Tin Rôma - Từ ngày 20 đến 23 tháng 3 sắp tới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ công du nước Ý. Vì thế, tại Trung Quốc đang có những lời đồn đoán về một cuộc hội kiến khả dĩ giữa ông Tập với Đức Giáo Phanxicô. Nếu chuyện này xảy ra, điều quan trọng nhất là phải làm rõ về số phận của Giáo hội Hầm trú (Giáo hội trung thành với Tòa Thánh) và Hiệp hội Yêu nước (tổ chức công khai trung thành với Bắc Kinh).

Qua thỏa ước Trung Quốc – Vatican vừa được ký kết,cũng như việc tha vạ tuyệt thông cho bảy giám mục tấn phong bất hợp thức,gần như đã phải chấp nhận rằng các tín hữu Trung Quốc từ nay chỉ còn cách sống đức tin trong cái gọi là Giáo hội chính thức, và cộng đoàn tín hữu hầm trú phải bị triệt thoái.

Tình cảnh này lại càng được củng cố bởi việc Đức Giáo Hoàng Phanxicôđã muốn thúc đẩy tiến trình hòa giải và hợp nhất hai cộng đoàn, vốn được nhắc đến trong Thông điệp mà ngài gửi người Công Giáo Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ, được công bố chỉ vài ngày sau khi ký kết thỏa ước đó.

Trong thông điệp này, trích dẫn lời Đức Nguyên Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô khẳng định rằng hiện trạng hầm trú "không phải là một phần bình thường của đời sống Giáo Hội", nhưng ngài cũng trích lời Đức Bênêđíctôrằng "các vị mục tử và người tín hữu đã cậy dựa vào những khổ đau, để bày tỏ lòng khát khao duy trì sự nhất quán đức tin của họ".

Đức Giáo Hoàng Phanxicômuốn tất cả các tín hữu "hãy làm việc hướng tới sự hòa giải" và "phục hồi sự hiệp thông toàn vẹn giữa mọi người Công Giáo Trung Quốc";ngài kêu gọi họ hãy đưa ra những cử chỉ hòa giải và hiệp thông để vượt qua sự chia rẽ của quá khứ”.

Ngoài ra, ngài cũng yêu cầu các mục tử thiết lập "mối liên hiệu quả hơn nữa giữacác đấng lãnh đạo giáo hội địa phương với chính quyền dân sự, để nó trở nên hữu ích hơn, thông qua việc đối thoại thẳng thắn và biết cầu thị lắng nghe, nhằm xóa bỏnhững thành kiến giữa đôi bên".

Rõ rằng, thông điệp trên của Đức Giáo Hoàng nói về một tiến trình hòa giải, nhưng ngài KHÔNG nói rằng để đạt được điều đó thì phải loại bỏ cộng đoàn hầm trú. Hơn nữa, thông điệp cũngKHÔNG nói rằng các vị giám mục và linh mục hầm trú buộc phải tham gia vào Hiệp hội Yêu nước (tức giáo hội công khai).

Ngược lại, vấn đềnói trên có thể có trong nội dung thỏa ước giữa Trung Quốc – Vatican, thật đáng tiếc là nó chưa được công bố, nhưng cần nhấn mạnh rằng, việc tham gia Hiệp hội Yêu nước là sự tự nguyện chứ không bắt buộc.

Góc độ này được Giáo sư Vương Mỹ Tú (Wang Meixiu) thuộc Học viện về Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh nhấn mạnh khi bình luận về thỏa ước. Giáo sư cho biết, Hiệp hội Yêu nước là "một tổ chức trần thế" chứ không phải là một tổ chức thuộc Giáo hội; và rằng "việc tham gia là tự nguyện và không bắt buộc".

Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn dành chotờ báo Quan Sát Viên Rôma (Osservatore Romano) hôm 3 tháng 2 năm 2019, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo Cho các Dân nước bày tỏ quan điểm: "Tôi hysẽ không phải nghe hoặc nhận được tin về các thảm trạng mà những địa phương đã lợi dụng Thỏa Ước này để buộc mọi người phải làm những điều mà ngay cả luật pháp Trung Quốc không yêu cầu, chẳng hạn như tham gia Hiệp hội Yêu nước".

Thật đáng tiếc, đây lại đúng là những gì đang xảy ra.

Tại các địa phương như Tân Cương, Nội Mông, Hà Nam, Chiết Giang, Hồ Bắc, Ban Tôn giáo chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục yêu cầu, thôi thúc các linh mục và giám mục phải tham gia Hiệp hội Yêu nước và một dự án "độc lập" (khỏi Tòa Thánh). Thậm chí ở Tuyên Hóa (tỉnh Hà Bắc), xảy ra vụ một linh mục –người này được chính quyền địa phương chống lưng–đi tố giám mục của mìnhlà Đức Cha Thôi Thái (Cui Tai)vì "đã chống đối" thỏa ước Trung Quốc –Vatican, y gọi điện cho công an đến bắt ngài. Điều đó cho thấy tâm địa gọi là "yêu nước" và "độc lập" vô cùng giả tạo đang áp đặt lên cho các giáo sĩ.

Chẳng có gì mới mẻ vì tỉnh Hà Bắc đã luôn nỗ lực ép buộc các thành viên của Giáo hội hầm trú phải gia nhập Hiệp hội Yêu nước. Mấy tháng vừa qua, có bốn linh mục của Giáo hội hầm trú ở Trương Gia Khẩu (tỉnh Hà Bắc) bị bắt cóc đến một nơi bí ẩn, các ngài phải chịu sựtuyên giáo và tẩy não để gia nhập Hiệp hội Yêu nước.

Song, các giám mục và linh mục hầm trú này chính là "những công dân tốt" và góp ích cho sự phát triển đất nước như mong ước của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Quan điểm đối lập duy nhất còn lại chính là vị thế của những thành viên trong Hiệp hội Yêu nước và dự án "Giáo hội độc lập" đã bị Đức Bênêđictô XVI coi là "không phù hợp với giáo huấn Công Giáo".

Một thực tế kinh hoàng làtrong số những vị giám mục Trung Quốc vừa mới được Đức Giáo Hoàng Phanxicôtha vạ tuyệt thông thì lại tuyên bố rằng đã đến lúc triệt tiêu cộng đoàn Giáo hội hầm trú, buộc phải gia nhập Hiệp hội Yêu nước.

Gần đây, Giám mục Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu)ở Mân Đôngđã lên thay vị trí của Giám mục Quách Hy Cẩm (GuoXijin) ở Bắc Kinh để làmđại biểu cho Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc (nôm na kiểu như Mặt trận Tổ quốc).

Hôm 3 tháng 3, trên Nhật Báo Tinh Đảo (Sintao Daily),trả lời cho câu hỏi liệu mình có bận tâm gì không, khi mà các tín hữu buộc phải gia nhập Hiệp hội Yêu nước, đồng nghĩa là Giáo hội hầm trú sẽ giải thể, giám mục ChiêmTư Lộc tuyên bố rằng “đây là cách duy nhất để Giáo hội được hợp nhất". Thậm chí giám mục này còn nói rằng người Công Giáo hầm trú không có tư cách chính thống vì "họ mưu cầu lợi ích cá nhân". Chúng ta biết rằng Giám mục Chiêm hiện là phó chủ tịch của Hiệp hội Yêu nước và tất nhiên được hưởng rất nhiều bổng lộc từ chức vụ này.

Một trong những giám mục vừa được tha vạ còn có Lôi Thế Ngân (Lei Shi-yin) ở Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), cũng là phó chủ tịch của Hiệp hội Yêu nước. Người này thậm chí còn tuyên bố rằng việc áp dụng các luật mới về tôn giáo sẽ không gây bất kỳ trở ngại nào cho tự do tôn giáo.

May mắn thay, cũng còn có những vị giám mục công khai nhưng có nhân cách hơn. ThuộcHội nghị hiệp thương, nhưng Đức Cha Phương Kiến Bình (Fang Jian-ping), phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc (quốc doanh), trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh ở Hồng Kông, nói rằng Giáo hội chính thức nên tuân thủ tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là“không ép buộc các tín hữu của cộng đoàn hầm trú phải chuyển sang gia nhập Giáo hội được công nhận chính thức".

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Ý, nếu khả năng có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, thì cả hai tình trạng này nên được làm cho rõ ràng. (AsiaNews)

Chân Phương