘vun trồng và kiến tạo’’ văn học Công Giáo: ‘‘Đội ngũ trí thức Công Giáo Việt Nam đã tham gia các công trình biên soạn và khảo cứu ngay từ giai đoạn khai sinh Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Và từ đó, bất chấp mọi thứ bao vây cấm đoán của nhiều hệ thống chính trị kế tiếp nhau, hoạt động trí thức của Giáo hôi, tuy không rầm rộ và công khai, nhưng vẫn không bao giờ bị gián đoạn.’’(tr. 8). Trí thức Công Giáo chứng tỏ tinh thần ‘‘uy vũ bất năng khuất’’ (威武不能屈) của nho gia. Nói vế vai trò của trí thức Công Giáo hải ngoại, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Một bộ phận không nhỏ của của dân tộc và Giáo Hội Việt Nam đã di tản đến nhiều nước trên thế giới, đem theo bao nhiêu nỗi buồn của thời thế thăng trầm đau thương, nhưng trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương.’’ (tr. 9)
Cuốn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ do linh mục Trần Anh Dũng biên soạn chính là ‘‘hành tranh viễn xứ’’, từ nay trôi dạt vào các thư viện đại học, chủng viện, học viện và tủ sách của các sinh viên Công Giáo. Trong phần cuối lời giới thiệu, Đức TGM Nguyễn Chí Linh viết: ‘‘Điểm độc đáo của công trình này đã sưu tập được một số lượng ấn phẩm đáng ngạc nhiên: tám nghìn đầu sách. (…)Đây là một đóng góp rất có y nghĩa, vì từ trước tới nay, chưa có ai làm công việc này một cách quy mô như thế. Hy vọng nó sẽ là một chất xúc tác cho nhiều khảo cứu tiếp theo.’’ (tr. 10)
Trong phần tiếp theo, linh mục Trần Anh Dũng viết ‘‘Lời Trần Tình’’, nhắc lại việc hình thành Học Viện, Công Giáo Việt Nam và đặt cuốn sách trong lòng cơ sở đại học mới thành lập của Giáo Hội: ‘‘Thư Mục…’’, một tài liệu khiêm tốn, chừng mực (sách in), trong tầm tay có thể dễ dàng tìm được, một dụng cụ làm việc trợ giúp sinh viên; vì không phải sinh viên nào cũng hội được điểu kiện, hoàn cảnh tiếp cận nghiên cứu tại các Thư viện Đại chủng viện hay Học viện, Dòng tu…, hoặc khả năng tham khảo tài liệu biên soạn bằng ngoại ngữ…’’ (tr.16-17)
Tác giả biên soạn ‘‘Thư Mục Ấn Phẩm’’ kết hợp giữa quy chuẩn ISO 690 gồm nội dung (contenu) hình thức (forme), cơ cấu (structure). Tác giả phân loại (type): tác phẩm (ouvrage), bài báo (article); hội nghị (congrès), văn bản (support). Quy chuẩn này kết hợp với phương pháp thư tịch của Hội đồng Giám mục Pháp. Tác giả đã áp dụng phương pháp phân loại thập phân Dewey (classification décimale de Dewey), liên hệ đến chín bộ môn căn bản, được Hội đồng Giám mục Pháp điển hóa, ngoài ra là phân loại số 0: ấn phẩm tổng quát (généralités), theo thứ tự như sau:
Chương 0: Ấn phẩm tổng quát
0A - Niên giám
0B - Tài liệu tham khảo
0C - Từ vựng. Từ điển
0C.1 -Từ vựng. Từ điển
0C.2 - Song ngữ Việt - Pháp - Latinh
0C.3 - Ngữ pháp tiếng Việt
0C.4 - Tủ sách Hán Nôm Công Giáo
0D - Kinh thánh
0D.1 - Bản dịch Kinh thánh
0D.2 - Chú giải - Suy niệm. Bài giảng Kinh thánh,
Chương 1: Giáo Hội Công Giáo
1A - Giáo Hội hoàn vũ
1B - Giáo triều - Giáo hoàng - Công đồng - Thông điệp
1C - Giáo Hội Công Giáo Việt Nam - Lịch sử truyền giáo
1D - Hàng giáo phẩm - Giáo phận - Hội đồng Giám mục - Thư mục vụ
1E - Giáo sĩ - Nhân vật Công Giáo Việt Nam
1G - Giáo luật - Quy chế
1H- Hiến chương dòng tu nam nữ
Chương 2: Thần học
2A - Thần học tín lý - Thiên Chúa Cha - Đức Giêsu Kitô - Đức Chúa Thánh thần,
2B - Thần học luân lý
2C - Thần học Truyền giáo (Bản tin Hiệp thông, Thời sự Thần học, Hợp tuyển Thần học, Nhà Chúa, Hỏi Đáp Về Đạo, Tủ sách Tôi Biết Tôi Tin, Dân Chúa Ngày Nay)
2D - Thánh mẫu học
Chương 3: Phụng vụ - Bí tích
3A - Thần học Phụng vụ Bí tích
3B - Cử hành Bí tích (Bí tích Thánh tẩy. Bí tích Thống hối (Giao hòa, Giải tội). Bí tích Thêm sức. Bí tích Thánh thể. Bí tích Truyền chức Thánh (Phó tế, Linh mục, Giám mục). Bí tích Hôn phối. Bí tích Xức dầu thánh. Mục vụ An táng, Phụng vụ các Giờ kinh)
3C - Mùa Phụng vụ - Thánh lễ
3D - Thánh nhạc
Chương 4: Giáo lý
4A - Sách Giáo lý Công Giáo
4B - Trung tâm Huấn giáo (Trung tâm Huấn giáo TGP Saigon, Trung tâm Giáo mục DCCT, Trung tâm Huấn giáo Dòng Phanxicô, Trung tâm Hồng ân Giáo phận Xuân Lộc, Giáo lý Giáo phận Đà Nẵng, Giáo lý Phổ thông GP Nha Trang, Trung tâm Giáo lý Dân Chúa Mỹ Châu)
4C - Tài liệu minh họa (Huấn giáo. Truyện kể. Minh họa. Câu đố Giáo lý)
Chương 5: Đời sống Kitô hữu
5A - Đời sống Tu trì Tận hiến
5B - Đời sống Tín hữu Giáo dân
5C- Hạnh chư Thánh, Chư thánh Tử đạo Việt Nam
5D - Kinh nguyện Dân Chúa. Cầu nguyện. Suy niệm.
5E - Hành hương
Chương 6: Các Tôn giáo
Chương 7-8: Chính trị. Xã hội. Kinh tế. Khoa học
7-8 A: Chuyên đề chính trị
7-8 B: Chuyên để xã hội
7-8 C: Chuyên đề Giáo dục
7-8 D: Kinh tế. Khoa học. Kỹ thuật
Chương 9: Triết học. Văn học. Khoa học Xã hội Nhân Văn
9A - Triết học Tây phương
9B- Triết học Đông phương
9C - Truyền thông Báo chí (Thông tin Mục vu, Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, Đặc san, Kỷ yếu, Niên lịch Địa phận)
9D - Lịch sử - Địa lý Việt Nam
9E - Văn hóa, Văn học
9F – Thơ - Tuồng - Vè vãn
Chương 10: Tác phẩm không phân loại
10A - Tác phẩm không phân loại
10B - Tác phẩm viết về Công Giáo Việt Nam
Sau 10 chương sách, tác giả thiết lập danh mục tác giả gồm các tác giả Việt Nam và tác giả nước ngoài, sắp theo mẫu tự. Sau cùng là bảng mục lục (tr. 734 – 736).
Trong số 36 tác phẩm do Đắc Lộ Tùng Thư xuất bản, tác phẩm đầu tiên in năm 1992 nhan đề Sơ Thảo Thư Mục Công Giáo Việt Nam (296 trang) khai triển chủ đề thư mục, dưới hình thức sơ thảo. Cuốn thứ 8 có tựa đề là Thư mục Báo chí Công Giáo Việt Nam (120 trang) xuất bản năm 2003. Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651 -1975. Quốc Nội & Hải ngoại 1975-2015 là cuốn thứ ba trong bộ ba tác phẩm (trilogie) về thư mục (bibliographie), mở rộng về phạm vi nghiên cứu (ấn phẩm, sách báo), về không gian (quốc nội, hải ngoại) và về thời gian (1651-1975 và 1975-2015). Sau khi đọc xong công trình nghiên cứu khá quy mô về thư mục ấn phẩm (catalogue imprimé des livres et des périodiques) của linh mục Trần Anh Dũng, theo cách phân loại của Thư viện Quốc gia Pháp (BnF), ta có thể cảm nhận lời đề tựa của Đức TGM Nguyễn Chí Linh: Trong hành trang viễn xứ, vẫn không bao giờ thiếu lòng yêu mến Giáo Hội quê hương. 744 trang sách Thư mục Ấn phẩm Sách báo Công Giáo Việt Nam 1651-1975. Quốc nội Hải ngoại 1975-2015 càng khiến ta cảm nhận câu nói ‘‘vô tri bất mô’’ (無 知 不 慕) quen thuộc trong văn học phương đông.
San Diego, ngày 05/08/2017