Lễ Chúa Kitô Vua B : Giữa nghịch cảnh, phải hiểu nghịch nghĩa.
Mấy ngày qua, nếu ai đi ra đường sẽ ngạc nhiên, nhưng rồi nhận ra ngay : Ngày Nhà Giáo, 20-11 : Học sinh mua quà, mua hoa đến nhà thầy cô trao tặng. Thầy cô mặc quần áo đẹp, nổi bật là những cánh áo dài xinh xắn… 365 ngày mới có một ngày tạm gọi là huy hoàng. 364 ngày còn lại là những ngày ảm đạm âm u.
Người ta thường ví như sau : “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài. Bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”.
Cái nghèo của nhà giáo lại cộng với cái eo. Nổi bật là vụ cô giáo Nguyễn thị Xuân tự tử ngay trong phòng làm việc tại Hậu Giang, vì bị giảm biên chế một cách oan ức.
Tại trường Bùi thị Xuân ở Sàigòn, ông hiệu trưởng lại đề xuất một công thức giảm biên chế đau lòng : cho học trò tiểu học đánh giá thầy cô: thầy cô nào bị học trò xếp loại dở thì bị nghỉ việc ngay.
Cách đây không lâu lại có phiên toà xử ngược : thầy phạt học trò, phụ huynh đến hành hung thầy sứt đầu mẻ trán. Thầy bị thương ! Ra toà thầy bị thương trở thành bị cáo.
Giữa bầu khí đầy cái nghèo và cái eo đó, vẫn có những thầy cô bám trụ, vẫn có những giáo sinh vào trường sư phạm. Trong một số báo Tuổi Trẻ (17/11/91), nhà giáo và cũng là nhà văn Lý Lan đã viết bài “Thưa Thầy về đâu ?” Bài kể :
Đêm đêm tôi đi làm người thâu ngân tại nhà hàng tư, thường về khuya, đêm qua xe hư, tôi phải đón xích lô. Người đạp xích lô vừa trờ tới đã vội nhảy xuống đứng chào tôi : “Thưa Thầy.” Anh xích lô xưng tên : Thành. Tôi mới nhớ ra Thành là học trò cũ 13 năm trước, hồi tôi dạy ở miền Tây. Hồi đó thầy ăn bo bo đi dạy, trò vào lớp xỉu giữa buổi học vì đói, nhưng tôi vẫn thao thao nói với học trò : “Giặc ngoại xâm đã tan rồi, nhưng hai tên giặc song sinh là Đói và Dốt đang hoành hành trên quê hương ta. Các em phải học, học thật giỏi để chiến thắng chúng, để dân tộc ta sánh với các nước năm Châu”.
Nhưng rồi Thành, một học sinh giỏi thi vào ĐH Bách Khoa đạt điểm đậu, nhưng ban Tuyển sinh Tỉnh không cho đi học.
3 giờ khuya, hai thầy trò đạp xe từ huyện lên tỉnh để khiếu nại. Tôi lấy tư cách là thầy dạy em 3 năm liền để bảo đảm em là học sinh giỏi, đạo đức tốt. Viên cán bộ tuyển sinh mắng tôi trước mặt người học trò : “Anh là thầy giáo, cứ lo mà dạy học, biết thế nào là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước mà nói !” Suốt quãng đường quay về, dài thăm thẳm, tôi chỉ nói được một câu an ủi trò : “Chẳng qua là sự dốt nát”.
Giờ gặp em đạp xích lô, sao không bất ngờ được. Em kể cho tôi nghe : “Sau đó em về nhà làm ruộng, cưới vợ đẻ con. Khi con em tới tuổi đi học, em giật mình thấy trường lớp xiêu vẹo, thầy cô dạy bữa đực bữa cái, trẻ em thất học, người mù chữ ngày càng đông, cuộc sống nông thôn ngày càng khó. Em nghĩ tới lời thầy “chẳng qua là sự dốt nát,” em xin vô trung học sư phạm Tỉnh rồi về xã vừa làm vừa đi dạy. Mới đây lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long cuốn trôi cả trường, em đưa vợ con lên Sàigòn, ở đậu nhà người chị, riêng em thuê xích lô chạy cầm cự, chờ nước rút, hết lụt sẽ về quê lại mở trường dạy tiếp. Rồi em hỏi tôi : “Thầy còn đi dạy không ?” Lần đầu tiên, tôi không trả em bằng câu diễu cợt : “Sắp mất dạy rồi,” nhưng trước em Thành, tôi nói : “Còn, thầy vẫn còn dạy.” Trong một tích tắc, ánh mắt thầy trò gặp nhau, bừng lên một tia sáng kỳ lạ. Nhưng cố giữ giọng bình thường, Thành nói : “Thầy lên xe, em đưa đi.”
Để tránh tình huống kịch, tôi lên xe ngồi. Chiếc xe lăn bánh chậm chậm giữa đường phố. Đêm Sàigòn rực rỡ bảng hiệu vũ trường, nhạc karaokê… Từ yên xe phía sau, người học trò cũ tên Thành chồm tới hỏi qua vai tôi : “Thưa thầy, về đâu ?”
Một câu hỏi mang hai nghĩa : “nơi chốn” và “nghề nghiệp.”
Tôi đã kể khá dài một bối cảnh thời sát chúng ta đây về nhà giáo, để ta hiểu được phần nào một bối cảnh đã diễn ra gần hai ngàn năm rồi. “Thầy còn dạy không ? -Tôi vẫn còn dạy;” và “Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
“Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
Khi “tiên học lễ, hậu học văn,” khi truyền thống “tôn sư trọng đạo” còn ngự trị thì câu trả lời “tôi còn dạy” không mấy khó khăn. Nhưng khi “tiên học phí, hậu học văn,” khi “tiên học võ, hậu học văn,” khi “tiên học phí, hậu học thêm,” khi “nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài, bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”, thì “tôi vẫn còn dạy” mới ý nghĩa. Nó bắt người ta phải hiểu khác đi, có khi hiểu ngược lại với quan niệm đương thời.
Khi làm phép lạ bánh hoá nhiều, người ta tôn vinh ông Giêsu làm vua, Đức Giêsu nhận, chắc không ai thắc mắc.
Khi vào thành long trọng, người ta lót áo cho Giêsu đi, người ta tôn vinh Giêsu làm vua, Giêsu nhận, chắc chẳng ai ngạc nhiên.
Nhưng hôm nay, giữa phiên toà, lúc đã bị hành hình trước, mặt mày lem luốc máu me, Đức Giêsu lại nhận mình là Vua. Giữa nghịch cảnh, thì phải là nghịch nghĩa.
Chọn một thời điểm không bình thường để tuyên bố mình là Vua, thì ý nghĩa của chữ Vua cũng phải là không như người ta hiểu.
Vì thế Chúa Giêsu nói ngay : Tôi là Vua, nhưng Nước Tôi không thuộc về thế gian này...
Đừng hiểu thầy dạy theo nghĩa người bây giờ gán cho nhà giáo !
Thì cũng đừng hiểu Vua theo nghĩa người ta hiểu !
Vậy hiểu theo nghĩa nào ?
Kinh Tiền Tụng trong lễ hôm nay trả lời : Là Vua của Vương quốc sự Thật và sự Sống, của Vương quốc Thánh thiện và Ân sủng, của Vương quốc Công chính, Yêu thương và An bình.
Bảy phẩm tính của Vương quốc Kitô. Ở đây ta chỉ dừng lại phẩm tính “Sự Thật.”
Chúa Giêsu đã nói thật rõ : Tôi là Vua, Tôi sinh ra là để làm chứng cho sự Thật. Ai đứng trong sự thật, nghe tiếng tôi…
Khi trường tư được phép mở, người ta thích gửi con đến trường Công Giáo, vì trường Công Giáo dạy sự thật, vì sự Thật là Vua của người Công Giáo chúng ta. Cũng trong một số báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật, thầy giáo Nguyễn Tấn Lợi đã tâm tình : “Tôi sợ sự giả dối, tôi sợ sự giả dối gieo vào lòng người trẻ.” Có cả hàng ngàn chuyện hay tích cũ, tự cổ chí kim, kể lại cho chúng ta mẫu gương về tôn trọng sự thật. Người Công Giáo –cách riêng các linh mục đi học tập– được giữ kho cũng do không gian dối.
Có nhiều người nói nửa đùa nửa thật : 10 điều răn, thời nay tại Việt Nam chỉ còn có 9, vì không có tội phạm điều răn thứ 8 (chớ làm chứng đôi) nữa. Họ nói : thời này gian dối không có tội. Nói chơi thì được, nhưng nghĩ thật như vậy là sai. Cho dù gặp nghịch cảnh nào, chúng ta cũng phải tôn trọng sự thât.
Buôn gian bán dối, đồ dỏm nói đồ xịn, là không xứng với Vua sự thật.
Vu khống, vu oan, nói hành bỏ vạ, chuyện không nói có, chuỵện bé xé ra to, là không xứng với Vua chân lý.
Nếu giữa biết bao nghịch cảnh éo le, người thầy giáo kia vẫn tự hào trả lời câu hỏi của người trò cũ, “tôi vẫn còn dạy.”
Và nếu Đức Kitô giữa những giây phút sắp bị kết án tử hình, vẫn còn nhận mình là Vua vì đó là sự thật, thì chúng ta, thần dân của Vua chân lý, làm sao chúng ta dám gian dối được, dám không tôn trọng sự thật được, dám không liều chết vì sự thật như các thánh tử đạo Việt Nam.
Lạy Vua Giêsu là thầy dạy của chúng con, Ngài là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, xin dạy chúng con biết tôn trọng sự thật, thương nhau thật, để xứng là học trò của Thầy là Vua Sự Thật. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Mấy ngày qua, nếu ai đi ra đường sẽ ngạc nhiên, nhưng rồi nhận ra ngay : Ngày Nhà Giáo, 20-11 : Học sinh mua quà, mua hoa đến nhà thầy cô trao tặng. Thầy cô mặc quần áo đẹp, nổi bật là những cánh áo dài xinh xắn… 365 ngày mới có một ngày tạm gọi là huy hoàng. 364 ngày còn lại là những ngày ảm đạm âm u.
Người ta thường ví như sau : “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài. Bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”.
Cái nghèo của nhà giáo lại cộng với cái eo. Nổi bật là vụ cô giáo Nguyễn thị Xuân tự tử ngay trong phòng làm việc tại Hậu Giang, vì bị giảm biên chế một cách oan ức.
Tại trường Bùi thị Xuân ở Sàigòn, ông hiệu trưởng lại đề xuất một công thức giảm biên chế đau lòng : cho học trò tiểu học đánh giá thầy cô: thầy cô nào bị học trò xếp loại dở thì bị nghỉ việc ngay.
Cách đây không lâu lại có phiên toà xử ngược : thầy phạt học trò, phụ huynh đến hành hung thầy sứt đầu mẻ trán. Thầy bị thương ! Ra toà thầy bị thương trở thành bị cáo.
Giữa bầu khí đầy cái nghèo và cái eo đó, vẫn có những thầy cô bám trụ, vẫn có những giáo sinh vào trường sư phạm. Trong một số báo Tuổi Trẻ (17/11/91), nhà giáo và cũng là nhà văn Lý Lan đã viết bài “Thưa Thầy về đâu ?” Bài kể :
Đêm đêm tôi đi làm người thâu ngân tại nhà hàng tư, thường về khuya, đêm qua xe hư, tôi phải đón xích lô. Người đạp xích lô vừa trờ tới đã vội nhảy xuống đứng chào tôi : “Thưa Thầy.” Anh xích lô xưng tên : Thành. Tôi mới nhớ ra Thành là học trò cũ 13 năm trước, hồi tôi dạy ở miền Tây. Hồi đó thầy ăn bo bo đi dạy, trò vào lớp xỉu giữa buổi học vì đói, nhưng tôi vẫn thao thao nói với học trò : “Giặc ngoại xâm đã tan rồi, nhưng hai tên giặc song sinh là Đói và Dốt đang hoành hành trên quê hương ta. Các em phải học, học thật giỏi để chiến thắng chúng, để dân tộc ta sánh với các nước năm Châu”.
Nhưng rồi Thành, một học sinh giỏi thi vào ĐH Bách Khoa đạt điểm đậu, nhưng ban Tuyển sinh Tỉnh không cho đi học.
3 giờ khuya, hai thầy trò đạp xe từ huyện lên tỉnh để khiếu nại. Tôi lấy tư cách là thầy dạy em 3 năm liền để bảo đảm em là học sinh giỏi, đạo đức tốt. Viên cán bộ tuyển sinh mắng tôi trước mặt người học trò : “Anh là thầy giáo, cứ lo mà dạy học, biết thế nào là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước mà nói !” Suốt quãng đường quay về, dài thăm thẳm, tôi chỉ nói được một câu an ủi trò : “Chẳng qua là sự dốt nát”.
Giờ gặp em đạp xích lô, sao không bất ngờ được. Em kể cho tôi nghe : “Sau đó em về nhà làm ruộng, cưới vợ đẻ con. Khi con em tới tuổi đi học, em giật mình thấy trường lớp xiêu vẹo, thầy cô dạy bữa đực bữa cái, trẻ em thất học, người mù chữ ngày càng đông, cuộc sống nông thôn ngày càng khó. Em nghĩ tới lời thầy “chẳng qua là sự dốt nát,” em xin vô trung học sư phạm Tỉnh rồi về xã vừa làm vừa đi dạy. Mới đây lũ lụt đồng bằng sông Cửu Long cuốn trôi cả trường, em đưa vợ con lên Sàigòn, ở đậu nhà người chị, riêng em thuê xích lô chạy cầm cự, chờ nước rút, hết lụt sẽ về quê lại mở trường dạy tiếp. Rồi em hỏi tôi : “Thầy còn đi dạy không ?” Lần đầu tiên, tôi không trả em bằng câu diễu cợt : “Sắp mất dạy rồi,” nhưng trước em Thành, tôi nói : “Còn, thầy vẫn còn dạy.” Trong một tích tắc, ánh mắt thầy trò gặp nhau, bừng lên một tia sáng kỳ lạ. Nhưng cố giữ giọng bình thường, Thành nói : “Thầy lên xe, em đưa đi.”
Để tránh tình huống kịch, tôi lên xe ngồi. Chiếc xe lăn bánh chậm chậm giữa đường phố. Đêm Sàigòn rực rỡ bảng hiệu vũ trường, nhạc karaokê… Từ yên xe phía sau, người học trò cũ tên Thành chồm tới hỏi qua vai tôi : “Thưa thầy, về đâu ?”
Một câu hỏi mang hai nghĩa : “nơi chốn” và “nghề nghiệp.”
Tôi đã kể khá dài một bối cảnh thời sát chúng ta đây về nhà giáo, để ta hiểu được phần nào một bối cảnh đã diễn ra gần hai ngàn năm rồi. “Thầy còn dạy không ? -Tôi vẫn còn dạy;” và “Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
“Ông là vua à ? -Phải tôi là vua.”
Khi “tiên học lễ, hậu học văn,” khi truyền thống “tôn sư trọng đạo” còn ngự trị thì câu trả lời “tôi còn dạy” không mấy khó khăn. Nhưng khi “tiên học phí, hậu học văn,” khi “tiên học võ, hậu học văn,” khi “tiên học phí, hậu học thêm,” khi “nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà đài, bốn nhà cộng lại thành hai nhà nghèo”, thì “tôi vẫn còn dạy” mới ý nghĩa. Nó bắt người ta phải hiểu khác đi, có khi hiểu ngược lại với quan niệm đương thời.
Khi làm phép lạ bánh hoá nhiều, người ta tôn vinh ông Giêsu làm vua, Đức Giêsu nhận, chắc không ai thắc mắc.
Khi vào thành long trọng, người ta lót áo cho Giêsu đi, người ta tôn vinh Giêsu làm vua, Giêsu nhận, chắc chẳng ai ngạc nhiên.
Nhưng hôm nay, giữa phiên toà, lúc đã bị hành hình trước, mặt mày lem luốc máu me, Đức Giêsu lại nhận mình là Vua. Giữa nghịch cảnh, thì phải là nghịch nghĩa.
Chọn một thời điểm không bình thường để tuyên bố mình là Vua, thì ý nghĩa của chữ Vua cũng phải là không như người ta hiểu.
Vì thế Chúa Giêsu nói ngay : Tôi là Vua, nhưng Nước Tôi không thuộc về thế gian này...
Đừng hiểu thầy dạy theo nghĩa người bây giờ gán cho nhà giáo !
Thì cũng đừng hiểu Vua theo nghĩa người ta hiểu !
Vậy hiểu theo nghĩa nào ?
Kinh Tiền Tụng trong lễ hôm nay trả lời : Là Vua của Vương quốc sự Thật và sự Sống, của Vương quốc Thánh thiện và Ân sủng, của Vương quốc Công chính, Yêu thương và An bình.
Bảy phẩm tính của Vương quốc Kitô. Ở đây ta chỉ dừng lại phẩm tính “Sự Thật.”
Chúa Giêsu đã nói thật rõ : Tôi là Vua, Tôi sinh ra là để làm chứng cho sự Thật. Ai đứng trong sự thật, nghe tiếng tôi…
Khi trường tư được phép mở, người ta thích gửi con đến trường Công Giáo, vì trường Công Giáo dạy sự thật, vì sự Thật là Vua của người Công Giáo chúng ta. Cũng trong một số báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật, thầy giáo Nguyễn Tấn Lợi đã tâm tình : “Tôi sợ sự giả dối, tôi sợ sự giả dối gieo vào lòng người trẻ.” Có cả hàng ngàn chuyện hay tích cũ, tự cổ chí kim, kể lại cho chúng ta mẫu gương về tôn trọng sự thật. Người Công Giáo –cách riêng các linh mục đi học tập– được giữ kho cũng do không gian dối.
Có nhiều người nói nửa đùa nửa thật : 10 điều răn, thời nay tại Việt Nam chỉ còn có 9, vì không có tội phạm điều răn thứ 8 (chớ làm chứng đôi) nữa. Họ nói : thời này gian dối không có tội. Nói chơi thì được, nhưng nghĩ thật như vậy là sai. Cho dù gặp nghịch cảnh nào, chúng ta cũng phải tôn trọng sự thât.
Buôn gian bán dối, đồ dỏm nói đồ xịn, là không xứng với Vua sự thật.
Vu khống, vu oan, nói hành bỏ vạ, chuyện không nói có, chuỵện bé xé ra to, là không xứng với Vua chân lý.
Nếu giữa biết bao nghịch cảnh éo le, người thầy giáo kia vẫn tự hào trả lời câu hỏi của người trò cũ, “tôi vẫn còn dạy.”
Và nếu Đức Kitô giữa những giây phút sắp bị kết án tử hình, vẫn còn nhận mình là Vua vì đó là sự thật, thì chúng ta, thần dân của Vua chân lý, làm sao chúng ta dám gian dối được, dám không tôn trọng sự thật được, dám không liều chết vì sự thật như các thánh tử đạo Việt Nam.
Lạy Vua Giêsu là thầy dạy của chúng con, Ngài là Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, xin dạy chúng con biết tôn trọng sự thật, thương nhau thật, để xứng là học trò của Thầy là Vua Sự Thật. Amen.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm