Theo Jonathan Luxmore của Catholic News Service, điều được gọi là “Con đường Đồng nghị” (synodal way) của Đức là một điều được các nhà tổ chức cố tình trình bầy một cách mập mờ, ai muốn hiểu thế nào cũng được. Tuy theo họ, nó có “bản chất trói buộc (binding nature)”, nhưng “tùy theo vấn đề, Tòa Thánh hay Giám Mục địa phương sẽ có trách nhiệm thi hành”.
Và mặc dù trong Giáo Hội Công Giáo, thẩm quyền cai quản, giảng dạy và thánh hóa vốn là đặc quyền của hàng Giám Mục, người ta vẫn thấy có Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức do giáo dân lãnh đạo làm người đồng tổ chức “Con đường Đồng nghị”.
Điều đáng lưu ý là các Giám Mục Đức đã đồng ý tổ chức “Con đường Đồng nghị” trong phiên họp hồi tháng Ba và củng cố bằng việc chấp thuận các quy tắc của nó trong phiên họp mùa thu, hồi tháng Chín.
Về phần Đức Phanxicô, trong thông điệp ngày 29 tháng Sáu gửi các Giám Mục Đức, ngài ủng hộ các cố gắng “để mạnh dạn đáp ứng đối với tình thế hiện nay” nhưng cho hay việc tham vấn này phải tránh “việc tìm kiếm các kết quả tức khắc”. Phải chăng ngài hàm ý: các đề xuất “có tính trói buộc” của “Con đường Đồng nghị”không nhất thiết có tính trói buộc ngay lập tức kể cả ở Đức lẫn đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tuy nhiên, thư ấy rõ ràng không ngăn cản “Con đường Đồng nghị” như được các nhà tổ chức hiểu. Chính vì thế, trong một lá thư đề ngày 4 tháng Chín, Đức Hồng Y Marc Ouellet, bộ trưởng bộ Giám Mục, cảnh cáo các nhà tổ chức phải tuân theo các thủ tục giáo luật của một hội đồng toàn thể.
Một số Giám Mục Đức, trong đó có Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne, lên tiếng bầy tỏ nghi ngại đối với “Con đường Đồng nghị” này.
Để làm yên lòng các nghi ngại trên, Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay “Hội Đồng Giám Mục và mỗi Giám Mục giáo phận cá thể có thể chấp nhận các quyết định của con đường đồng nghị về các vấn đề mà việc ban hành qui định về chúng vốn thuộc thẩm quyền và năng quyền của các ngài. Nhưng Tòa Thánh sẽ quyết định về việc thi hành các quyết định có liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội Đức không thể áp đặt các qui định của mình lên các vấn đề có ảnh hưởng tới Giáo Hội hoàn vũ – không hề ‘có con đường đặc biệt Đức’ tách biệt khỏi Rôma”.
Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Đức cũng nhấn mạnh rằng các vấn đề như độc thân linh mục và phong chức cho nữ giới chỉ có thể được “giải quyết và làm sáng tỏ” bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Kêu gọi chấp thuận ngừa thai, đồng tính luyến ái và phong chức cho nữ giới
Trong khi đó, Martin Bürger của LifeSiteNews tường trình rằng tài liệu làm việc cho “Con đường Đồng nghị” của các Giám Mục Đức bênh vực việc ngừa thai, thủ dâm, và lối sống đồng tính luyến ái. Các vấn đề phong chức nữ giới và độc thân nhiệm ý giáo sĩ cũng không bị loại khỏi nghị trình. Căn cứ vào đây, người ta cho rằng Giáo Hội tại Đức, trên thực tế, sẽ được “tái phát minh” dù Đức Hồng Y Reinhard Marx quả quyết không phải thế.
Thực tế thì tài liệu làm việc trên chủ yếu theo nghị trình của giáo sư Eberhard Schockenhoff nhằm nới lỏng giáo huấn luân lý của Giáo Hội, điều ông đã trình bầy với các Giám Mục Đức trong hội nghị hồi tháng Ba của các ngài.
Tài liệu làm việc đòi cho nền luân lý tính dục phải được khai triển “dựa trên các tầm nhìn thông sáng của khoa học nhân văn, kể cả kinh nghiệm sống [...] của những người yêu nhau”.
Các khoa học nhân văn như tâm lý học, xã hội học và nhân loại học sẽ cởi mở nhiều ngăn cấm về luân lý tính dục vốn được đề xuất bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, “một thẩm quyền chỉ thấy hoạt động tính dục trong phạm vi hôn nhân mà thôi, và vẫn còn bị điều hướng mạnh mẽ về phía sinh sản”.
Bởi thế, tài liệu làm việc biện minh cho việc ngừa thai, thực hành thủ dâm và lối sống đồng tính tích cực.
Về biện pháp ngừa thai, tài liệu nêu rõ, “Không phải mọi hành vi tình dục đều phải mở cửa cho việc truyền sinh: nguyên tắc làm cha mẹ có trách nhiệm được mở rộng để bao gồm yếu tố kế hoạch hóa gia đình qua việc tự do lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp với hoàn cảnh sống tương ứng. Kế hoạch hóa gia đình, kể cả biện pháp ngừa thai nhân tạo, không phải là một hành động thù nghịch, nhưng ủng hộ quyền của một cặp vợ chồng được đưa ra quyết định chung có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và các phương tiện cụ thể để kế hoạch hóa gia đình”.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mặt khác, nhắc đến thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, dạy rằng “ ‘mỗi hành vi hôn nhân phải ‘tự nó’ mở ra cho việc truyền sinh'”. Sách Giáo Lý dạy thêm, “Học lý đặc thù này, từng được Huấn Quyền trình bày nhiều lần, dựa trên mối nối kết bất khả phân, do Thiên Chúa thiết lập, mối nối kết mà con người không thể theo sáng kiến riêng mình để phá vỡ, giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản, cả hai vốn cố hữu đối với hành vi hôn nhân".
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong Familiaris Consortio, “Khi các cặp vợ chồng, bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai, tách biệt hai ý nghĩa này mà Thiên Chúa Hóa Công từng ghi khắc vào hữu thể người đàn ông và người đàn bà và trong năng động tính của sự hiệp thông tình dục của họ, họ hành động như 'các trọng tài' của kế hoạch Thiên Chúa và họ 'thao túng' và hạ giá tính dục của con người - và với nó, chính con người họ và đối tác kết hôn của họ - bằng cách thay đổi giá trị tự hiến ‘hoàn toàn’ của nó”.
Tuy không sử dụng thuật ngữ “thủ dâm”, tuy nhiên, tài liệu làm việc trong diễn trình chuẩn bị "Con đường Đồng nghị" ở Đức, quả quyết “Trải nghiệm hân hoan của chính cơ thể mình (tự làm tình) cũng có thể có nghĩa là một cách tiếp cận có trách nhiệm đối với tính dục của chính mình”.
Một lần nữa, Sách Giáo lý dạy về điều này, bằng cách trích dẫn một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin, ''‘Cả Huấn quyền của Giáo hội, trong một truyền thống không thay đổi, lẫn cảm thức đạo đức của tín hữu chắc chắn và cương quyết đều đã khẳng định rằng thủ dâm là một hành động vô trật tự từ nội tại và nghiêm trọng’. ‘Việc sử dụng có chủ ý cơ năng tình dục, vì bất cứ lý do gì, nhưng nếu ở bên ngoài hôn nhân, trong yếu tính, đều trái với mục đích của nó'. Vì ở đây, khoái cảm tình dục được tìm kiếm ở bên ngoài ‘mối liên hệ tình dục được trật tự đạo đức đòi hỏi và trong đó toàn bộ ý nghĩa của việc tự hiến cho nhau và sinh sản con người trong bối cảnh tình yêu đích thực đã đạt được’”.
Cuối cùng, theo tài liệu làm việc, “các hành vi đồng tính luyến ái cũng thể hiện được những giá trị có ý nghĩa tích cực, bao lâu chúng là biểu thức của tình bạn, của niềm tin cậy, lòng trung thủy và nâng đỡ trong đời sống”. Nó nói thêm “đồng tính luyến ái không nên bị coi là xấu xa từ nội tại. Việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính không bị tài liệu làm việc loại trừ.
Những tuyên bố này cũng mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội như được phát biểu trong Sách Giáo lý. Ở đó, giáo huấn nói, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống luôn tuyên bố :'Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào”.
Báo hiệu cho thấy đâu là chủ trương của Giáo Hội ở Đức, Đức Hồng Y Marx, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này rằng những người đồng tính thuộc về “cộng đồng bí tích” của Giáo hội và ngài đã bênh vực việc “chúc lành” cho các cặp vợ chồng đồng tính luyến ái.
Tài liệu làm việc, khi nói đến nền luân lý tính dục, đã bao gồm một số biểu đồ. Cột bên trái của các biểu đồ luôn trình bầy ý kiến đa số trong ban chuyên gia. Chắc chắn, ý kiến đa số là ý kiến tự do và cấp tiến, và ý kiến đó cũng được phản ảnh trong các chủ trương thực sự của tài liệu làm việc, như đã được mô tả.
Trong khi các tài liệu làm việc khác cẩn thận hơn trong việc đưa ra các chủ trương gây tranh cãi, không một vấn đề nào có tính nóng bỏng ngày nay bị lấy ra khỏi nghị trình. Tài liệu về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội nói rằng phụ nữ không những chỉ nên tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo hội, mà “vấn đề phong chức bí tích cho phụ nữ cần được nêu lên”.
Trong bối cảnh đó, tài liệu đặt câu hỏi, “thậm chí, liệu chúng ta có khả năng đạt được sự chắc chắn về thánh ý Thiên Chúa đối với chủ đề này bằng sức mạnh của nhận thức con người hay chăng?” Rồi, tài liệu tra hỏi mức độ thế giá của các văn kiện huấn quyền đối với vấn đề này.
Tài liệu dành nhiều thời gian cho vấn đề các nữ phó tế, bằng cách vận động “việc hồi sinh truyền thống phong chức các nữ phó tế”.
Về các nữ linh mục, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1994, “Mặc dù giáo huấn về việc phong chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới đã được duy trì bởi Truyền thống liên tục và phổ quát của Giáo hội và được Huấn quyền giảng dạy vững chắc trong các văn kiện gần đây, tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi, nó vẫn còn bị coi là bỏ ngỏ để tranh luận, hoặc phán quyết của Giáo Hội rằng phụ nữ không được nhận tấn phong bị coi chỉ có giá trị kỷ luật đơn thuần”.
Ngài nói thêm, “vì vậy, để mọi nghi ngờ có thể được cất bỏ liên quan đến một vấn đề rất quan trọng, một vấn đề liên quan đến hiến pháp thần thiêng của Giáo hội, căn cứ vào thừa tác vụ củng cố anh em của tôi, tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này sẽ được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách dứt khoát”.
Ban chuyên gia tập chú vào lối sống của các linh mục cũng đề cập đến vấn đề nữ linh mục, nhưng chuyển giao cho ban nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc các linh mục không lập gia đình, tài liệu đặt câu hỏi, mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào, “Có phải độc thân là lối sống duy nhất phù hợp với bản chất của chức linh mục?”
Chỉ mới gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, đã nhìn nhận rằng bản chất của chức linh mục không tuyệt đối đòi phải sống độc thân”, nhưng ngài tiếp tục nói rằng “nó phát sinh trong một sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này như một đại diện của Chúa Kitô chàng rể của nàng dâu Người, tức Giáo Hội và người đứng đầu của nhiệm thể Người, tức Giáo hội, trong quyền năng của sứ mệnh Người và trong hình thức sống tự hiến hoàn toàn chính Người cho Thiên Chúa”.
Ngài nói “Trong căn bản, Giáo Hội phải làm việc hướng tới một chức linh mục độc thân”.
Đức Hồng Y Müller cũng nhấn mạnh rằng ngay trong Giáo hội sơ khai, độc thân đã là chuẩn mực; ngài nói thêm, “trong Giáo hội phương Đông – rời khỏi truyền thống của Giáo hội sơ khai, và không hề trong sự tiếp nối của Giáo Hội này, tại Công đồng Quinisext (691/692), được tổ chức đặc biệt trong hoàng cung chứ không phải trong một nhà thờ, người ta đã cho phép các linh mục và phó tế được tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân”.
Phiên họp đầu tiên của “Con đường Đồng nghị” sẽ diễn ra tại Frankfurt, ở trung tâm nước Đức, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2. Khoảng 230 người là thành viên của hội đồng, bao gồm tất cả các giám mục ở Đức, nhưng cũng đại diện cho Ủy ban Trung Ương Người Công Giáo Đức và các tổ chức khác.
Đầu tháng này, một liên minh quốc tế gồm các giáo dân Công Giáo gọi là Acies ordinata đã được huy động ở Munich âm thầm cầu nguyện để “cương quyết phản đối Hội đồng Giám mục Đức và vị Chủ tịch của nó” là Đức Hồng Y Marx vì kế hoạch của các giáo phẩm đang dấn thân vào “Con đường Đồng nghị” quả đang gây ra nhiều tranh cãi.
Và mặc dù trong Giáo Hội Công Giáo, thẩm quyền cai quản, giảng dạy và thánh hóa vốn là đặc quyền của hàng Giám Mục, người ta vẫn thấy có Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức do giáo dân lãnh đạo làm người đồng tổ chức “Con đường Đồng nghị”.
Điều đáng lưu ý là các Giám Mục Đức đã đồng ý tổ chức “Con đường Đồng nghị” trong phiên họp hồi tháng Ba và củng cố bằng việc chấp thuận các quy tắc của nó trong phiên họp mùa thu, hồi tháng Chín.
Về phần Đức Phanxicô, trong thông điệp ngày 29 tháng Sáu gửi các Giám Mục Đức, ngài ủng hộ các cố gắng “để mạnh dạn đáp ứng đối với tình thế hiện nay” nhưng cho hay việc tham vấn này phải tránh “việc tìm kiếm các kết quả tức khắc”. Phải chăng ngài hàm ý: các đề xuất “có tính trói buộc” của “Con đường Đồng nghị”không nhất thiết có tính trói buộc ngay lập tức kể cả ở Đức lẫn đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tuy nhiên, thư ấy rõ ràng không ngăn cản “Con đường Đồng nghị” như được các nhà tổ chức hiểu. Chính vì thế, trong một lá thư đề ngày 4 tháng Chín, Đức Hồng Y Marc Ouellet, bộ trưởng bộ Giám Mục, cảnh cáo các nhà tổ chức phải tuân theo các thủ tục giáo luật của một hội đồng toàn thể.
Một số Giám Mục Đức, trong đó có Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne, lên tiếng bầy tỏ nghi ngại đối với “Con đường Đồng nghị” này.
Để làm yên lòng các nghi ngại trên, Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay “Hội Đồng Giám Mục và mỗi Giám Mục giáo phận cá thể có thể chấp nhận các quyết định của con đường đồng nghị về các vấn đề mà việc ban hành qui định về chúng vốn thuộc thẩm quyền và năng quyền của các ngài. Nhưng Tòa Thánh sẽ quyết định về việc thi hành các quyết định có liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội Đức không thể áp đặt các qui định của mình lên các vấn đề có ảnh hưởng tới Giáo Hội hoàn vũ – không hề ‘có con đường đặc biệt Đức’ tách biệt khỏi Rôma”.
Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Đức cũng nhấn mạnh rằng các vấn đề như độc thân linh mục và phong chức cho nữ giới chỉ có thể được “giải quyết và làm sáng tỏ” bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Kêu gọi chấp thuận ngừa thai, đồng tính luyến ái và phong chức cho nữ giới
Trong khi đó, Martin Bürger của LifeSiteNews tường trình rằng tài liệu làm việc cho “Con đường Đồng nghị” của các Giám Mục Đức bênh vực việc ngừa thai, thủ dâm, và lối sống đồng tính luyến ái. Các vấn đề phong chức nữ giới và độc thân nhiệm ý giáo sĩ cũng không bị loại khỏi nghị trình. Căn cứ vào đây, người ta cho rằng Giáo Hội tại Đức, trên thực tế, sẽ được “tái phát minh” dù Đức Hồng Y Reinhard Marx quả quyết không phải thế.
Thực tế thì tài liệu làm việc trên chủ yếu theo nghị trình của giáo sư Eberhard Schockenhoff nhằm nới lỏng giáo huấn luân lý của Giáo Hội, điều ông đã trình bầy với các Giám Mục Đức trong hội nghị hồi tháng Ba của các ngài.
Tài liệu làm việc đòi cho nền luân lý tính dục phải được khai triển “dựa trên các tầm nhìn thông sáng của khoa học nhân văn, kể cả kinh nghiệm sống [...] của những người yêu nhau”.
Các khoa học nhân văn như tâm lý học, xã hội học và nhân loại học sẽ cởi mở nhiều ngăn cấm về luân lý tính dục vốn được đề xuất bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, “một thẩm quyền chỉ thấy hoạt động tính dục trong phạm vi hôn nhân mà thôi, và vẫn còn bị điều hướng mạnh mẽ về phía sinh sản”.
Bởi thế, tài liệu làm việc biện minh cho việc ngừa thai, thực hành thủ dâm và lối sống đồng tính tích cực.
Về biện pháp ngừa thai, tài liệu nêu rõ, “Không phải mọi hành vi tình dục đều phải mở cửa cho việc truyền sinh: nguyên tắc làm cha mẹ có trách nhiệm được mở rộng để bao gồm yếu tố kế hoạch hóa gia đình qua việc tự do lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp với hoàn cảnh sống tương ứng. Kế hoạch hóa gia đình, kể cả biện pháp ngừa thai nhân tạo, không phải là một hành động thù nghịch, nhưng ủng hộ quyền của một cặp vợ chồng được đưa ra quyết định chung có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và các phương tiện cụ thể để kế hoạch hóa gia đình”.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mặt khác, nhắc đến thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, dạy rằng “ ‘mỗi hành vi hôn nhân phải ‘tự nó’ mở ra cho việc truyền sinh'”. Sách Giáo Lý dạy thêm, “Học lý đặc thù này, từng được Huấn Quyền trình bày nhiều lần, dựa trên mối nối kết bất khả phân, do Thiên Chúa thiết lập, mối nối kết mà con người không thể theo sáng kiến riêng mình để phá vỡ, giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản, cả hai vốn cố hữu đối với hành vi hôn nhân".
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong Familiaris Consortio, “Khi các cặp vợ chồng, bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai, tách biệt hai ý nghĩa này mà Thiên Chúa Hóa Công từng ghi khắc vào hữu thể người đàn ông và người đàn bà và trong năng động tính của sự hiệp thông tình dục của họ, họ hành động như 'các trọng tài' của kế hoạch Thiên Chúa và họ 'thao túng' và hạ giá tính dục của con người - và với nó, chính con người họ và đối tác kết hôn của họ - bằng cách thay đổi giá trị tự hiến ‘hoàn toàn’ của nó”.
Tuy không sử dụng thuật ngữ “thủ dâm”, tuy nhiên, tài liệu làm việc trong diễn trình chuẩn bị "Con đường Đồng nghị" ở Đức, quả quyết “Trải nghiệm hân hoan của chính cơ thể mình (tự làm tình) cũng có thể có nghĩa là một cách tiếp cận có trách nhiệm đối với tính dục của chính mình”.
Một lần nữa, Sách Giáo lý dạy về điều này, bằng cách trích dẫn một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin, ''‘Cả Huấn quyền của Giáo hội, trong một truyền thống không thay đổi, lẫn cảm thức đạo đức của tín hữu chắc chắn và cương quyết đều đã khẳng định rằng thủ dâm là một hành động vô trật tự từ nội tại và nghiêm trọng’. ‘Việc sử dụng có chủ ý cơ năng tình dục, vì bất cứ lý do gì, nhưng nếu ở bên ngoài hôn nhân, trong yếu tính, đều trái với mục đích của nó'. Vì ở đây, khoái cảm tình dục được tìm kiếm ở bên ngoài ‘mối liên hệ tình dục được trật tự đạo đức đòi hỏi và trong đó toàn bộ ý nghĩa của việc tự hiến cho nhau và sinh sản con người trong bối cảnh tình yêu đích thực đã đạt được’”.
Cuối cùng, theo tài liệu làm việc, “các hành vi đồng tính luyến ái cũng thể hiện được những giá trị có ý nghĩa tích cực, bao lâu chúng là biểu thức của tình bạn, của niềm tin cậy, lòng trung thủy và nâng đỡ trong đời sống”. Nó nói thêm “đồng tính luyến ái không nên bị coi là xấu xa từ nội tại. Việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính không bị tài liệu làm việc loại trừ.
Những tuyên bố này cũng mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội như được phát biểu trong Sách Giáo lý. Ở đó, giáo huấn nói, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống luôn tuyên bố :'Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào”.
Báo hiệu cho thấy đâu là chủ trương của Giáo Hội ở Đức, Đức Hồng Y Marx, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này rằng những người đồng tính thuộc về “cộng đồng bí tích” của Giáo hội và ngài đã bênh vực việc “chúc lành” cho các cặp vợ chồng đồng tính luyến ái.
Tài liệu làm việc, khi nói đến nền luân lý tính dục, đã bao gồm một số biểu đồ. Cột bên trái của các biểu đồ luôn trình bầy ý kiến đa số trong ban chuyên gia. Chắc chắn, ý kiến đa số là ý kiến tự do và cấp tiến, và ý kiến đó cũng được phản ảnh trong các chủ trương thực sự của tài liệu làm việc, như đã được mô tả.
Trong khi các tài liệu làm việc khác cẩn thận hơn trong việc đưa ra các chủ trương gây tranh cãi, không một vấn đề nào có tính nóng bỏng ngày nay bị lấy ra khỏi nghị trình. Tài liệu về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội nói rằng phụ nữ không những chỉ nên tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo hội, mà “vấn đề phong chức bí tích cho phụ nữ cần được nêu lên”.
Trong bối cảnh đó, tài liệu đặt câu hỏi, “thậm chí, liệu chúng ta có khả năng đạt được sự chắc chắn về thánh ý Thiên Chúa đối với chủ đề này bằng sức mạnh của nhận thức con người hay chăng?” Rồi, tài liệu tra hỏi mức độ thế giá của các văn kiện huấn quyền đối với vấn đề này.
Tài liệu dành nhiều thời gian cho vấn đề các nữ phó tế, bằng cách vận động “việc hồi sinh truyền thống phong chức các nữ phó tế”.
Về các nữ linh mục, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1994, “Mặc dù giáo huấn về việc phong chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới đã được duy trì bởi Truyền thống liên tục và phổ quát của Giáo hội và được Huấn quyền giảng dạy vững chắc trong các văn kiện gần đây, tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi, nó vẫn còn bị coi là bỏ ngỏ để tranh luận, hoặc phán quyết của Giáo Hội rằng phụ nữ không được nhận tấn phong bị coi chỉ có giá trị kỷ luật đơn thuần”.
Ngài nói thêm, “vì vậy, để mọi nghi ngờ có thể được cất bỏ liên quan đến một vấn đề rất quan trọng, một vấn đề liên quan đến hiến pháp thần thiêng của Giáo hội, căn cứ vào thừa tác vụ củng cố anh em của tôi, tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này sẽ được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách dứt khoát”.
Ban chuyên gia tập chú vào lối sống của các linh mục cũng đề cập đến vấn đề nữ linh mục, nhưng chuyển giao cho ban nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc các linh mục không lập gia đình, tài liệu đặt câu hỏi, mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào, “Có phải độc thân là lối sống duy nhất phù hợp với bản chất của chức linh mục?”
Chỉ mới gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, đã nhìn nhận rằng bản chất của chức linh mục không tuyệt đối đòi phải sống độc thân”, nhưng ngài tiếp tục nói rằng “nó phát sinh trong một sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này như một đại diện của Chúa Kitô chàng rể của nàng dâu Người, tức Giáo Hội và người đứng đầu của nhiệm thể Người, tức Giáo hội, trong quyền năng của sứ mệnh Người và trong hình thức sống tự hiến hoàn toàn chính Người cho Thiên Chúa”.
Ngài nói “Trong căn bản, Giáo Hội phải làm việc hướng tới một chức linh mục độc thân”.
Đức Hồng Y Müller cũng nhấn mạnh rằng ngay trong Giáo hội sơ khai, độc thân đã là chuẩn mực; ngài nói thêm, “trong Giáo hội phương Đông – rời khỏi truyền thống của Giáo hội sơ khai, và không hề trong sự tiếp nối của Giáo Hội này, tại Công đồng Quinisext (691/692), được tổ chức đặc biệt trong hoàng cung chứ không phải trong một nhà thờ, người ta đã cho phép các linh mục và phó tế được tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân”.
Phiên họp đầu tiên của “Con đường Đồng nghị” sẽ diễn ra tại Frankfurt, ở trung tâm nước Đức, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2. Khoảng 230 người là thành viên của hội đồng, bao gồm tất cả các giám mục ở Đức, nhưng cũng đại diện cho Ủy ban Trung Ương Người Công Giáo Đức và các tổ chức khác.
Đầu tháng này, một liên minh quốc tế gồm các giáo dân Công Giáo gọi là Acies ordinata đã được huy động ở Munich âm thầm cầu nguyện để “cương quyết phản đối Hội đồng Giám mục Đức và vị Chủ tịch của nó” là Đức Hồng Y Marx vì kế hoạch của các giáo phẩm đang dấn thân vào “Con đường Đồng nghị” quả đang gây ra nhiều tranh cãi.