Những ngày cuối tháng 10, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta đưa những tin liên quan đến việc chuẩn bị cho lễ hội Halloween. Nào là những biểu tượng, trò chơi, nào là những trang phục quái lạ và nghệ thuật trang điểm khuôn mặt quái dị như những thây ma đang bị thối rữa ….
Halloween là từ rút gọn của “All Hallows Eve” trong tiếng Anh, nghĩa là “đêm trước ngày Lễ các Thánh”. Trước thế kỷ X, dân Celtic ở Tây Âu mừng ngày đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 bằng việc tổ chức lễ hội đình đám và đêm trước đó là những nghi thức tưởng nhớ những người đã khuất.
Nhưng thực ra việc tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã chết đã có từ thời Cựu Ước (x. 2 Macabê 12,44-46) và vẫn được duy trì trong thời Tân Ước; khi cộng đoàn các tín hữu họp nhau cử hành nghi thức bẻ bánh và cùng nhau nghe lại những câu chuyện sống đạo anh hùng của các thánh tử đạo.
Dần dần, các cộng đoàn mở rộng việc tưởng nhớ đến những tín hữu đã tử vì đạo nhưng không được biết tới, và đến những tín hữu là chứng nhân sống Tin Mừng nhưng không tử đạo.
Vào năm 835, Giáo Hội Công Giáo đã quy định lấy ngày 1 tháng 11 hàng năm là ngày Lễ kính các Thánh nam nữ và ngày hôm sau là Lễ cầu cho các linh hồn để nhắc nhở tất cả các tín hữu, còn sống hay đã chết, có công trạng hay không đều được hợp nhất với nhau trong một Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Khi phong trào Cải Cách bắt đầu vào thế kỷ XVI, những người Tin Lành đã bác bỏ tín điều các Thánh thông công và tập tục cầu nguyện cho người chết. Từ đó, ngày vọng Lễ các Thánh (Halloween) đã mất dần ý nghĩa nguyên thủy của nó.
Halloween đã biến thành một lễ hội trần tục và bị thương mại hóa. Lễ hội đã mất đi tính thánh thiêng và những người tham dự lễ hội không còn biết đến những vị thánh tốt lành, những mối tương quan gắn bó giữa người sống và người chết.
Lễ hội Halloween ngày nay đã biến tướng thành những hình thức ăn chơi mang dáng dấp của những trò ma thuật hay những tập tục mê tín dị đoan về người chết. Vài năm trở lại đây, lễ hội này cũng đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều người đón nhận, nhất là các bạn trẻ đang tập tành lối sống phương Tây.
Người Việt Nam thường lấy chữ hiếu làm trọng, nhà có người qua đời được gọi là “nhà hiếu”. Chữ hiếu cũng đã được cha ông ta nâng lên thành đạo: Đạo Hiếu. Đạo Công Giáo cũng luôn nhắc các tín hữu hãy nhớ công sơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên. Trong kinh Mười điều răn, điều răn thứ bốn buộc các Kitô hữu phải thảo kính cha mẹ và kinh Thương linh hồn bảy mối cũng khuyên răn ta phải cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết.
Trong các bậc tổ tiên, có những vị đã biết đưa tinh thần Tin Mừng vào cuộc sống đời thường. Các Ngài dám chiến đấu quên thân để chiếm hữu được Chúa và lập nên những công trạng được Giáo hội tôn vinh lên bậc hiển Thánh. Cũng có những vị âm thầm sống hiền hòa, bác ái, vị tha, tín thác vào tình thương của Thiên Chúa mà chỉ có Chúa mới biết và ân thưởng. Cũng có những vị tuy đã sống cuộc đời Kitô hữu nhưng cũng còn có những thiếu sót do yếu đuối và thân phận bất toàn.
Giáo huấn của đạo Công Giáo cho biết có thiên đàng để thưởng người lành, có địa ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết. Các linh hồn chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân … trước đó đã từng sống kiếp làm người với những tội lỗi như chúng ta. Họ là những người đã ra đi trước chúng ta để trở về nơi mà họ đã được Thiên Chúa tạo dựng từ bụi đất.
Nơi đó họ không còn khả năng lập công chuộc tội và trông chờ vào chúng ta là những người còn sống. Nhưng thường thì người sống thường hay quên kẻ chết vì không còn dịp gặp mặt; có chăng chỉ là những ngày giỗ, tết. Khi thực hiện mầu nhiệm tín điều các Thánh cùng thông công, có lẽ không gì quý hơn là chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn. Khi cầu nguyện cho họ là ta thể hiện lòng biết ơn, tinh thần hiệp thông, liên đới trong đức ái.
Vì thế, đạo Công Giáo dành trọn tháng 11 hằng năm, là tháng cuối cùng trong niên lịch phụng vụ, để cầu nguyện cho các linh hồn đồng thời để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta. Trong tháng này, nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được các Kitô hữu thực hiện như: xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, viếng nghĩa trang, chỉnh trang những ngôi mộ cho mới hơn ...
Hãy bình tâm để đừng sa đà vào một lễ hội còn xa lạ, có lẽ không phù hợp với truyền thống dân tộc và người Kitô hữu chúng ta. Thay vào đó hãy xin lễ, dùng những lời kinh, tiếng hát để cầu nguyện cho các linh hồn được đón nhận trong tình thương của Thiên Chúa. Với tín điều các thánh cùng thông công, chúng ta tin tưởng các linh hồn luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Những kẻ Cha đã ban cho con, con muốn rằng con ở đâu thì họ cũng ở đấy với con”.
Halloween là từ rút gọn của “All Hallows Eve” trong tiếng Anh, nghĩa là “đêm trước ngày Lễ các Thánh”. Trước thế kỷ X, dân Celtic ở Tây Âu mừng ngày đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 bằng việc tổ chức lễ hội đình đám và đêm trước đó là những nghi thức tưởng nhớ những người đã khuất.
Nhưng thực ra việc tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đã chết đã có từ thời Cựu Ước (x. 2 Macabê 12,44-46) và vẫn được duy trì trong thời Tân Ước; khi cộng đoàn các tín hữu họp nhau cử hành nghi thức bẻ bánh và cùng nhau nghe lại những câu chuyện sống đạo anh hùng của các thánh tử đạo.
Dần dần, các cộng đoàn mở rộng việc tưởng nhớ đến những tín hữu đã tử vì đạo nhưng không được biết tới, và đến những tín hữu là chứng nhân sống Tin Mừng nhưng không tử đạo.
Vào năm 835, Giáo Hội Công Giáo đã quy định lấy ngày 1 tháng 11 hàng năm là ngày Lễ kính các Thánh nam nữ và ngày hôm sau là Lễ cầu cho các linh hồn để nhắc nhở tất cả các tín hữu, còn sống hay đã chết, có công trạng hay không đều được hợp nhất với nhau trong một Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Khi phong trào Cải Cách bắt đầu vào thế kỷ XVI, những người Tin Lành đã bác bỏ tín điều các Thánh thông công và tập tục cầu nguyện cho người chết. Từ đó, ngày vọng Lễ các Thánh (Halloween) đã mất dần ý nghĩa nguyên thủy của nó.
Halloween đã biến thành một lễ hội trần tục và bị thương mại hóa. Lễ hội đã mất đi tính thánh thiêng và những người tham dự lễ hội không còn biết đến những vị thánh tốt lành, những mối tương quan gắn bó giữa người sống và người chết.
Lễ hội Halloween ngày nay đã biến tướng thành những hình thức ăn chơi mang dáng dấp của những trò ma thuật hay những tập tục mê tín dị đoan về người chết. Vài năm trở lại đây, lễ hội này cũng đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều người đón nhận, nhất là các bạn trẻ đang tập tành lối sống phương Tây.
Người Việt Nam thường lấy chữ hiếu làm trọng, nhà có người qua đời được gọi là “nhà hiếu”. Chữ hiếu cũng đã được cha ông ta nâng lên thành đạo: Đạo Hiếu. Đạo Công Giáo cũng luôn nhắc các tín hữu hãy nhớ công sơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên. Trong kinh Mười điều răn, điều răn thứ bốn buộc các Kitô hữu phải thảo kính cha mẹ và kinh Thương linh hồn bảy mối cũng khuyên răn ta phải cầu nguyện cho kẻ sống và kẻ chết.
Trong các bậc tổ tiên, có những vị đã biết đưa tinh thần Tin Mừng vào cuộc sống đời thường. Các Ngài dám chiến đấu quên thân để chiếm hữu được Chúa và lập nên những công trạng được Giáo hội tôn vinh lên bậc hiển Thánh. Cũng có những vị âm thầm sống hiền hòa, bác ái, vị tha, tín thác vào tình thương của Thiên Chúa mà chỉ có Chúa mới biết và ân thưởng. Cũng có những vị tuy đã sống cuộc đời Kitô hữu nhưng cũng còn có những thiếu sót do yếu đuối và thân phận bất toàn.
Giáo huấn của đạo Công Giáo cho biết có thiên đàng để thưởng người lành, có địa ngục để phạt kẻ dữ, và có luyện ngục để thanh tẩy các linh hồn còn vướng mắc các tội nhẹ chưa đền hết. Các linh hồn chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân … trước đó đã từng sống kiếp làm người với những tội lỗi như chúng ta. Họ là những người đã ra đi trước chúng ta để trở về nơi mà họ đã được Thiên Chúa tạo dựng từ bụi đất.
Nơi đó họ không còn khả năng lập công chuộc tội và trông chờ vào chúng ta là những người còn sống. Nhưng thường thì người sống thường hay quên kẻ chết vì không còn dịp gặp mặt; có chăng chỉ là những ngày giỗ, tết. Khi thực hiện mầu nhiệm tín điều các Thánh cùng thông công, có lẽ không gì quý hơn là chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn. Khi cầu nguyện cho họ là ta thể hiện lòng biết ơn, tinh thần hiệp thông, liên đới trong đức ái.
Vì thế, đạo Công Giáo dành trọn tháng 11 hằng năm, là tháng cuối cùng trong niên lịch phụng vụ, để cầu nguyện cho các linh hồn đồng thời để nhắc nhở chúng ta nhớ đến những ngày cuối cùng của thế giới và của mọi người chúng ta. Trong tháng này, nhiều hoạt động mang tính hiếu nghĩa được các Kitô hữu thực hiện như: xin lễ, đọc kinh cầu nguyện cho ông bà tổ tiên, viếng nghĩa trang, chỉnh trang những ngôi mộ cho mới hơn ...
Hãy bình tâm để đừng sa đà vào một lễ hội còn xa lạ, có lẽ không phù hợp với truyền thống dân tộc và người Kitô hữu chúng ta. Thay vào đó hãy xin lễ, dùng những lời kinh, tiếng hát để cầu nguyện cho các linh hồn được đón nhận trong tình thương của Thiên Chúa. Với tín điều các thánh cùng thông công, chúng ta tin tưởng các linh hồn luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Những kẻ Cha đã ban cho con, con muốn rằng con ở đâu thì họ cũng ở đấy với con”.