VATICAN (ZENIT.org)- Toàn văn sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gởi Ngày thế giới Truyền Thông Xã Hội, sẽ được cử hành vào ngày 8/5 với chủ đề:" Các phương tiện truyền thông phục vụ sự hiểu biết giữa các dân tộc với nhau".

Những phương tiện truyền thông phục vụ sự hiểu biết giữa các dân tộc

Anh chị em thân mến,

1. Chúng ta đọc trong thơ Thánh Giacobê: "Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tung và lời nguyền rủa. Thưa anh chị em, như vậy thì không được" (Jc.3:10). Kinh Thánh nhắc chúng ta nhớ rằng lời nói có môt năng lực phi thường để xích lại gần nhau hay phân tán con người, tạo dựng những giây liên hệ tình bạn hay kích thích sự hận thù.

Điều này không những đúng về những lời nói người này trao đổi với người kia, nhưng cũng áp dung cho tất cả các mức độ truyền thông. Kỹ thuật hiện đại cho chúng ta những khả năng chưa từng có để làm việc thiện, là phổ biến chân lý phần rỗi chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô và cổ vỏ sự hài hoà và sự hòa giải. Một sự xử dụng xấu về truyền thông có thể gây ra môt sự dữ khôn tả, khêu gợi những sự hiểu lầm, những thiên kiến và cả những vụ xung đột. Chủ đề chọn cho Ngày thế giới truyền thông xã hội 2005- "Những phương tiện truyền thông phục vụ sự hiểu biết giữa các dân tộc"- biểu thị một nhu cầu cấp bách: khích lệ sự hiệp nhất gia đình nhân loại qua cách xử dụng thích hợp những nguồn mạch lớn này.

2. Một trong những cách thích hơp nhất để hoàn thành mục tiêu này liên quan với việc giáo dục. Những phương tiện truyền thông có thể làm cho hàng tỉ người biết được điều gì xảy ra trong các phần khác thế giới và trong lòng các nền văn hóa khác. Người ta có lý khi gọi đó là hội đồng bác học thứ nhất của thời gian hiện đại. .... đối với nhiều người đó là phương tiện chính yếu để thông tin và giáo dục, hướng dẫn và gợi ra những lối cư xử của cá nhân, gia đình, và trong lòng tất cả xã hội" (Redemtoris missio, 37). Một sự hiểu biết chính xác khích lệ sự thông cảm, xua tan những thiên kiến và đánh thức ý muốn học hỏi hơn nữa. Nhất là những hình ảnh có năng lực khơi lên những ấn tương lâu dài và hình thái cho những thái độ. Chúng dạy người ta cách thức coi trọng những thành phần các nhóm hay các quốc gia khác, ảnh hưởng cách tế nhị xu hướng của họ xem những người khác như bạn hay thù, như đồng minh hay kẻ thù tiềm tàng.

Nếu những người khác được mô tả bằng những từ ngữ thù nghịch, đó là những hạt giống xung đột được gieo vãi và có thể dễ dàng gây ra bạo tàn, chiến tranh, hay cả sự diệt chủng. Thay vì xây dựng sự hiêp nhất và thông cảm, các phương tiện có thể được xử dụng để chê bai các nhóm xã hội, sắc tộc và tôn giáo khác, xúi giục sự sợ hãi và hận thù. Những người có trách nhiệm về kiểu mẫu và về những nội dung truyền thông có bổn phận năng nề để bảo đảm điều đó không xảy ra. Trên thực tế, các phương tiện có một tiềm lực to lớn để khuyến khích hòa bình và xây dựng những chiếc cầu giữa các dân tộc, bẻ gãy chu kỳ nguy hại của bạo động, của những trả đũa và của sự bạo động mới lan tràn ngày nay. Những lời Thánh Phaolo, linh hứng sứ điệp của năm nay gởi Ngày thế giới hòa bình, còn vang dội ở đây: "Đừng để sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác" ( Rom 12:21).

3. Nếu sự đóng góp này để thiết lập hoà bình là một trong những con đường chính cho phép các phương tiện qui tụ người ta, thì ảnh hưởng của nó trong việc động viên mau chóng những trợ giúp nhân đạo trước những thiên tai, là một trong những tiềm năng của nó. Điều đáng khích lệ là khi cộng đồng quốc tế đã mau chóng đáp ứng mới đây với sóng thần gây nên nhiều nạn nhân vô kể. Sư mau lẹ của việc đưa tin ngày nay đương nhiên gia tăng khả năng thực hiện những biện pháp thực tiễn thuận lợi trong việc trợ giúp tối đa. Theo nghĩa này, các phương tiện có thể hoàn thành một lợi ích to lớn.

4. Công Đồng Vatican II đã nhắc lại: "Để xử dụng đúng đắn những phương tiện này, mọi người khi xử dụng cần phải hiểu biết những nguyên tắc luân lý, và phải áp dụng trung thành trong phạm vi này" (Inter mirifica, 4).

Đây là nguyên tắc đạo đức cơ bản: "Con người và cộng đồng nhân loại là mục đích và là đơn vị đo lường việc xử dụng các phương tiện truyền thông xã hội; việc truyền thông phải thực hiện bởi những con người tới những con người cho sự phát triển nguyên vẹn con người" (Đạo Đức Truyền Thông, 21). Vậy trước hết, những nhà truyền thông được kêu gọi thực hiện trong đời sống của họ những giá trị và những thái độ mà họ có trách nhiệm cổ võ nơi những kẻ khác. Hơn hết, điều này phải bao hàm một sự dấn thân chân chính cho việc phục vụ công ích- một lợi ích không bị hạn chế cho những quyền lợi thu hẹp của một nhóm riêng biệt hay của một quốc gia, nhưng bao gồm những nhu cầu và những quyền lợi của mọi người, lợi ích của toàn thể gia đình nhân loại (x. Pacem in terris, 132).

Những nhà truyền thông như vậy có dịp khuyến khích một văn hóa thật của sự sống bằng cách xa lánh sự đồng mưu hiên nay chống lại sự sống (x. Tông huấn đời sống Thánh hiến, 17) và bằng cách truyền thông chân lý về giá trị và phẩm giá của mỗi người.

5. Kiểu mẫu và gương sáng của mọi sự truyền thông nằm trong chính Lời. Chúa: "Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử" (Dt 1,1). Ngôi Lời nhập thể đã thiết lập một giao ước mới giữa Thiên Chúa và dân Người- một giao ước kết hợp chúng ta thành một cộng đồng với nhau. "Thật vậy chính Người là bình an của chúng ta, Người đã liên kết đôi bên thành một, người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét" Eph. 2, 14).

Lời cầu xin của tôi trong Ngày thế giới truyền thông này là những người nam và nữ của phương tiện truyền thông phải tham gia đầy đủ để phá đổ những bức tường hận thù trong thế giới chúng ta, những bức tường ngăn cách các dân tộc và các quốc gia với nhau, bồi dưỡng cho nơi bất hòa và ngờ vực.

Ước chi họ xử dụng những tài nguyên có sẵn cho họ để tăng cường những giây liên hệ tình bạn và tình yêu là dấu chỉ rõ ràng sự thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian này.

Vatican, 24 tháng Giêng 2005, lễ thánh Phanxico đệ Salê

Gioan Phaolô II