Cần lắm những dấu lặng, từ cuộc sống đời thường đến cử hành phụng vụ!
Tháng 3 là tháng Giáo hội CG đặc biết kính thánh Giuse, con người của thinh lặng. Phải chăng đây là nét đặc trưng nổi bật nhất của thánh Giuse. Ta không biết trong đời thật thánh Giuse là người như thế nào, chỉ biết người được mệnh danh là “người công chính”. Các Tin Mừng không hề ghi một lời nói nào của người cả, nhất là những lúc mà một người đàn ông bình thường luôn lên tiếng. Ví dụ lúc chưa về sống với Đức Maria mà thấy người mang thai, thánh Giuse âm thầm định lìa bỏ bà cách kín đáo, thay vì điều tra, hạch hỏi, hoạnh họe, tố cáo, hay lên án; hay lúc Maria đến ngày mãn nguyệt khai hoa, tìm không được chỗ trọ, bị từ khước, người cũng không hề than trách, càm ràm, bực dọc; hay khi Đức Giêsu 12 tuổi lên đền thờ Giêrusalem cùng với cha mẹ nhưng sau đó ở lại đền thờ Giêrusalem, lúc gặp lại Hài nhi, cũng không thấy thánh Giuse lên tiếng là rầy, trách móc Hài nhi mà là Đức Maria.
Con người ngày nay quá quen với những âm thanh ồn ào mà người ta gọi là một thứ ô nhiểm âm thanh. Quen đến độ người ta cảm thấy như thể không thể sống nếu thiếu chúng: Khi cuộc sống không bị lấp đầy bởi những tiếng động, âm thanh người ta cảm thấy sự thinh lặng thật nặng nề, trống vắng. Ngoài chợ đời đã vậy, ngay cả trong các nơi thờ tự cũng có khi bị quấy rối bởi tiếng động. Thậm chí trong trong các giờ tỉnh tâm, trong thánh lễ, những phút giây thinh lặng quý hiếm cũng thường bị coi thường, lãng quên. Trong nhà chầu thánh thể, lẽ ra là nơi chỉ dành cho cầu nguyện tuyệt đối trong thinh lặng, người ta cũng thường có khuynh hướng đọc kinh, lần hạt lớn tiếng.
Tôi nhớ trong một đợt linh thao với một nhóm sinh viên, sau một tuần sống thinh lặng suy niệm và cầu nguyện, đến ngày thứ bảy là ngày đúc kết, chia sẻ chứng từ, có một bạn nữ sinh viên chia sẻ bình thường bạn quen nói nhiều, nên cảm thấy rất khó chịu khi không được phép nói, nên lúc đầu bạn ấy thấy rất khó giữ thinh lăng, thấy không khí thinh lặng thật nặng nề, nhưng rồi ngày qua ngày, với trải nghiệm thinh lặng ngày càng tuyệt diệu, bạn ấy cảm thấy muốn kéo dài thời gian tỉnh tâm thinh lặng như thế thêm nữa. Quen sống trong thế giới ồn ào, người ta cứ ngỡ rằng mình không thể thiếu nó, cho đến khi bước dần vào thinh lặng, nếm hưởng được hương vị của thinh lặng, người ta mới nhận ra đây chính là điều thực sự cần thiết, và quan trọng cho đời sống nội tâm của mình. Chính vì thế tháng 3, tháng kính Thánh Giuse, có lẽ là thời gian thuận tiện để ta chiêm ngắm thánh Giuse, để qua đó ta thấy được tầm quan trọng của sự thinh lăng và nhất là để cùng người học thinh lặng. Tục ngữ dân gian có câu: Thinh lặng là vàng (“Le silence est d’or”). Maeterlinck, trong tác phẩm Le trésor des humbles (tạm dịch là “Kho tàng của những người khiêm nhu”) viết như sau: “Các tâm hồn lắng đọng trong thinh lặng, như vàng và bạc lắng đọng trong nước tinh khiết, và những lời chúng ta nói chỉ có ý nghĩa nhờ sự im lặng trong đó chúng trầm mình”. Từ kinh nghiệm khôn ngoan nhân loại đến các truyền thống tu thiền, hay chiêm niệm của tôn giáo đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự thinh lăng trong đời sống tu đức. Trong tương quan tình yêu nam nữ, lúc ban đầu mới yêu nhau người ta có nhu cầu trao đổi chuyện trò rất nhiều, nhưng khi tương quan trở nên thân thiết hơn, người ta bớt lời, và thích cảm nhận của con tim hơn. Một nhà hiền triết nào đó đã nói: Sự thinh lăng là hoa trái của sự trưởng thành. Trong truyền thống tu đức Kitô giaó, sự thinh lặng càng được đánh giá rất cao nếu không muốn nói là cao nhất. Thinh lặng được đề cao như thế chỉ vì trong thinh lặng, ta mới có thể lắng nghe tiếng Chúa nói, điều duy nhất cần thiết đối với Kitô hữu. “Hỡi Israen, hãy im lặng mà nghe! Hôm nay ngươi đã trở thành dân của Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi. Ngươi hãy nghe tiếng Đức Chúa. Thiên Chúa ngươi, và đem ra thực hành những mệnh lệnh và thánh chỉ của Người” (Đnl 27, 9) như hôn thê ‘nhận ra’ tiếng của Người Yêu (Dc 2,8; 5,2; 8,13). Thiên Chúa tỏ mình cho Môsê trong tiếng tí tách của bụi gai bốc cháy (x. Xh 3), có khi Ngài lại xuất hiện cho Êlia trong làn gió hiu hiu (x. 1V 19,12-13), khi khác Ngài lại muốn thổ lộ tâm tình với Israel trong sự thinh lặng của sa mạc (x. Hs 2,16). Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu nhưng Ngài cũng là Vị Thiên Chúa ẩn mình (Is 45,15), thầm lặng và hiện diện nơi kín đáo. Chính Đức Giêsu cũng dạy cho chúng ta nếu muốn cầu nguyện thực sự ta phải vào phòng, đóng kín cửa…(Mt 6,6). Điều này không chỉ có nghĩa để không bị ảnh hưởng bởi tiếng động bên ngoài mà còn phải đạt được từ từ đến sự thinh lăng nội tâm, siêu thoát khỏi mọi tham sân si, duc vọng, ngộ nhận… Nếu trong kinh nghiệm dân gian, sự thinh lăng được coi là vàng, thì trong truyền thống tu đức của các tôn giáo nói nói chung và của Kitô giáo nói riêng thinh lặng còn được xem là kim cường, ngọc quý. Đức Giêsu cho thấy việc thinh lặng để lắng nghe lời Chúa là quan trong trọng hơn hết: Chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần nhất. (Lc 10, 38-42).
Trong kinh nghiệm dân gian, người ta nhân thấy hầu hết các xung đột nhỏ đến lớn, từ trong gia đình, đến xã hội, đều xuất phát từ lời nói. Bởi vậy tục ngữ có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lưa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Theo thánh Giacôbê, người ta thường phạm tội lỗi qua miệng lưỡi, Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao ! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. (3, 6) Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân (3, 2). Điều đó chẳng khác nào ngài muốn nói chẳng ai hoàn toàn giữ được miệng lưỡi cả vì nhân vô thập toàn. Giới răn quan trọng nhất trong Kitô giáo là giới răn yêu thương, đức ái là điều quan trọng nhất, cao trọng nhất, đáng ao ước nhất và mãi mãi tồn tại, nhưng làm sao sống được đức ái, trước tiên là bằng lời nói, nếu tâm hồn chúng ta đầy ắp những tiếng động ồn ào, miệng lưỡi chúng ta không biết kiềm chế.
Thinh lặng bên ngoài đã quan trọng, thịnh lặng nội tâm còn quan trọng đến mức nào, bởi chưng không có thinh lặng, ta chẳng làm gì thực sự có giá trị trước mặt Chúa.
Cần thinh lặng cho đời sống cá nhân, cần thinh lặng cho đời sống cộng đoàn, cần thinh lặng cho đời sống xã hội. Cần thinh lặng để yêu thương, cần thinh lặng để gặp gỡ, cần thinh lặng để thờ phượng, cần thinh lặng. Cũng như trong một bản nhạc, có những dấu lặng, trong sinh hoạt của con người cần biết bao những dấu lặng như vậy, huống chi là trong đời sống thiêng liêng, trong sinh hoạt tôn giáo, và nhất là trong phụng vụ Kitô giáo. Thánh Gioan Thánh giá nói: Thinh lặng là ngôn ngữ đầu tiên của Thiên Chúa; Ngôn ngữ mà Thiên Chúa nghe rõ nhất là tình yêu thinh lặng.
Nhà thần bí Meister Eckart nói: Thiên Chúa giống như sự thinh lặng. Bởi thế, nếu con người muốn tìm gặp và cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa thì điều kiện thiết yếu là thinh lặng. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: Hãy nhìn xem thiên nhiên thế nào - cây, cỏ, hoa - chúng lớn lên trong thinh lặng; hãy nhìn xem tinh tú, mặt trời và mặt trăng, chúng chuyển vận trong thinh lặng ra sao. Chúng ta cần thing lặng để có thể chạm đến linh hồn.
Phụng vụ là một trong những môi trường thuận tiện nhất cho việc gặp gỡ và cảm nhận Thiên Chúa. Do vậy, vô cùng cần thiết dành thời gian cho nhưng phút giây thinh lặng trong giờ cử hành phụng vụ. Thật ra trong cử hành thánh lễ, vẫn có những quy định về các phút thinh lặng, nhưng với thời gian, với cuộc sống vội vã, người ta càng có khuynh hướng cắt xén những phút thinh lặng, hoặc chỉ giữ qua loa chiếu lệ mà thôi. Người ta chưa nhận thức được giá trị lớn lao, đẹp đẽ, thánh thiêng của những phút thinh lặng hiếm hoi như thế, mà nếu thiếu đi, sẽ mất hẳn đi sự long trọng, thiêng thánh, vẽ đẹp, tính thông truyền đức tin của phụng vụ Kitô giáo. Theo tác giả Robert Hovda, thinh lặng phải được xem như là một điều kiện cần và đủ của phụng vụ. Ông nói: Nếu không đạt được "cảm thức linh thánh" thì thử hỏi chúng ta tìm thấy gì trong phụng vụ, phải chăng là sự an ủi hay những thứ không liên quan gì đến đức tin hoặc có khi chẳng có chi cả.
Thiết nghĩ thánh lễ sẽ sốt sắng, sẽ ấn tượng hơn biết bao khi khởi đầu thánh lễ, cả linh mục và cộng đoàn cung kính phủ phục sấp mình thinh lặng trước bàn thờ đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng hồi tâm, sau lời mời gọi sám hối, trước khi đoc kinh cáo mình. Phút thinh lăng tiếp theo là phút thinh lặng là phút thinh lặng để Lời Chúa có cơ hội thấm nhập vào lòng tín hữu tham dự thánh lễ, tạo nên âm vang trong lòng họ, sau bài giảng của linh mục, Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lăng để chuẩn bị tâm hồn người tín hữu bước vào nghi thức cao trọng nhất của phụng vụ thánh thể, trước khi đọc lời truyền phép. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng tưởng nhớ đến các linh hồn đã qua đời, sau lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, các đấng bậc, mọi người quá cố. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng để sống tâm tình thân mật với Chúa trong Bí tích thánh thể sau khi hiệp lễ. Chưa nói là rất cần những khoảnh khắc thinh lặng trong từng lời kinh nguyện, thậm chí trong bài giảng của linh mục, nhằm tạo sự chú ý, lắng đọng. giúp người tín hữu có thời để có thời gian suy tư, suy niệm, cầu nguyện, chứ không phải chỉ là đọc những lời kinh nguyên, hay xướng thưa. Nói chung cần phải có những khoảnh khắc thinh lặng như thế để những từng lời nguyện, lời kinh, lời giảng trở thành cơ hội tiếp cận, kết hiệp với Chúa chứ không phải chỉ là những nghi thức cử hành như một thủ tục, quá quen thuộc cốt chỉ đọc, lặp lại cho xong.
Ngày này người ta bị ám ảnh bởi vận tốc, ngay cả một số linh mục. Hoặc vì có linh mục muốn chiều theo thói đời, chiều theo sự dễ dãi của những người đi dự lễ như một thủ lục, để trả nợ luật lệ. Điều nghịch lý là càng chiều theo thói đời, càng làm cho thánh lễ mất đi sự thánh thiêng, sự thu hút thần bí, làm cho giáo dân dân càng xa dần thánh lễ. Thật ra, trừ những người giữ đạo vì luật lệ, người ta đến nhà thờ, đến dự thánh lễ, là muốn tìm một thời gian, một không gian thiêng thánh, hoàn toàn khác biệt với đời thường. Chính vì thế, cần phải chuẩn bị, làm mọi sự, cử hành thánh lễ thế nào để thánh lễ trở nên một cơ hội cảm nhận sự hiện diện của Chúa, và có thể gặp gỡ Chúa. Thật ra, đối với thánh lễ Chúa Nhật, chỉ cần một tiếng đồng hồ thật chất lượng là đủ. Một bài giảng có thể rút ngắn đi, nhưng những phút thinh lặng thánh thiêng nói trên không thể hy sinh vì bất cứ giá nào. Trong kinh nghiệm thường ngày cho ta thấy, ta không làm bất cứ điều gì thực sự có ý nghĩa nếu bị áp lực bởi thời gian, nếu tâm lý bị thúc bách bởi thời gian. Huống chi là cử hành phụng vụ, cử hành thánh lễ, nguồn mạch của đời sống Kitô hữu.
Được cử hành một cách thành tâm, chăm chút, thánh lễ chẳng những sẽ trở nên sốt sắng, long trọng, thiêng thánh hơn, trở thành cơ hội thuận tiện cảm nhận sự hiện diện và gặp gỡ Chúa, mà còn mang tính giáo huấn, thông truyền đức tin cho người giáo dân, cũng như những lương dân có dịp tình cờ hay chủ ý tham dự thánh lễ.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết quý trọng sự thinh lặng, cảm nhận sự thiêng thánh của thinh lặng, dành thời gian sống thinh lặng trong cuộc sống cá nhân, cộng đoàn, trong các sinh hoạt tôn giáo, và nhất là trong việc cử hành phụng vụ vì đó là cơ hội thuận tiện để chúng con có thể cảm nhận được sự hiện diện thực sự của Chúa và gặp gỡ Người. Amen
Gioakim Trương Đình Giai
Tháng 3 là tháng Giáo hội CG đặc biết kính thánh Giuse, con người của thinh lặng. Phải chăng đây là nét đặc trưng nổi bật nhất của thánh Giuse. Ta không biết trong đời thật thánh Giuse là người như thế nào, chỉ biết người được mệnh danh là “người công chính”. Các Tin Mừng không hề ghi một lời nói nào của người cả, nhất là những lúc mà một người đàn ông bình thường luôn lên tiếng. Ví dụ lúc chưa về sống với Đức Maria mà thấy người mang thai, thánh Giuse âm thầm định lìa bỏ bà cách kín đáo, thay vì điều tra, hạch hỏi, hoạnh họe, tố cáo, hay lên án; hay lúc Maria đến ngày mãn nguyệt khai hoa, tìm không được chỗ trọ, bị từ khước, người cũng không hề than trách, càm ràm, bực dọc; hay khi Đức Giêsu 12 tuổi lên đền thờ Giêrusalem cùng với cha mẹ nhưng sau đó ở lại đền thờ Giêrusalem, lúc gặp lại Hài nhi, cũng không thấy thánh Giuse lên tiếng là rầy, trách móc Hài nhi mà là Đức Maria.
Con người ngày nay quá quen với những âm thanh ồn ào mà người ta gọi là một thứ ô nhiểm âm thanh. Quen đến độ người ta cảm thấy như thể không thể sống nếu thiếu chúng: Khi cuộc sống không bị lấp đầy bởi những tiếng động, âm thanh người ta cảm thấy sự thinh lặng thật nặng nề, trống vắng. Ngoài chợ đời đã vậy, ngay cả trong các nơi thờ tự cũng có khi bị quấy rối bởi tiếng động. Thậm chí trong trong các giờ tỉnh tâm, trong thánh lễ, những phút giây thinh lặng quý hiếm cũng thường bị coi thường, lãng quên. Trong nhà chầu thánh thể, lẽ ra là nơi chỉ dành cho cầu nguyện tuyệt đối trong thinh lặng, người ta cũng thường có khuynh hướng đọc kinh, lần hạt lớn tiếng.
Tôi nhớ trong một đợt linh thao với một nhóm sinh viên, sau một tuần sống thinh lặng suy niệm và cầu nguyện, đến ngày thứ bảy là ngày đúc kết, chia sẻ chứng từ, có một bạn nữ sinh viên chia sẻ bình thường bạn quen nói nhiều, nên cảm thấy rất khó chịu khi không được phép nói, nên lúc đầu bạn ấy thấy rất khó giữ thinh lăng, thấy không khí thinh lặng thật nặng nề, nhưng rồi ngày qua ngày, với trải nghiệm thinh lặng ngày càng tuyệt diệu, bạn ấy cảm thấy muốn kéo dài thời gian tỉnh tâm thinh lặng như thế thêm nữa. Quen sống trong thế giới ồn ào, người ta cứ ngỡ rằng mình không thể thiếu nó, cho đến khi bước dần vào thinh lặng, nếm hưởng được hương vị của thinh lặng, người ta mới nhận ra đây chính là điều thực sự cần thiết, và quan trọng cho đời sống nội tâm của mình. Chính vì thế tháng 3, tháng kính Thánh Giuse, có lẽ là thời gian thuận tiện để ta chiêm ngắm thánh Giuse, để qua đó ta thấy được tầm quan trọng của sự thinh lăng và nhất là để cùng người học thinh lặng. Tục ngữ dân gian có câu: Thinh lặng là vàng (“Le silence est d’or”). Maeterlinck, trong tác phẩm Le trésor des humbles (tạm dịch là “Kho tàng của những người khiêm nhu”) viết như sau: “Các tâm hồn lắng đọng trong thinh lặng, như vàng và bạc lắng đọng trong nước tinh khiết, và những lời chúng ta nói chỉ có ý nghĩa nhờ sự im lặng trong đó chúng trầm mình”. Từ kinh nghiệm khôn ngoan nhân loại đến các truyền thống tu thiền, hay chiêm niệm của tôn giáo đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự thinh lăng trong đời sống tu đức. Trong tương quan tình yêu nam nữ, lúc ban đầu mới yêu nhau người ta có nhu cầu trao đổi chuyện trò rất nhiều, nhưng khi tương quan trở nên thân thiết hơn, người ta bớt lời, và thích cảm nhận của con tim hơn. Một nhà hiền triết nào đó đã nói: Sự thinh lăng là hoa trái của sự trưởng thành. Trong truyền thống tu đức Kitô giaó, sự thinh lặng càng được đánh giá rất cao nếu không muốn nói là cao nhất. Thinh lặng được đề cao như thế chỉ vì trong thinh lặng, ta mới có thể lắng nghe tiếng Chúa nói, điều duy nhất cần thiết đối với Kitô hữu. “Hỡi Israen, hãy im lặng mà nghe! Hôm nay ngươi đã trở thành dân của Đức Chúa, Thiên Chúa ngươi. Ngươi hãy nghe tiếng Đức Chúa. Thiên Chúa ngươi, và đem ra thực hành những mệnh lệnh và thánh chỉ của Người” (Đnl 27, 9) như hôn thê ‘nhận ra’ tiếng của Người Yêu (Dc 2,8; 5,2; 8,13). Thiên Chúa tỏ mình cho Môsê trong tiếng tí tách của bụi gai bốc cháy (x. Xh 3), có khi Ngài lại xuất hiện cho Êlia trong làn gió hiu hiu (x. 1V 19,12-13), khi khác Ngài lại muốn thổ lộ tâm tình với Israel trong sự thinh lặng của sa mạc (x. Hs 2,16). Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu nhưng Ngài cũng là Vị Thiên Chúa ẩn mình (Is 45,15), thầm lặng và hiện diện nơi kín đáo. Chính Đức Giêsu cũng dạy cho chúng ta nếu muốn cầu nguyện thực sự ta phải vào phòng, đóng kín cửa…(Mt 6,6). Điều này không chỉ có nghĩa để không bị ảnh hưởng bởi tiếng động bên ngoài mà còn phải đạt được từ từ đến sự thinh lăng nội tâm, siêu thoát khỏi mọi tham sân si, duc vọng, ngộ nhận… Nếu trong kinh nghiệm dân gian, sự thinh lăng được coi là vàng, thì trong truyền thống tu đức của các tôn giáo nói nói chung và của Kitô giáo nói riêng thinh lặng còn được xem là kim cường, ngọc quý. Đức Giêsu cho thấy việc thinh lặng để lắng nghe lời Chúa là quan trong trọng hơn hết: Chỉ có một điều cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần nhất. (Lc 10, 38-42).
Trong kinh nghiệm dân gian, người ta nhân thấy hầu hết các xung đột nhỏ đến lớn, từ trong gia đình, đến xã hội, đều xuất phát từ lời nói. Bởi vậy tục ngữ có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, lưa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Theo thánh Giacôbê, người ta thường phạm tội lỗi qua miệng lưỡi, Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao ! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa, là cả một thế giới của sự ác. (3, 6) Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân (3, 2). Điều đó chẳng khác nào ngài muốn nói chẳng ai hoàn toàn giữ được miệng lưỡi cả vì nhân vô thập toàn. Giới răn quan trọng nhất trong Kitô giáo là giới răn yêu thương, đức ái là điều quan trọng nhất, cao trọng nhất, đáng ao ước nhất và mãi mãi tồn tại, nhưng làm sao sống được đức ái, trước tiên là bằng lời nói, nếu tâm hồn chúng ta đầy ắp những tiếng động ồn ào, miệng lưỡi chúng ta không biết kiềm chế.
Thinh lặng bên ngoài đã quan trọng, thịnh lặng nội tâm còn quan trọng đến mức nào, bởi chưng không có thinh lặng, ta chẳng làm gì thực sự có giá trị trước mặt Chúa.
Cần thinh lặng cho đời sống cá nhân, cần thinh lặng cho đời sống cộng đoàn, cần thinh lặng cho đời sống xã hội. Cần thinh lặng để yêu thương, cần thinh lặng để gặp gỡ, cần thinh lặng để thờ phượng, cần thinh lặng. Cũng như trong một bản nhạc, có những dấu lặng, trong sinh hoạt của con người cần biết bao những dấu lặng như vậy, huống chi là trong đời sống thiêng liêng, trong sinh hoạt tôn giáo, và nhất là trong phụng vụ Kitô giáo. Thánh Gioan Thánh giá nói: Thinh lặng là ngôn ngữ đầu tiên của Thiên Chúa; Ngôn ngữ mà Thiên Chúa nghe rõ nhất là tình yêu thinh lặng.
Nhà thần bí Meister Eckart nói: Thiên Chúa giống như sự thinh lặng. Bởi thế, nếu con người muốn tìm gặp và cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa thì điều kiện thiết yếu là thinh lặng. Mẹ Têrêsa Calcutta nói: Hãy nhìn xem thiên nhiên thế nào - cây, cỏ, hoa - chúng lớn lên trong thinh lặng; hãy nhìn xem tinh tú, mặt trời và mặt trăng, chúng chuyển vận trong thinh lặng ra sao. Chúng ta cần thing lặng để có thể chạm đến linh hồn.
Phụng vụ là một trong những môi trường thuận tiện nhất cho việc gặp gỡ và cảm nhận Thiên Chúa. Do vậy, vô cùng cần thiết dành thời gian cho nhưng phút giây thinh lặng trong giờ cử hành phụng vụ. Thật ra trong cử hành thánh lễ, vẫn có những quy định về các phút thinh lặng, nhưng với thời gian, với cuộc sống vội vã, người ta càng có khuynh hướng cắt xén những phút thinh lặng, hoặc chỉ giữ qua loa chiếu lệ mà thôi. Người ta chưa nhận thức được giá trị lớn lao, đẹp đẽ, thánh thiêng của những phút thinh lặng hiếm hoi như thế, mà nếu thiếu đi, sẽ mất hẳn đi sự long trọng, thiêng thánh, vẽ đẹp, tính thông truyền đức tin của phụng vụ Kitô giáo. Theo tác giả Robert Hovda, thinh lặng phải được xem như là một điều kiện cần và đủ của phụng vụ. Ông nói: Nếu không đạt được "cảm thức linh thánh" thì thử hỏi chúng ta tìm thấy gì trong phụng vụ, phải chăng là sự an ủi hay những thứ không liên quan gì đến đức tin hoặc có khi chẳng có chi cả.
Thiết nghĩ thánh lễ sẽ sốt sắng, sẽ ấn tượng hơn biết bao khi khởi đầu thánh lễ, cả linh mục và cộng đoàn cung kính phủ phục sấp mình thinh lặng trước bàn thờ đặt mình trước sự hiện diện của Chúa. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng hồi tâm, sau lời mời gọi sám hối, trước khi đoc kinh cáo mình. Phút thinh lăng tiếp theo là phút thinh lặng là phút thinh lặng để Lời Chúa có cơ hội thấm nhập vào lòng tín hữu tham dự thánh lễ, tạo nên âm vang trong lòng họ, sau bài giảng của linh mục, Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lăng để chuẩn bị tâm hồn người tín hữu bước vào nghi thức cao trọng nhất của phụng vụ thánh thể, trước khi đọc lời truyền phép. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng tưởng nhớ đến các linh hồn đã qua đời, sau lời cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, các đấng bậc, mọi người quá cố. Phút thinh lặng tiếp theo là phút thinh lặng để sống tâm tình thân mật với Chúa trong Bí tích thánh thể sau khi hiệp lễ. Chưa nói là rất cần những khoảnh khắc thinh lặng trong từng lời kinh nguyện, thậm chí trong bài giảng của linh mục, nhằm tạo sự chú ý, lắng đọng. giúp người tín hữu có thời để có thời gian suy tư, suy niệm, cầu nguyện, chứ không phải chỉ là đọc những lời kinh nguyên, hay xướng thưa. Nói chung cần phải có những khoảnh khắc thinh lặng như thế để những từng lời nguyện, lời kinh, lời giảng trở thành cơ hội tiếp cận, kết hiệp với Chúa chứ không phải chỉ là những nghi thức cử hành như một thủ tục, quá quen thuộc cốt chỉ đọc, lặp lại cho xong.
Ngày này người ta bị ám ảnh bởi vận tốc, ngay cả một số linh mục. Hoặc vì có linh mục muốn chiều theo thói đời, chiều theo sự dễ dãi của những người đi dự lễ như một thủ lục, để trả nợ luật lệ. Điều nghịch lý là càng chiều theo thói đời, càng làm cho thánh lễ mất đi sự thánh thiêng, sự thu hút thần bí, làm cho giáo dân dân càng xa dần thánh lễ. Thật ra, trừ những người giữ đạo vì luật lệ, người ta đến nhà thờ, đến dự thánh lễ, là muốn tìm một thời gian, một không gian thiêng thánh, hoàn toàn khác biệt với đời thường. Chính vì thế, cần phải chuẩn bị, làm mọi sự, cử hành thánh lễ thế nào để thánh lễ trở nên một cơ hội cảm nhận sự hiện diện của Chúa, và có thể gặp gỡ Chúa. Thật ra, đối với thánh lễ Chúa Nhật, chỉ cần một tiếng đồng hồ thật chất lượng là đủ. Một bài giảng có thể rút ngắn đi, nhưng những phút thinh lặng thánh thiêng nói trên không thể hy sinh vì bất cứ giá nào. Trong kinh nghiệm thường ngày cho ta thấy, ta không làm bất cứ điều gì thực sự có ý nghĩa nếu bị áp lực bởi thời gian, nếu tâm lý bị thúc bách bởi thời gian. Huống chi là cử hành phụng vụ, cử hành thánh lễ, nguồn mạch của đời sống Kitô hữu.
Được cử hành một cách thành tâm, chăm chút, thánh lễ chẳng những sẽ trở nên sốt sắng, long trọng, thiêng thánh hơn, trở thành cơ hội thuận tiện cảm nhận sự hiện diện và gặp gỡ Chúa, mà còn mang tính giáo huấn, thông truyền đức tin cho người giáo dân, cũng như những lương dân có dịp tình cờ hay chủ ý tham dự thánh lễ.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết quý trọng sự thinh lặng, cảm nhận sự thiêng thánh của thinh lặng, dành thời gian sống thinh lặng trong cuộc sống cá nhân, cộng đoàn, trong các sinh hoạt tôn giáo, và nhất là trong việc cử hành phụng vụ vì đó là cơ hội thuận tiện để chúng con có thể cảm nhận được sự hiện diện thực sự của Chúa và gặp gỡ Người. Amen
Gioakim Trương Đình Giai