Chỉ còn một tuần nữa, Đức Phanxicô sẽ đặt chân xuống Miến Điện và sau đó Bangladesh. Nói với Hãng Tin SIR của Ý, Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon, cho hay: “Tôi rất sung sướng và phấn chấn và đầy hoài mong đối với chuyến viếng thăm Miến Điện và Bangladesh của Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi cần được lưu ý và khuyến khích. Trong nhiều diều, tôi sẽ đề cập tới tình huống của người Rohingya, rất đáng buồn và phức tạp, nhưng cũng có nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khác về nhân đạo”.
Theo thống kê chính thức năm 2015 của Tòa Thánh, Miến Điện hiện có 659,000 người Công Giáo, trong tổng số dân gần 52 triệu người, chiếm 1.27%. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Phật Giáo thuộc khối đa số, và các nhóm tôn giáo khác.
Đức Hồng Y Bo nói rằng “tôi nghĩ: chuyến viếng thăm của ngài sẽ giúp hàn gắn nhiều vết thương”.
Việc chờ mong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cũng đang dâng cao ở Bangladesh, một nước chỉ có 375,000 người là Công Giáo, trong tổng số dân 153,998,000 người, chiếm 0.24%. Đại đa số dân Bangladesh theo Hồi Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, Đức Hồng Y Patrick D’Rozario, Tổng Giám Mục Dhaka, cho hay chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là một “cử hành hoà hợp”. Theo ngài, chuyến viếng thăm sẽ cung cấp cho Đức Giáo Hoàng một cơ hội để ngài lắng nghe tiếng nói người nghèo của quốc gia và đem tiếng nói này đến cho toàn thế giới, nhất là liên quan tới các vấn đề như thay đổi khí hậu, nhân quyền, và người tỵ nạn Rohingya”.
Danh xưng gây tranh cãi: Rohingya
Như thế là cả hai vị Hồng Y Tổng Giám Mục đều nhắc đến cuộc khủng hoảng tỵ nạn Rohingya. Nhưng thực ra, các vị có dùng hạn từ “Rohingya” hay không?
Ai cũng biết cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, trong cuộc hội kiến gần đây, đã ngỏ ý xin Đức Phanxicô đừng dùng danh xưng này. Ông vốn làm cố vấn cho chính phủ Miến Điện trong cuộc khủng hoảng “Rohingya”, nên chắc chắn lời ngỏ ý này cũng là lời ngỏ ý của chính phủ Miến Điện, những người sẽ đón tiếp ngài trong những ngày tới.
Hơn nữa, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, liên tiếp trong mấy tháng qua, đã tỏ ý quan ngại trước viễn ảnh Đức Phanxicô sử dụng danh xưng này trên đất Miến, một việc rất có thể gây ra bạo động tại đây bởi những người Phật Giáo quá khích. Chính Đức Hồng Y Bo cũng nhiều lần nói lên cùng một quan ngại dù ngài hết sức tha thiết chờ đợi chuyến viếng thăm.
Ngày 4 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Bo đã có một bài khá dài được Hãng Tin Zenit phổ biến trong đó, ngài tha thiết cầu mong thế giới giúp chấm dứt các tội ác chống lại nhóm thiểu số Rohingya này. Nhưng đàng sau lời kêu gọi, ngài lưu ý tới nhiều điều tế nhị khác, trong đó có vấn đề:
Người Rohingya là ai?
Họ là người Hồi Giáo nói tiếng Bengal thuộc Phái Sunni sống tại tiểu bang Rakhine, Tây Bắc Miến Điện. Tên của họ phát xuất từ chữ Rooganga, một hạn từ của tiếng Bengal chỉ những người phát xuất từ tiểu bang Rakhine. Tên này gây rất nhiều tranh cãi. Chính Phủ Miến Điện cấm không được dùng tên này và vốn yêu cầu cộng đồng ngoại giao không dùng nó.
Đức Hồng Y Bo, nhân dịp này, cho biết: Miến Điện là một quốc gia gồm 7 bộ lạc chính, chia thành 135 tiểu bộ lạc. Những người này được coi là các cộng đồng bản địa (indigenous) của Miến Điện, phần lớn thuộc dòng Miến-Tây Tạng (Tibeto Burman) với nhiều nét Mông Cổ. Xứ sở vì thế là một bức tranh ghép gồm các bộ lạc bản địa đã ở đây hàng ngàn năm.
Nên việc người Rohingya cho rằng mình thuộc các bộ lạc này là điều rất đáng hoài nghi. Họ không thể bản địa như người Kachin. Theo Chính Phủ, các biểu thức văn hóa của họ không có tính bản địa nhưng phát xuất từ những quốc gia khác.
Cũng như tên, lịch sử của nhóm người này khá mơ hồ. Có hai lập trường. Một là của những người duy quốc gia (ngầm hiểu là quân đội và chính phủ). Hai là của người Rohingya và những người ủng hộ họ.
Lập trường của chính phủ
Trong lịch sử Miến Điện, không có người Rohingya. Họ là người được người Anh đưa tới làm công nhân lương thấp. Thực dân khởi đầu xâm chiếm tiểu bang Arakhan. Vì những lý do riêng, người Anh khuyến khích nhiều đợt lao công từ Ấn Độ lúc đó do họ cai trị, nhất là từ Bengal. Vì Miến Điện là một phần của Ấn Độ thời Anh cai trị cho tới tận năm 1935, nên lao công Bengal được người Anh đem vào làm việc tại tiểu bang Rakhine. Người Anh không bao giờ dùng danh xưng Rohingya. Biên giới thiếu kiểm soát khuyến khích nhiều người vượt biên vì Banbladesh lúc đó đang nổ bùng dân số mà lại thiếu tài nguyên. Trong các sổ sách ghi chép của người Anh không thấy nhắc đến tên Rohingya, nên họ là các di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh và do đó, họ nên trở lại nguyên quán. Khoảng 2 triệu “người Rohingya” đang ở ngoài Miến Điện và những người này sẽ đòi có quốc tịch nếu chính phủ Miến Điện cấp quyền công dân dựa trên các yếu tố này.
Lập trường của người Rohingya
Lịch sử của chúng tôi đã có 4 thế kỷ nay từ thời các Vua Mông Cổ ở Ấn Độ. Thậm chí, các thương nhân Hồi Giáo đã buôn bán với tiểu bang Arakhan trước đó nữa. Sống tại đây hàng thế kỷ đã tạo nên căn tính Rohingya độc đáo. Rohingya là hạn từ được các tác giả ngoại quốc sử dụng từ năm 1773. Chúng tôi là một nhóm độc đáo.
Nguyên lai tranh chấp
Cuộc tranh chấp với nhóm người này diễn biến ra sao? Theo Đức Hồng Y Bo, trong Thế Chiến II, người Hồi Giáo thành lập lực lượng bảo vệ riêng và liên minh với người Anh. Người Phật Giáo Arakhan thì liên minh với quân đội Nhật. Hai nhóm này mặc tình chém giết nhau.
Sau khi độc lập, giai cấp ưu tú Rohingya thành lập nhóm du kích quân thánh chiến Hồi Giáo và cố gắng tạo nên một quốc gia độc lập với tên là Arkhanstan. Một số người muốn nó trở thành một phần của Đông Pakistan lúc đó. Pakistan chống lại mưu toan này. Cuộc chiến đấu có vũ trang tiếp tục để giành cho được một nhà nước Hồi Giáo độc lập. Nhưng sau đó, quân đội Miến Điện đã dẹp tan nhóm này, áp đặt nhiều giới hạn lên người Hồi Giáo, việc đi lại và quyền sở hữu của họ…
Còn về nguyên nhân gây ra cuộc tranh chấp hiện nay, thì theo Đức Hồng Y Bo, 60 năm độc tài quân phiệt đã gây nên nhiều vết thương sâu hoắm. Nghèo đó, sơ tán và di cư không an toàn đã xét nát xứ sở. Sau cuộc chiến đấu và đau khổ lâu dài, xứ sở bắt đầu mở cửa. Nhưng lại chưa bao giờ có thứ ủy ban chân lý và hoà giải. Mà người ta lại cần có con dế tế thần. Chẳng may, một biến cố xẩy ra năm 2012 đã châm ngòi tại tiểu bang Rakhine. Tin đồn về vụ hiếp dâm một phụ nữ địa phương bởi một thanh niên Hồi Giáo đã châm ngòi cho một cuộc bạo loạn khiến gần 120,000 người Hồi Giáo phải sơ tán đến các trại tập trung. Các trại sơ tán này là vườn ươm thất vọng.
Nhiều người Rohingya quyết định chạy qua các nước lân bang, nhất là Ma Lai, để sinh sống. Sau nhiều lời tố cáo việc buôn người và nhiều nấm mồ tập thể chôn người Rohingya được khám phá tại biên giới Mã Lai và Thái Lan, các nhà cầm quyền Thái Lan đã đóng cửa đường buôn bán, ảnh hưởng tới cách kiếm sống duy nhất từ các trại sơ tán của người Rohingya.
Thất vọng vì thế càng gia tăng khiến cho một nhóm chiến đấu được thành lập ở bên ngoài với sự hỗ trợ từ Trung Đông. Cuộc tấn công đầu tiên xẩy ra hồi tháng Tám năm 2016, với các cuộc tấn công vào các cơ quan an ninh. Cảnh sát và quân đội đáp trả bằng những cuộc tấn công dữ dội. Hàng ngàn người phải chạy trốn.
Sau những lời chỉ trích gay gắt và tố cáo “thanh trừng sắc tộc”, các nhà cầm quyền Miến Điện, theo lời Đức Hồng Y Bo, đã cố gắng lập lại việc cai trị ở thành phố và thôn quê. Nhưng các phần tử tranh đấu đã xâm nhập hàng ngũ thanh thiếu niên Rohingya. Nhiều cuộc sát hại các người Rohingya hợp tác với chính phủ đã diễn ra.
Theo Đức Hồng Y, Nhóm Khủng Hoảng Quốc Tế, một nhóm nhân quyền, đã tóm lược nguyên lai của nhóm tranh đấu trên như sau: Nhóm nổi loạn, tự gọi mình là Hadaka al-Yawing (Phong Trào Đức Tin) được lãnh đạo bởi một ủy ban gồm những người Rohingya di cư qua Saudi Arabia và được chỉ huy tại mặt trận bởi người Rohingya với sự huấn luyện và kinh nghiệm về chiến thuật chiến tranh du kích chiến hiện đại. Nó có được tính cách hợp pháp nhờ các fatwa (phán quyết tôn giáo) của địa phương và của quốc tế và hưởng được cảm tình và sự ủng hộ nồng hậu của người Hồi Giáo ở Tiểu Bang Rakhine, trong đó, có hàng trăm tân binh vừa được huấn luyện tại địa phương. Các nhóm tranh đấu ở Kashmir và các người Hồi Giáo theo Al-Qaeda khắp thế giới hỗ trợ cho nhóm này.
Cuộc tấn công ngày 25 tháng Tám năm nay, theo Đức Hồng Y Bo, đã gây nên cuộc di cư vĩ đại hiện nay. Khoảng 450 chiến binh đã tấn công các đồn cảnh sát và những ai ủng hộ chính phủ. Dĩ nhiên, quân đôi đã phản ứng mạnh. Khiến 470,000 phải bỏ trốn, trong đó, có 230,000 trẻ em, chiếm 50 phần trăm dân số Rohingya.
Các phản ứng
Thế phản ứng của các nhà sư Phật Giáo thì sao? Theo Đức Hồng Y Bo, có tới 500,000 tu sĩ Phật Giáo và phần lớn các vị đều là người ưa chuộng hòa bình. Nhưng một bộ phận của họ đã trở thành cực đoan và duy quốc gia. Họ đưa ra những lập trường độc hại sau đây:
• Hồi Giáo có một nghị trình cải đạo các nước từ Saudi tới Nam Dương theo Hồi Giáo và họ đã làm được điều này cho tới Bangladesh. Nay họ mở các chiến dịch tại Nam Thái Lan, Phi Luật Tân và Miến Điện.
• Dân Rohingya chỉ là con ngựa thành Troa. Nhờ sinh suất cao và nhờ việc di dân không hạn chế từ Bangladesh, họ nhất quyết thay đổi các yếu tố dân số của Miến Điện.
• Rohingya còn kết hôn với các thiếu nữ Rakhine địa phương để giảm dân số của Rakhine.
Dù các điều trên không đúng, nhưng khi chúng phát xuất từ cửa miệng các tu sĩ, dân chúng Phật Giáo đã tin. Một phong trào quá khích đã được thành lập: 969 nay là Ma Ba That hiện đang đầu độc tâm trí những người dân ngây thơ. Chủ nghĩa Phátxít dần dần bắt rễ tại một số khu vực.
Còn đa số dân chúng Miến Điện? Vì tin các tu sĩ Phật Giáo như trên, nên phần lớn dân chúng Miến Điện hết còn từ tâm do nỗi sợ hãi bởi ngôn từ kỳ thị và mạng lưới xã hội tạo nên. Ngôn từ kỳ thị truyền đi rất nhanh và tin tức giả trở thành tin tức thật. Ngoài sự kiện này ra, người dân Miến Điện còn bị ảnh hưởng bởi các biến cố đang diễn ra khắp thế giới, như việc Tây Phương tạo nên hiện tượng kỳ thị Hồi Giáo giả tạo.
Còn Giáo Hội Công Giáo? Theo Đức Hồng Y, Giáo Hội không im lặng dù không ra tuyên bố nào cả. Lập trường của Giáo Hội Miến là tranh đấu quyền lợi của mọi người, kể cả người Rohingya. Vì thực ra, người Kitô Giáo cũng đang là nạn nhân của kỳ thị. Thân phận họ vì thế hết sức tế nhị.
Không khéo, Kitô hữu sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp
Tuy trong bài trên, Đức Hồng Y Bo không minh nhiên xin Đức Phanxicô đừng dùng danh xưng Rohingya nhưng một cách mặc nhiên, ngài muốn được như thế. Dù sao, trong nhiều dịp khác, ngài từng mình nhiên yêu cầu điều này.
Nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo khác không ngần ngại nói lớn quan ngại này. Ngày 25 tháng Mười, Catholic News Service cho hay: Linh mục Mariano Soe Naing, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, nói rằng: “Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đang khiến chúng tôi lo lắng, vì nhiều điều có thể không ổn. Một lời sai lầm của Đức Giáo Hoàng có thể đẩy quốc gia vào hỗn loạn. Trong diễn từ của ngài, nếu Đức Thánh Cha chỉ cần nhắc đến chữ Rohingya, các nhóm duy quốc gia sẽ phản ứng. Đây là một vấn đề lịch sử và chúng ta cần nhiều thì giờ mới giải quyết được nó. Chúng ta không thể nói bất cứ điều gì”.
Hãng tin ucanews.com thì cho hay các giám mục Công Giáo Miến Điện, hồi tháng Sáu, đã trình cho sứ thần Tòa Thánh hay các ngài muốn Đức Giáo Hoàng tránh nhắc đến danh xưng Rohingya.
Một nhà lãnh đạo Tin Lành, Mục Sư Patrick Loo Tone, thì cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không phải chỉ ảnh hưởng tới người Công Giáo mà thôi. Vì người Miến coi người Công Giáo và người Tin Lành là một. Thành công của chuyến đi cũng là thành công của người Tin Lành mà thất bại của chuyến đi cũng là thất bại của họ nữa.
Mục sư cho rằng đa số người Phật Giáo không tin tưởng người Hồi Giáo và ngược lại, đa số người Hồi Giáo không tin tưởng người Phật Giáo. “Lần đầu tiên, cả hai bên tin tưởng người Kitô Giáo. Nhưng nếu ta làm hay nói điều gì xem ra bênh người Hồi Giáo, thì người Phật Giáo sẽ trở nên nghi ngờ và bực bội với chúng ta. Ta phải rất cẩn thận về điều mình nói, nếu không người Kitô giáo sẽ là đích nhắm kế tiếp”.
Theo thống kê chính thức năm 2015 của Tòa Thánh, Miến Điện hiện có 659,000 người Công Giáo, trong tổng số dân gần 52 triệu người, chiếm 1.27%. Đức Giáo Hoàng cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Phật Giáo thuộc khối đa số, và các nhóm tôn giáo khác.
Đức Hồng Y Bo nói rằng “tôi nghĩ: chuyến viếng thăm của ngài sẽ giúp hàn gắn nhiều vết thương”.
Việc chờ mong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng cũng đang dâng cao ở Bangladesh, một nước chỉ có 375,000 người là Công Giáo, trong tổng số dân 153,998,000 người, chiếm 0.24%. Đại đa số dân Bangladesh theo Hồi Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, Đức Hồng Y Patrick D’Rozario, Tổng Giám Mục Dhaka, cho hay chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ là một “cử hành hoà hợp”. Theo ngài, chuyến viếng thăm sẽ cung cấp cho Đức Giáo Hoàng một cơ hội để ngài lắng nghe tiếng nói người nghèo của quốc gia và đem tiếng nói này đến cho toàn thế giới, nhất là liên quan tới các vấn đề như thay đổi khí hậu, nhân quyền, và người tỵ nạn Rohingya”.
Danh xưng gây tranh cãi: Rohingya
Như thế là cả hai vị Hồng Y Tổng Giám Mục đều nhắc đến cuộc khủng hoảng tỵ nạn Rohingya. Nhưng thực ra, các vị có dùng hạn từ “Rohingya” hay không?
Ai cũng biết cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, trong cuộc hội kiến gần đây, đã ngỏ ý xin Đức Phanxicô đừng dùng danh xưng này. Ông vốn làm cố vấn cho chính phủ Miến Điện trong cuộc khủng hoảng “Rohingya”, nên chắc chắn lời ngỏ ý này cũng là lời ngỏ ý của chính phủ Miến Điện, những người sẽ đón tiếp ngài trong những ngày tới.
Hơn nữa, nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, liên tiếp trong mấy tháng qua, đã tỏ ý quan ngại trước viễn ảnh Đức Phanxicô sử dụng danh xưng này trên đất Miến, một việc rất có thể gây ra bạo động tại đây bởi những người Phật Giáo quá khích. Chính Đức Hồng Y Bo cũng nhiều lần nói lên cùng một quan ngại dù ngài hết sức tha thiết chờ đợi chuyến viếng thăm.
Ngày 4 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Bo đã có một bài khá dài được Hãng Tin Zenit phổ biến trong đó, ngài tha thiết cầu mong thế giới giúp chấm dứt các tội ác chống lại nhóm thiểu số Rohingya này. Nhưng đàng sau lời kêu gọi, ngài lưu ý tới nhiều điều tế nhị khác, trong đó có vấn đề:
Người Rohingya là ai?
Họ là người Hồi Giáo nói tiếng Bengal thuộc Phái Sunni sống tại tiểu bang Rakhine, Tây Bắc Miến Điện. Tên của họ phát xuất từ chữ Rooganga, một hạn từ của tiếng Bengal chỉ những người phát xuất từ tiểu bang Rakhine. Tên này gây rất nhiều tranh cãi. Chính Phủ Miến Điện cấm không được dùng tên này và vốn yêu cầu cộng đồng ngoại giao không dùng nó.
Đức Hồng Y Bo, nhân dịp này, cho biết: Miến Điện là một quốc gia gồm 7 bộ lạc chính, chia thành 135 tiểu bộ lạc. Những người này được coi là các cộng đồng bản địa (indigenous) của Miến Điện, phần lớn thuộc dòng Miến-Tây Tạng (Tibeto Burman) với nhiều nét Mông Cổ. Xứ sở vì thế là một bức tranh ghép gồm các bộ lạc bản địa đã ở đây hàng ngàn năm.
Nên việc người Rohingya cho rằng mình thuộc các bộ lạc này là điều rất đáng hoài nghi. Họ không thể bản địa như người Kachin. Theo Chính Phủ, các biểu thức văn hóa của họ không có tính bản địa nhưng phát xuất từ những quốc gia khác.
Cũng như tên, lịch sử của nhóm người này khá mơ hồ. Có hai lập trường. Một là của những người duy quốc gia (ngầm hiểu là quân đội và chính phủ). Hai là của người Rohingya và những người ủng hộ họ.
Lập trường của chính phủ
Trong lịch sử Miến Điện, không có người Rohingya. Họ là người được người Anh đưa tới làm công nhân lương thấp. Thực dân khởi đầu xâm chiếm tiểu bang Arakhan. Vì những lý do riêng, người Anh khuyến khích nhiều đợt lao công từ Ấn Độ lúc đó do họ cai trị, nhất là từ Bengal. Vì Miến Điện là một phần của Ấn Độ thời Anh cai trị cho tới tận năm 1935, nên lao công Bengal được người Anh đem vào làm việc tại tiểu bang Rakhine. Người Anh không bao giờ dùng danh xưng Rohingya. Biên giới thiếu kiểm soát khuyến khích nhiều người vượt biên vì Banbladesh lúc đó đang nổ bùng dân số mà lại thiếu tài nguyên. Trong các sổ sách ghi chép của người Anh không thấy nhắc đến tên Rohingya, nên họ là các di dân bất hợp pháp đến từ Bangladesh và do đó, họ nên trở lại nguyên quán. Khoảng 2 triệu “người Rohingya” đang ở ngoài Miến Điện và những người này sẽ đòi có quốc tịch nếu chính phủ Miến Điện cấp quyền công dân dựa trên các yếu tố này.
Lập trường của người Rohingya
Lịch sử của chúng tôi đã có 4 thế kỷ nay từ thời các Vua Mông Cổ ở Ấn Độ. Thậm chí, các thương nhân Hồi Giáo đã buôn bán với tiểu bang Arakhan trước đó nữa. Sống tại đây hàng thế kỷ đã tạo nên căn tính Rohingya độc đáo. Rohingya là hạn từ được các tác giả ngoại quốc sử dụng từ năm 1773. Chúng tôi là một nhóm độc đáo.
Nguyên lai tranh chấp
Cuộc tranh chấp với nhóm người này diễn biến ra sao? Theo Đức Hồng Y Bo, trong Thế Chiến II, người Hồi Giáo thành lập lực lượng bảo vệ riêng và liên minh với người Anh. Người Phật Giáo Arakhan thì liên minh với quân đội Nhật. Hai nhóm này mặc tình chém giết nhau.
Sau khi độc lập, giai cấp ưu tú Rohingya thành lập nhóm du kích quân thánh chiến Hồi Giáo và cố gắng tạo nên một quốc gia độc lập với tên là Arkhanstan. Một số người muốn nó trở thành một phần của Đông Pakistan lúc đó. Pakistan chống lại mưu toan này. Cuộc chiến đấu có vũ trang tiếp tục để giành cho được một nhà nước Hồi Giáo độc lập. Nhưng sau đó, quân đội Miến Điện đã dẹp tan nhóm này, áp đặt nhiều giới hạn lên người Hồi Giáo, việc đi lại và quyền sở hữu của họ…
Còn về nguyên nhân gây ra cuộc tranh chấp hiện nay, thì theo Đức Hồng Y Bo, 60 năm độc tài quân phiệt đã gây nên nhiều vết thương sâu hoắm. Nghèo đó, sơ tán và di cư không an toàn đã xét nát xứ sở. Sau cuộc chiến đấu và đau khổ lâu dài, xứ sở bắt đầu mở cửa. Nhưng lại chưa bao giờ có thứ ủy ban chân lý và hoà giải. Mà người ta lại cần có con dế tế thần. Chẳng may, một biến cố xẩy ra năm 2012 đã châm ngòi tại tiểu bang Rakhine. Tin đồn về vụ hiếp dâm một phụ nữ địa phương bởi một thanh niên Hồi Giáo đã châm ngòi cho một cuộc bạo loạn khiến gần 120,000 người Hồi Giáo phải sơ tán đến các trại tập trung. Các trại sơ tán này là vườn ươm thất vọng.
Nhiều người Rohingya quyết định chạy qua các nước lân bang, nhất là Ma Lai, để sinh sống. Sau nhiều lời tố cáo việc buôn người và nhiều nấm mồ tập thể chôn người Rohingya được khám phá tại biên giới Mã Lai và Thái Lan, các nhà cầm quyền Thái Lan đã đóng cửa đường buôn bán, ảnh hưởng tới cách kiếm sống duy nhất từ các trại sơ tán của người Rohingya.
Thất vọng vì thế càng gia tăng khiến cho một nhóm chiến đấu được thành lập ở bên ngoài với sự hỗ trợ từ Trung Đông. Cuộc tấn công đầu tiên xẩy ra hồi tháng Tám năm 2016, với các cuộc tấn công vào các cơ quan an ninh. Cảnh sát và quân đội đáp trả bằng những cuộc tấn công dữ dội. Hàng ngàn người phải chạy trốn.
Sau những lời chỉ trích gay gắt và tố cáo “thanh trừng sắc tộc”, các nhà cầm quyền Miến Điện, theo lời Đức Hồng Y Bo, đã cố gắng lập lại việc cai trị ở thành phố và thôn quê. Nhưng các phần tử tranh đấu đã xâm nhập hàng ngũ thanh thiếu niên Rohingya. Nhiều cuộc sát hại các người Rohingya hợp tác với chính phủ đã diễn ra.
Theo Đức Hồng Y, Nhóm Khủng Hoảng Quốc Tế, một nhóm nhân quyền, đã tóm lược nguyên lai của nhóm tranh đấu trên như sau: Nhóm nổi loạn, tự gọi mình là Hadaka al-Yawing (Phong Trào Đức Tin) được lãnh đạo bởi một ủy ban gồm những người Rohingya di cư qua Saudi Arabia và được chỉ huy tại mặt trận bởi người Rohingya với sự huấn luyện và kinh nghiệm về chiến thuật chiến tranh du kích chiến hiện đại. Nó có được tính cách hợp pháp nhờ các fatwa (phán quyết tôn giáo) của địa phương và của quốc tế và hưởng được cảm tình và sự ủng hộ nồng hậu của người Hồi Giáo ở Tiểu Bang Rakhine, trong đó, có hàng trăm tân binh vừa được huấn luyện tại địa phương. Các nhóm tranh đấu ở Kashmir và các người Hồi Giáo theo Al-Qaeda khắp thế giới hỗ trợ cho nhóm này.
Cuộc tấn công ngày 25 tháng Tám năm nay, theo Đức Hồng Y Bo, đã gây nên cuộc di cư vĩ đại hiện nay. Khoảng 450 chiến binh đã tấn công các đồn cảnh sát và những ai ủng hộ chính phủ. Dĩ nhiên, quân đôi đã phản ứng mạnh. Khiến 470,000 phải bỏ trốn, trong đó, có 230,000 trẻ em, chiếm 50 phần trăm dân số Rohingya.
Các phản ứng
Thế phản ứng của các nhà sư Phật Giáo thì sao? Theo Đức Hồng Y Bo, có tới 500,000 tu sĩ Phật Giáo và phần lớn các vị đều là người ưa chuộng hòa bình. Nhưng một bộ phận của họ đã trở thành cực đoan và duy quốc gia. Họ đưa ra những lập trường độc hại sau đây:
• Hồi Giáo có một nghị trình cải đạo các nước từ Saudi tới Nam Dương theo Hồi Giáo và họ đã làm được điều này cho tới Bangladesh. Nay họ mở các chiến dịch tại Nam Thái Lan, Phi Luật Tân và Miến Điện.
• Dân Rohingya chỉ là con ngựa thành Troa. Nhờ sinh suất cao và nhờ việc di dân không hạn chế từ Bangladesh, họ nhất quyết thay đổi các yếu tố dân số của Miến Điện.
• Rohingya còn kết hôn với các thiếu nữ Rakhine địa phương để giảm dân số của Rakhine.
Dù các điều trên không đúng, nhưng khi chúng phát xuất từ cửa miệng các tu sĩ, dân chúng Phật Giáo đã tin. Một phong trào quá khích đã được thành lập: 969 nay là Ma Ba That hiện đang đầu độc tâm trí những người dân ngây thơ. Chủ nghĩa Phátxít dần dần bắt rễ tại một số khu vực.
Còn đa số dân chúng Miến Điện? Vì tin các tu sĩ Phật Giáo như trên, nên phần lớn dân chúng Miến Điện hết còn từ tâm do nỗi sợ hãi bởi ngôn từ kỳ thị và mạng lưới xã hội tạo nên. Ngôn từ kỳ thị truyền đi rất nhanh và tin tức giả trở thành tin tức thật. Ngoài sự kiện này ra, người dân Miến Điện còn bị ảnh hưởng bởi các biến cố đang diễn ra khắp thế giới, như việc Tây Phương tạo nên hiện tượng kỳ thị Hồi Giáo giả tạo.
Còn Giáo Hội Công Giáo? Theo Đức Hồng Y, Giáo Hội không im lặng dù không ra tuyên bố nào cả. Lập trường của Giáo Hội Miến là tranh đấu quyền lợi của mọi người, kể cả người Rohingya. Vì thực ra, người Kitô Giáo cũng đang là nạn nhân của kỳ thị. Thân phận họ vì thế hết sức tế nhị.
Không khéo, Kitô hữu sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp
Tuy trong bài trên, Đức Hồng Y Bo không minh nhiên xin Đức Phanxicô đừng dùng danh xưng Rohingya nhưng một cách mặc nhiên, ngài muốn được như thế. Dù sao, trong nhiều dịp khác, ngài từng mình nhiên yêu cầu điều này.
Nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo khác không ngần ngại nói lớn quan ngại này. Ngày 25 tháng Mười, Catholic News Service cho hay: Linh mục Mariano Soe Naing, giám đốc truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, nói rằng: “Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đang khiến chúng tôi lo lắng, vì nhiều điều có thể không ổn. Một lời sai lầm của Đức Giáo Hoàng có thể đẩy quốc gia vào hỗn loạn. Trong diễn từ của ngài, nếu Đức Thánh Cha chỉ cần nhắc đến chữ Rohingya, các nhóm duy quốc gia sẽ phản ứng. Đây là một vấn đề lịch sử và chúng ta cần nhiều thì giờ mới giải quyết được nó. Chúng ta không thể nói bất cứ điều gì”.
Hãng tin ucanews.com thì cho hay các giám mục Công Giáo Miến Điện, hồi tháng Sáu, đã trình cho sứ thần Tòa Thánh hay các ngài muốn Đức Giáo Hoàng tránh nhắc đến danh xưng Rohingya.
Một nhà lãnh đạo Tin Lành, Mục Sư Patrick Loo Tone, thì cho rằng chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng không phải chỉ ảnh hưởng tới người Công Giáo mà thôi. Vì người Miến coi người Công Giáo và người Tin Lành là một. Thành công của chuyến đi cũng là thành công của người Tin Lành mà thất bại của chuyến đi cũng là thất bại của họ nữa.
Mục sư cho rằng đa số người Phật Giáo không tin tưởng người Hồi Giáo và ngược lại, đa số người Hồi Giáo không tin tưởng người Phật Giáo. “Lần đầu tiên, cả hai bên tin tưởng người Kitô Giáo. Nhưng nếu ta làm hay nói điều gì xem ra bênh người Hồi Giáo, thì người Phật Giáo sẽ trở nên nghi ngờ và bực bội với chúng ta. Ta phải rất cẩn thận về điều mình nói, nếu không người Kitô giáo sẽ là đích nhắm kế tiếp”.