(Radio Vatican) Trong bài giảng tại nhà nguyện Casa Santa Marta, ĐGH đã nhắc lại lời mời gọi của Chúa Giê-Su trong Tin Mừng của Thánh Luca “ Anh em đừng đoán xét để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán.” (Lc 6:36-38). Không một ai trong chúng ta có thể tránh khỏi sự phán xét của Thiên Chúa – Chúng ta sẽ phải chịu cả hai cuộc phán xét riêng và phán xét chung. Thực tế này giúp Giáo Hội phản ánh về những hành vi của riêng mình đối với người khác và đối với Thiên Chúa. Lời kêu gọi trong mùa Chay Thánh này là lời mời gọi Giáo Hội hướng tới canh tân.
Thiên Chúa sẽ phán xét tất cả chúng ta.
Chúng ta được mời gọi không những không được xét đoán mà còn phải biết tha thứ cho nhau. “Mỗi người chúng ta có thể nghĩ là tôi không bao giờ xét đoán ai, tôi không tự cho mình là một thẩm phán.” Với ý nghĩ này, ĐGH kêu gọi chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình xem trong một cuộc họp, trong một bữa ăn, tôi đã dành ra bao nhiêu phút để xét đoán người khác. “Cho mình cái quyền xét đoán người khác thì thật là kinh khủng bởi chỉ có Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất.”
Tính khiêm nhường là chìa khóa để nhận được lòng thương xót của Chúa.
Vì vậy hãy có lòng thương xót đối với kẻ khác để Thiên Chúa cũng sẽ xót thương chúng ta. “Chúng ta biết rằng công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương.” Để nhận được lòng thương xót của Chúa, chúng ta phải khiêm nhường, nhận ra chúng ta là những kẻ có tội. “Bằng sự xấu hổ đau đớn của mình trước sự công thẳng của Thiên Chúa, đó chính là lúc chúng ta được tha thứ.”
Hãy xin cho biết xấu hổ đau đớn trước Thiên Chúa.
Biết xấu hổ là một hồng ân. Đó chính là thái độ để khiêm nhường nhận ra rằng tôi xét đoán thế nào thì tôi cũng sẽ bị đoán xét thế ấy, tôi đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho tôi bằng đấu ấy. Vì thế tôi không được xét đoán anh em mình. Và trước thiên Chúa, lời khẩn thiết để thưa với ngài sẽ chỉ là: Với Chúa là công lý, với con là sự xấu hổ.
Giuse Thẩm Nguyễn
Thiên Chúa sẽ phán xét tất cả chúng ta.
Chúng ta được mời gọi không những không được xét đoán mà còn phải biết tha thứ cho nhau. “Mỗi người chúng ta có thể nghĩ là tôi không bao giờ xét đoán ai, tôi không tự cho mình là một thẩm phán.” Với ý nghĩ này, ĐGH kêu gọi chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình xem trong một cuộc họp, trong một bữa ăn, tôi đã dành ra bao nhiêu phút để xét đoán người khác. “Cho mình cái quyền xét đoán người khác thì thật là kinh khủng bởi chỉ có Thiên Chúa là thẩm phán duy nhất.”
Tính khiêm nhường là chìa khóa để nhận được lòng thương xót của Chúa.
Vì vậy hãy có lòng thương xót đối với kẻ khác để Thiên Chúa cũng sẽ xót thương chúng ta. “Chúng ta biết rằng công lý của Thiên Chúa là lòng xót thương.” Để nhận được lòng thương xót của Chúa, chúng ta phải khiêm nhường, nhận ra chúng ta là những kẻ có tội. “Bằng sự xấu hổ đau đớn của mình trước sự công thẳng của Thiên Chúa, đó chính là lúc chúng ta được tha thứ.”
Hãy xin cho biết xấu hổ đau đớn trước Thiên Chúa.
Biết xấu hổ là một hồng ân. Đó chính là thái độ để khiêm nhường nhận ra rằng tôi xét đoán thế nào thì tôi cũng sẽ bị đoán xét thế ấy, tôi đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho tôi bằng đấu ấy. Vì thế tôi không được xét đoán anh em mình. Và trước thiên Chúa, lời khẩn thiết để thưa với ngài sẽ chỉ là: Với Chúa là công lý, với con là sự xấu hổ.
Giuse Thẩm Nguyễn