"Lạy Chúa Giêsu, hãy nhớ đến tôi khi Ngài vào Vương quốc của Ngài" (Lc 23:42). Vào Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ này, chúng ta kết hợp tiếng nói của chúng ta với tiếng nói của người trộm lành, bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giêsu, đã nhận ra Người và tuyên bố Người là vua. Ở đó, tại thời điểm ít chiến thắng và vinh quang hơn, giữa những tiếng kêu gào nhạo báng và nhục mạ, tên cướp đã có thể lên tiếng và thực hiện lời tuyên xưng đức tin của mình. Đó là những lời cuối cùng Chúa Giêsu nghe được và đáp lại, đây là những lời cuối cùng mà Chúa Giêsu nói với anh ta trước khi phó mình cho Cha Người: "Ta cho con hay: hôm nay, con sẽ ở trên Thiên đường với Ta" (Lc 23:43). Quá khứ quanh co của kẻ trộm, trong một khoảnh khắc, dường như bỗng nhận được một ý nghĩa mới: đồng hành sát cạnh nỗi thống khổ của Chúa; và trong khoảnh khắc này, nó chỉ chứng thực cuộc sống của Chúa: cung hiến sự cứu rỗi mọi lúc và mọi nơi. Đồi Calvariô nơi rối loạn và bất công, trong đó sự bất lực và hiểu lầm gặp nhau, kèm theo những lời cằn nhằn và rỉ tai thờ ơ biện minh cho những kẻ nhạo báng liên tiếp dưới chân người vô tội, nhờ thái độ của kẻ trộm lành, trở thành lời hy vọng cho toàn thể nhân loại. Những lời nhạo báng và tiếng la hét ''hãy tự cứu mình đi” về phiá người vô tội đang đau khổ không phải là những lời cuối cùng; trái lại, chúng làm nổi lên tiếng nói của những người tự để trái tim mình được đánh động và chọn lòng cảm thương làm phương cách thích hợp để xây dựng lịch sử.



Hôm nay, chúng ta muốn làm mới lại đức tin và cam kết của chúng ta; chúng ta biết lịch sử các thất bại, tội lỗi và giới hạn của chúng ta, giống như kẻ trộm lành, nhưng chúng ta không muốn điều đó xác định hoặc định nghĩa hiện tại và tương lai của chúng ta. Chúng ta biết rằng chúng không phải là hiếm, những lần chúng ta có thể tắm gội trong bầu không khí thuận tiện của tiếng la dễ dãi và thờ ơ kiểu ''hãy tự cứu mình lấy mình đi'' và quên đi ý nghĩa của việc tự nhận lấy trách nhiệm sự đau khổ của nhiều người vô tội. Đất nước này được biết đến như là rất ít, mức độ hủy diệt mà con người nhân bản có khả năng chịu. Đó là lý do tại sao, giống như người trộm lành, chúng ta muốn sống khoảnh khắc này, khoảnh khắc trong đó chúng ta có thể cất tiếng nói để tuyên xưng đức tin của chúng ta bằng cách bảo vệ và phục vụ Chúa, người đau khổ vô tội. Chúng ta muốn đồng hành với Người trong nỗi thống khổ của Người, hỗ trợ Người trong sự cô độc và bị bỏ rơi của Người, và lắng nghe một lần nữa rằng ơn cứu rỗi là lời mà Chúa Cha muốn dành cho tất cả chúng ta: "Hôm nay, con sẽ ở trong Thiên đường với Ta".

Ơn cứu rỗi và sự chắc chắn này, Thánh Paul Miki và bạn đồng hành của ngài đã mạnh dạn làm chứng bằng cuộc sống của họ, giống như hàng ngàn vị tử đạo vốn đặc trưng cho di sản thiêng liêng của anh chị em. Chúng ta muốn lên đường theo vết chân họ, chúng ta muốn theo bước chân của họ để công bố một cách can đảm rằng tình yêu được Chúa Kitô ban tặng và cử hành trên thập giá, có thể chiến thắng mọi loại thù hận, ích kỷ, nhạo báng hoặc trốn tránh ; nó có khả năng chiến thắng mọi bi quan vô bổ hay hạnh phúc hư ảo trốn đàng sau ma túy, mà cuối cùng làm tê liệt một số hành động hay lựa chọn tốt. Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta rằng: tự tách xa khỏi chân lý là những người, khi biết rằng chúng ta không có kinh thành vĩnh viễn ở đời này, nhưng chúng ta đang tiến về phía kinh thành tương lai, tin rằng vì điều này chúng ta có thể bỏ bê các nhiệm vụ nhân bản của chúng ta, mà không nhận ra rằng chính đức tin mà chúng ta tuyên xưng buộc chúng ta phải đối đầu với chúng một cách khiến chúng phải giải thích và làm chứng cho sự cao quý của ơn gọi của chúng ta” (xem Gaudium et Spes, 43).



Chúng ta tin vào Chúa của người sống. Chúa Kitô đang sống và hoạt động giữa chúng ta, dẫn tất cả chúng ta đến cuộc sống viên mãn. Người đang sống và Người muốn chúng ta sống. Chúa Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (xem Christus vivit, 1). Chúng ta cầu khẩn Người mỗi ngày: Lạy Chúa, xin cho Nước Chúa ngự đến. Và làm như vậy, chúng ta cũng muốn cuộc sống và các hành động của chúng ta trở thành lời ngợi khen. Nếu sứ mệnh làm môn đệ truyền giáo của chúng ta là sứ mệnh trở thành nhân chứng và sứ giả của những gì sẽ đến, chúng ta không thể cam chịu khi đứng trước sự ác và các sự xấu xa, nhưng nó thúc đẩy chúng ta trở thành men bột của Vương quốc Người dù chúng ta ở đâu: trong gia đình, nơi làm việc, ngoài xã hội; nó thúc đẩy chúng ta trở thành cửa hẹp qua đó Chúa Thánh Thần tiếp tục thổi vào niềm hy vọng giữa các dân tộc. Vương quốc thiên đường là đích đến chung của chúng ta, một đích đến không chỉ dành cho ngày mai, mà chúng ta cầu khẩn và bắt đầu sống từ hôm nay, giữa sự thờ ơ biết bao lần bao vây và làm câm lặng các bệnh nhân của chúng ta và những người khuyết tật, những người già và những người bị bỏ rơi, người tị nạn và người lao động nước ngoài; mỗi người trong số họ là một bí tích sống của Chúa Kitô, Vua của chúng ta (xem Mt 25: 31-46), vì "nếu chúng ta thực sự tái khởi hành tử việc chiêm niệm Chúa Kitô, chúng ta phải biết khám phá ra Người trước nhất trong khuôn mặt của những người mà Người vốn muốn đồng hóa với” "(Đức Gioan Phaolô II, Novo Millennio Ineunte, 49).

Hôm đó, trên đồi Canvariô, nhiều tiếng nói im lặng, rất nhiều tiếng khác chế nhạo, chỉ có tiếng nói của người trộm mới có thể cất lên và bảo vệ người đau khổ vô tội; tóm lại, một tuyên xưng đức tin can đảm! Tùy mỗi chúng ta đưa ra quyết định im lặng, chế giễu hoặc nói tiên tri. Anh chị em thân mến, Nagasaki mang trong linh hồn nó một vết thương khó lành, một dấu hiệu đau khổ khôn tả của rất nhiều người vô tội; các nạn nhân gây ra bởi các cuộc chiến của ngày hôm qua, nhưng họ tiếp tục chịu đựng ngày hôm nay, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ ba từng mảnh này. Chúng ta hãy cất tiếng nói ở đây trong một lời cầu nguyện nhất trí, cho tất cả những người ngày nay phải chịu, trong thân xác họ, tội lỗi đang kêu thấu trời này, và để ngày càng có nhiều người, giống như kẻ trộm lành, không thể im lặng hoặc chế giễu, nhưng bằng giọng nói của họ tuyên bố một triều đại của sự thật và công lý, của thánh thiện và ân sủng, của tình yêu và hòa bình (xem Sách lễ Rôma, Kinh Tiền tụng Ngày Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ).