Từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam, các ơn gọi là rất nhiều và có chất lượng, nữ tu vừa đông vừa trẻ tuổi. Các thế hệ trẻ này đã không biết đến các cuộc bách hại. Hàng linh mục là vừa đông vừa dám nghĩ dám làm, được cộng đồng của họ thương mến và tôn trọng, Bản thân các cộng đoàn này có các tín hữu sống đạo tốt, hào phóng và có tổ chức. Giáo hội gia đình này sống trong một xã hội hiếu thảo, được thành lập trên sự thờ kính ông bà tổ tiên, kính trọng người xưa.
Ở Việt Nam, Giáo hội sống không giấu giếm, cả ở Hà Nội và các nơi khác. Ở vùng ngoại ô của thủ đô gồm tám triệu dân này, trong sự phát triển liên tục, đại chủng viện Cổ Nhué, một tòa nhà lớn hiện đại được xây dựng vào năm 2006, có thánh lễ khai giàng năm học mới vào đầu tháng Chín. Hơn 300 thanh niên trẻ tuổi trong áo chùng đen sống trong bầu khi hân hoan vui vẻ. Ở miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng viên khác, là đại chủng viên Bùi Chu đón 174 chủng sinh và đại chủng viên Thái Bình đón 70 chủng sinh. Chính Giám mục Dòng Tên của giáo phận Bắc Ninh lân cận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đã nói chuyện trong lễ khai giảng này. Là cựu sinh viên của Trung tâm Sèvres, ở Paris, ngài trình bày một bài suy niệm về cửa hẹp. Nhưng đúng hơn, đó là một cửa lớn mà các người trẻ ấy đã vượt qua. Đến từ các gia đình Công Giáo đông con, họ đã chọn con đường tu trì này, được gia đình, giáo xứ và linh mục của họ đưa ra cho họ. Đằng sau các bài thánh ca mạnh mẽ, được hát thật du dương, như trong tất cả các buổi lễ của Việt Nam, có sự yên tĩnh thanh thản của một đời sống được chọn lựa thoải mái.
Sài Gòn: 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu.
Chủng sinh Giuse Nguyễn Văn Tánh, 26 tuổi, phát biểu: “Khi tôi còn là học sinh trung học, cha xứ của tôi đã đặt vấn đề ơn gọi tu trì với tôi. Tôi đã trả lời là con thích đi tu. Gia đình tôi ủng hộ tôi hoàn toàn. Đối với tôi, trở thành một linh mục là vâng theo các mệnh lệnh của giám mục!”. Người bạn của Tánh là chủng sinh Giuse Lương Vanh Huân, 29 tuổi. Huấn là cựu sinh viên Đại học nông lâm, và từng là chú giúp lễ, phát biểu: “Tôi thích đời sống thánh hiến, sự chân thành của nó. Tôi muốn sống tình yêu vì Chúa Kitô”. Không ai trong số họ gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào với chính quyền. "Thế hệ này đã không trải qua các khó khăn và sự bách hại mà các đàn anh của họ đã biết đến”, vị giáo sư triết học của họ, cha Giuse Vũ An Công cho biết. Trái ngược với số phận đã trải nghiệm của Giám đốc chủng viện Hà Nội kể từ năm 2006, Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh, sắp mừng 75 tuổi, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo phân Hà Nội: ngài phải đợi ba mươi năm để được phép gia nhập chủng viện ...
Hàng giáo sĩ Việt Nam, nếu ngày nay là thịnh vượng đông đảo, đã chịu đựng “một lỗ hổng thế hệ”: giữa năm 1954 và thập niên 2000, đó là chính sách nhỏ giọt mà chính quyền cộng sản, sau khi đã đóng các đại chủng viên và tịch thu các cơ sở, đã ban hành giấy phép đào tạo và truyền chức. Không có gì giống như vây nữa trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, các cha giám đốc chủng viện cũng nhận thức được các giới hạn của giai đoạn phong nhiêu này. Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh thừa nhận: "Khi cuộc sống dễ dàng thoải mái, có ít ơn gọi tu trì hơn”. Trong khi đó, giám đốc đại chủng viện Thành phố Hồ Chí Minh (nơi có 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu), cha Giuse Bùi Công Trác, nhận định: "Các gia đình Công Giáo có ít con hơn. Do đó, chúng tôi sẽ có ít ơn gọi hơn”. Về phần mình, cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, một giáo sư thần học luân lý, nói về siêu thành phố giàu có, năng động bao quanh thiên đường an bình của chủng viện: "Với tiền bạc là vua, các người tốt khá có thể trở nên rất giáu có. Trước đây, họ sẽ vào chủng viên. Nhưng hiện nay, điều này là kém rõ ràng hơn rồi".
"Tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Sau một giờ chạy xe hơi rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Chủng viện Xuân Lộc, với các tòa nhà cao lớn và đẹp, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 lập nghiệp. Hơn 400 chủng sinh đang tu học ở đây, chuẩn bị được truyền chức để làm công tác mục vụ.
Nhưng Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, từng là giám đốc chủng viện này trước khi làm Giám mục, giải thích rõ ràng hơn: "Các ơn gọi của chúng tôi đến từ các gia đình gốc miền Bắc. Nhưng giáo phận nông thôn của chúng ta trở nên giáo phận phố thị rồi. Làn gió của thế tục hóa, của sự hấp dẫn giàu có, đã thổi ở đây cũng như ở các nơi khác”. Ngài trấn an: “Hiện tại, giáo xứ và gia đình là hai thực tại quan trọng của đức tin. Nhưng còn được bao lâu nữa?”.
Các Giám mục Việt Nam không che mặt lại. Do đó, dự án đầy tham vọng của Học viện Công Giáo mới của Việt Nam, phát sinh từ ba năm trước tại thành phố Hồ Chí Minh, với Giám mục Xuân Lộc làm Viện trưởng. Mới được cho phép thành lập bởi chính quyền cộng sản, vốn cho đến nay không muốn bất kỳ sự tham gia nào của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là cao đẳng và đại học, Học viện muốn đáp ứng nhu cầu sống còn cho tương lai của Giáo Hội. Giám Mục Đinh Đức Đạo nêu rõ: "Sau chiến tranh, chủ nghĩa cộng sản, thời cơ đã đến để phát triển những gì mà chúng tôi chưa từng phát triển trước đây. Bởi vì tất cả các nước đều tiếp xúc với tất cả các dòng ý tưởng: chúng tôi phải khuyến khích các linh mục và tín hữu của chúng tôi suy nghĩ nhiều hơn. Truyền thống một mình là không đủ. Chúng tôi phải đi vào đối thoại với các phong trào văn hóa, với các viện văn hóa đương đại, cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu. Các ngưởi làm công tác mục vụ không có thời giờ cho điều đó. Cuộc sống đã thay đổi rồi, 'đức tin mục vụ' của chúng tôi cũng phải thay đổi. Chúng tôi phải tự vấn mình: tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Câu hỏi này, các linh mục Việt Nam không cần phải đặt ra nữa, vì câu trả lời đã là hiển nhiên hiện nay. Sống cách Hà Nội 35 km về phía Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết, là cha xừ giáo xứ Hoàng Nguyên. Ở vùng đồng bằng này của sông Hồng, nơi Cha thánh Théophane Vénard Ven, một trong các thánh Tử Đạo Việt Nam, đã sống, đã bị bắt và xử tử, vị linh mục độ tuổi bốn mươi đã tự hào là "một người thừa kế của thánh Théophane Vénard Ven, người đã để lại nơi đây một giáo xứ đầy nhân đức”. Ở vùng đồng bằng lúa này, nơi các tháp chuông vươn cao trên cánh đồng lúa, cha đã hoàn thành vào năm 2012 việc xây dựng một nhà thờ mới. Nhà thờ xây trong tinh thần tiết kiệm, chỉ tốn 650.000 USD. Cha xứ vui vẻ nói: "Giáo dân đã góp nhiều giờ tham gia lao động tự nguyện miễn phí cho nhà thờ!". Và họ cũng rộng lượng đóng góp tiền bạc nữa. Giáo xứ này có 5.300 giáo dân đã rửa tội. Cha xứ cười và nói thêm: “95% là người ngoan đạo”. Chịu trách nhiệm về Caritas khu vực, ngài có mối quan hệ tốt với chính quyền, họ tạo điều kiện cho ngài xây dựng một tòa nhà nuôi khoảng ba mươi người khuyết tật. Nhà do các Nữ tử Bác ái phụ trách. Một cha xứ lân cận giải thích thêm: “Một Cha xứ ở Việt Nam không bao giờ đơn độc, ngài luôn được bao quanh bởi các đoàn thể mục vụ hoạt động, các nữ tu, chủng sinh. Người ta rất kính trọng cha xứ”.
6.000 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá
Trên thực tế, nếu không có các nữ tu, Giáo hội Việt Nam sẽ không là như hiện tại. Ở phía trước Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, là một trường mẫu giáo tiếp nhận mỗi buổi sáng sớm khoảng hai trăm trẻ em từ 2 đến 5 tuổi. Các cơ sở này, được các nữ tu phụ trách, ở đây là các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, họ là rất đông trên khắp cả nước. Đối với nhóm tuổi nhỏ này, chính quyền không có đủ mạng lưới để đáp ứng nhu cầu. Do đó, họ để cho Giáo Hội phát triển khả năng của mình. Nữ tu Theresa Vũ Thị Định, một thành viên của Hội đồng Dòng, là bề trên của cộng đoàn này, một trong bốn mươi công đoàn hiện diện trong tổng giáo phận Hà Nội, với tổng cộng 600 nữ tu, trong đó có 200 tập sinh. Dòng Mến Thánh Giá được thành lập năm 1670 bởi Đức Cha Lambert de La Motte, một trong các sáng lập viên của Hội Truyền Giáo Paris (MEP). Ngày nay, có 6.000 nữ tu Dòng Mến Thánh Giá trên khắp Việt Nam, chủ yếu là trẻ tuổi, làm việc phục vụ cho các người nghèo nhất, các trường mẫu giáo, phòng khám bệnh, giúp đỡ người dân tộc thiểu số, chăm sóc bệnh nhân, dạy giáo lý.
Trong một từ dễ hiểu, nữ tu Thérêsa tóm tắt: "Chúng tôi làm mọi điều mà các Giám mục và linh mục yêu cầu”. Về nhà cửa, nhu cầu là rất mạnh, đến nỗi các nữ tu đã thực hiện một chương trình lớn vể đổi mới bất động sản. Nữ tu Thérêsa cho biết: "Chính phủ không đặt ra vấn đề cho chúng tôi nữa, nhưng khó khăn lại đến từ xã hội”. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này được chiến thắng bởi sự sùng bái tiền bạc dễ dàng, nó vẫn còn, cho đến ngày nay, dựa trên các giá trị truyền thống của vũ trụ Nho giáo: kính trọng người cao tuổi, tổ tiên, gia đình.
Do đó, anh Giuse, một nhà điều hành trẻ ở Sài Gòn và là một người Công Giáo tốt, chú trọng việc làm giỗ đúng ngày cho ông bà tổ tiên. Với bàn thờ của tổ tiên, nổi bật trong ngôi nhà của mình, anh ghi dấu sự thuộc về một sự hòa hợp vũ trụ, mà trong đó Kitô giáo, dựa trên tình hiếu thảo nhập thể và thiêng liêng, tìm thấy một cách tinh tế vị thế của nó.
(Source: Eglises d'Asie 10/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ
Ở Việt Nam, Giáo hội sống không giấu giếm, cả ở Hà Nội và các nơi khác. Ở vùng ngoại ô của thủ đô gồm tám triệu dân này, trong sự phát triển liên tục, đại chủng viện Cổ Nhué, một tòa nhà lớn hiện đại được xây dựng vào năm 2006, có thánh lễ khai giàng năm học mới vào đầu tháng Chín. Hơn 300 thanh niên trẻ tuổi trong áo chùng đen sống trong bầu khi hân hoan vui vẻ. Ở miền Bắc Việt Nam, hai đại chủng viên khác, là đại chủng viên Bùi Chu đón 174 chủng sinh và đại chủng viên Thái Bình đón 70 chủng sinh. Chính Giám mục Dòng Tên của giáo phận Bắc Ninh lân cận, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, đã nói chuyện trong lễ khai giảng này. Là cựu sinh viên của Trung tâm Sèvres, ở Paris, ngài trình bày một bài suy niệm về cửa hẹp. Nhưng đúng hơn, đó là một cửa lớn mà các người trẻ ấy đã vượt qua. Đến từ các gia đình Công Giáo đông con, họ đã chọn con đường tu trì này, được gia đình, giáo xứ và linh mục của họ đưa ra cho họ. Đằng sau các bài thánh ca mạnh mẽ, được hát thật du dương, như trong tất cả các buổi lễ của Việt Nam, có sự yên tĩnh thanh thản của một đời sống được chọn lựa thoải mái.
Sài Gòn: 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu.
Hàng giáo sĩ Việt Nam, nếu ngày nay là thịnh vượng đông đảo, đã chịu đựng “một lỗ hổng thế hệ”: giữa năm 1954 và thập niên 2000, đó là chính sách nhỏ giọt mà chính quyền cộng sản, sau khi đã đóng các đại chủng viên và tịch thu các cơ sở, đã ban hành giấy phép đào tạo và truyền chức. Không có gì giống như vây nữa trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, các cha giám đốc chủng viện cũng nhận thức được các giới hạn của giai đoạn phong nhiêu này. Giám mục Lôrensô Chu Văn Minh thừa nhận: "Khi cuộc sống dễ dàng thoải mái, có ít ơn gọi tu trì hơn”. Trong khi đó, giám đốc đại chủng viện Thành phố Hồ Chí Minh (nơi có 1.000 linh mục, 300 chủng sinh, 7.000 nữ tu), cha Giuse Bùi Công Trác, nhận định: "Các gia đình Công Giáo có ít con hơn. Do đó, chúng tôi sẽ có ít ơn gọi hơn”. Về phần mình, cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, một giáo sư thần học luân lý, nói về siêu thành phố giàu có, năng động bao quanh thiên đường an bình của chủng viện: "Với tiền bạc là vua, các người tốt khá có thể trở nên rất giáu có. Trước đây, họ sẽ vào chủng viên. Nhưng hiện nay, điều này là kém rõ ràng hơn rồi".
"Tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Sau một giờ chạy xe hơi rời khỏi thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đến Chủng viện Xuân Lộc, với các tòa nhà cao lớn và đẹp, nằm giữa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, nơi có hàng trăm ngàn người Công Giáo di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 lập nghiệp. Hơn 400 chủng sinh đang tu học ở đây, chuẩn bị được truyền chức để làm công tác mục vụ.
Nhưng Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo, từng là giám đốc chủng viện này trước khi làm Giám mục, giải thích rõ ràng hơn: "Các ơn gọi của chúng tôi đến từ các gia đình gốc miền Bắc. Nhưng giáo phận nông thôn của chúng ta trở nên giáo phận phố thị rồi. Làn gió của thế tục hóa, của sự hấp dẫn giàu có, đã thổi ở đây cũng như ở các nơi khác”. Ngài trấn an: “Hiện tại, giáo xứ và gia đình là hai thực tại quan trọng của đức tin. Nhưng còn được bao lâu nữa?”.
Các Giám mục Việt Nam không che mặt lại. Do đó, dự án đầy tham vọng của Học viện Công Giáo mới của Việt Nam, phát sinh từ ba năm trước tại thành phố Hồ Chí Minh, với Giám mục Xuân Lộc làm Viện trưởng. Mới được cho phép thành lập bởi chính quyền cộng sản, vốn cho đến nay không muốn bất kỳ sự tham gia nào của Giáo Hội trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là cao đẳng và đại học, Học viện muốn đáp ứng nhu cầu sống còn cho tương lai của Giáo Hội. Giám Mục Đinh Đức Đạo nêu rõ: "Sau chiến tranh, chủ nghĩa cộng sản, thời cơ đã đến để phát triển những gì mà chúng tôi chưa từng phát triển trước đây. Bởi vì tất cả các nước đều tiếp xúc với tất cả các dòng ý tưởng: chúng tôi phải khuyến khích các linh mục và tín hữu của chúng tôi suy nghĩ nhiều hơn. Truyền thống một mình là không đủ. Chúng tôi phải đi vào đối thoại với các phong trào văn hóa, với các viện văn hóa đương đại, cống hiến hết mình cho việc nghiên cứu. Các ngưởi làm công tác mục vụ không có thời giờ cho điều đó. Cuộc sống đã thay đổi rồi, 'đức tin mục vụ' của chúng tôi cũng phải thay đổi. Chúng tôi phải tự vấn mình: tại sao chúng tôi là người Công Giáo?"
Câu hỏi này, các linh mục Việt Nam không cần phải đặt ra nữa, vì câu trả lời đã là hiển nhiên hiện nay. Sống cách Hà Nội 35 km về phía Nam, Cha Giuse Đào Bá Thuyết, là cha xừ giáo xứ Hoàng Nguyên. Ở vùng đồng bằng này của sông Hồng, nơi Cha thánh Théophane Vénard Ven, một trong các thánh Tử Đạo Việt Nam, đã sống, đã bị bắt và xử tử, vị linh mục độ tuổi bốn mươi đã tự hào là "một người thừa kế của thánh Théophane Vénard Ven, người đã để lại nơi đây một giáo xứ đầy nhân đức”. Ở vùng đồng bằng lúa này, nơi các tháp chuông vươn cao trên cánh đồng lúa, cha đã hoàn thành vào năm 2012 việc xây dựng một nhà thờ mới. Nhà thờ xây trong tinh thần tiết kiệm, chỉ tốn 650.000 USD. Cha xứ vui vẻ nói: "Giáo dân đã góp nhiều giờ tham gia lao động tự nguyện miễn phí cho nhà thờ!". Và họ cũng rộng lượng đóng góp tiền bạc nữa. Giáo xứ này có 5.300 giáo dân đã rửa tội. Cha xứ cười và nói thêm: “95% là người ngoan đạo”. Chịu trách nhiệm về Caritas khu vực, ngài có mối quan hệ tốt với chính quyền, họ tạo điều kiện cho ngài xây dựng một tòa nhà nuôi khoảng ba mươi người khuyết tật. Nhà do các Nữ tử Bác ái phụ trách. Một cha xứ lân cận giải thích thêm: “Một Cha xứ ở Việt Nam không bao giờ đơn độc, ngài luôn được bao quanh bởi các đoàn thể mục vụ hoạt động, các nữ tu, chủng sinh. Người ta rất kính trọng cha xứ”.
6.000 Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá
Trong một từ dễ hiểu, nữ tu Thérêsa tóm tắt: "Chúng tôi làm mọi điều mà các Giám mục và linh mục yêu cầu”. Về nhà cửa, nhu cầu là rất mạnh, đến nỗi các nữ tu đã thực hiện một chương trình lớn vể đổi mới bất động sản. Nữ tu Thérêsa cho biết: "Chính phủ không đặt ra vấn đề cho chúng tôi nữa, nhưng khó khăn lại đến từ xã hội”. Tuy nhiên, ngay cả khi điều này được chiến thắng bởi sự sùng bái tiền bạc dễ dàng, nó vẫn còn, cho đến ngày nay, dựa trên các giá trị truyền thống của vũ trụ Nho giáo: kính trọng người cao tuổi, tổ tiên, gia đình.
Do đó, anh Giuse, một nhà điều hành trẻ ở Sài Gòn và là một người Công Giáo tốt, chú trọng việc làm giỗ đúng ngày cho ông bà tổ tiên. Với bàn thờ của tổ tiên, nổi bật trong ngôi nhà của mình, anh ghi dấu sự thuộc về một sự hòa hợp vũ trụ, mà trong đó Kitô giáo, dựa trên tình hiếu thảo nhập thể và thiêng liêng, tìm thấy một cách tinh tế vị thế của nó.
(Source: Eglises d'Asie 10/11/2018 / Frédéric Mounier)
Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ