Câu Chuyện Mùa Thu Nước Pháp
Mùa thu nước Pháp năm 2018 thật khác so với mùa này trong những năm trước đó. Thời tiết nóng khác thường, không phù hợp với nhiệt độ phải có của mùa thu, nhưng có thể đúng với hiện tình đất nước, trong những ngày phong trào ‘Gilets jaunes’ đang chuẩn bị cho ngày hành động 17.11.2018 và, thật rất tiếc, nếu nó phải tiếp diễn đến mùa Xuân 2019…
I.- NIỀM HY VỌNG VÀO VỊ TỔNG THỐNG TRẺ.
A./ Tuyển cử Tổng thống năm 2017.
Sau một nhiệm kỳ Tổng thống, ông Nicolas Sarcozy (hữu phái 2007-2012) phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kéo theo khủng hoảng kinh tế và xã hội, số người thất nghiệp gia tăng. Nhờ sự ủng hộ của các nhóm cực tả, ông François Hollande (tả phái 2012-2017) kế vị. Ông thất bại hoàn toàn với các lời hứa cải thiện trong nước, dù có được sự cố vấn và làm Tổng tưởng của ông E. Macron. Do đó, ông không dám ứng cử nhiệm kỳ hai.
Năm 2017, một ứng cử viên trẻ, Emmanuel Macron (Tiến bước, En Marche), tự giới thiệu ‘không tả không hữu’, hứa hẹn rất nhiều cải tổ, đặc biệt là thuế gia cư (taxe d’habitation) và gia tăng mãi lực (sức mua, pouvoir d’achat)… Ngày 23.04.2017, 38 triệu cử tri Pháp đã tham gia việc tuyển chọn Tổng thống, vòng một, cho phép hai ứng cử viên là ông E. Macron thu được 24,01% số phiếu hợp lệ và Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN) với 21,30% để vào tranh cử ở vòng hai.
Ngày 07.05.2017, cử tri Pháp đã trở lại phòng phiếu để dự bầu vòng hai. Kết quả: ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống với 66,10% số phiếu hợp lệ và bà Marine Le Pen thu được 33,90% số phiếu này. Oâng là vị Tổng thống trẻ nhất Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp.
B./ Kết quả có đúng Sự Thật không ?
Sự Thật là gặp nhau ở vòng chung kết, kết quả chắc chắn là ông Macron sẽ thắng trước bà Lepen. Nhất là trong cuộc tranh luận giữa hai vòng đầu khi bà Lepen nói sai về đồng ECU, một đồng tiền chỉ có trong Hệ thống Tiền tệ Âu châu (Système Monétaire Européen), chứ không là đồng tiền có tính giao hoán. Nhưng do các ứng viên thất cử khác đã kêu gọi dồn phiếu cho ông Macron. Ðúng ra, các vị bị loại này nên tôn trọng tự do lựa chọn của những cử tri đã bầu cho họ ở vòng một. Tham dự đầu phiếu vòng hai, cử tri đã làm tròn nghĩa vụ công dân của mình. Họ không bị buộc phải bầu cho ông này hay bà kia mà quyền tự do cho phép họ đặt phiếu trắng hay phiếu bất họp lệ vào thùng phiếu.
Bách phân cử tri từ chối bỏ phiếu vòng hai ngày 07.05.2017 đã lên đến 25,44% số cử tri ghi danh, một số cao nhất từ năm 1969 cho một cuộc tuyển cử Tổng thống tại Pháp. Thêm vào đó, những số bách phân lịch sử khác là số phiếu trắng 8,51% và số phiếu bất hợp lệ lên đến 2,96% số cử tri đi bầu. Nếu cộng lại cả 3 số bách phân này và số phiếu bà Lepen thu được, chúng ta thấy ông E. Macron, với số phiếu ông thu được ở vòng nhì, chỉ là 44% số cử tri ghi danh. Với bách phân đó, ông Macron không được sự tín nhiệm của đa số tuyệt đối công dân Pháp, nhưng ông đã được bầu đúng Hiến pháp và các Luật Bầu cử, nên được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đắc cử và trở thành Tổng thống toàn dân nước Pháp.
C./ Dân biểu LREM chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
Hai ngày 10 và 17.06.2017, trong những cuộc bầu cử QuôÙc hội, thật hợp lý, cử tri Pháp đã tín nhiệm và bầu 308 ứng cử viên (đa số tuyệt đối: 289/577 Dân biểu) mang nhản hiệu đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM, la République en Marche) của tổng thống Macron và 44 ứng viên Phong trào Dân chủ (Modem, Mouvement Démocratique) ‘tích cực’ ủng hộ Hành pháp. Ða số các tân Dân biểu này đã phải tham gia các buổi học việc và vui lòng gật đần theo hướng dẫn của Ðảng.
D./ Sở dĩ đồng bào ủng hộ vị Tổng thống trẻ của họ vì ông hứa cải thiện sức mua và bải bỏ thuế gia cư.
1./ Sức mua hay mãi lực (pouvoir d’achat) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ có thể mua được bằng một số đơn vị tiền tệ.
Thí dụ 1. Ngày 01.11.2017, với 80 euro, người ta mua được 100 ổ bánh mì 400 grs. Ngày 31.10.2018, để mua 100 ổ bánh mì cùng trọng lượng và phẩm chất, họ bị buộc phải trả 100 euro. Như vậy, sức mua của euro (tiền pháp định, fiat devise) đã bị giảm đi 25% so với một năm trước. Ai có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.
Tiền tệ có thể là tiền hàng hóa (commodity money) như vàng hay bạc, hoặc tiền pháp định (fiat currency) như Mỹ kim hay Ðồng Việt Nam. Như nhà kinh tế Adam Smith đã lưu ý, người có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.
Thí dụ 2. Những hưu viên (retaités), theo nguyện tắc trước đây, được hưởng tiền hưu gia tăng mỗi năm theo bách phân lạm phát để bảo vệ sức mua của những người đã phục vụ xã hội khi còn trong tuổi lao động. Nhưng Luật tài trợ An ninh xã hội năm 2018 (la loi de financement de la sécurité sociale) quy định bách phân tăng cho năm 2019 từ ngày 01.01.2019 chỉ là 0,30%, mặc kệ số bách phân lạm phát dự tính cho năm 2018 sẽ tăng từ 1,50 đến 1,70%. Như vậy, sức mua của các vị này bị mất đi từ 1,20 đến 1,40% so với năm trước.
2./ Bải bỏ thuế gia cư (Taxe d’habitation).
Bị cho là thuế bất công, ứng cử viên Tổng thống 2017 E. Macron cho rằng Thuế gia cư ‘rất nặng nề cho các hộ thuế có thu nhập thấp, làm giảm sức mua cho giới trung lưu, nhưng chỉ là một đóng góp rất nhỏ của các gia đình giàu có’. Do đó, ông đề nghị sẽ ‘tha thuế này’ cho lối 80% các hộ thuế, vào cuối nhiệm kỳ năm 2022. Ðiều kiện để được miễn thuế dành cho người có mức thuế thu nhập tham chiếu (Revenu fiscal de référence) 20 000 euros và 40 000 euros cho hai vợ chồng. Một điều kiện thực tế khác, hai vợ chồng với hai con cũng được miễn thuế gia cư khi mức thu nhập của họ ở mức 5 000 euros/tháng.
Thuế này do Nhà nước thu thay các Chính quyền địa phương (thị xã, tỉnh…), nay bị bải bỏ, các Chính quyền địa phương này lo ngại nguồn Thu của mình, nên đã tạo ra những nguồn thu khác. Từ nhiều năm nay, kinh phí mà Nhà nước hứa rót xuống cho họ ngày càng ít đi.
II.- PHONG TRÀO ÁO VÀNG.
A.- Phong trào xuất phát nhờ Mạng lưới xa lộ thông tin.
Sau khi Luật Lao động được thông qua bằng Sắc luật (Ordonnance) và Cải tổ Hỏa xa 2018 được hình thành, các công đoàn đã tự làm yếu đi vai trò đại diện đồng bào để đối thoại với chính quyền. Trong bối cảnh đó, một phong trào phản kháng không lãnh đạo ra đời đòi giảm thuế xăng dầu, rồi gia tăng sức mua và Referendum d’initiative Citoyen, RIC).
Tháng 05/2018, chị Priscilla Ludosky, 32 tuổi, sống ở ngoại ô Paris Seine-et-Marne, quản lý một cửa hàng bán mỹ phẩm qua internet, nhận thấy giá xăng dầu tăng vọt. Tìm hiểu trên mạng này, chị khám phá ra 2/3 giá xăng dầu là do thuế. Chị phát đơn kiến nghị lên Facebook, nhưng ý kiến không được lưu tâm lắm. Ðến mùa thu, một phóng viên báo La République de Seine-et-Marne liên hệ với chị để viết về kiến nghị này trên Facebook và, lần này, chị thu được 700 chữ ký ủng hộ… Cùng lúc, cũng tại vùng này, ông Drouet, tài xế lái xe vận tải, 33 tuổi, bất mãn vì xăng dầu tăng giá, đã cùng hiệp hội tài xế Muster Crew mời gọi đồng nghiệp tổ chức một chuyến đi bằng xe trên các đường vành đai Paris ngày thứ Bảy 17.11.2018. Phu nhân ông Drouet tình cờ đọc được bài báo viết về chị Ludosky và kể cho chồng. Kết quả, họ liên lạc với nhau để thống nhất kiến nghị và cùng tổ chức một phong trào đấu tranh chung. Ngày 21.10.2018, báo Le Parisien viết về ý tưởng chung này. Sau đó, trên Facebook số người đồng ý tham gia biểu tình ngày 17/11 và ký kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu tăng dần đến 200.000.
Những người khởi đầu phong trào đồng ý nhận ‘Gilets jaunes’ (Áo Vàng) làm biểu hiệu. Ðó là chiếc áo phản quang màu vàng buộc tài xế phải có sẵn trong xe phòng khi cần ra khỏi xe trên đường thì phải mặc vào, để các tài xế khác dễ nhìn thấy, kể cả ban đêm, để giúp đỡ và cũng để tránh đụng vào họ. Do đó, Áo Vàng biểu tượng cho điểm chung của các tài xế, những người đi đầu phong trào chống tăng giá xăng dầu. Ngoài ra, do quá đông, họ không thể kéo về Paris để trình kiến nghị, họ tập hợp tại các giao lộ nơi địa phương để truyền tải thông điệp về những khó khăn của họ.
Ngoài việc phản đối thuế đánh trên xăng dầu tăng cao đến mức khiến sức mua của công dân bị đe dọa, những ngươi Áo Vàng còn tranh đấu đòi tái lập ISF.
Thuế tương trợ trên tài sản (Impôt de solidarité sur la fortune, ISF) đã thành hình từ năm 1982 bởi chính phủ Mauroy với danh xưng Thuế trên những tài sản lớn (Impôt sur les grandes fortunes, IGF) sau khi ông Francois Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống, đánh dấu lần đầu tả phái lập chính quyền thời Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp. Luật này đã làm cho các nhà tư bản Pháp bỏ nước ra đi. Thêm vào đó sự gia tăng Lương tối thiểu tăng trưởng liên nghề (SMIC, salaire minimum interprofessionnel de croissance) đã tăng 51,47 francs/giờ (tức 7,96 euro) từ ngày 01.06 đến 01.11.2018 làm giá thành hàng hóa và dịch vụ gia tăng, mất tính cạnh tranh… gây gia tăng số người thất nghiệp và người nghèo từ đó gia tăng cho đến nay.
Năm 1986, Thủ tướng Jacques Chirac (hữu phái, Rassemblement pour la République, RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) đã bỏ IGF để mời các nhà tư bản này đem vốn liếng về và giải tư các công ty quốc doanh. Nhưng chưa đạt được bao nhiêu kết quả cho nền kinh tế, năm 1988, ông Mitterand tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Ông giải tán Quốc hội để cử tri Pháp tín nhiệm một Quốc hội đa số tả phái. Theo đó, ông cử ông Michel Rocard (đảng Xã hội) làm Thủ tướng trong một chính phủ không đảng viên cộng sản và tái lập Thuế này, nhưng thêm chữ ‘tương trợ’ để trở thành Impôt de solidarité sur la fortune (ISF) để tài trợ với mục đích rõ ràng cho Lợi tức tối thiểu hội nhập (Revenu minimum d'insertion, RMI) được cấp cho những người sống hợp lệ và thường trực ở Pháp sau 6 tháng với số tiền 1 000 francs/tháng (454,63 euros), người phối ngẫu nhận thêm 50% số đó, người con đầu nhận thêm 50% số đó, người con thứ hai chỉ thêm 136,39 euros và, từ con thứ ba, mỗi em sẽ nhận được thêm 181,85 euros/tháng cho gia đình. Ngày 01.06.2009, thời Thủ tướng François Fillon (Những người Cộng hòa, Les Républicains, LR), RMI được cải danh thành Lợi tức tương trợ sinh hoạt (Revenu de solidarité active, RSA) với số tiền là 550,90 euros/tháng vào tháng 12/2018.
Ngày 01.01.2018, Tổng thống E. Macron cải danh ISF thành Thuế Tài sản bất động (Impôt sur la fortune immobilière, IFI), tức không đánh thuế trên những tài sản có thể góp phần vào việc kinh doanh, phát triển kinh tế để tạo công ăn việc làm giảm số người thất nghiệp. Quyết định này đang là một trong những đề tài để ông bị đồng bào cho là ‘Tổng thống của người giàu’. Thật ra, quyết định này cần thiết cho việc cải tổ nền kinh tế nước nhà, nhưng giới nhà giàu có chấp nhận một cuộc chơi ‘đẹp và can đảm’ không ? Ðồng ý là khi gặp khủng hoảng, trong khi công nhân chỉ mất việc làm, nhưng họ mất cả vốn liếng. Sau cuộc khủng hoảng subprimes (nợ thứ cấp) từ Hoa Kỳ lan sang Âu châu biến thành khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều chủ xí nghiệp sa thải công nhân để, qua Quỹ ASSEDIC, xã hội phải trả tiền trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Nhân nhắc đến Trợ cấp Thất nghiệp, chúng tôi xin lưu ý: Từ tháng 10/2018, chính phủ, để lấy lòng người làm việc, đã bỏ tiền Cotisations du Chômage cho Quỹ ASSEDIC (Association pour l’emploi dans l’Industrie et le Commerce và được tài trợ bởi CSG (Contribution Sociale Géneralisée) được đóng nộp bởi hưu viên, nghỉ bệnh… tương lai, có thể bằng thuế do mọi người phải đóng
HÌNH THÀNH GIÁ MỘT LÍT XĂNG DẦU
(tính theo %)
XĂNG SP 95 GAZOLE
Dầu thơ 26,80% 28,30%
Chi phí lọc 4,60% 5,50%
Phân phối 7,20% 7,60%
Thuế 61,40% 58,60%
Giá 1 lít gồm các thuế 1,53 euro 1,45 euro
Trong đó, tiền thuế gồm:
- Thuế tiêu thụ quốc nội về sản phẩm năng lượng
(Taxe Intérieure de Consommation Xăng (lít) Gazole (lít)
sur les Produits énergétiques, TICPE): 0,69 euros 0,6o euros
- Thuế Trị giá Gia tăng (Taxe sur Valeur
Ajoutée, TVA) 20%: 0,25 euros 0,24 euros
Trong vòng một năm qua, giá một lít xăng 95, không chì, tăng từ 1,343 euro lên 1,556 euro tương đương với 15%. Cùng thời gian, giá một lít dầu diesel, một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí, tăng từ 1,235 euro lên 1,523 euro, tức 23%, theo yết giá trong tháng 10 trước khi, theo giá thị trường quốc tế, hạ xuống đôi chút do giá dầu thô hạ.
Trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2018, giá dầu thế giới đã tăng gần 70% so với thời gian trước đó, nhưng sự tăng giá nhẹ của đồng euro so với mỹ kim đã ‘làm giảm nhẹ cú sốc’, Đây là thuế nặng vềâ nhiên liệu mà những người lái xe Pháp phải chi trả. Bởi vậy, một số người trong họ đã kêu gọi khoát áo vàng để biểu tình ngày 17.11.2018.
III.- CÁC CUỘC BIỂU TÌNH VÀ CƯỚP PHÁ.
Ngày 14.11.2018, trên hàng không mẩu hạm Charles de Gaulle, duới những phản lực cơ, Tổng thống E. Macron nói với phóng viên đài truyền hình TF.1: Tiền thuế quý vị đóng là để chi cho giáo dục, sức khoẻ, quốc phòng, an ninh quốc nội, chính sách xã hội. Thuế đóng dần hồi sẽ giảm, nhưng chung là để cải thiện Ðất nước. Ông không quên nhắc mọi người, từ tháng 10, tiền lương đã tăng do giảm các đóng góp an ninh xã hội và mời đồng bào đọc Bản lương. Ðể biện minh cho giá xăng dầu tăng, ông cho rằng ‘do giá dầu thô quốc tế đã tăng và ông đã tranh đấu thế giới cho đầu thô hạ giá mà chúng ta bắt đầu thấy tại các trạm bán xăng.
Ðề cập đến phong trào ‘Áo Vàng’, ông nói là ông nghe sự phẩn nộ của họ. Ðó là một quyền căn bản để bày tỏ ý kiến. Nhưng cũng nên tôn trọng quyền đi lại cho mọi người. Coi chừng đừng bị lợi dụng bởi Tập hợp Quốc gia (Rassemlement national) và Nước Pháp bất khuất (La France insoumise).
Tổng thống nói cũng lấy làm tiếc vì ông không thành công trong việc hòa giải nhân dân Pháp với lãnh đạo của họ. Sự ly dị này, như chúng ta thấy trong mọi nền dân chủ phương tây, làm cho tôi lo sợ và tôi coi đó như là nhiệm vụ trọng tâm của tôi.
Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia dân chủ và pháp trị nhất thế giới. Nhưng thật rất tiếc, sau khi ông E. Macron đắc cử Tổng thống và Quốc hội đa số Dân biểu cùng một màu sắc chính trị ‘tiến bước’ tín nhiệm ông Edouard Phillippe, đến từ đảng Những người Cộng hòa (Les Républicains, LR). Trong chánh phủ Philippe I, có sự hiện diện của ông François Bayrou (Mouvement Démocratique, Modem, trung phái) đã từng là Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục trong các chính phủ hữu phái. Ông giữ chức Tổng trưởng Tư pháp chỉ vỏn vẹn 35 ngày như các vị Modem khác. Tại sao ? Bí mật. Ngoài ra, còn có Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính B. Lemaire (LR) từng là Tổng trưởng Cánh nông và từng tham gia dự tuyển ứng cử viên Tổng thống trong năm 2016 cho mùa bầu 2017. Sau vụ A. Benalla (xin tìm tin tức bên ngoài) tháng 05/2018, Tổng trưởng Nội vụ G. Collomb đã dứt khoát từ chức. Chưa hết, ông Hulot, qua cơ quan truyền thanh, cũng báo rời chính phủ. Hiện nay, trong vụ A. Benalla II, J.Y le Drian (cựu xã hội thời Tổng thống Hollande) đang trả lời chuyện chiếu khán ngoại giao cấp cho ông này. Danh sách những vị từng tham chính từ 40 năm qua còn dài, xin đừng trách. Khi nộp đơn ứng cử Tổng thống, vị đó đã phải biết rõ ‘Nước Pháp như sao ?’. Ngày 07.12.2018, trước khi đọc các biện pháp ứng phó với ‘Áo Vàng’, Tổng thống E. Macron đã gặp cựu Tổng thống N. Sarkozy.
Sau những cuộc biểu tình ở Paris và khắp nơi trên nước Pháp ngày 17.11.2018 mà theo số liệu bộ Nội vụ công bố, có gần 290.000 Áo Vàng tham dự và có một người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh (gendarme), tối ngày 18.11.2018, trên đài truyền hình France 2, Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố ông thấu hiểu nỗi lo của người biểu tình, nhưng sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.
Ngoài ra, Tổng trưởng Nội vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh ‘Áo vàng’ đã ‘hoàn toàn chệch hướng’ và kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa các chốt trên các tuyến đường một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình.
Trong những ngày thứ bảy biểu tình, một phần Thủ đô Aùnh sáng Paris đã tràn ngập trong hơi cay lựu đạn, tàn phá lẫn nhau. Những nhân viên bán hàng vô tội phải chảy nước mắt trong khi góp phần phát triển kinh tế. Những ‘đại bác xịt nước’ hùng dũng bắn ngã lăn lóc người biểu tình vì sức mua bị cắt giảm… Vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh (khủng bố vẫn tiếp tục) và trật tự (an toàn để đồng bào sống và làm việc), cảnh sát Pháp đã phục vụ một cách tận tâm đáng khen. Số giờ làm việc phụ trôi mà các chính phủ thời các Tổng thống F. Hollande (Xã hội) và E. Macron (Tiến bước) chưa trả tiền lương lên đến hàng triệu giờ chứng minh điều đó.
Gần Quảng trường Vendôme, những cây Giáng sinh trang trí các đường phố bị bứng lên, chất đống giữa một đại lộ và châm lửa đốt, tạo nguồn reo hò cho những người biểu tình. Các cửa sổ một tiệm Apple lớn mới khai trương chưa lâu tại lộ Champs Élysées đã bị đập phá. Một cửa hàng trên đường Rivoli bị tấn công và hôi của. Vài ngân hàng bị phá hoại và xịt sơn với các khẩu hiệu chống chính phủ… Cuối cùng, Khải Hoàn Môn cũng bị xịt sơn ‘Những người Áo Vàng sẽ chiến thắng’ và nhiều chiến tích lịc sử bị đập phá. Trong nhiều chiều thứ bảy, khi màn đêm buông xuống Paris, các chiếc xe đang phừng phừng cháy trước những đôi mắt hãi hùng của trẻ em và khách du lịch. Trên đường Rue de la Paix, một khu phố mua mắc mỏ ở Thủ đô, Các cửa hàng trang sức và thời trang đã được khóa chặt.
Hiện tượng Áo Vàng, trước hết, là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các định chế công quyền không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.
Phong trào dân sự tự phát này được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên ngày 17.11.2018 đã quy tụ 280 ngàn người. Sau đó, các cuộc biểu tình lôi cuốn ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn và, vì bị kẻ chống cảnh sát và cướp của xâm nhập, nên ngày caøng bạo động hơn.
Thời gian trôi qua nhanh, nhà cầm quyền lúng túng đối phó, tình hình càng thêm trầm trọng, kinh doanh đình trệ làm mất đi hơn 2 tỷ euros và 0,20% mức tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ngày qua ngày, danh sách các đòi hỏi của Áo Vàng ngày càng dài thêm.
Tuy Pháp là nước có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, nhưng xe hơi vẫn còn là một yếu tố di chuyển quan trọng. Thêm vào đó, người Pháp còn bất mãn vì trước đây, chính phủ khuyến khích họ mua xe chạy dầu diesel, giá xe tuy mắc hơn nhưng tốn ít hơn, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, chuyẹn viên tìm thấy xe diesel làm ô nhiễm hơn xe xăng. Do đó, giá diesel đã bị tăng gần bằng xăng super.
Ðể xoa dịu người dân, nhà cầm quyền đề nghị trợ cấp 2 000 euros cho người bỏ xe diesel để mua xe chạy bằng điện. Nếu là người lợi tức thấp, số trợ cấp sẽ là 4 000 euros. Nhân có một người đã đổi xe và nhận 4 000 euros như vậy. Chính phủ đã đem trường hợp này để quảng cáo cho dân chúng. Nghe vậy, người này lên tiếng giải thích ‘sở dĩ, phải đổi xe như vậy vì nó quá cũ 14 năm, tốn tiền sửa, chứ khpông vì 4 000 euros đó.
IV.- NHỮNG BIỆN PHÁP XOA DỊU.
Tối ngày 10.12.2018, để trả lời các đòi hỏi của phong trào Áo Vàng, Tổng thống E. Macron đã ban bố các giải pháp sau:
A./ Tăng 100 euro cho công nhân hưởng lương tối thiểu.
Không phải mọi người nhận lương tối thiểu (SMIC, Salaire minimum interprofessionnel de croissance), nhưng số tiền đó được chia thành:
1.- Tăng SMIC/giờ thật sự: từ 9,88 (2018) tăng lên 10,03 euros
(Décret n° 2018-1173 du 19.12.2018).
Một năm có 12 tháng hay 52 tuần,
Một người làm việc 35 giờ/tuần (giờ pháp định),
Như vậy, trong một tháng, người này làm: (35 x 52)/12 = 151,67 giờ.
SMIC nguyên (brut, trước khi đóng góp các quỹ an ninh xã hội) =
10,06 euros x 151,67 = 1 521,22 euros/tháng.
Số lương SMIC/tháng này tăng này so với SMIC năm trước khoảng 20 euros.
2./ Tiền thưởng sinh động (Prime d’activité, PA) tặng cho những người đi làm có mức lợi tức hàng tháng như sau:
- 1.500 euros ròng (net) cho một người độc thân;
- 2.200 euros cho vợ chồng không con hay một người độc thân với một con;
- 2.900 euros cho vợ chồng có 2 con và cả hai đều làm việc.
Tiền thưởng này cũng được trao cho những người hành nghề tự do mà doanh thu/năm không vượt quá:
- 82.200 euros cho các thương gia;
- 32.900 euros cho các ngành nghề khác.
Trong khi SMIC có tính cá nhân từng công nhân, nhưng PA được tính theo lợi tức gia đình và không bị trừ cotisations sociales và khai thuế lợi tức.
PA này có thể là 90 euros, được áp dụng sớm nhất vào tháng 01/2019 và sẽ được trả vào ngày 05.02.2019. Ba thí dụ:
- Trong một gia đình công nhân hay là việc độc lập (travailleur indépendant) chỉ một người duy nhất có lương vào giữa SMIC và 1 560 euros ròng;
- Gia đình với một người độc thần và một con sống giữa SMIC và 2 050 euros thuần;
- Hai vợ chồng với 2 con, cả hai làm việc, một người lãnh SMIC và người kia khoảng 1 550 euros, PA là hai lần 90 euros, tức 180 euros.
Nhờ quyết định này, số gia đình đượïc hưởng PA sẽ tăng từ 3,8 hiện 5 triệu. Như mọi trợ cấp khác, để được nhận PA, những người chưa thụ hưởng trong quá khứ phải làm đơn xin nơi Quỹ Phụ cấp Gia đình (Caisse d’Allocations familiales, CAF) trước ngày 25.01.2019.
B./ Bải bỏ CSG đánh trên hưu bổng.
Ngày 10.12.2018, tuyên bố với đồng bào, Tổng thống Macron nói: « xóa bỏ Đóng góp Xã hội Tổng quát (Contribution sociale généralisée, CSG) hứng chịu năm nay bởi các hưu viên lãnh hưu bổng từ 1 200 đến 2 000 euros/tháng ».
Trong khi đó, CSG được tính theo Lợi tức Thuế Tham khảo (Revenu fiscal de référence, RFR). Xin xem tại: https://www.cfdt-retraités.fr/CSG2019.
Do đó, có thể có những hưu viên nhận tiêàn hưu 1 500 euros/tháng, nhưng họ còn có những lợi tức khác, như cho thuê nhà, khiến RFR tăng quá 14 404 euros (số liệu năm 2018) cho một người và 22 096 euros cho đôi vợ chôàng.
Bách phân CSG từ 8,30% (2018) xuống còn 6,60% (2019).
--> Những quyết định này dự trù thất thu ngân sách 10 tỷ. Trong khi đó, việc tăng PA sẽ kéo trong bao lâu ? Trong những ngày thứ bảy có ‘Áo Vàng’ biểu tình, việc kinh doanh bị đình trệ làm thất thu TVA. Khi ngân sách thất thu và phải trả chi phí chống và dẹp biểu tình làm khiếm hụt ngân sách quá 3% Sản lượng thuần quốc nội (Produit National Brut, PIB). Ðể trám vào sự khiếm hụt, nước Pháp phải đi vay mà chỉ ở mức 60% PIB. Cuối năm 2018, bách phân này đã lên đến 100%. Ðây là cam kết của nước Pháp khi gia nhập EURO, đồng tiền chung Âu châu.
C./Tiền lương giờ phụ trội (Heures supémentaires)
Trong những xí nghiệp làm việc theo thời gian luật định là 35 giờ/tuần. Những giờ làm việc từ giờ thứ 36 gọi là giờ phụ trội (Heures supémentaires). Tiền lương trả cho những giờ này được miễn thuế và không đóng góp an ninh xã hội. Thông thường, 8 giờ đầu từ giờ thứ 36 đến 43 được trả tăng 25% so với lương căn bản/giờ và từ giờ thứ 44, giá được trả tăng 50% so với lương căn bản/giờ.
Lưu ý. Tiền lương cho giờ bổ túc (heures complémentaires) trong những hợp đồng dưới 35 giờ/tuần. Từ ngày 01.01.2014, luật Lao động cho phép tăng 10% lương căn bản, không được miễn thuế và phải đóng góp an ninh xã hội.
D./ Tiền thưởng Bất thường (Prime exceptionnelle).
Tổng thống Macron đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp tặng thưởng cho nhân viên Tiền thưởng nầy như một gia tăng sức mua cho người Pháp. Biện pháp này đã được thông qua nhanh chóng bởi Lưỡng viện Lập pháp ngày 21 và 22.1018, cho phép người sử dụng lao động tự do thưởng cho nhân viên họ. Nếu muốn và theo điều kiện ấn định, để được hưỏng sự miễn thuế và đóng an ninh xã hội.
Tiền thưởng này không nên thay thế bất cứ một thù lao nào khác đã được thỏa thuận trong các hợp đồng làm việc hay các thỏa hiệp ngành nghề. Như tên gọi nó, để hưởng tiền thưởng này, yếu tố ‘xuất sắc’ không đòi hỏi. Ðiều kiện duy nhất là công nhân không lãnh lương tháng phải thấp hơn 3 lần SMIC (tức 3 612 euros).
Theo tiên đoán của Nhà nước, từ 4 đến 5 triệu người làm việc sẽ phải được hưởng tiền thưởng bất thường này. Tuy nhiên, Nhà nước cũng là chủ các công chức, nhưng vì không bắt buộc, nên không phát thưởng này cho họ.
V.- BƯỚC VÀO NĂM 2019…
Hiện nay, nước Pháp đang có một bách phân rất cao bậc nhất nhì Âuu châu về Trích nộp bắt buộc (Prélevements obligatoires), bao gồm các số tiền mà người dân phải đóng thuế cho Công quỹ và các Quỹ An ninh Xã hội là 44,30% lợi tức thu được.
Thuế ISI, từ 01.01.2018, thay thuế ISF, chỉ thu được hơn một tỷ euros, tức thấp hơn trước đó 3,2 tỷ khi còn mang tên ISF.
Năm 1974 là năm Tài khóa cuối cùng mà ngân sách Pháp còn giữ thăng bằng (Tổng thống V. Giscard và Thủ tướng R. Barre).
Ngày 03.01.2019, Phong trào Áo Vàng kêu gọi người dân tham gia biểu tình kể cả tại Paris và các Thành phôá lớn. Hôm sau, sau khi Hội đồng Tổng trưởng (Conseil đes Ministres) họp, Phát ngôn nhân Chính phủ B. Griveaux hưa sẽ có những biện pháp mạnh đối với những Áo Vàng đóng chốt tại các nẻo đường Ðất Nước. Đến cuối năm 2018, số người chết liên quan đến sự kiện Áo Vàng đã lên đến 10 người.
Cuối cùng thêm vào đó, từ ngày 01.01.2019, sự Truất thuế lợi tức từ gốc (Prélèvement à la source) được thực thi. Theo đó, nhà nước nhờ xí nghiệp nhận tiền dự trù thuế lợi tức hàng tháng để trao lại cho Cơ quan phụ trách Thuế vụ. Như vậy, người làm việc sẽ thấy sức mua của mình thấp hơn.
Hà Minh Thảo
Mùa thu nước Pháp năm 2018 thật khác so với mùa này trong những năm trước đó. Thời tiết nóng khác thường, không phù hợp với nhiệt độ phải có của mùa thu, nhưng có thể đúng với hiện tình đất nước, trong những ngày phong trào ‘Gilets jaunes’ đang chuẩn bị cho ngày hành động 17.11.2018 và, thật rất tiếc, nếu nó phải tiếp diễn đến mùa Xuân 2019…
I.- NIỀM HY VỌNG VÀO VỊ TỔNG THỐNG TRẺ.
A./ Tuyển cử Tổng thống năm 2017.
Sau một nhiệm kỳ Tổng thống, ông Nicolas Sarcozy (hữu phái 2007-2012) phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kéo theo khủng hoảng kinh tế và xã hội, số người thất nghiệp gia tăng. Nhờ sự ủng hộ của các nhóm cực tả, ông François Hollande (tả phái 2012-2017) kế vị. Ông thất bại hoàn toàn với các lời hứa cải thiện trong nước, dù có được sự cố vấn và làm Tổng tưởng của ông E. Macron. Do đó, ông không dám ứng cử nhiệm kỳ hai.
Năm 2017, một ứng cử viên trẻ, Emmanuel Macron (Tiến bước, En Marche), tự giới thiệu ‘không tả không hữu’, hứa hẹn rất nhiều cải tổ, đặc biệt là thuế gia cư (taxe d’habitation) và gia tăng mãi lực (sức mua, pouvoir d’achat)… Ngày 23.04.2017, 38 triệu cử tri Pháp đã tham gia việc tuyển chọn Tổng thống, vòng một, cho phép hai ứng cử viên là ông E. Macron thu được 24,01% số phiếu hợp lệ và Marine Le Pen (Mặt trận Quốc gia, Front national, FN) với 21,30% để vào tranh cử ở vòng hai.
Ngày 07.05.2017, cử tri Pháp đã trở lại phòng phiếu để dự bầu vòng hai. Kết quả: ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống với 66,10% số phiếu hợp lệ và bà Marine Le Pen thu được 33,90% số phiếu này. Oâng là vị Tổng thống trẻ nhất Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp.
B./ Kết quả có đúng Sự Thật không ?
Sự Thật là gặp nhau ở vòng chung kết, kết quả chắc chắn là ông Macron sẽ thắng trước bà Lepen. Nhất là trong cuộc tranh luận giữa hai vòng đầu khi bà Lepen nói sai về đồng ECU, một đồng tiền chỉ có trong Hệ thống Tiền tệ Âu châu (Système Monétaire Européen), chứ không là đồng tiền có tính giao hoán. Nhưng do các ứng viên thất cử khác đã kêu gọi dồn phiếu cho ông Macron. Ðúng ra, các vị bị loại này nên tôn trọng tự do lựa chọn của những cử tri đã bầu cho họ ở vòng một. Tham dự đầu phiếu vòng hai, cử tri đã làm tròn nghĩa vụ công dân của mình. Họ không bị buộc phải bầu cho ông này hay bà kia mà quyền tự do cho phép họ đặt phiếu trắng hay phiếu bất họp lệ vào thùng phiếu.
Bách phân cử tri từ chối bỏ phiếu vòng hai ngày 07.05.2017 đã lên đến 25,44% số cử tri ghi danh, một số cao nhất từ năm 1969 cho một cuộc tuyển cử Tổng thống tại Pháp. Thêm vào đó, những số bách phân lịch sử khác là số phiếu trắng 8,51% và số phiếu bất hợp lệ lên đến 2,96% số cử tri đi bầu. Nếu cộng lại cả 3 số bách phân này và số phiếu bà Lepen thu được, chúng ta thấy ông E. Macron, với số phiếu ông thu được ở vòng nhì, chỉ là 44% số cử tri ghi danh. Với bách phân đó, ông Macron không được sự tín nhiệm của đa số tuyệt đối công dân Pháp, nhưng ông đã được bầu đúng Hiến pháp và các Luật Bầu cử, nên được Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp tuyên bố đắc cử và trở thành Tổng thống toàn dân nước Pháp.
C./ Dân biểu LREM chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội.
Hai ngày 10 và 17.06.2017, trong những cuộc bầu cử QuôÙc hội, thật hợp lý, cử tri Pháp đã tín nhiệm và bầu 308 ứng cử viên (đa số tuyệt đối: 289/577 Dân biểu) mang nhản hiệu đảng Cộng hòa Tiến bước (LREM, la République en Marche) của tổng thống Macron và 44 ứng viên Phong trào Dân chủ (Modem, Mouvement Démocratique) ‘tích cực’ ủng hộ Hành pháp. Ða số các tân Dân biểu này đã phải tham gia các buổi học việc và vui lòng gật đần theo hướng dẫn của Ðảng.
D./ Sở dĩ đồng bào ủng hộ vị Tổng thống trẻ của họ vì ông hứa cải thiện sức mua và bải bỏ thuế gia cư.
1./ Sức mua hay mãi lực (pouvoir d’achat) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ có thể mua được bằng một số đơn vị tiền tệ.
Thí dụ 1. Ngày 01.11.2017, với 80 euro, người ta mua được 100 ổ bánh mì 400 grs. Ngày 31.10.2018, để mua 100 ổ bánh mì cùng trọng lượng và phẩm chất, họ bị buộc phải trả 100 euro. Như vậy, sức mua của euro (tiền pháp định, fiat devise) đã bị giảm đi 25% so với một năm trước. Ai có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.
Tiền tệ có thể là tiền hàng hóa (commodity money) như vàng hay bạc, hoặc tiền pháp định (fiat currency) như Mỹ kim hay Ðồng Việt Nam. Như nhà kinh tế Adam Smith đã lưu ý, người có tiền là có khả năng điều khiển những lực lượng lao động khác, do vậy sức mua ở một mức độ nhất định cũng là sức mạnh tương quan giữa hai người. Người ít tiền sẽ sẵn sàng bán lao động hay hiện vật của mình để đổi lấy tiền.
Thí dụ 2. Những hưu viên (retaités), theo nguyện tắc trước đây, được hưởng tiền hưu gia tăng mỗi năm theo bách phân lạm phát để bảo vệ sức mua của những người đã phục vụ xã hội khi còn trong tuổi lao động. Nhưng Luật tài trợ An ninh xã hội năm 2018 (la loi de financement de la sécurité sociale) quy định bách phân tăng cho năm 2019 từ ngày 01.01.2019 chỉ là 0,30%, mặc kệ số bách phân lạm phát dự tính cho năm 2018 sẽ tăng từ 1,50 đến 1,70%. Như vậy, sức mua của các vị này bị mất đi từ 1,20 đến 1,40% so với năm trước.
2./ Bải bỏ thuế gia cư (Taxe d’habitation).
Bị cho là thuế bất công, ứng cử viên Tổng thống 2017 E. Macron cho rằng Thuế gia cư ‘rất nặng nề cho các hộ thuế có thu nhập thấp, làm giảm sức mua cho giới trung lưu, nhưng chỉ là một đóng góp rất nhỏ của các gia đình giàu có’. Do đó, ông đề nghị sẽ ‘tha thuế này’ cho lối 80% các hộ thuế, vào cuối nhiệm kỳ năm 2022. Ðiều kiện để được miễn thuế dành cho người có mức thuế thu nhập tham chiếu (Revenu fiscal de référence) 20 000 euros và 40 000 euros cho hai vợ chồng. Một điều kiện thực tế khác, hai vợ chồng với hai con cũng được miễn thuế gia cư khi mức thu nhập của họ ở mức 5 000 euros/tháng.
Thuế này do Nhà nước thu thay các Chính quyền địa phương (thị xã, tỉnh…), nay bị bải bỏ, các Chính quyền địa phương này lo ngại nguồn Thu của mình, nên đã tạo ra những nguồn thu khác. Từ nhiều năm nay, kinh phí mà Nhà nước hứa rót xuống cho họ ngày càng ít đi.
II.- PHONG TRÀO ÁO VÀNG.
A.- Phong trào xuất phát nhờ Mạng lưới xa lộ thông tin.
Tháng 05/2018, chị Priscilla Ludosky, 32 tuổi, sống ở ngoại ô Paris Seine-et-Marne, quản lý một cửa hàng bán mỹ phẩm qua internet, nhận thấy giá xăng dầu tăng vọt. Tìm hiểu trên mạng này, chị khám phá ra 2/3 giá xăng dầu là do thuế. Chị phát đơn kiến nghị lên Facebook, nhưng ý kiến không được lưu tâm lắm. Ðến mùa thu, một phóng viên báo La République de Seine-et-Marne liên hệ với chị để viết về kiến nghị này trên Facebook và, lần này, chị thu được 700 chữ ký ủng hộ… Cùng lúc, cũng tại vùng này, ông Drouet, tài xế lái xe vận tải, 33 tuổi, bất mãn vì xăng dầu tăng giá, đã cùng hiệp hội tài xế Muster Crew mời gọi đồng nghiệp tổ chức một chuyến đi bằng xe trên các đường vành đai Paris ngày thứ Bảy 17.11.2018. Phu nhân ông Drouet tình cờ đọc được bài báo viết về chị Ludosky và kể cho chồng. Kết quả, họ liên lạc với nhau để thống nhất kiến nghị và cùng tổ chức một phong trào đấu tranh chung. Ngày 21.10.2018, báo Le Parisien viết về ý tưởng chung này. Sau đó, trên Facebook số người đồng ý tham gia biểu tình ngày 17/11 và ký kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu tăng dần đến 200.000.
Những người khởi đầu phong trào đồng ý nhận ‘Gilets jaunes’ (Áo Vàng) làm biểu hiệu. Ðó là chiếc áo phản quang màu vàng buộc tài xế phải có sẵn trong xe phòng khi cần ra khỏi xe trên đường thì phải mặc vào, để các tài xế khác dễ nhìn thấy, kể cả ban đêm, để giúp đỡ và cũng để tránh đụng vào họ. Do đó, Áo Vàng biểu tượng cho điểm chung của các tài xế, những người đi đầu phong trào chống tăng giá xăng dầu. Ngoài ra, do quá đông, họ không thể kéo về Paris để trình kiến nghị, họ tập hợp tại các giao lộ nơi địa phương để truyền tải thông điệp về những khó khăn của họ.
Ngoài việc phản đối thuế đánh trên xăng dầu tăng cao đến mức khiến sức mua của công dân bị đe dọa, những ngươi Áo Vàng còn tranh đấu đòi tái lập ISF.
Thuế tương trợ trên tài sản (Impôt de solidarité sur la fortune, ISF) đã thành hình từ năm 1982 bởi chính phủ Mauroy với danh xưng Thuế trên những tài sản lớn (Impôt sur les grandes fortunes, IGF) sau khi ông Francois Mitterand (đảng Xã hội) đắc cử Tổng thống, đánh dấu lần đầu tả phái lập chính quyền thời Ðệ Ngũ Cộng hòa Pháp. Luật này đã làm cho các nhà tư bản Pháp bỏ nước ra đi. Thêm vào đó sự gia tăng Lương tối thiểu tăng trưởng liên nghề (SMIC, salaire minimum interprofessionnel de croissance) đã tăng 51,47 francs/giờ (tức 7,96 euro) từ ngày 01.06 đến 01.11.2018 làm giá thành hàng hóa và dịch vụ gia tăng, mất tính cạnh tranh… gây gia tăng số người thất nghiệp và người nghèo từ đó gia tăng cho đến nay.
Năm 1986, Thủ tướng Jacques Chirac (hữu phái, Rassemblement pour la République, RPR, Tập hợp vì nền Cộng hòa) đã bỏ IGF để mời các nhà tư bản này đem vốn liếng về và giải tư các công ty quốc doanh. Nhưng chưa đạt được bao nhiêu kết quả cho nền kinh tế, năm 1988, ông Mitterand tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Ông giải tán Quốc hội để cử tri Pháp tín nhiệm một Quốc hội đa số tả phái. Theo đó, ông cử ông Michel Rocard (đảng Xã hội) làm Thủ tướng trong một chính phủ không đảng viên cộng sản và tái lập Thuế này, nhưng thêm chữ ‘tương trợ’ để trở thành Impôt de solidarité sur la fortune (ISF) để tài trợ với mục đích rõ ràng cho Lợi tức tối thiểu hội nhập (Revenu minimum d'insertion, RMI) được cấp cho những người sống hợp lệ và thường trực ở Pháp sau 6 tháng với số tiền 1 000 francs/tháng (454,63 euros), người phối ngẫu nhận thêm 50% số đó, người con đầu nhận thêm 50% số đó, người con thứ hai chỉ thêm 136,39 euros và, từ con thứ ba, mỗi em sẽ nhận được thêm 181,85 euros/tháng cho gia đình. Ngày 01.06.2009, thời Thủ tướng François Fillon (Những người Cộng hòa, Les Républicains, LR), RMI được cải danh thành Lợi tức tương trợ sinh hoạt (Revenu de solidarité active, RSA) với số tiền là 550,90 euros/tháng vào tháng 12/2018.
Ngày 01.01.2018, Tổng thống E. Macron cải danh ISF thành Thuế Tài sản bất động (Impôt sur la fortune immobilière, IFI), tức không đánh thuế trên những tài sản có thể góp phần vào việc kinh doanh, phát triển kinh tế để tạo công ăn việc làm giảm số người thất nghiệp. Quyết định này đang là một trong những đề tài để ông bị đồng bào cho là ‘Tổng thống của người giàu’. Thật ra, quyết định này cần thiết cho việc cải tổ nền kinh tế nước nhà, nhưng giới nhà giàu có chấp nhận một cuộc chơi ‘đẹp và can đảm’ không ? Ðồng ý là khi gặp khủng hoảng, trong khi công nhân chỉ mất việc làm, nhưng họ mất cả vốn liếng. Sau cuộc khủng hoảng subprimes (nợ thứ cấp) từ Hoa Kỳ lan sang Âu châu biến thành khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều chủ xí nghiệp sa thải công nhân để, qua Quỹ ASSEDIC, xã hội phải trả tiền trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Nhân nhắc đến Trợ cấp Thất nghiệp, chúng tôi xin lưu ý: Từ tháng 10/2018, chính phủ, để lấy lòng người làm việc, đã bỏ tiền Cotisations du Chômage cho Quỹ ASSEDIC (Association pour l’emploi dans l’Industrie et le Commerce và được tài trợ bởi CSG (Contribution Sociale Géneralisée) được đóng nộp bởi hưu viên, nghỉ bệnh… tương lai, có thể bằng thuế do mọi người phải đóng
HÌNH THÀNH GIÁ MỘT LÍT XĂNG DẦU
(tính theo %)
XĂNG SP 95 GAZOLE
Dầu thơ 26,80% 28,30%
Chi phí lọc 4,60% 5,50%
Phân phối 7,20% 7,60%
Thuế 61,40% 58,60%
Giá 1 lít gồm các thuế 1,53 euro 1,45 euro
Trong đó, tiền thuế gồm:
- Thuế tiêu thụ quốc nội về sản phẩm năng lượng
(Taxe Intérieure de Consommation Xăng (lít) Gazole (lít)
sur les Produits énergétiques, TICPE): 0,69 euros 0,6o euros
- Thuế Trị giá Gia tăng (Taxe sur Valeur
Ajoutée, TVA) 20%: 0,25 euros 0,24 euros
Trong vòng một năm qua, giá một lít xăng 95, không chì, tăng từ 1,343 euro lên 1,556 euro tương đương với 15%. Cùng thời gian, giá một lít dầu diesel, một trong những thủ phạm gây ô nhiễm không khí, tăng từ 1,235 euro lên 1,523 euro, tức 23%, theo yết giá trong tháng 10 trước khi, theo giá thị trường quốc tế, hạ xuống đôi chút do giá dầu thô hạ.
Trong thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2018, giá dầu thế giới đã tăng gần 70% so với thời gian trước đó, nhưng sự tăng giá nhẹ của đồng euro so với mỹ kim đã ‘làm giảm nhẹ cú sốc’, Đây là thuế nặng vềâ nhiên liệu mà những người lái xe Pháp phải chi trả. Bởi vậy, một số người trong họ đã kêu gọi khoát áo vàng để biểu tình ngày 17.11.2018.
III.- CÁC CUỘC BIỂU TÌNH VÀ CƯỚP PHÁ.
Ngày 14.11.2018, trên hàng không mẩu hạm Charles de Gaulle, duới những phản lực cơ, Tổng thống E. Macron nói với phóng viên đài truyền hình TF.1: Tiền thuế quý vị đóng là để chi cho giáo dục, sức khoẻ, quốc phòng, an ninh quốc nội, chính sách xã hội. Thuế đóng dần hồi sẽ giảm, nhưng chung là để cải thiện Ðất nước. Ông không quên nhắc mọi người, từ tháng 10, tiền lương đã tăng do giảm các đóng góp an ninh xã hội và mời đồng bào đọc Bản lương. Ðể biện minh cho giá xăng dầu tăng, ông cho rằng ‘do giá dầu thô quốc tế đã tăng và ông đã tranh đấu thế giới cho đầu thô hạ giá mà chúng ta bắt đầu thấy tại các trạm bán xăng.
Ðề cập đến phong trào ‘Áo Vàng’, ông nói là ông nghe sự phẩn nộ của họ. Ðó là một quyền căn bản để bày tỏ ý kiến. Nhưng cũng nên tôn trọng quyền đi lại cho mọi người. Coi chừng đừng bị lợi dụng bởi Tập hợp Quốc gia (Rassemlement national) và Nước Pháp bất khuất (La France insoumise).
Tổng thống nói cũng lấy làm tiếc vì ông không thành công trong việc hòa giải nhân dân Pháp với lãnh đạo của họ. Sự ly dị này, như chúng ta thấy trong mọi nền dân chủ phương tây, làm cho tôi lo sợ và tôi coi đó như là nhiệm vụ trọng tâm của tôi.
Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia dân chủ và pháp trị nhất thế giới. Nhưng thật rất tiếc, sau khi ông E. Macron đắc cử Tổng thống và Quốc hội đa số Dân biểu cùng một màu sắc chính trị ‘tiến bước’ tín nhiệm ông Edouard Phillippe, đến từ đảng Những người Cộng hòa (Les Républicains, LR). Trong chánh phủ Philippe I, có sự hiện diện của ông François Bayrou (Mouvement Démocratique, Modem, trung phái) đã từng là Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục trong các chính phủ hữu phái. Ông giữ chức Tổng trưởng Tư pháp chỉ vỏn vẹn 35 ngày như các vị Modem khác. Tại sao ? Bí mật. Ngoài ra, còn có Tổng trưởng Kinh tế và Tài chính B. Lemaire (LR) từng là Tổng trưởng Cánh nông và từng tham gia dự tuyển ứng cử viên Tổng thống trong năm 2016 cho mùa bầu 2017. Sau vụ A. Benalla (xin tìm tin tức bên ngoài) tháng 05/2018, Tổng trưởng Nội vụ G. Collomb đã dứt khoát từ chức. Chưa hết, ông Hulot, qua cơ quan truyền thanh, cũng báo rời chính phủ. Hiện nay, trong vụ A. Benalla II, J.Y le Drian (cựu xã hội thời Tổng thống Hollande) đang trả lời chuyện chiếu khán ngoại giao cấp cho ông này. Danh sách những vị từng tham chính từ 40 năm qua còn dài, xin đừng trách. Khi nộp đơn ứng cử Tổng thống, vị đó đã phải biết rõ ‘Nước Pháp như sao ?’. Ngày 07.12.2018, trước khi đọc các biện pháp ứng phó với ‘Áo Vàng’, Tổng thống E. Macron đã gặp cựu Tổng thống N. Sarkozy.
Sau những cuộc biểu tình ở Paris và khắp nơi trên nước Pháp ngày 17.11.2018 mà theo số liệu bộ Nội vụ công bố, có gần 290.000 Áo Vàng tham dự và có một người chết và 528 người bị thương, trong đó có 92 cảnh sát và hiến binh (gendarme), tối ngày 18.11.2018, trên đài truyền hình France 2, Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố ông thấu hiểu nỗi lo của người biểu tình, nhưng sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu mà chính phủ đã đề ra.
Ngoài ra, Tổng trưởng Nội vụ Christophe Castaner chỉ trích là phong trào đấu tranh ‘Áo vàng’ đã ‘hoàn toàn chệch hướng’ và kêu gọi người biểu tình tôn trọng nguyên tắc tự do lưu thông và cảnh báo lực lượng an ninh sẽ sớm được triển khai để giải tỏa các chốt trên các tuyến đường một cách có hệ thống và có phương pháp, tránh để xảy ra xô xát với người biểu tình.
Trong những ngày thứ bảy biểu tình, một phần Thủ đô Aùnh sáng Paris đã tràn ngập trong hơi cay lựu đạn, tàn phá lẫn nhau. Những nhân viên bán hàng vô tội phải chảy nước mắt trong khi góp phần phát triển kinh tế. Những ‘đại bác xịt nước’ hùng dũng bắn ngã lăn lóc người biểu tình vì sức mua bị cắt giảm… Vì nhiệm vụ bảo vệ an ninh (khủng bố vẫn tiếp tục) và trật tự (an toàn để đồng bào sống và làm việc), cảnh sát Pháp đã phục vụ một cách tận tâm đáng khen. Số giờ làm việc phụ trôi mà các chính phủ thời các Tổng thống F. Hollande (Xã hội) và E. Macron (Tiến bước) chưa trả tiền lương lên đến hàng triệu giờ chứng minh điều đó.
Gần Quảng trường Vendôme, những cây Giáng sinh trang trí các đường phố bị bứng lên, chất đống giữa một đại lộ và châm lửa đốt, tạo nguồn reo hò cho những người biểu tình. Các cửa sổ một tiệm Apple lớn mới khai trương chưa lâu tại lộ Champs Élysées đã bị đập phá. Một cửa hàng trên đường Rivoli bị tấn công và hôi của. Vài ngân hàng bị phá hoại và xịt sơn với các khẩu hiệu chống chính phủ… Cuối cùng, Khải Hoàn Môn cũng bị xịt sơn ‘Những người Áo Vàng sẽ chiến thắng’ và nhiều chiến tích lịc sử bị đập phá. Trong nhiều chiều thứ bảy, khi màn đêm buông xuống Paris, các chiếc xe đang phừng phừng cháy trước những đôi mắt hãi hùng của trẻ em và khách du lịch. Trên đường Rue de la Paix, một khu phố mua mắc mỏ ở Thủ đô, Các cửa hàng trang sức và thời trang đã được khóa chặt.
Hiện tượng Áo Vàng, trước hết, là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các định chế công quyền không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.
Phong trào dân sự tự phát này được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên ngày 17.11.2018 đã quy tụ 280 ngàn người. Sau đó, các cuộc biểu tình lôi cuốn ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn và, vì bị kẻ chống cảnh sát và cướp của xâm nhập, nên ngày caøng bạo động hơn.
Thời gian trôi qua nhanh, nhà cầm quyền lúng túng đối phó, tình hình càng thêm trầm trọng, kinh doanh đình trệ làm mất đi hơn 2 tỷ euros và 0,20% mức tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ngày qua ngày, danh sách các đòi hỏi của Áo Vàng ngày càng dài thêm.
Tuy Pháp là nước có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, nhưng xe hơi vẫn còn là một yếu tố di chuyển quan trọng. Thêm vào đó, người Pháp còn bất mãn vì trước đây, chính phủ khuyến khích họ mua xe chạy dầu diesel, giá xe tuy mắc hơn nhưng tốn ít hơn, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, chuyẹn viên tìm thấy xe diesel làm ô nhiễm hơn xe xăng. Do đó, giá diesel đã bị tăng gần bằng xăng super.
Ðể xoa dịu người dân, nhà cầm quyền đề nghị trợ cấp 2 000 euros cho người bỏ xe diesel để mua xe chạy bằng điện. Nếu là người lợi tức thấp, số trợ cấp sẽ là 4 000 euros. Nhân có một người đã đổi xe và nhận 4 000 euros như vậy. Chính phủ đã đem trường hợp này để quảng cáo cho dân chúng. Nghe vậy, người này lên tiếng giải thích ‘sở dĩ, phải đổi xe như vậy vì nó quá cũ 14 năm, tốn tiền sửa, chứ khpông vì 4 000 euros đó.
IV.- NHỮNG BIỆN PHÁP XOA DỊU.
Tối ngày 10.12.2018, để trả lời các đòi hỏi của phong trào Áo Vàng, Tổng thống E. Macron đã ban bố các giải pháp sau:
A./ Tăng 100 euro cho công nhân hưởng lương tối thiểu.
Không phải mọi người nhận lương tối thiểu (SMIC, Salaire minimum interprofessionnel de croissance), nhưng số tiền đó được chia thành:
1.- Tăng SMIC/giờ thật sự: từ 9,88 (2018) tăng lên 10,03 euros
(Décret n° 2018-1173 du 19.12.2018).
Một năm có 12 tháng hay 52 tuần,
Một người làm việc 35 giờ/tuần (giờ pháp định),
Như vậy, trong một tháng, người này làm: (35 x 52)/12 = 151,67 giờ.
SMIC nguyên (brut, trước khi đóng góp các quỹ an ninh xã hội) =
10,06 euros x 151,67 = 1 521,22 euros/tháng.
Số lương SMIC/tháng này tăng này so với SMIC năm trước khoảng 20 euros.
2./ Tiền thưởng sinh động (Prime d’activité, PA) tặng cho những người đi làm có mức lợi tức hàng tháng như sau:
- 1.500 euros ròng (net) cho một người độc thân;
- 2.200 euros cho vợ chồng không con hay một người độc thân với một con;
- 2.900 euros cho vợ chồng có 2 con và cả hai đều làm việc.
Tiền thưởng này cũng được trao cho những người hành nghề tự do mà doanh thu/năm không vượt quá:
- 82.200 euros cho các thương gia;
- 32.900 euros cho các ngành nghề khác.
Trong khi SMIC có tính cá nhân từng công nhân, nhưng PA được tính theo lợi tức gia đình và không bị trừ cotisations sociales và khai thuế lợi tức.
PA này có thể là 90 euros, được áp dụng sớm nhất vào tháng 01/2019 và sẽ được trả vào ngày 05.02.2019. Ba thí dụ:
- Trong một gia đình công nhân hay là việc độc lập (travailleur indépendant) chỉ một người duy nhất có lương vào giữa SMIC và 1 560 euros ròng;
- Gia đình với một người độc thần và một con sống giữa SMIC và 2 050 euros thuần;
- Hai vợ chồng với 2 con, cả hai làm việc, một người lãnh SMIC và người kia khoảng 1 550 euros, PA là hai lần 90 euros, tức 180 euros.
Nhờ quyết định này, số gia đình đượïc hưởng PA sẽ tăng từ 3,8 hiện 5 triệu. Như mọi trợ cấp khác, để được nhận PA, những người chưa thụ hưởng trong quá khứ phải làm đơn xin nơi Quỹ Phụ cấp Gia đình (Caisse d’Allocations familiales, CAF) trước ngày 25.01.2019.
B./ Bải bỏ CSG đánh trên hưu bổng.
Ngày 10.12.2018, tuyên bố với đồng bào, Tổng thống Macron nói: « xóa bỏ Đóng góp Xã hội Tổng quát (Contribution sociale généralisée, CSG) hứng chịu năm nay bởi các hưu viên lãnh hưu bổng từ 1 200 đến 2 000 euros/tháng ».
Trong khi đó, CSG được tính theo Lợi tức Thuế Tham khảo (Revenu fiscal de référence, RFR). Xin xem tại: https://www.cfdt-retraités.fr/CSG2019.
Do đó, có thể có những hưu viên nhận tiêàn hưu 1 500 euros/tháng, nhưng họ còn có những lợi tức khác, như cho thuê nhà, khiến RFR tăng quá 14 404 euros (số liệu năm 2018) cho một người và 22 096 euros cho đôi vợ chôàng.
Bách phân CSG từ 8,30% (2018) xuống còn 6,60% (2019).
--> Những quyết định này dự trù thất thu ngân sách 10 tỷ. Trong khi đó, việc tăng PA sẽ kéo trong bao lâu ? Trong những ngày thứ bảy có ‘Áo Vàng’ biểu tình, việc kinh doanh bị đình trệ làm thất thu TVA. Khi ngân sách thất thu và phải trả chi phí chống và dẹp biểu tình làm khiếm hụt ngân sách quá 3% Sản lượng thuần quốc nội (Produit National Brut, PIB). Ðể trám vào sự khiếm hụt, nước Pháp phải đi vay mà chỉ ở mức 60% PIB. Cuối năm 2018, bách phân này đã lên đến 100%. Ðây là cam kết của nước Pháp khi gia nhập EURO, đồng tiền chung Âu châu.
C./Tiền lương giờ phụ trội (Heures supémentaires)
Trong những xí nghiệp làm việc theo thời gian luật định là 35 giờ/tuần. Những giờ làm việc từ giờ thứ 36 gọi là giờ phụ trội (Heures supémentaires). Tiền lương trả cho những giờ này được miễn thuế và không đóng góp an ninh xã hội. Thông thường, 8 giờ đầu từ giờ thứ 36 đến 43 được trả tăng 25% so với lương căn bản/giờ và từ giờ thứ 44, giá được trả tăng 50% so với lương căn bản/giờ.
Lưu ý. Tiền lương cho giờ bổ túc (heures complémentaires) trong những hợp đồng dưới 35 giờ/tuần. Từ ngày 01.01.2014, luật Lao động cho phép tăng 10% lương căn bản, không được miễn thuế và phải đóng góp an ninh xã hội.
D./ Tiền thưởng Bất thường (Prime exceptionnelle).
Tổng thống Macron đề nghị lãnh đạo các doanh nghiệp tặng thưởng cho nhân viên Tiền thưởng nầy như một gia tăng sức mua cho người Pháp. Biện pháp này đã được thông qua nhanh chóng bởi Lưỡng viện Lập pháp ngày 21 và 22.1018, cho phép người sử dụng lao động tự do thưởng cho nhân viên họ. Nếu muốn và theo điều kiện ấn định, để được hưỏng sự miễn thuế và đóng an ninh xã hội.
Tiền thưởng này không nên thay thế bất cứ một thù lao nào khác đã được thỏa thuận trong các hợp đồng làm việc hay các thỏa hiệp ngành nghề. Như tên gọi nó, để hưởng tiền thưởng này, yếu tố ‘xuất sắc’ không đòi hỏi. Ðiều kiện duy nhất là công nhân không lãnh lương tháng phải thấp hơn 3 lần SMIC (tức 3 612 euros).
Theo tiên đoán của Nhà nước, từ 4 đến 5 triệu người làm việc sẽ phải được hưởng tiền thưởng bất thường này. Tuy nhiên, Nhà nước cũng là chủ các công chức, nhưng vì không bắt buộc, nên không phát thưởng này cho họ.
V.- BƯỚC VÀO NĂM 2019…
Hiện nay, nước Pháp đang có một bách phân rất cao bậc nhất nhì Âuu châu về Trích nộp bắt buộc (Prélevements obligatoires), bao gồm các số tiền mà người dân phải đóng thuế cho Công quỹ và các Quỹ An ninh Xã hội là 44,30% lợi tức thu được.
Thuế ISI, từ 01.01.2018, thay thuế ISF, chỉ thu được hơn một tỷ euros, tức thấp hơn trước đó 3,2 tỷ khi còn mang tên ISF.
Năm 1974 là năm Tài khóa cuối cùng mà ngân sách Pháp còn giữ thăng bằng (Tổng thống V. Giscard và Thủ tướng R. Barre).
Ngày 03.01.2019, Phong trào Áo Vàng kêu gọi người dân tham gia biểu tình kể cả tại Paris và các Thành phôá lớn. Hôm sau, sau khi Hội đồng Tổng trưởng (Conseil đes Ministres) họp, Phát ngôn nhân Chính phủ B. Griveaux hưa sẽ có những biện pháp mạnh đối với những Áo Vàng đóng chốt tại các nẻo đường Ðất Nước. Đến cuối năm 2018, số người chết liên quan đến sự kiện Áo Vàng đã lên đến 10 người.
Cuối cùng thêm vào đó, từ ngày 01.01.2019, sự Truất thuế lợi tức từ gốc (Prélèvement à la source) được thực thi. Theo đó, nhà nước nhờ xí nghiệp nhận tiền dự trù thuế lợi tức hàng tháng để trao lại cho Cơ quan phụ trách Thuế vụ. Như vậy, người làm việc sẽ thấy sức mua của mình thấp hơn.
Hà Minh Thảo