HÀNH PHÁP, LẬP PHÁP... PHÁP QUỐC (3)
III. QUỐC HỘI NHIỆM KỲ XIII.
Quốc hội nhiệm kỳ XII hiện tại sẽ chấm dứt ngày 19.06.2007. hơn 43,6 triệu cử tri Pháp được mời tham gia tuyển cử, vòng một, 577 dân biểu, vào ngày 10.06.2007, sẽ họp thành Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2012. Nếu không ứng cử viên nào hội đủ số phiếu để đắc cử, cử tri sẽ được mời tham gia đầu phiếu vòng hai, vào 17.06.2007.
Đây là một cuộc bầu cử đơn danh, đa số, trực tiếp, hai vòng và kín.
A. Tiến trình tuyển cử Dân biểu.
- Vòng một. Các cử tri bầu chọn một ứng cử viên trong đơn vị bầu cử (circonscription) của họ. Ứng cử viên đạt được đa số tuyệt đối (50% + 1) số phiếu hợp lệ và ít nhất bằng 25% số cử tri ghi danh sẽ được tuyên bố đắc cử ngay vòng đầu. Như vậy, ứng cử viên A đạt được 51% số phiếu bầu hợp lệ,
nhưng chỉ 48% số cử tri ghi danh đi bầu và bầu hợp lệ, tức 24,48% (51% x 48% ) không được tuyên bố đắc cử.
- Vòng hai. Nếu không ai được đắc cử ở vòng một, vòng hai sẽ được tổ chức giữa các ứng viên đạt được ít nhất 12,50% số cử tri ghi danh. Do đó, có thể có nhiều hơn 2 ứng cử viên tham dự vòng này. Nếu chỉ một ứng cử viên có đủ số bách phân đó, thì ứng cử viên có số phiếu nhiều kế tiếp sẽ được tham dự tranh cử vòng hai.
Tại vòng nầy, ứng viên đạt được đa số số phiếu bầu hợp lệ (có thể chỉ là đa số tương đối) sẽ được tuyên bố thắng cử.
Khi được tuyên bố đắc cử, ứng viên sẽ là dân biểu của toàn quốc Pháp. Quốc hội có nhiệm kỳ là 5 năm nếu không bị Tổng thống giải tán trước.
B. Trợ Cấp Tài Chánh.
1. Bồi hoàn chi phí vận động tranh cử
Các ứng cử viên dân biểu chỉ được chi tiêu tranh cử trong định mức 38 000 euros và tăng thêm 0,15 euro cho mổi cư dân trong đơn vị bầu cử họ ra ứng cử.
Luật ngày 19.01.1995 về ‘Tài trợ cho sinh hoạt chánh trị’ đã cấm những tặng dữ từ các pháp nhân (nhất là từ các xí nghiệp). Để thay thế vào đó, luật nầy buộc ngân sách Quốc gia nâng bách phân hoàn trả lên đến 50% số tiền định mức chi tiêu nói trên cho các ứng viên thu được từ 5% số phiếu hợp lệ trở lên.
Để tôn trọng sư minh bạch bắt buộc về sự chi tiêu, điều L.52-8 bộ luật bầu cử ấn định : ‘trể nhất là trước 18 giờ ngày thứ sáu thứ chín sau ngày bầu cử có kết quả chung cuộc, mỗi ứng cử viên đệ nạp tại Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị sổ sách kế toán và các chứng từ liên hệ đến việc vận động tranh cử của mình’.
Áp dụng điều trên cho cuộc bầu cử Lập pháp năm nay, các ứng cử viên phải đệ nạp các sổ sách chứng từ đòi hỏi trước 18 giờ ngày thứ sáu 10.08.2007, nếu chỉ có một vòng bầu cử, hay trước 18 giờ ngày thứ sáu 06.07.2007, nếu phải tổ chức vòng hai.
2. Trợ Cấp Tài Chánh từ ngân sách quốc gia.
Một nghị định được đăng vào Công báo ngày 07.05.2003 đã ấn định số tiền trợ giúp phân phối tới 66 đảng và nhóm chánh trị năm 2007 là 73,2 triệu euros. Với 520 dân biểu và nghị sĩ, đảng UMP đã nhận được 33,40 triệu euros, nhưng bị trừ đi gần 4 triệu euros vì không tôn trọng luật ngày 06.06.2002 (xin xem đoạn kế tiếp). Kế đến, liên đảng PS- PRG (Parti Radical de Gauche, đảng cấp tiến tả phái)- MRC (Mouvement républicain et citoyen, Phong trào cộng hòa và công dân) được 19,60 triệu euros (238 dân biểu và nghị sĩ), Front national được 4,60 triệu euros (0 dân biểu hay nghị sĩ, nhưng có nhiều ứng cử viên tranh cử Quốc hội năm 2002 và đạt được số phiếu cao), UDF nhận 4,30 triệu euros (61 dân biểu và nghị sĩ), Cộng sản Pháp được 3,70 triệu euros (41 dân biểu và nghị sĩ)…
Luật ngày 06.06.2000 cưỡng bách đảng và nhóm đề cử 50% nam và 50% nữ ứng viên. Do đó, các đảng và nhóm chọn và giới thiếu ứng viên tham gia bầu cử dân biểu, phải tôn trọng nếu không muốn bị phạt tiền. Thí dụ, một đảng giới thiệu 55% ứng viên nam và 45% nữ, tức cách biệt là 10% thì số tiền phạt sẽ là 5% số tiền tài trợ tính trên số phiếu nhận được. Để tránh né bị phạt, một đảng hay nhóm có thể đưa nhiều nữ ứng viên vào các đơn vị ít có hy vọng thắng cử. Tuy nhiên, mục đích của luật ngày 06.06.2000 nhằm tăng bách phân nữ giới tại Quốc hội còn phải chờ lâu mới hy vọng có thể thực hiện được.
Trong cuộc tranh cử Lập pháp năm nay, tổng số ứng cử viên là 7639 người (trong đó có 3177 nữ, tức 41,6%) để tranh 557 ghế dân biểu tai Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2012. Tại sao có nhiều người ra tranh cử như vậy ?
Có hai lý do : Thứ nhất là để tôn trọng nguyên tắc ‘Nam-Nữ đồng đều’ nói trên. Hai là vì trợ cấp tài chánh cho các chánh đảng để có ngân quỹ để đào tạo các chánh trị gia cho tương lai. Có hai loại trợ cấp :
- Một, theo số phiếu cử tri bầu cho các ứng cử viên :
Mổi đảng hay nhóm chánh trị dự tranh cử Quốc hội phải đề cử ít nhất 50 ứng viên trong 30 tỉnh (département) thì mỗi lá phiếu đảng hay nhóm nhận được (dĩ nhiên, qua các ứng viên), trong vòng một, tương đương với 1,66 euro tài trợ mà Công quỹ có nhiệm vụ thanh toán mỗi năm trong suốt nhiệm kỳ lập pháp.
- Hai, ’Chiếc bánh tài trợ’ dành cho các đảng và nhóm chánh trị được chia theo tỉ lệ số Dân biểu hay Nghị sĩ mà tổ chức có tại Quốc hội và Thượng nghị viện. Mỗi người có ghế tại Quốc hội hay Thượng nghị viện mang lại cho đảng mình số tiền 40 000 euros mỗi năm. Họ cũng trích một phần số lương dân biểu hay nghị sĩ để góp vào quỹ đảng.
Luật 11.03.1988 buộc các dân cử phải kê khai tài sản khi nhận chức vụ cũng như lúc mãn nhiệm tại Ủy ban phụ trách sự Minh bạch của Đời Sống chánh trị (Commission pour la Transparence de la Vie politique) để cơ quan này có thể phát hiện những dân cử đã làm giàu bất thường nhờ vào chức vụ.
Ngoài ra, để biện minh cho sự chênh lệch quá nhiều về số ứng cử viên nữ và nam được giới thiệu tranh cử, đảng UMP cho biết là vì họ có một số lớn dân biểu nãm nhiệm cần phải tái ứng cử. Trong khi đó, 24 dân biểu xuất nhiệm tách khỏi UDF ứng cử dưới danh hiệu ‘Majorité présidentielle’(Đa số tổng thống) ủng hộ ông Sarkozy, hoặc PSLE (Parti social libéral européen, Đảng xã hội tự do Âu châu giới thiệu 106, đã phải nhờ nhiều nữ ứng cử viên ứng cử lần đầu cho đủ Nam-Nữ đồng đều.
C. Thăm dò dân ý trước ngày bầu cử Quốc hội.
Quốc hội nhiệm kỳ XII (2002 – 2007) gồm 365 dân biểu thuộc nhóm UMP, 142 PS, 29 UDF, 22 PCF và 20 không ghi tên vào nhóm nào.
Với những kết quả thu lượm được như sau ở vòng một: UMP 33,30% số phiếu bầu hợp lệ; PS 23,7%, UDF 10,3%, cực hữu (FN-MNR (Mouvement National Républicain), một đảng tách rời khỏi FN, của ông Bruno Mégret) 12,20%, Môi sinh [écologistes, hữu, trung và tả phái (như Verts)] 4,4%.
Từ ba tuần nay, những cuộc thăm dò dân ý, lần này kế tiếp lần khác, đã được thực hiện và được công bố. Tất cả đều cho thấy đảng UMP cũng như các đảng ủng hộ ông Sarkozy sẽ đạt được đa số ghế tại Quốc hội sắp bầu. UMP có thể kiếm được 41% số phiếu bầu hợp lệ và, nếu tính số ghế thì UMP có thể có từ 420 đến 640 dân biểu. Đa số tuyệt đối là 289 phiếu dân biểu. Điều tối cần thiết cho đảng UMP là đảng sẽ giúp điều hành thế nào nhóm UMP tại Quốc hội, có tránh được kinh nghiệm mà họ đã gặp phải khi biểu quyết dự luật về Contrat Prenière Embauche (Khế ước tuyển dụng đầu tiên) mà các dân biểu đã phải bỏ phiếu thông qua và không được áp dụng. 30% cử tri đã bầu cho ông J.M Le Pen (FN) ở vòng một bầu Tổng thống vừa qua sẽ bầu cho các ứng cử viên UMP lần này.
Trong khi đó, bà Royal (PS), ứng cử viên Tổng thống thất cử vòng hai, sau khi do dự đã tuyên bố ứng cử dân biểu rồi rút lại, đang cố gắng dành chức tổng thư ký đảng từ tay ông Hollande, người sống không hôn thú với bà, kêu gọi một cách vô vọng những người đã bỏ phiếu cho bà ở vòng hai hãy tham gia đầu phiếu tín nhiệm các ứng cử viên xã hội. Những cuộc thăm dò dân ý cho thấy họ chỉ chiếm khoảng 28% số phiếu bầu hợp lệ và được từ 80 đến 120 dân biểu.
Đảng UDF-Mouvement Démocrate, trung phái, của ông Bayrou, ứng cử viên Tổng thống vừa qua (18,55% số phiếu hợp lệ, vòng một) được tín nhệm bởi lối 11% số phiếu bầu và sẽ có từ 1 đến 4 dân biểu. Mặt trận Quốc gia (Front national) thu được 6%, nhưng như thường lệ, sẽ không có ghế nào tại Quốc hội. Đảng cộng sản PCF tuy chỉ có 4,5% số phiếu bầu hợp lệ, nhưng hy vọng sẽ có 9 đến 15 dân biểu. Đảng Xanh (Verts) ước mong được 3% với từ 0 đến 2 ghế. Đảng MPF (Phong trào vì nước Pháp) tuy được 2%, với 2 dân biểu xuất nhiệm chắc sẽ được tái bầu cả 2.
Nhìn vào những dự đoán như trên nhưng cũng là sự thật tù nhiều thập niên qua, chúng ta không khỏi thấy có những sự bất công. Do đó, hy vọng chính phủ Fillon sẽ tìm một hình thức bầu cử làm sao các đảng phái lớn hay các khuynh hướng chánh trị có thể có người đại diện tại diễn đàn Quốc hội bằng áp dụng một phần số ghế được tuyển cử theo tỉ lệ.
11 tổng trưởng chánh phủ Fillon tham gia tuyển cử dân biểu năm nay. Thủ tướng Fillon, cũng là ứng cử viên đứng đầu cuộc vận động bầu cử của đảng UMP, đã cảnh cáo, hôm 23.05.2007, trên đài Europe 1, các thành viên chánh phủ này là họ sẽ phải rời chánh phủ nếu họ thất cử.
Thủ tướng cũng như các tổng trưởng này, đang giữ một chức vụ công cử (được mời điều khiển công việc vì phù hợp với khả năng), muốn được ác nhận sự tín nhiệm của công dân nước Pháp (dân biểu có nhiệm vụ làm luật cho toàn quốc) trong những cuộc bầu cử công bằng. Sau đó, họ phải chọn giữa hai nhiệm vụ : dân biểu hay tổng trưởng.
Các thẩm phán cũng vậy. Khi trở thành dân biểu, các vị này phải từ chức ở cơ quan tư pháp.
Tại một nước dân chủ, như Pháp hay Hoa kỳ, sự phân quyền Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp phải tuyệt đối được tôn trọng. Không ai có thể vừa thổi còi, vừa đá banh trong một trận bóng tròn.
III. QUỐC HỘI NHIỆM KỲ XIII.
Quốc hội nhiệm kỳ XII hiện tại sẽ chấm dứt ngày 19.06.2007. hơn 43,6 triệu cử tri Pháp được mời tham gia tuyển cử, vòng một, 577 dân biểu, vào ngày 10.06.2007, sẽ họp thành Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2012. Nếu không ứng cử viên nào hội đủ số phiếu để đắc cử, cử tri sẽ được mời tham gia đầu phiếu vòng hai, vào 17.06.2007.
Đây là một cuộc bầu cử đơn danh, đa số, trực tiếp, hai vòng và kín.
A. Tiến trình tuyển cử Dân biểu.
- Vòng một. Các cử tri bầu chọn một ứng cử viên trong đơn vị bầu cử (circonscription) của họ. Ứng cử viên đạt được đa số tuyệt đối (50% + 1) số phiếu hợp lệ và ít nhất bằng 25% số cử tri ghi danh sẽ được tuyên bố đắc cử ngay vòng đầu. Như vậy, ứng cử viên A đạt được 51% số phiếu bầu hợp lệ,
nhưng chỉ 48% số cử tri ghi danh đi bầu và bầu hợp lệ, tức 24,48% (51% x 48% ) không được tuyên bố đắc cử.
- Vòng hai. Nếu không ai được đắc cử ở vòng một, vòng hai sẽ được tổ chức giữa các ứng viên đạt được ít nhất 12,50% số cử tri ghi danh. Do đó, có thể có nhiều hơn 2 ứng cử viên tham dự vòng này. Nếu chỉ một ứng cử viên có đủ số bách phân đó, thì ứng cử viên có số phiếu nhiều kế tiếp sẽ được tham dự tranh cử vòng hai.
Tại vòng nầy, ứng viên đạt được đa số số phiếu bầu hợp lệ (có thể chỉ là đa số tương đối) sẽ được tuyên bố thắng cử.
Khi được tuyên bố đắc cử, ứng viên sẽ là dân biểu của toàn quốc Pháp. Quốc hội có nhiệm kỳ là 5 năm nếu không bị Tổng thống giải tán trước.
B. Trợ Cấp Tài Chánh.
1. Bồi hoàn chi phí vận động tranh cử
Các ứng cử viên dân biểu chỉ được chi tiêu tranh cử trong định mức 38 000 euros và tăng thêm 0,15 euro cho mổi cư dân trong đơn vị bầu cử họ ra ứng cử.
Luật ngày 19.01.1995 về ‘Tài trợ cho sinh hoạt chánh trị’ đã cấm những tặng dữ từ các pháp nhân (nhất là từ các xí nghiệp). Để thay thế vào đó, luật nầy buộc ngân sách Quốc gia nâng bách phân hoàn trả lên đến 50% số tiền định mức chi tiêu nói trên cho các ứng viên thu được từ 5% số phiếu hợp lệ trở lên.
Để tôn trọng sư minh bạch bắt buộc về sự chi tiêu, điều L.52-8 bộ luật bầu cử ấn định : ‘trể nhất là trước 18 giờ ngày thứ sáu thứ chín sau ngày bầu cử có kết quả chung cuộc, mỗi ứng cử viên đệ nạp tại Ủy ban quốc gia những Tài khoản vận động bầu cử và tài trợ chánh trị sổ sách kế toán và các chứng từ liên hệ đến việc vận động tranh cử của mình’.
Áp dụng điều trên cho cuộc bầu cử Lập pháp năm nay, các ứng cử viên phải đệ nạp các sổ sách chứng từ đòi hỏi trước 18 giờ ngày thứ sáu 10.08.2007, nếu chỉ có một vòng bầu cử, hay trước 18 giờ ngày thứ sáu 06.07.2007, nếu phải tổ chức vòng hai.
2. Trợ Cấp Tài Chánh từ ngân sách quốc gia.
Một nghị định được đăng vào Công báo ngày 07.05.2003 đã ấn định số tiền trợ giúp phân phối tới 66 đảng và nhóm chánh trị năm 2007 là 73,2 triệu euros. Với 520 dân biểu và nghị sĩ, đảng UMP đã nhận được 33,40 triệu euros, nhưng bị trừ đi gần 4 triệu euros vì không tôn trọng luật ngày 06.06.2002 (xin xem đoạn kế tiếp). Kế đến, liên đảng PS- PRG (Parti Radical de Gauche, đảng cấp tiến tả phái)- MRC (Mouvement républicain et citoyen, Phong trào cộng hòa và công dân) được 19,60 triệu euros (238 dân biểu và nghị sĩ), Front national được 4,60 triệu euros (0 dân biểu hay nghị sĩ, nhưng có nhiều ứng cử viên tranh cử Quốc hội năm 2002 và đạt được số phiếu cao), UDF nhận 4,30 triệu euros (61 dân biểu và nghị sĩ), Cộng sản Pháp được 3,70 triệu euros (41 dân biểu và nghị sĩ)…
Luật ngày 06.06.2000 cưỡng bách đảng và nhóm đề cử 50% nam và 50% nữ ứng viên. Do đó, các đảng và nhóm chọn và giới thiếu ứng viên tham gia bầu cử dân biểu, phải tôn trọng nếu không muốn bị phạt tiền. Thí dụ, một đảng giới thiệu 55% ứng viên nam và 45% nữ, tức cách biệt là 10% thì số tiền phạt sẽ là 5% số tiền tài trợ tính trên số phiếu nhận được. Để tránh né bị phạt, một đảng hay nhóm có thể đưa nhiều nữ ứng viên vào các đơn vị ít có hy vọng thắng cử. Tuy nhiên, mục đích của luật ngày 06.06.2000 nhằm tăng bách phân nữ giới tại Quốc hội còn phải chờ lâu mới hy vọng có thể thực hiện được.
Trong cuộc tranh cử Lập pháp năm nay, tổng số ứng cử viên là 7639 người (trong đó có 3177 nữ, tức 41,6%) để tranh 557 ghế dân biểu tai Quốc hội nhiệm kỳ 2007-2012. Tại sao có nhiều người ra tranh cử như vậy ?
Có hai lý do : Thứ nhất là để tôn trọng nguyên tắc ‘Nam-Nữ đồng đều’ nói trên. Hai là vì trợ cấp tài chánh cho các chánh đảng để có ngân quỹ để đào tạo các chánh trị gia cho tương lai. Có hai loại trợ cấp :
- Một, theo số phiếu cử tri bầu cho các ứng cử viên :
Mổi đảng hay nhóm chánh trị dự tranh cử Quốc hội phải đề cử ít nhất 50 ứng viên trong 30 tỉnh (département) thì mỗi lá phiếu đảng hay nhóm nhận được (dĩ nhiên, qua các ứng viên), trong vòng một, tương đương với 1,66 euro tài trợ mà Công quỹ có nhiệm vụ thanh toán mỗi năm trong suốt nhiệm kỳ lập pháp.
- Hai, ’Chiếc bánh tài trợ’ dành cho các đảng và nhóm chánh trị được chia theo tỉ lệ số Dân biểu hay Nghị sĩ mà tổ chức có tại Quốc hội và Thượng nghị viện. Mỗi người có ghế tại Quốc hội hay Thượng nghị viện mang lại cho đảng mình số tiền 40 000 euros mỗi năm. Họ cũng trích một phần số lương dân biểu hay nghị sĩ để góp vào quỹ đảng.
Luật 11.03.1988 buộc các dân cử phải kê khai tài sản khi nhận chức vụ cũng như lúc mãn nhiệm tại Ủy ban phụ trách sự Minh bạch của Đời Sống chánh trị (Commission pour la Transparence de la Vie politique) để cơ quan này có thể phát hiện những dân cử đã làm giàu bất thường nhờ vào chức vụ.
Ngoài ra, để biện minh cho sự chênh lệch quá nhiều về số ứng cử viên nữ và nam được giới thiệu tranh cử, đảng UMP cho biết là vì họ có một số lớn dân biểu nãm nhiệm cần phải tái ứng cử. Trong khi đó, 24 dân biểu xuất nhiệm tách khỏi UDF ứng cử dưới danh hiệu ‘Majorité présidentielle’(Đa số tổng thống) ủng hộ ông Sarkozy, hoặc PSLE (Parti social libéral européen, Đảng xã hội tự do Âu châu giới thiệu 106, đã phải nhờ nhiều nữ ứng cử viên ứng cử lần đầu cho đủ Nam-Nữ đồng đều.
C. Thăm dò dân ý trước ngày bầu cử Quốc hội.
Quốc hội nhiệm kỳ XII (2002 – 2007) gồm 365 dân biểu thuộc nhóm UMP, 142 PS, 29 UDF, 22 PCF và 20 không ghi tên vào nhóm nào.
Với những kết quả thu lượm được như sau ở vòng một: UMP 33,30% số phiếu bầu hợp lệ; PS 23,7%, UDF 10,3%, cực hữu (FN-MNR (Mouvement National Républicain), một đảng tách rời khỏi FN, của ông Bruno Mégret) 12,20%, Môi sinh [écologistes, hữu, trung và tả phái (như Verts)] 4,4%.
Từ ba tuần nay, những cuộc thăm dò dân ý, lần này kế tiếp lần khác, đã được thực hiện và được công bố. Tất cả đều cho thấy đảng UMP cũng như các đảng ủng hộ ông Sarkozy sẽ đạt được đa số ghế tại Quốc hội sắp bầu. UMP có thể kiếm được 41% số phiếu bầu hợp lệ và, nếu tính số ghế thì UMP có thể có từ 420 đến 640 dân biểu. Đa số tuyệt đối là 289 phiếu dân biểu. Điều tối cần thiết cho đảng UMP là đảng sẽ giúp điều hành thế nào nhóm UMP tại Quốc hội, có tránh được kinh nghiệm mà họ đã gặp phải khi biểu quyết dự luật về Contrat Prenière Embauche (Khế ước tuyển dụng đầu tiên) mà các dân biểu đã phải bỏ phiếu thông qua và không được áp dụng. 30% cử tri đã bầu cho ông J.M Le Pen (FN) ở vòng một bầu Tổng thống vừa qua sẽ bầu cho các ứng cử viên UMP lần này.
Trong khi đó, bà Royal (PS), ứng cử viên Tổng thống thất cử vòng hai, sau khi do dự đã tuyên bố ứng cử dân biểu rồi rút lại, đang cố gắng dành chức tổng thư ký đảng từ tay ông Hollande, người sống không hôn thú với bà, kêu gọi một cách vô vọng những người đã bỏ phiếu cho bà ở vòng hai hãy tham gia đầu phiếu tín nhiệm các ứng cử viên xã hội. Những cuộc thăm dò dân ý cho thấy họ chỉ chiếm khoảng 28% số phiếu bầu hợp lệ và được từ 80 đến 120 dân biểu.
Đảng UDF-Mouvement Démocrate, trung phái, của ông Bayrou, ứng cử viên Tổng thống vừa qua (18,55% số phiếu hợp lệ, vòng một) được tín nhệm bởi lối 11% số phiếu bầu và sẽ có từ 1 đến 4 dân biểu. Mặt trận Quốc gia (Front national) thu được 6%, nhưng như thường lệ, sẽ không có ghế nào tại Quốc hội. Đảng cộng sản PCF tuy chỉ có 4,5% số phiếu bầu hợp lệ, nhưng hy vọng sẽ có 9 đến 15 dân biểu. Đảng Xanh (Verts) ước mong được 3% với từ 0 đến 2 ghế. Đảng MPF (Phong trào vì nước Pháp) tuy được 2%, với 2 dân biểu xuất nhiệm chắc sẽ được tái bầu cả 2.
Nhìn vào những dự đoán như trên nhưng cũng là sự thật tù nhiều thập niên qua, chúng ta không khỏi thấy có những sự bất công. Do đó, hy vọng chính phủ Fillon sẽ tìm một hình thức bầu cử làm sao các đảng phái lớn hay các khuynh hướng chánh trị có thể có người đại diện tại diễn đàn Quốc hội bằng áp dụng một phần số ghế được tuyển cử theo tỉ lệ.
11 tổng trưởng chánh phủ Fillon tham gia tuyển cử dân biểu năm nay. Thủ tướng Fillon, cũng là ứng cử viên đứng đầu cuộc vận động bầu cử của đảng UMP, đã cảnh cáo, hôm 23.05.2007, trên đài Europe 1, các thành viên chánh phủ này là họ sẽ phải rời chánh phủ nếu họ thất cử.
Thủ tướng cũng như các tổng trưởng này, đang giữ một chức vụ công cử (được mời điều khiển công việc vì phù hợp với khả năng), muốn được ác nhận sự tín nhiệm của công dân nước Pháp (dân biểu có nhiệm vụ làm luật cho toàn quốc) trong những cuộc bầu cử công bằng. Sau đó, họ phải chọn giữa hai nhiệm vụ : dân biểu hay tổng trưởng.
Các thẩm phán cũng vậy. Khi trở thành dân biểu, các vị này phải từ chức ở cơ quan tư pháp.
Tại một nước dân chủ, như Pháp hay Hoa kỳ, sự phân quyền Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp phải tuyệt đối được tôn trọng. Không ai có thể vừa thổi còi, vừa đá banh trong một trận bóng tròn.