Chúa Nhật XX Thường Niên A
Is 56,1.6-7; Rm 11,13-15.29-32; Mt 15,21-28
Một em bé vâng lời mẹ xách giỏ ra tiệm tạp hóa. Em cẩn thận đọc cho người bán hàng tên của từng món đồ mà mẹ em đã ghi trên mảnh giấy. Người bán hàng nhìn em và để ý theo dõi từng cử chỉ cẩn thận của em một cách thích thú.
Sau khi đã xếp gọn các món vào giỏ cho em, ông dẫn em đến trước cái hộp đầy kẹo. Vừa mở nắp hộp ông vừa bảo em thò tay vào lấy kẹo. Em bé vui mừng rút ra một viên kẹo. Người bán hàng bèn khích lệ em và nói:
- Cháu hãy bốc cho đầy lòng bàn tay của cháu đi.
Em bé mỉm cười đáp:
- Vậy ông hãy bốc kẹo giùm con.
Người bán hàng ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao vậy?
Em bé dí dỏm trả lời:
- Tại vì bàn tay của ông lớn hơn bàn tay của con rất nhiều.
Em bé nhìn nhận cái bé nhỏ của mình trước sự lớn lao của người khác, nên đã được ban cho dư đầy. Người đàn bà ngoại giáo xứ Canaan khiêm tốn nhận mình là dân ngọai, so sánh với Dân Chúa Israen? bà nhỏ bé như “chó con” chỉ đáng được ăn “những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”, chính vì bé nhỏ trước mặt Thiên Chúa, nên được rộng ban theo lòng thương xót của Ngài còn hơn cả lòng bà mong ước…
Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđon. Cụm từ "Tia và Xiđôn" thường được dùng để gọi vùng Dân ngoại cư ngụ ở về phía biên giới tây bắc Palestina; nơi này cũng còn được gọi là Phênikia. Dân Phênikia tự gọi mình là "dân Canaan". Địa danh cổ kính này dùng để chỉ miền đất mà dân Do thái đã đánh chiếm làm lãnh thổ của mình. Người phụ nữ xứ Canaan thuộc về "kẻ ngoại". Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu, là những kẻ “dơ", mà dân Do Thái coi khinh như những "con chó". Còn tệ hơn nữa, bà thuộc một dân tộc mà người Do thái chính thống tránh xa hơn các dân khác, ngay từ thời cha ông giữa họ đã thề nguyền giữ mối thù truyền kiếp.
Người phụ nữ ngọai giao thành Canaan có con bị quỷ ám, đến xin Đức Giêsu chữa lành, bà thưa : "Lạy Ngài là Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi" (Mt 15,22). Khi nói" Xin rủ lòng thương tôi", bà đã dùng ngôn ngữ Kinh Thánh trong các Thánh vịnh (x.Tv 6,3; 9,14; 26,7; 30,10; 40,56; 85,.3; 122,3...), sau này trở nên ngôn ngữ quen thuộc với Hội Thánh: "Ngài/Chúa, kyrie – xin thương xót con", là danh hiệu các môn đệ và những người cầu xin thường dùng để thưa với Đức Giêsu. Bà tuyên xưng Đức Kitô và gọi Người là "Con vua Đavít", Con Vua Đavít là tước hiệu người Do Thái dùng để chỉ Đấng Mêsia. Cho nên, dù đức tin của bà chưa rõ ràng, bà cho thấy bà đang quay về với Đấng Mêsia của Israel, Đấng đã chữa lành nhiều người đau ốm trong dân.
Ban đầu, Chúa Giêsu im lặng, sau đó đáp trả khi sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong dụ ngôn người phú hộ và ông Ladarô (x. Lc 16,19-31).
Chính vì người Do thái khinh thường những người Dân Ngoại, họ không muốn có bất cứ liên hệ gì với Dân Ngoại cả. Người phụ nữ xứ Canaan đến với Chúa vì tình yêu thương của một người mẹ đối với đứa con của mình. Tình yêu vĩ đại của người mẹ làm sự can đảm vượt qua được bức tường kỳ thị chủng tộc.
Dù bị đối xử như là dơ bẩn, Bà còn nhìn nhận mình thấp hèn: "Đúng vậy thưa Ngài, nhưng những con chó nhỏ cũng được ăn những miếng bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của chủ”. Nhà chú giải Thánh Kinh Cl. Tassin giải thích: Bà ấy nhìn nhận rằng dân Israel theo lịch sử thánh được ưu tiên, họ là "chủ”, còn bà là dân ngoại, bà chỉ cầu được những "miếng bánh vụn" trong sự tuyển chọn mầu nhiệm của Thiên Chúa” (L'evangile de Matthieu Centurion, trang 167).
Đức Giêsu thật đã thi hành sứ vụ cứu thế đối với dân Israel cách trung thành, tuy nhiên Ngài đã mềm lòng trước lòng tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại đạo... Ngày nay, không lạ gì khi chúng ta chứng kiến nhiều người còn là dân ngọai kêu xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Họ nhận được những ơn lành vì chân chất tấm lòng tin vào Thiên Chúa. Hay họ cầu xin Đức Maria và các thánh, dù niềm tin đó chưa đầy đủ vào Thiên Chúa, nhưng xét sâu hơn, họ cũng đã tin vào Thiên Chúa, vì Đức Mẹ và các vị thánh Công Giáo đến từ Thiên Chúa, và với chúng ta, các Ngài đã làm những sự kiện lạ, chuyển ân sủng từ Thiên Chúa đến cho nhân loại, các Ngài là người cầu bầu để Thiên Chúa thi ân. Chúng ta thấy rất nhiều và rõ nét ở các nơi hành hương trên thế giới: Thánh Địa, Lộ Đức , Fatima, Banneur. Riêng ở Việt Nam như Đức Mẹ La Vang, Bình Triệu, Phần Mộ Các Thánh tử Đạo Việt Nam hay phần mộ của cha Trương Bửu Diệp…
Câu chuyện về lòng tin của người Phụ nữ dân ngọai thành Canaan nhắc cho chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các cơ cấu tôn giáo. Nếu như xa xưa Chúa Giêsu đã gặp “một lòng tin lớn" ngoài Israel trong khi chính Israel lại cứng lòng tin, vì người Do thái tự mãn đã không chịu khiêm tốn tin vào Chúa Giêsu, viện cớ mình là "con cái Abraham"! (x. Ga 8,31-42). Thì xưa chúng ta thấy niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngọai, cũng như hôm ngày chúng ta cũng luôn gặp những lòng tin lớn lao như thế, nghĩa là một lòng đói khát Thiên Chúa thực sự, ở ngoài Giáo Hội và Thiên Chúa vẫn luôn thi ân giáng phúc như chúng ta vẫn thường thấy sự huyền nhiệm là kẻ ngọai đạo cầu xin được nhân lời…
Chúa Giêsu trả lời với bà : "Này bà, đức tin của bà mạnh". Ngài khen lòng tin mạnh mẽ của người dân ngọai. Chính một dân tộc Israel mới được xây trên một lòng tin cũng thật lớn lao, dù lòng tin đó xuất phát từ dân ngọai như trường hợp của phụ nữ thành Canaan, và như trường hợp viên sĩ quan dân ngọai trước đó cũng thế ( x. Mt 8,10.13). Chúa Kitô khẳng định với bà : "… Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi " (Mt 15, 28). Lời cầu xin được nhận lời. Thật thế, lời cầu xin làm đẹp lòng Thiên Chúa không là lời cầu xin ỷ lại vào một quyền lợi nào. Đó là lời cầu xin hoàn toàn tin và cậy lòng thương xót của Thiên Chúa, dù đó là lời cầu của “chó con” chỉ mong đón nhận được các mảnh vụn rơi từ bàn ăn gia đình.
Chúng ta nguyện tin tưởng vào quyền năng cứu chuộc của tình yêu Chúa và cẩu khẩn tha thiết như người phụ nữ Canaan: Lạy Chúa xin dủ lòng thương con, xin cứu giúp con! (x. Mt 15,22. 25)
Tin ở Chúa, con người sẽ được ban những ơn hơn lòng chúng ta mong ước dù bất cứ là ai: kẻ tội lỗi hay dân ngọai, như ngôn sứ Giêrêmia xác nhận:
« Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào ĐỨC CHÚA,
và có ĐỨC CHÚA làm chỗ nương thân » (Gr 17,7).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn
Is 56,1.6-7; Rm 11,13-15.29-32; Mt 15,21-28
Sau khi đã xếp gọn các món vào giỏ cho em, ông dẫn em đến trước cái hộp đầy kẹo. Vừa mở nắp hộp ông vừa bảo em thò tay vào lấy kẹo. Em bé vui mừng rút ra một viên kẹo. Người bán hàng bèn khích lệ em và nói:
- Cháu hãy bốc cho đầy lòng bàn tay của cháu đi.
Em bé mỉm cười đáp:
- Vậy ông hãy bốc kẹo giùm con.
Người bán hàng ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao vậy?
Em bé dí dỏm trả lời:
- Tại vì bàn tay của ông lớn hơn bàn tay của con rất nhiều.
Em bé nhìn nhận cái bé nhỏ của mình trước sự lớn lao của người khác, nên đã được ban cho dư đầy. Người đàn bà ngoại giáo xứ Canaan khiêm tốn nhận mình là dân ngọai, so sánh với Dân Chúa Israen? bà nhỏ bé như “chó con” chỉ đáng được ăn “những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”, chính vì bé nhỏ trước mặt Thiên Chúa, nên được rộng ban theo lòng thương xót của Ngài còn hơn cả lòng bà mong ước…
Đức Giêsu lui về miền Tia và Xiđon. Cụm từ "Tia và Xiđôn" thường được dùng để gọi vùng Dân ngoại cư ngụ ở về phía biên giới tây bắc Palestina; nơi này cũng còn được gọi là Phênikia. Dân Phênikia tự gọi mình là "dân Canaan". Địa danh cổ kính này dùng để chỉ miền đất mà dân Do thái đã đánh chiếm làm lãnh thổ của mình. Người phụ nữ xứ Canaan thuộc về "kẻ ngoại". Đối với người Do Thái, dân ngoại là xấu, là những kẻ “dơ", mà dân Do Thái coi khinh như những "con chó". Còn tệ hơn nữa, bà thuộc một dân tộc mà người Do thái chính thống tránh xa hơn các dân khác, ngay từ thời cha ông giữa họ đã thề nguyền giữ mối thù truyền kiếp.
Người phụ nữ ngọai giao thành Canaan có con bị quỷ ám, đến xin Đức Giêsu chữa lành, bà thưa : "Lạy Ngài là Con vua Đavít, xin rủ lòng thương tôi" (Mt 15,22). Khi nói" Xin rủ lòng thương tôi", bà đã dùng ngôn ngữ Kinh Thánh trong các Thánh vịnh (x.Tv 6,3; 9,14; 26,7; 30,10; 40,56; 85,.3; 122,3...), sau này trở nên ngôn ngữ quen thuộc với Hội Thánh: "Ngài/Chúa, kyrie – xin thương xót con", là danh hiệu các môn đệ và những người cầu xin thường dùng để thưa với Đức Giêsu. Bà tuyên xưng Đức Kitô và gọi Người là "Con vua Đavít", Con Vua Đavít là tước hiệu người Do Thái dùng để chỉ Đấng Mêsia. Cho nên, dù đức tin của bà chưa rõ ràng, bà cho thấy bà đang quay về với Đấng Mêsia của Israel, Đấng đã chữa lành nhiều người đau ốm trong dân.
Ban đầu, Chúa Giêsu im lặng, sau đó đáp trả khi sử dụng phong tục và lối nói quen thuộc của người Do Thái để so sánh những người dân ngoại giống như chó. Gọi ai bằng chó là một điều sỉ nhục. Vì chó liếm những vết ghẻ chốc, và mang bệnh truyền nhiễm như trong dụ ngôn người phú hộ và ông Ladarô (x. Lc 16,19-31).
Chính vì người Do thái khinh thường những người Dân Ngoại, họ không muốn có bất cứ liên hệ gì với Dân Ngoại cả. Người phụ nữ xứ Canaan đến với Chúa vì tình yêu thương của một người mẹ đối với đứa con của mình. Tình yêu vĩ đại của người mẹ làm sự can đảm vượt qua được bức tường kỳ thị chủng tộc.
Dù bị đối xử như là dơ bẩn, Bà còn nhìn nhận mình thấp hèn: "Đúng vậy thưa Ngài, nhưng những con chó nhỏ cũng được ăn những miếng bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của chủ”. Nhà chú giải Thánh Kinh Cl. Tassin giải thích: Bà ấy nhìn nhận rằng dân Israel theo lịch sử thánh được ưu tiên, họ là "chủ”, còn bà là dân ngoại, bà chỉ cầu được những "miếng bánh vụn" trong sự tuyển chọn mầu nhiệm của Thiên Chúa” (L'evangile de Matthieu Centurion, trang 167).
Đức Giêsu thật đã thi hành sứ vụ cứu thế đối với dân Israel cách trung thành, tuy nhiên Ngài đã mềm lòng trước lòng tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại đạo... Ngày nay, không lạ gì khi chúng ta chứng kiến nhiều người còn là dân ngọai kêu xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và các Thánh. Họ nhận được những ơn lành vì chân chất tấm lòng tin vào Thiên Chúa. Hay họ cầu xin Đức Maria và các thánh, dù niềm tin đó chưa đầy đủ vào Thiên Chúa, nhưng xét sâu hơn, họ cũng đã tin vào Thiên Chúa, vì Đức Mẹ và các vị thánh Công Giáo đến từ Thiên Chúa, và với chúng ta, các Ngài đã làm những sự kiện lạ, chuyển ân sủng từ Thiên Chúa đến cho nhân loại, các Ngài là người cầu bầu để Thiên Chúa thi ân. Chúng ta thấy rất nhiều và rõ nét ở các nơi hành hương trên thế giới: Thánh Địa, Lộ Đức , Fatima, Banneur. Riêng ở Việt Nam như Đức Mẹ La Vang, Bình Triệu, Phần Mộ Các Thánh tử Đạo Việt Nam hay phần mộ của cha Trương Bửu Diệp…
Câu chuyện về lòng tin của người Phụ nữ dân ngọai thành Canaan nhắc cho chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa không bị ràng buộc bởi các cơ cấu tôn giáo. Nếu như xa xưa Chúa Giêsu đã gặp “một lòng tin lớn" ngoài Israel trong khi chính Israel lại cứng lòng tin, vì người Do thái tự mãn đã không chịu khiêm tốn tin vào Chúa Giêsu, viện cớ mình là "con cái Abraham"! (x. Ga 8,31-42). Thì xưa chúng ta thấy niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ ngọai, cũng như hôm ngày chúng ta cũng luôn gặp những lòng tin lớn lao như thế, nghĩa là một lòng đói khát Thiên Chúa thực sự, ở ngoài Giáo Hội và Thiên Chúa vẫn luôn thi ân giáng phúc như chúng ta vẫn thường thấy sự huyền nhiệm là kẻ ngọai đạo cầu xin được nhân lời…
Chúa Giêsu trả lời với bà : "Này bà, đức tin của bà mạnh". Ngài khen lòng tin mạnh mẽ của người dân ngọai. Chính một dân tộc Israel mới được xây trên một lòng tin cũng thật lớn lao, dù lòng tin đó xuất phát từ dân ngọai như trường hợp của phụ nữ thành Canaan, và như trường hợp viên sĩ quan dân ngọai trước đó cũng thế ( x. Mt 8,10.13). Chúa Kitô khẳng định với bà : "… Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi " (Mt 15, 28). Lời cầu xin được nhận lời. Thật thế, lời cầu xin làm đẹp lòng Thiên Chúa không là lời cầu xin ỷ lại vào một quyền lợi nào. Đó là lời cầu xin hoàn toàn tin và cậy lòng thương xót của Thiên Chúa, dù đó là lời cầu của “chó con” chỉ mong đón nhận được các mảnh vụn rơi từ bàn ăn gia đình.
Chúng ta nguyện tin tưởng vào quyền năng cứu chuộc của tình yêu Chúa và cẩu khẩn tha thiết như người phụ nữ Canaan: Lạy Chúa xin dủ lòng thương con, xin cứu giúp con! (x. Mt 15,22. 25)
Tin ở Chúa, con người sẽ được ban những ơn hơn lòng chúng ta mong ước dù bất cứ là ai: kẻ tội lỗi hay dân ngọai, như ngôn sứ Giêrêmia xác nhận:
« Phúc thay kẻ đặt niềm tin vào ĐỨC CHÚA,
và có ĐỨC CHÚA làm chỗ nương thân » (Gr 17,7).
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn