Sau khi thất bại Đức Giêsu với câu hỏi: “Có nên nộp thuế cho Cêsarê không?”(Mt 22,17) nhóm Biệt phái tiếp tục dùng chiêu khác để gài bẩy Ngài. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết, họ sai một tiến sĩ luật đến hỏi thử Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, trong lề luật điều răn nào trọng nhất?”(Mt 22,34).
Câu hỏi không dễ trả lời. Bởi vì, thời Đức Giêsu, luật Do thái có 613 khoản, trong đó có 365 luật cấm và 248 luật buộc. Trong 613 khoản luật đó, chính nhóm Biệt phái và các phe nhóm khác vẫn chưa thống nhất với nhau điều nào trọng nhất: Nhóm thì điều luật này, nhóm thì điều luật kia. Nhóm nào cũng muốn giữ lập trường của mình. Trước tình trạng đó, họ muốn hỏi Đức Giêsu để gài bẩy Ngài. Nếu Đức Giêsu trả lời điều luật này trọng điều luật kia không thì Ngài rơi vào tình trạng ủng hộ quan điểm của nhóm này và phủ nhận quan điểm của các nhóm kia. Nên Ngài sẽ bị các nhóm kia chống đối. Nhưng Đức Giêsu không thể mắc bẩy của họ. Ngài luôn có câu trả lời khôn ngoan làm cho bọn họ phải “tâm phục khẩu phục”. Thật vậy, dựa vào sách Đnl 6,5 và sách Lêvi 19,18, Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”(Mt 22, 37-40). Câu trả lời của Đức Giêsu thật xuất sắc, khiến vị tiến sĩ luật không còn thắc mắc gì thêm nữa. Câu trả lời này cho chúng ta biết trong 613 khoản luật của Do thái tóm lại hai điều luật quan trọng là Mến Chúa – Yêu Người. Hai điều luật này khác nhau nhưng không tách rời. Hai điều luật này luôn đi đôi với nhau: Mến Chúa thì phải yêu người và yêu người thì phải mến Chúa. Chính Thánh Gioan Tông đồ cũng đã nói: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy.”(1 Ga 4,20). Nhưng chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa và tha nhân?
1. Chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa?
Có nhiều việc làm để yêu mến Chúa, xin được đơn cử một vài việc làm sau đây:
Thứ nhất, để yêu mến Chúa, chúng ta phải tuân giữ giáo huấn của Ngài. Đức Giêsu đã từng nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15). Nơi khác Ngài cũng nói: “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21). Các giáo huấn của Chúa được cụ thể hóa qua 10 điều răn. Các giáo huấn của Chúa được thể hiện qua: Lời của Ngài trong cuốn Kinh Thánh; Giáo huấn của Giáo hội; tiếng nói của lương tâm; các vị bề trên hợp pháp thay mặt Chúa để coi sóc, dạy bảo chúng ta... Tuân giữ giáo huấn của Chúa không chỉ chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa mà còn để chu toàn bổn phận của chúng ta đối với Ngài, giống như người con yêu mến cha mẹ thì luôn vâng lời cha mẹ.
Thứ hai, để yêu mến Chúa, chúng ra phải “ ước ao làm vui lòng Chúa” (Đức cha Arthur Tonne). Nhưng như thế nào là làm vui lòng Chúa? Sau đây là 8 cách làm vui lòng Chúa:
Chân thành: Hãy sống chân thành với chính mình và tha nhân. Dù khó khăn thế nào thì bạn cũng phải đối diện sự thật – hãy nhớ rằng bạn không lừa được Thiên Chúa, và đó là lừa chính mình. Thiên Chúa và bạn là những người duy nhất biết điều gì thực sự xảy ra, vì thế đừng nói dối Đấng đã hy sinh mạng sống vì bạn!
Khiêm nhường: Đừng bao giờ ưu tiên chính mình. Không thể đốt giai đoạn, hãy cứ duy trì mức đầu và cố gắng để đạt mức tốt nhất. Đừng quên: “Dục tốc bất đạt”.
Dành thời gian cho Chúa: Cố gắng dành thời gian cho Chúa: Tham dự Thánh lễ, tham dự phụng vụ, tham dự giờ kinh chung, cầu nguyện riêng,… Hãy dành thời gian thờ phượng bởi vì không có Thiên Chúa thì chúng ta không thể hiện hữu.
Hãy là chính mình: Bạn không cầu nguyện với gia đình hoặc bạn bè, do đó bạn không nên thay đổi chính mình theo ý họ. Đấng duy nhất mà bạn nên thay đổi theo ý Ngài chính là Thiên Chúa. Ngài muốn bạn là bản sao tuyệt vời nhất của Ngài. Đừng ảnh hưởng bất kỳ ai ở xung quanh bạn, hãy chỉ ảnh hưởng bởi Thiên Chúa mà thôi.
Bám sát giá trị của mình: Đừng mắc lừa cơn cám dỗ hoặc ma quỷ. Hãy nhớ rằng bạn có các giá trị luân lý phải bám sát. Hãy cố gắng hiểu sự khác nhau giữa thiện và ác, đúng và sai. Đừng ảo tưởng bám theo điều mà bạn không thể.
Sống mỗi ngày như ngày cuối cùng: Đừng lãng phí một giây phút nào trong ngày. Hãy sống mỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của mình, vì Thiên Chúa luôn chúc lành cho những ai sống với gia đình và bạn bè. Cuộc sống không thể nói trước được điều gì, nhưng hãy chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho bạn có dịp sống với những mơ ước của mình.
Đặt người khác trước mặt mình: Thiên Chúa hy sinh chính mình để bạn có thể sống trọn vẹn. Thay vì sống với gia đình và bạn bè theo tính xác thịt, Ngài đã đặt khác trước Ngài. Hãy cố gắng sống như Ngài. Hãy giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Các thiện cử của bạn sẽ không lãng phí vì Thiên Chúa luôn ở trong bạn.
Tín thác vào Chúa: Thiên Chúa có lý do và kế hoạch cho mọi thứ. Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, bạn cũng phải tin vào Thiên Chúa. Ngài là Đấng duy nhất mà bạn phải tín thác.
(8 cách làm vui lòng Chúa, do Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ beliefnet.com)
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương tha nhân?
Cũng có nhiều việc làm để yêu thương tha nhân, xin được gợi ý vài việc làm sau đây:
Thứ nhất, yêu thương tha nhân là không muốn điều xấu cho họ. Ông Tôbia cha đã khuyên ông Tôbia con rằng: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác”(Tb 4,15a). Và Đức Khổng Tử cũng khuyên các đệ tử rằng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Thánh Phaolô đã dạy rằng: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại;”(x. Rm 13,10). Bài đọc I hôm nay cũng dạy: không được làm hại cô nhi quả phụ; không được cho họ vay nặng lãi, hãy trả những của cầm cố của người nghèo trước khi mặt trời lặn…(x. Xh 22, 21-27).
Thứ hai, yêu thương tha nhân là muốn điều tốt cho họ. Đức Giêsu đã nói: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó”(Mt 7,12).
Muốn điều tốt cho tha nhân là phục vụ họ. Chính Đức Giêsu đã rửa chân cho các Tông đồ. Ngài còn quả quyết: “Ta đến không phải được phục vụ, nhưng để phục vụ và đem giá máu của mình để cứu chuộc muôn người” (Mt 20,28). Phục vụ thì đòi hỏi phải hy sinh, hy sinh cho tha nhân chính là tình yêu cao cả: “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Muốn điều tốt cho tha nhân là phải biết giúp đỡ họ, giống như người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 29-37). Bởi vì, khi chúng ta giúp đỡ tha nhân là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Trong ngày phán xét chung, vị thẩm phán sẽ nói với những người lành rằng: “Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã đến thăm, Ta bị tù đầy các ngươi đã đến với Ta... Những gì các ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,36).
Lạy Chúa, hằng ngày chúng con vẫn đọc Kinh Kính Mến, vẫn thưa với Chúa rằng “chúng con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình”, nhưng trong thực tế chúng con vẫn chưa thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Xin Chúa tha thứ cho chúng con và giúp chúng con cố gắng từ nay biết thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Câu hỏi không dễ trả lời. Bởi vì, thời Đức Giêsu, luật Do thái có 613 khoản, trong đó có 365 luật cấm và 248 luật buộc. Trong 613 khoản luật đó, chính nhóm Biệt phái và các phe nhóm khác vẫn chưa thống nhất với nhau điều nào trọng nhất: Nhóm thì điều luật này, nhóm thì điều luật kia. Nhóm nào cũng muốn giữ lập trường của mình. Trước tình trạng đó, họ muốn hỏi Đức Giêsu để gài bẩy Ngài. Nếu Đức Giêsu trả lời điều luật này trọng điều luật kia không thì Ngài rơi vào tình trạng ủng hộ quan điểm của nhóm này và phủ nhận quan điểm của các nhóm kia. Nên Ngài sẽ bị các nhóm kia chống đối. Nhưng Đức Giêsu không thể mắc bẩy của họ. Ngài luôn có câu trả lời khôn ngoan làm cho bọn họ phải “tâm phục khẩu phục”. Thật vậy, dựa vào sách Đnl 6,5 và sách Lêvi 19,18, Ngài đưa ra câu trả lời rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Ðó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể Lề luật và sách các Tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”(Mt 22, 37-40). Câu trả lời của Đức Giêsu thật xuất sắc, khiến vị tiến sĩ luật không còn thắc mắc gì thêm nữa. Câu trả lời này cho chúng ta biết trong 613 khoản luật của Do thái tóm lại hai điều luật quan trọng là Mến Chúa – Yêu Người. Hai điều luật này khác nhau nhưng không tách rời. Hai điều luật này luôn đi đôi với nhau: Mến Chúa thì phải yêu người và yêu người thì phải mến Chúa. Chính Thánh Gioan Tông đồ cũng đã nói: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em thì đó là kẻ nói dối, bởi vì kẻ không yêu thương người anh em nó thấy trước mắt, tất không thể yêu mến Đấng nó không thấy.”(1 Ga 4,20). Nhưng chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa và tha nhân?
1. Chúng ta phải làm gì để yêu mến Chúa?
Có nhiều việc làm để yêu mến Chúa, xin được đơn cử một vài việc làm sau đây:
Thứ nhất, để yêu mến Chúa, chúng ta phải tuân giữ giáo huấn của Ngài. Đức Giêsu đã từng nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14,15). Nơi khác Ngài cũng nói: “Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy” (Ga 14,21). Các giáo huấn của Chúa được cụ thể hóa qua 10 điều răn. Các giáo huấn của Chúa được thể hiện qua: Lời của Ngài trong cuốn Kinh Thánh; Giáo huấn của Giáo hội; tiếng nói của lương tâm; các vị bề trên hợp pháp thay mặt Chúa để coi sóc, dạy bảo chúng ta... Tuân giữ giáo huấn của Chúa không chỉ chứng tỏ chúng ta yêu mến Chúa mà còn để chu toàn bổn phận của chúng ta đối với Ngài, giống như người con yêu mến cha mẹ thì luôn vâng lời cha mẹ.
Thứ hai, để yêu mến Chúa, chúng ra phải “ ước ao làm vui lòng Chúa” (Đức cha Arthur Tonne). Nhưng như thế nào là làm vui lòng Chúa? Sau đây là 8 cách làm vui lòng Chúa:
Chân thành: Hãy sống chân thành với chính mình và tha nhân. Dù khó khăn thế nào thì bạn cũng phải đối diện sự thật – hãy nhớ rằng bạn không lừa được Thiên Chúa, và đó là lừa chính mình. Thiên Chúa và bạn là những người duy nhất biết điều gì thực sự xảy ra, vì thế đừng nói dối Đấng đã hy sinh mạng sống vì bạn!
Khiêm nhường: Đừng bao giờ ưu tiên chính mình. Không thể đốt giai đoạn, hãy cứ duy trì mức đầu và cố gắng để đạt mức tốt nhất. Đừng quên: “Dục tốc bất đạt”.
Dành thời gian cho Chúa: Cố gắng dành thời gian cho Chúa: Tham dự Thánh lễ, tham dự phụng vụ, tham dự giờ kinh chung, cầu nguyện riêng,… Hãy dành thời gian thờ phượng bởi vì không có Thiên Chúa thì chúng ta không thể hiện hữu.
Hãy là chính mình: Bạn không cầu nguyện với gia đình hoặc bạn bè, do đó bạn không nên thay đổi chính mình theo ý họ. Đấng duy nhất mà bạn nên thay đổi theo ý Ngài chính là Thiên Chúa. Ngài muốn bạn là bản sao tuyệt vời nhất của Ngài. Đừng ảnh hưởng bất kỳ ai ở xung quanh bạn, hãy chỉ ảnh hưởng bởi Thiên Chúa mà thôi.
Bám sát giá trị của mình: Đừng mắc lừa cơn cám dỗ hoặc ma quỷ. Hãy nhớ rằng bạn có các giá trị luân lý phải bám sát. Hãy cố gắng hiểu sự khác nhau giữa thiện và ác, đúng và sai. Đừng ảo tưởng bám theo điều mà bạn không thể.
Sống mỗi ngày như ngày cuối cùng: Đừng lãng phí một giây phút nào trong ngày. Hãy sống mỗi ngày như thể là ngày cuối cùng của mình, vì Thiên Chúa luôn chúc lành cho những ai sống với gia đình và bạn bè. Cuộc sống không thể nói trước được điều gì, nhưng hãy chúc tụng và tạ ơn Chúa đã cho bạn có dịp sống với những mơ ước của mình.
Đặt người khác trước mặt mình: Thiên Chúa hy sinh chính mình để bạn có thể sống trọn vẹn. Thay vì sống với gia đình và bạn bè theo tính xác thịt, Ngài đã đặt khác trước Ngài. Hãy cố gắng sống như Ngài. Hãy giúp đỡ những người cần được giúp đỡ. Các thiện cử của bạn sẽ không lãng phí vì Thiên Chúa luôn ở trong bạn.
Tín thác vào Chúa: Thiên Chúa có lý do và kế hoạch cho mọi thứ. Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, bạn cũng phải tin vào Thiên Chúa. Ngài là Đấng duy nhất mà bạn phải tín thác.
(8 cách làm vui lòng Chúa, do Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ beliefnet.com)
2. Chúng ta phải làm gì để yêu thương tha nhân?
Cũng có nhiều việc làm để yêu thương tha nhân, xin được gợi ý vài việc làm sau đây:
Thứ nhất, yêu thương tha nhân là không muốn điều xấu cho họ. Ông Tôbia cha đã khuyên ông Tôbia con rằng: “Điều con không thích thì đừng làm cho người khác”(Tb 4,15a). Và Đức Khổng Tử cũng khuyên các đệ tử rằng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho kẻ khác”. Thánh Phaolô đã dạy rằng: “Đã yêu thương thì không làm hại người đồng loại;”(x. Rm 13,10). Bài đọc I hôm nay cũng dạy: không được làm hại cô nhi quả phụ; không được cho họ vay nặng lãi, hãy trả những của cầm cố của người nghèo trước khi mặt trời lặn…(x. Xh 22, 21-27).
Thứ hai, yêu thương tha nhân là muốn điều tốt cho họ. Đức Giêsu đã nói: “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta, vì Luật Môsê và lời các ngôn sứ là thế đó”(Mt 7,12).
Muốn điều tốt cho tha nhân là phục vụ họ. Chính Đức Giêsu đã rửa chân cho các Tông đồ. Ngài còn quả quyết: “Ta đến không phải được phục vụ, nhưng để phục vụ và đem giá máu của mình để cứu chuộc muôn người” (Mt 20,28). Phục vụ thì đòi hỏi phải hy sinh, hy sinh cho tha nhân chính là tình yêu cao cả: “không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
Muốn điều tốt cho tha nhân là phải biết giúp đỡ họ, giống như người Samaritanô nhân hậu (Lc 10, 29-37). Bởi vì, khi chúng ta giúp đỡ tha nhân là chúng ta giúp đỡ chính Chúa. Trong ngày phán xét chung, vị thẩm phán sẽ nói với những người lành rằng: “Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã đến thăm, Ta bị tù đầy các ngươi đã đến với Ta... Những gì các ngươi làm cho một trong các anh em bé mọn của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.” (Mt 25,36).
Lạy Chúa, hằng ngày chúng con vẫn đọc Kinh Kính Mến, vẫn thưa với Chúa rằng “chúng con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự và yêu tha nhân như chính mình”, nhưng trong thực tế chúng con vẫn chưa thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Xin Chúa tha thứ cho chúng con và giúp chúng con cố gắng từ nay biết thực hiện trọn vẹn lời kinh này. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành