Sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2, tức là ngày mùng Một Tết Âm Lịch, Đức Thánh Cha đã kính viếng nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên trong số 9 ngôi nhà thờ được xây dựng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau khi Hồi Giáo chinh phục được vùng này.
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em sẽ được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.
Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.
Lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em sẽ được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.
Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.
Lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.