Phụng Vụ : Trường Dạy Đức Tin
“Mặc dù Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh, nhưng cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33)
Dẫn nhập :
Trong những năm gần đây, dư luận xã hội tại Việt Nam nóng lên trong nỗi bất an và đầy bức xúc trước tình trạng suy đồi, băng hoại trong chính môi trường giáo dục, đặc biệt trong giáo dục học đường, từ mầm non, qua tiểu học, đến trung học và cả đại học. Nạn bạo lực học đường, sinh hoạt tính dục bừa bãi của học sinh với nhau, giữa thầy với trò, gương mù gương xấu của các thầy cô, gian lận thi cử, cải cách bừa bãi thiếu định hướng… cùng bao nhiêu biểu hiện tiêu cực khác, đã khiến cho nền giáo dục Việt Nam rơi vào một tình trạng “bất an” nếu không nói đang dẫn tới nguy cơ sụp đổ.
Với một thế hệ công dân được lớn lên, được đào tạo, giáo dục trong một môi trường như thế, ai là người Việt Nam còn thao thức cho vận mệnh và tương lai dân tộc làm sao tránh khỏi băn khoăn, lo lắng !
Riêng đối với những người Công Giáo, chúng ta phải thầm tạ ơn Chúa; vì dù sao, chúng ta vẫn còn được hưởng nhờ một môi trường giáo dục đức tin, nhân bản, đạo đức của Hội Thánh…mã xã hội trần thế không thể nào có được. Bởi vì, giáo dục chính là mối quan tâm hàng đầu của Hội Thánh, và Hội Thánh luôn ý thức trách nhiệm giáo dục toàn diện đời sống con người chính là sứ mệnh mà Hội Thánh đã lãnh nhận từ Chúa Kitô.[1]
Để thể hiện mối quan tâm và sứ mệnh đặc biệt nầy, trong sinh hoạt mục vụ toàn diện của Hội Thánh, đã có rất nhiều những loại hình, những sáng kiến, những nỗ lực mang trọng tâm giáo dục từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ giảng đài trên cung thánh cho đến các bục giảng nơi muôn vạn học đường từ mầm non tới đại học; từ những nhóm chia sẻ, cầu nguyện, các lớp giáo lý tại các cộng đoàn giáo xứ cho tới những cuộc hội thảo chuyên đề mang tầm mức quốc tế…
Trong các loại hình sinh hoạt mục vụ đa diện và phong phú đó, xin được dừng lại lãnh vực PHỤNG VỤ, một “môi trường giáo dục tuyệt hảo của dân Chúa” luôn được Giáo Hội đánh giá và đề cao, như chúng ta đọc thấy trong Hiến Chế Phụng Vụ :
“Mặc dù Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh, nhưng cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33). (Xem thêm Tuyên ngôn giáo dục Kitô giáo số 2)[2].
Sau đây, chúng ta thử lượt qua vài điểm nhấn” trong “tiến trình giáo dục quan trọng” mà Phụng vụ mang lại cho đời sống đức tin của dân Chúa.
1. Phụng vụ : trường dạy đức tin.
Nói tới “phụng vụ”, quan niệm thông thường đều nghĩ ngay tới “lễ nghi thờ phượng”, tới việc “chiêm bái phụng thờ” đúng như Hiến chế Phụng vụ xác nhận “Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh” (PV 33). Mà cũng đúng thôi, vì bản chất của Phụng vụ chính là việc “thực thi chức Tư Tế của Chúa Kitô” : “Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu thị nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.” (PV 7; GLHTCG 1069).
Tuy nhiên, trong “môi trường phụng vụ”, cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33); và việc giáo dục đầu tiên mà phụng nhắm đến chính là giáo dục đức tin qua hai chiều kích sau :
a/. Phụng vụ : trường dạy giáo lý : Trong lãnh vực nầy, chúng lắng nghe lời dạy của Hội Thánh qua Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nơi hai số 1074 và 1075 :
- 1074 : “Phụng vụ là chóp đỉnh mà hoạt động của Hội Thánh vươn tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào tất cả sức mạnh của Hội Thánh. Do đó, phụng vụ là chỗ rất đặc biệt để dạy giáo lý cho dân Thiên Chúa. “Dạy giáo lý, tự bản chất, gắn liền với mọi cử hành Phụng vụ và bí tích, vì chính trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, Đức Kitô Giêsu hành động cách sung mãn để biến đổi con người”.
- 1075 : Việc dạy giáo lý trong phụng vụ nhằm đưa con người vào mầu nhiệm Đức Kitô (mystagon), dẫn từ hữu hình đến vô hình, từ dấu chỉ đến thực tại, từ “các bí tích” tới “các mầu nhiệm…”.
Cũng chính trong “định hướng” nầy, mà chúng ta không lấy làm lạ, khi hầu hết chương trình giáo lý của Hội Thánh đều xoay quanh các bí tích; và cũng chính nhờ các dịp “trọng điểm lãnh nhận các bí tích mà người Kitô hữu đào sâu, kiện toàn giáo lý : Nhập đạo, xưng tội-rước lễ lần đầu, Thêm Sức, Hôn Phối…
Đặc biệt, trong khung cảnh mục vụ giáo xứ, chính Ngày Chúa Nhật, ngày cử hành Phụng Vụ Vượt Qua của Đức Kitô, việc học hỏi, sinh hoạt giáo lý được tiến hành (trước, trong và sau Thánh lễ).
b/. Phụng vụ : trường dạy nên thánh : Chúng ta đã biết, hai mục tiêu căn bản của Phụng vụ đó chính là : tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người.[3] Riêng việc thánh hóa con người luôn đòi hỏi một bên là nguồn ân sủng đến từ Thiên Chúa một bên là những nỗ lực của mỗi cá nhân; và cả hai chiều kích đó đều hướng tới một mục tiêu tối hậu : NÊN THÁNH.
Phụng vụ luôn cho thấy là con đường, là phương thế, là môi trường tối hảo để thực hiện được hai chiều kích cơ bản nầy như khẳng định của Hiến chế Phụng Vụ : “Từ dòng suối Phụng vụ, nhất là từ bí tích Thánh Thể, ân sủng chảy tràn vào chúng ta và thực hiện cách hữu hiệu việc thánh hóa con người trong Chúa Kitô, cũng như việc tôn vinh Thiên Chúa, mục tiêu của tất cả các hoạt động khác của Giáo Hội….Nhưng để đạt được hiệu năng trọn vẹn ấy, các tín hữu cần phải đến tham dự Phụng vụ thánh với thái độ sẵn sàng của một tâm hồn ngay thẳng, hòa hợp tâm trí với lời đọc bên ngoài, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng lãnh nhận ơn Chúa cách vô ích” (PV số 10,11).
Cách riêng, trong đời sống thánh hiến, phụng vụ luôn là môi trường, là phương thế để giúp cho người tu sĩ được lớn lên trong ân sủng và sự hoàn thiện bản thân, như tông huấn “Đời Thánh Hiến” khẳng quyết :
"Để thực sự duy trì mối hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là môt phương tiện nền tảng, đặc biệt là việc cử hành Thánh Thể và phụng vụ các giờ kinh… Hoà nhịp sâu xa với Thánh Thể, còn có sự dấn thân để liên tục hoán cải và thanh luyện mỗi khi cần : đó là điều mà những người được thánh hiến thi hành trong Bí tích Hoà giải". (ĐTH số 95).
2. Phụng vụ : trường dạy Lời Chúa :
Nếu đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa và cùng đích tối hậu của đức tin chính là được gặp gỡ Thiên Chúa, thì Lời Chúa, như lời dạy của Thánh Công Đồng Vatican II trong hiến chế Mạc Khải, chính là “tấm gương mà Giáo Hội lữ hành trên trần gian nhìn vào để chiêm ngưỡng”[4].
Nhưng làm sao để tiếp cận, lắng nghe và đào sâu Lời Chúa ? Chúng ta đã có sẵn câu trả lời trong Hiến chế Mặc Khải của Công Đồng Vatican II.
Thật vậy, qua Phụng vụ, Hội Thánh trao ban “bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa” cho các tín hữu : “Giáo Hội vẫn luôn tôn kính Thánh Kinh giống như tôn kính chính Thánh Thể Chúa, đặc biệt trong Phụng Vụ thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô để trao ban cho các tín hữu” (MK 21). Chính vì thế, “Giáo Hội có lý do khi khuyến khích việc học hỏi các thánh giáo phụ và các nghi lễ Phụng vụ thánh của Đông phương cũng như Tây phương.” (MK 23)
Cũng chính vì nhận thức vai trò đặc trưng cũng như tầm quan trong trọng của Lời Chúa trong việc giáo dục đức tin và dẫn đưa con người gặp gỡ Thiên Chúa qua các cử hành Phụng vụ, nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý cách đặc biệt về “Bài giảng trong Phụng vụ” : “việc rao giảng lời Chúa trong phụng vụ, đặc biệt trong cuộc tụ họp Thánh Thể, không phải là thời gian suy niệm hay huấn giáo cho bằng một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân của Người, một cuộc đối thoại trong đó các hành vi cứu độ vĩ đại được công bố và các đòi hỏi của giao ước được liên tục nhắc lại”[5](Xem thêm EG số 138), nhất là sự tác dụng phong phú của các bài đọc Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật : “Các bài đọc ngày Chúa Nhật sẽ vang dội với tất cả sự rạng rỡ của chúng trong tim các tín hữu nếu trước tiên chúng đã vang dội trong tim người mục tử của họ.” (EG 149)
3. Phụng vụ : trường dạy loan báo Tin Mừng :
Có một chi tiết trong cả 4 Tin Mừng đều tường thuật : Sau Tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu và các Tông đồ ra đi : “Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Ô-liu” (Mt 26,30; Mc 14,26; Lc 22,39; Ga 18,1).
Và chúng ta cũng đừng quên sự kiện nơi hội đường Do Thái, khi Đức Kitô đọc Sách Thánh với đoạn của ngôn sứ Isaia : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,16-19).
“Hát Thánh Vịnh trong lễ Tiệc Ly”, hay “được Thần Khí Chúa xức dầu tấn phong” lại không là một cử hành phụng vụ đó sao ? Tuy nhiên, từ đó, Đức Kitô đã “đi ra”, đã “đi loan báo Tin Mừng”. Quả thật, Kitô giáo không phải là một “pháo đài” để những người tin vào Đức Kitô “cố thủ bên trong” cùng với những lễ nghi Phụng vụ trang trọng của mình”; mà phải lên đường, phải “đi ra”, như định hướng mạnh mẽ của Đức đương kim Giáo hoang Phanxicô được thể hiện trong tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium – Viết tắt EG) :
“Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục.” (EG 49)
Và sau đây là vài điểm nhấn cụ thể nêu bật vai trò của phụng vụ trong công cuộc loan báo Tin Mừng được các văn kiện của Giáo Hội xác nhận :
- Sắc lệnh Truyền Giáo của Công đồng Vatican II : Phụng vụ chính là hoạt động để “cụ thể hóa” sứ vụ loan báo Tin Mừng : “Giáo Hội thực thi sứ mệnh, khi thực sự hiện diện giữa mọi người và mọi dân tộc, bằng cách hoạt động để nhờ gương mẫu đời sống, lời giảng dạy, các bí tích và những phương thế trao ban ân sủng khác, dẫn đưa tất cả đến với Đức Kitô, nhờ đó mở ra con đường thông suốt và vững chắc giúp họ thông dự trọn vẹn vào mầu nhiệm Chúa Kitô” (TG 5).
- Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô : Loan báo Tin Mừng là nét đẹp của Phụng vụ : “Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan toả lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.” (EG 24)
- Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô : Phụng vụ là cánh cửa mở ra để con người gặp thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa : “Mọi người có thể tham dự một cách nào đó vào đời sống của Hội Thánh; mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì. Điều này đặc biệt đúng đối với bí tích được gọi là “cửa”: bí tích Rửa Tội. Bí tích Thánh Thể, tuy là sự sung mãn của đời sống bí tích, nhưng không phải là một phần thưởng cho người hoàn thiện, mà là một phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối. Các xác tín này có những hệ quả mục vụ mà chúng ta cần phải xem xét một cách thận trọng và mạnh dạn. Chúng ta nhiều khi hành động như là người ban phát ân sủng thay vì là người tạo điều kiện cho ân sủng. Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ.” (EG 47)
Qua những giáo huấn của Hội Thánh vừa nêu, chúng ta có thể nói được rằng : nếu chỉ “nhìn phụng vụ” thoáng qua mà không hội nhập sâu xa với một đức tin trưởng thành và với một tâm tình sốt mến, chúng ta có thể rơi vào một thái độ sống đạo hời hợt với một lối “nguỵ biện thiếu trách nhiệm” : “Lễ nghi, phụng vụ…chuyện trong nhà thờ í mà ! Các người cứ ở yên trong đó mà lo thờ phượng. Chuyện ngoài đời để chúng tôi lo…!”. Rồi cũng từ thái độ thiếu ý thức và kiến thức đúng đắn về phụng vụ, đời sống đạo đã chẳng sinh hoa kết trái gì và tới một lúc nào đó, cả chuyện đạo lẫn chuyện đời, cả việc phụng vụ, lãnh nhận bí tích, đến việc hiểu biết giáo lý, Lời Chúa lẫn nhiệt tình tông đồ cũng dần dần tắt ngấm.
Trái lại, những cộng đoàn nào, những tín hữu nào được thường xuyên tham dự cử hành phụng vụ sốt sắng, thường xuyên được các vị mục tử hướng dẫn giáo lý, chuyển tải sứ điệp Lời Chúa cách trung thành và thuyết phục - nói cách khác – được giáo dục thường xuyên qua môi trường phụng vụ, sẽ trở thành một cộng đoàn nhân chứng, trở thành những môn đồ đích thực làm chứng và mang Chúa đến cho nhiều người.
Tóm lại, mục tiêu giáo dục đức tin cho dân Chúa của phụng vụ là một điều không thể chối cải. Điều quan trọng còn lại đó là cách cử hành và vận dụng nhịp sống phụng vụ sao cho đúng đắn và hiệu quả; đó chính là nhờ phụng vụ để “được kiến tạo con người từ bên trong” và trở nên nhân chứng “kiên cường” đối với xã hội bên ngoài, như Hiến chế Phụng Vụ nêu rõ :
“Hằng ngày, Phụng vụ kiến tạo những người bên trong Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần, cho đến khi đạt tới tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô, đồng thời cũng kiện cường cách kỳ diệu nơi họ sức mạnh để rao giảng Chúa Kitô, và như thế Phụng vụ bày tỏ cho những người ở bên ngoài thấy Giáo Hội như một dấu chỉ được đặt lên cao trước mặt muôn dân, nhờ đó con cái Thiên Chúa đang tản mác được quy tụ nên một cho tới khi thành một đàn chiên với một chủ chiên” (PV số 2).
Nữ tu Maria Trần Bảo Xuyên
Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương
[1] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Bản dịch UBGLĐT trực thuộc HĐGMVN, nxb. Tôn Giáo 2012, Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis) : “Thánh Công Đồng chung đặc biệt quan tâm đến vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người, và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của ngành giáo dục đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.(...). “Mẹ thánh Giáo Hội, vì muốn chu toàn sứ mệnh đã lãnh nhận từ nơi Đấng sáng lập, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và tái lập mọi sự trong Chúa Kitô, nên đảm nhạn trách nhiệm chăm lo cho đời sống toàn diện của con người, kể cả cuộc sống trần thế trong những điều liên quan đến ơn gọi siêu nhiên, và vì thế cũng góp phần vào việc phát triển và mở rộng nền giáo dục.” (Lời mở đầu)
[2] Ibid. “Các Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được gọi là con Thiên Chúa và thật sự là thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục nầy không những giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng chính yếu còn giúp những người đã lãnh bí tích Thánh Tẩy, nhờ được hướng dẫn từng bước trong việc hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi, trở nên những người ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã lãnh nhận; biết thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4,23) đặc biệt qua cử hành phụng vụ, được đào luyện để sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, vươn tới tầm mức viên mãn của Chúa Kitô (x. Ep 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể.” (Số 2)
[3] PV 7 : “Phụng vụ đáng được xem là việc thực thi chức năng tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu hiện nhờ những dấu chỉ khả giác đồng thời được thực hiện cách hữu hiệu với cách thế riêng biệt của mỗi dấu chỉ, và việc phụng tự công cộng toàn vẹn cũng được thực thi bởi Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là bởi Đầu cùng với các chi thể” (PV 7).
[4] MK 7 : “Bởi vậy, Thánh Truyền cùng với Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, nên như tấm gương mà Giáo Hội lữ hành trên trần gian nhìn vào để chiêm ngưỡng Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của tất cả những gì Giáo Hội đã nhận lãnh, cho đến khi được dẫn tới để nhìn Ngài diện đối diện, Ngài thế nào sẽ thấy được Ngài như vậy” (1 Ga 3,2).
[5] ĐGH. Phanxicô, Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium). Bản dịch : Uỷ ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc HĐGMVN, 2013. Số 137, tr. 113 (Viết tắt : EG)
“Mặc dù Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh, nhưng cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33)
Dẫn nhập :
Trong những năm gần đây, dư luận xã hội tại Việt Nam nóng lên trong nỗi bất an và đầy bức xúc trước tình trạng suy đồi, băng hoại trong chính môi trường giáo dục, đặc biệt trong giáo dục học đường, từ mầm non, qua tiểu học, đến trung học và cả đại học. Nạn bạo lực học đường, sinh hoạt tính dục bừa bãi của học sinh với nhau, giữa thầy với trò, gương mù gương xấu của các thầy cô, gian lận thi cử, cải cách bừa bãi thiếu định hướng… cùng bao nhiêu biểu hiện tiêu cực khác, đã khiến cho nền giáo dục Việt Nam rơi vào một tình trạng “bất an” nếu không nói đang dẫn tới nguy cơ sụp đổ.
Với một thế hệ công dân được lớn lên, được đào tạo, giáo dục trong một môi trường như thế, ai là người Việt Nam còn thao thức cho vận mệnh và tương lai dân tộc làm sao tránh khỏi băn khoăn, lo lắng !
Riêng đối với những người Công Giáo, chúng ta phải thầm tạ ơn Chúa; vì dù sao, chúng ta vẫn còn được hưởng nhờ một môi trường giáo dục đức tin, nhân bản, đạo đức của Hội Thánh…mã xã hội trần thế không thể nào có được. Bởi vì, giáo dục chính là mối quan tâm hàng đầu của Hội Thánh, và Hội Thánh luôn ý thức trách nhiệm giáo dục toàn diện đời sống con người chính là sứ mệnh mà Hội Thánh đã lãnh nhận từ Chúa Kitô.[1]
Để thể hiện mối quan tâm và sứ mệnh đặc biệt nầy, trong sinh hoạt mục vụ toàn diện của Hội Thánh, đã có rất nhiều những loại hình, những sáng kiến, những nỗ lực mang trọng tâm giáo dục từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, từ giảng đài trên cung thánh cho đến các bục giảng nơi muôn vạn học đường từ mầm non tới đại học; từ những nhóm chia sẻ, cầu nguyện, các lớp giáo lý tại các cộng đoàn giáo xứ cho tới những cuộc hội thảo chuyên đề mang tầm mức quốc tế…
Trong các loại hình sinh hoạt mục vụ đa diện và phong phú đó, xin được dừng lại lãnh vực PHỤNG VỤ, một “môi trường giáo dục tuyệt hảo của dân Chúa” luôn được Giáo Hội đánh giá và đề cao, như chúng ta đọc thấy trong Hiến Chế Phụng Vụ :
“Mặc dù Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh, nhưng cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33). (Xem thêm Tuyên ngôn giáo dục Kitô giáo số 2)[2].
Sau đây, chúng ta thử lượt qua vài điểm nhấn” trong “tiến trình giáo dục quan trọng” mà Phụng vụ mang lại cho đời sống đức tin của dân Chúa.
1. Phụng vụ : trường dạy đức tin.
Nói tới “phụng vụ”, quan niệm thông thường đều nghĩ ngay tới “lễ nghi thờ phượng”, tới việc “chiêm bái phụng thờ” đúng như Hiến chế Phụng vụ xác nhận “Phụng vụ thánh chủ yếu là hành vi phụng thờ Thiên Chúa uy linh” (PV 33). Mà cũng đúng thôi, vì bản chất của Phụng vụ chính là việc “thực thi chức Tư Tế của Chúa Kitô” : “Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu thị nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.” (PV 7; GLHTCG 1069).
Tuy nhiên, trong “môi trường phụng vụ”, cũng chứa đựng cả một tiến trình giáo dục quan trọng đối với đoàn dân tín hữu” (PV 33); và việc giáo dục đầu tiên mà phụng nhắm đến chính là giáo dục đức tin qua hai chiều kích sau :
a/. Phụng vụ : trường dạy giáo lý : Trong lãnh vực nầy, chúng lắng nghe lời dạy của Hội Thánh qua Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nơi hai số 1074 và 1075 :
- 1074 : “Phụng vụ là chóp đỉnh mà hoạt động của Hội Thánh vươn tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào tất cả sức mạnh của Hội Thánh. Do đó, phụng vụ là chỗ rất đặc biệt để dạy giáo lý cho dân Thiên Chúa. “Dạy giáo lý, tự bản chất, gắn liền với mọi cử hành Phụng vụ và bí tích, vì chính trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, Đức Kitô Giêsu hành động cách sung mãn để biến đổi con người”.
- 1075 : Việc dạy giáo lý trong phụng vụ nhằm đưa con người vào mầu nhiệm Đức Kitô (mystagon), dẫn từ hữu hình đến vô hình, từ dấu chỉ đến thực tại, từ “các bí tích” tới “các mầu nhiệm…”.
Cũng chính trong “định hướng” nầy, mà chúng ta không lấy làm lạ, khi hầu hết chương trình giáo lý của Hội Thánh đều xoay quanh các bí tích; và cũng chính nhờ các dịp “trọng điểm lãnh nhận các bí tích mà người Kitô hữu đào sâu, kiện toàn giáo lý : Nhập đạo, xưng tội-rước lễ lần đầu, Thêm Sức, Hôn Phối…
Đặc biệt, trong khung cảnh mục vụ giáo xứ, chính Ngày Chúa Nhật, ngày cử hành Phụng Vụ Vượt Qua của Đức Kitô, việc học hỏi, sinh hoạt giáo lý được tiến hành (trước, trong và sau Thánh lễ).
b/. Phụng vụ : trường dạy nên thánh : Chúng ta đã biết, hai mục tiêu căn bản của Phụng vụ đó chính là : tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người.[3] Riêng việc thánh hóa con người luôn đòi hỏi một bên là nguồn ân sủng đến từ Thiên Chúa một bên là những nỗ lực của mỗi cá nhân; và cả hai chiều kích đó đều hướng tới một mục tiêu tối hậu : NÊN THÁNH.
Phụng vụ luôn cho thấy là con đường, là phương thế, là môi trường tối hảo để thực hiện được hai chiều kích cơ bản nầy như khẳng định của Hiến chế Phụng Vụ : “Từ dòng suối Phụng vụ, nhất là từ bí tích Thánh Thể, ân sủng chảy tràn vào chúng ta và thực hiện cách hữu hiệu việc thánh hóa con người trong Chúa Kitô, cũng như việc tôn vinh Thiên Chúa, mục tiêu của tất cả các hoạt động khác của Giáo Hội….Nhưng để đạt được hiệu năng trọn vẹn ấy, các tín hữu cần phải đến tham dự Phụng vụ thánh với thái độ sẵn sàng của một tâm hồn ngay thẳng, hòa hợp tâm trí với lời đọc bên ngoài, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng lãnh nhận ơn Chúa cách vô ích” (PV số 10,11).
Cách riêng, trong đời sống thánh hiến, phụng vụ luôn là môi trường, là phương thế để giúp cho người tu sĩ được lớn lên trong ân sủng và sự hoàn thiện bản thân, như tông huấn “Đời Thánh Hiến” khẳng quyết :
"Để thực sự duy trì mối hiệp thông với Chúa, Phụng vụ thánh hẳn là môt phương tiện nền tảng, đặc biệt là việc cử hành Thánh Thể và phụng vụ các giờ kinh… Hoà nhịp sâu xa với Thánh Thể, còn có sự dấn thân để liên tục hoán cải và thanh luyện mỗi khi cần : đó là điều mà những người được thánh hiến thi hành trong Bí tích Hoà giải". (ĐTH số 95).
2. Phụng vụ : trường dạy Lời Chúa :
Nếu đối tượng của đức tin chính là Thiên Chúa và cùng đích tối hậu của đức tin chính là được gặp gỡ Thiên Chúa, thì Lời Chúa, như lời dạy của Thánh Công Đồng Vatican II trong hiến chế Mạc Khải, chính là “tấm gương mà Giáo Hội lữ hành trên trần gian nhìn vào để chiêm ngưỡng”[4].
Nhưng làm sao để tiếp cận, lắng nghe và đào sâu Lời Chúa ? Chúng ta đã có sẵn câu trả lời trong Hiến chế Mặc Khải của Công Đồng Vatican II.
Thật vậy, qua Phụng vụ, Hội Thánh trao ban “bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa” cho các tín hữu : “Giáo Hội vẫn luôn tôn kính Thánh Kinh giống như tôn kính chính Thánh Thể Chúa, đặc biệt trong Phụng Vụ thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô để trao ban cho các tín hữu” (MK 21). Chính vì thế, “Giáo Hội có lý do khi khuyến khích việc học hỏi các thánh giáo phụ và các nghi lễ Phụng vụ thánh của Đông phương cũng như Tây phương.” (MK 23)
Cũng chính vì nhận thức vai trò đặc trưng cũng như tầm quan trong trọng của Lời Chúa trong việc giáo dục đức tin và dẫn đưa con người gặp gỡ Thiên Chúa qua các cử hành Phụng vụ, nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý cách đặc biệt về “Bài giảng trong Phụng vụ” : “việc rao giảng lời Chúa trong phụng vụ, đặc biệt trong cuộc tụ họp Thánh Thể, không phải là thời gian suy niệm hay huấn giáo cho bằng một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân của Người, một cuộc đối thoại trong đó các hành vi cứu độ vĩ đại được công bố và các đòi hỏi của giao ước được liên tục nhắc lại”[5](Xem thêm EG số 138), nhất là sự tác dụng phong phú của các bài đọc Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật : “Các bài đọc ngày Chúa Nhật sẽ vang dội với tất cả sự rạng rỡ của chúng trong tim các tín hữu nếu trước tiên chúng đã vang dội trong tim người mục tử của họ.” (EG 149)
3. Phụng vụ : trường dạy loan báo Tin Mừng :
Có một chi tiết trong cả 4 Tin Mừng đều tường thuật : Sau Tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu và các Tông đồ ra đi : “Hát thánh vịnh xong, Đức Giêsu và các môn đệ ra núi Ô-liu” (Mt 26,30; Mc 14,26; Lc 22,39; Ga 18,1).
Và chúng ta cũng đừng quên sự kiện nơi hội đường Do Thái, khi Đức Kitô đọc Sách Thánh với đoạn của ngôn sứ Isaia : “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,16-19).
“Hát Thánh Vịnh trong lễ Tiệc Ly”, hay “được Thần Khí Chúa xức dầu tấn phong” lại không là một cử hành phụng vụ đó sao ? Tuy nhiên, từ đó, Đức Kitô đã “đi ra”, đã “đi loan báo Tin Mừng”. Quả thật, Kitô giáo không phải là một “pháo đài” để những người tin vào Đức Kitô “cố thủ bên trong” cùng với những lễ nghi Phụng vụ trang trọng của mình”; mà phải lên đường, phải “đi ra”, như định hướng mạnh mẽ của Đức đương kim Giáo hoang Phanxicô được thể hiện trong tông huấn “Niềm Vui Tin Mừng” (Evangelii Gaudium – Viết tắt EG) :
“Vì vậy chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi lặp lại cho toàn thể Hội Thánh điều tôi từng nói cho các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires: Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình. Tôi không muốn một Hội Thánh chỉ lo đặt mình vào trung tâm để rốt cuộc bị mắc kẹt trong một mạng lưới các nỗi ám ảnh và các thủ tục.” (EG 49)
Và sau đây là vài điểm nhấn cụ thể nêu bật vai trò của phụng vụ trong công cuộc loan báo Tin Mừng được các văn kiện của Giáo Hội xác nhận :
- Sắc lệnh Truyền Giáo của Công đồng Vatican II : Phụng vụ chính là hoạt động để “cụ thể hóa” sứ vụ loan báo Tin Mừng : “Giáo Hội thực thi sứ mệnh, khi thực sự hiện diện giữa mọi người và mọi dân tộc, bằng cách hoạt động để nhờ gương mẫu đời sống, lời giảng dạy, các bí tích và những phương thế trao ban ân sủng khác, dẫn đưa tất cả đến với Đức Kitô, nhờ đó mở ra con đường thông suốt và vững chắc giúp họ thông dự trọn vẹn vào mầu nhiệm Chúa Kitô” (TG 5).
- Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô : Loan báo Tin Mừng là nét đẹp của Phụng vụ : “Hân hoan loan báo Tin Mừng trở thành cái đẹp của phụng vụ, như một phần mối quan tâm hằng ngày của chúng ta trong việc làm lan toả lòng nhân hậu. Hội Thánh vừa giảng Tin Mừng vừa được nghe giảng Tin Mừng qua vẻ đẹp của phụng vụ, vì phụng vụ vừa là cử hành công việc rao giảng Tin Mừng, vừa là nguồn mạch canh tân hành vi trao hiến của Hội Thánh.” (EG 24)
- Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Thánh Cha Phanxicô : Phụng vụ là cánh cửa mở ra để con người gặp thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa : “Mọi người có thể tham dự một cách nào đó vào đời sống của Hội Thánh; mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, và các cửa của bí tích cũng không được đóng vì bất cứ lý do gì. Điều này đặc biệt đúng đối với bí tích được gọi là “cửa”: bí tích Rửa Tội. Bí tích Thánh Thể, tuy là sự sung mãn của đời sống bí tích, nhưng không phải là một phần thưởng cho người hoàn thiện, mà là một phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối. Các xác tín này có những hệ quả mục vụ mà chúng ta cần phải xem xét một cách thận trọng và mạnh dạn. Chúng ta nhiều khi hành động như là người ban phát ân sủng thay vì là người tạo điều kiện cho ân sủng. Nhưng Hội Thánh không phải là một trạm thu phí; Hội Thánh là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người, với tất cả các vấn đề của họ.” (EG 47)
Qua những giáo huấn của Hội Thánh vừa nêu, chúng ta có thể nói được rằng : nếu chỉ “nhìn phụng vụ” thoáng qua mà không hội nhập sâu xa với một đức tin trưởng thành và với một tâm tình sốt mến, chúng ta có thể rơi vào một thái độ sống đạo hời hợt với một lối “nguỵ biện thiếu trách nhiệm” : “Lễ nghi, phụng vụ…chuyện trong nhà thờ í mà ! Các người cứ ở yên trong đó mà lo thờ phượng. Chuyện ngoài đời để chúng tôi lo…!”. Rồi cũng từ thái độ thiếu ý thức và kiến thức đúng đắn về phụng vụ, đời sống đạo đã chẳng sinh hoa kết trái gì và tới một lúc nào đó, cả chuyện đạo lẫn chuyện đời, cả việc phụng vụ, lãnh nhận bí tích, đến việc hiểu biết giáo lý, Lời Chúa lẫn nhiệt tình tông đồ cũng dần dần tắt ngấm.
Trái lại, những cộng đoàn nào, những tín hữu nào được thường xuyên tham dự cử hành phụng vụ sốt sắng, thường xuyên được các vị mục tử hướng dẫn giáo lý, chuyển tải sứ điệp Lời Chúa cách trung thành và thuyết phục - nói cách khác – được giáo dục thường xuyên qua môi trường phụng vụ, sẽ trở thành một cộng đoàn nhân chứng, trở thành những môn đồ đích thực làm chứng và mang Chúa đến cho nhiều người.
Tóm lại, mục tiêu giáo dục đức tin cho dân Chúa của phụng vụ là một điều không thể chối cải. Điều quan trọng còn lại đó là cách cử hành và vận dụng nhịp sống phụng vụ sao cho đúng đắn và hiệu quả; đó chính là nhờ phụng vụ để “được kiến tạo con người từ bên trong” và trở nên nhân chứng “kiên cường” đối với xã hội bên ngoài, như Hiến chế Phụng Vụ nêu rõ :
“Hằng ngày, Phụng vụ kiến tạo những người bên trong Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần, cho đến khi đạt tới tầm vóc viên mãn của Chúa Kitô, đồng thời cũng kiện cường cách kỳ diệu nơi họ sức mạnh để rao giảng Chúa Kitô, và như thế Phụng vụ bày tỏ cho những người ở bên ngoài thấy Giáo Hội như một dấu chỉ được đặt lên cao trước mặt muôn dân, nhờ đó con cái Thiên Chúa đang tản mác được quy tụ nên một cho tới khi thành một đàn chiên với một chủ chiên” (PV số 2).
Nữ tu Maria Trần Bảo Xuyên
Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương
[1] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Bản dịch UBGLĐT trực thuộc HĐGMVN, nxb. Tôn Giáo 2012, Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum Educationis) : “Thánh Công Đồng chung đặc biệt quan tâm đến vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người, và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của ngành giáo dục đối với sự phát triển của xã hội hiện nay.(...). “Mẹ thánh Giáo Hội, vì muốn chu toàn sứ mệnh đã lãnh nhận từ nơi Đấng sáng lập, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và tái lập mọi sự trong Chúa Kitô, nên đảm nhạn trách nhiệm chăm lo cho đời sống toàn diện của con người, kể cả cuộc sống trần thế trong những điều liên quan đến ơn gọi siêu nhiên, và vì thế cũng góp phần vào việc phát triển và mở rộng nền giáo dục.” (Lời mở đầu)
[2] Ibid. “Các Kitô hữu, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới, được gọi là con Thiên Chúa và thật sự là thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục nầy không những giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng chính yếu còn giúp những người đã lãnh bí tích Thánh Tẩy, nhờ được hướng dẫn từng bước trong việc hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi, trở nên những người ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã lãnh nhận; biết thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Ga 4,23) đặc biệt qua cử hành phụng vụ, được đào luyện để sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Ep 4,22-24), nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, vươn tới tầm mức viên mãn của Chúa Kitô (x. Ep 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể.” (Số 2)
[3] PV 7 : “Phụng vụ đáng được xem là việc thực thi chức năng tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu hiện nhờ những dấu chỉ khả giác đồng thời được thực hiện cách hữu hiệu với cách thế riêng biệt của mỗi dấu chỉ, và việc phụng tự công cộng toàn vẹn cũng được thực thi bởi Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là bởi Đầu cùng với các chi thể” (PV 7).
[4] MK 7 : “Bởi vậy, Thánh Truyền cùng với Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước, nên như tấm gương mà Giáo Hội lữ hành trên trần gian nhìn vào để chiêm ngưỡng Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của tất cả những gì Giáo Hội đã nhận lãnh, cho đến khi được dẫn tới để nhìn Ngài diện đối diện, Ngài thế nào sẽ thấy được Ngài như vậy” (1 Ga 3,2).
[5] ĐGH. Phanxicô, Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium). Bản dịch : Uỷ ban Loan báo Tin Mừng trực thuộc HĐGMVN, 2013. Số 137, tr. 113 (Viết tắt : EG)