VATICAN - Tòa Thánh tuyên bố đồng ý chống mọi hình thức kỳ thị xu hướng phái tính nhưng đồng thời bày tỏ dè dặt vì những lời lẽ dùng trong tuyên ngôn vừa được trình bày tại LHQ về vấn đề này.
Dự thảo tuyên ngôn do chính phủ Pháp đệ trình nhắm bài trừ mọi hình thức kỳ thị và bạo hành chống người đồng tính luyến ái. Hôm 19-12-2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh đánh giá cao toan tính trong ” Tuyên ngôn về các quyền con người, xu hướng phái tính và căn tính về giống ” được trình bày tại Đại Hội đồng LHQ ngày 18-12-2008, để lên án mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái cũng như kêu gọi các quốc gia hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi hình phạt hình sự đối với người đồng tính luyến ái”. Đồng thời, Tòa Thánh nhận thấy rằng những từ ngữ dùng trong Tuyên ngôn này đi xa hơn chủ ý vừa nói trên đây và được nhiều người đồng thuận.
Đặc biệt những từ ngữ ”xu hướng tính dục” (sexual orientation) và “căn tính về giống” (gender identity) dùng trong bản văn, không được công nhận và không được định nghĩa một cách đồng thuận trong công pháp quốc tế. Nếu người ta phải theo các từ ấy trong việc công bố và áp dụng các quyền căn bản, thì chúng sẽ tạo nên một tình trạng bấp bênh trầm trọng trong các luật pháp và làm thương tổn khả năng của các quốc gia trong việc đề ra và áp dụng các hiệp ước và các tiêu chuẩn nhân quyền mới và các hiệp ước đang có.”
Tuyên ngôn của Tòa Thánh khẳng định thêm rằng: ”Mặc dù sự kiện tuyên ngôn lên án và bảo vệ chống lại mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái là điều đúng, nhưng Văn kiện này, nếu xét trong toàn bộ, đi xa hơn mục đích ấy và trái lại, nó tạo ra tình trạng không chắc chắn trong luật pháp và tạo nên những thách đố đới với các qui luật hiện hành về nhân quyền.”
”Tòa Thánh tiếp tục chủ trương rằng cần phải tránh mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với những người đồng tính luyến ái, và kêu gọi các quốc gia hãy loại bỏ mọi hình phạt hình sự chống lại những người ấy”.
LM Tony Anatrella, người Pháp, bác sĩ phân tâm học và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về gia đình và Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, giải thích rằng Tuyên ngôn do chính phủ Pháp khởi xướng và đệ trình trước Đại hội đồng LHQ không phải chỉ nhắm bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái, nhưng còn cổ võ việc nhìn nhận các cặp đồng phái là ”hôn nhân” và quyền của những cặp này trong việc nhận con nuôi. Nếu Tuyên ngôn này được thông qua tại LHQ thì những nước nào không công nhận hôn nhân đồng phái và không cho các cặp này nhận con nuôi, thì sẽ gặp khó khăn và bị tố giác, phải chịu sức ép của quốc tế. Đây là một trò ”ma giáo” trình bày một vấn đề mà mọi người phải đồng ý, để rồi lén buộc phải công nhận những quyền không thích hợp với tình trạng của những người liên hệ”.
Theo Cha Anatrella, vấn đề đồng tính luyến ái ngày nay đang trở thành một lý luận chính trị trong sự mù quáng về nhân loại học của những người có quyền quyết định về chính trị.. Nước Pháp đang trở thành sứ giả của các hội đồng tính luyến ái, và các hội này yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp bênh vực họ trước LHQ.
Tuyên ngôn do chính phủ Pháp đề nghị đã được trình bày tại Đại hội đồng LHQ hôm 18-12 vừa qua và trong số 192 nước thành viên có 66 nước, trong đó có 27 nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, đã ký tên ủng hộ tuyên ngôn này. 60 nước đã trình bày một phản tuyên ngôn, đứng đầu là Ai Cập, còn lại 66 nước không bày tỏ ý kiến. Tòa Thánh không ký tên vào bản phản tuyên ngôn vừa nói (19-12-2009)
Dự thảo tuyên ngôn do chính phủ Pháp đệ trình nhắm bài trừ mọi hình thức kỳ thị và bạo hành chống người đồng tính luyến ái. Hôm 19-12-2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh nói rằng: ”Tòa Thánh đánh giá cao toan tính trong ” Tuyên ngôn về các quyền con người, xu hướng phái tính và căn tính về giống ” được trình bày tại Đại Hội đồng LHQ ngày 18-12-2008, để lên án mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái cũng như kêu gọi các quốc gia hãy đưa ra những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi hình phạt hình sự đối với người đồng tính luyến ái”. Đồng thời, Tòa Thánh nhận thấy rằng những từ ngữ dùng trong Tuyên ngôn này đi xa hơn chủ ý vừa nói trên đây và được nhiều người đồng thuận.
Đặc biệt những từ ngữ ”xu hướng tính dục” (sexual orientation) và “căn tính về giống” (gender identity) dùng trong bản văn, không được công nhận và không được định nghĩa một cách đồng thuận trong công pháp quốc tế. Nếu người ta phải theo các từ ấy trong việc công bố và áp dụng các quyền căn bản, thì chúng sẽ tạo nên một tình trạng bấp bênh trầm trọng trong các luật pháp và làm thương tổn khả năng của các quốc gia trong việc đề ra và áp dụng các hiệp ước và các tiêu chuẩn nhân quyền mới và các hiệp ước đang có.”
Tuyên ngôn của Tòa Thánh khẳng định thêm rằng: ”Mặc dù sự kiện tuyên ngôn lên án và bảo vệ chống lại mọi hình thức bạo hành chống người đồng tính luyến ái là điều đúng, nhưng Văn kiện này, nếu xét trong toàn bộ, đi xa hơn mục đích ấy và trái lại, nó tạo ra tình trạng không chắc chắn trong luật pháp và tạo nên những thách đố đới với các qui luật hiện hành về nhân quyền.”
”Tòa Thánh tiếp tục chủ trương rằng cần phải tránh mọi dấu hiệu kỳ thị bất công đối với những người đồng tính luyến ái, và kêu gọi các quốc gia hãy loại bỏ mọi hình phạt hình sự chống lại những người ấy”.
LM Tony Anatrella, người Pháp, bác sĩ phân tâm học và là cố vấn Hội đồng Tòa Thánh về gia đình và Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, giải thích rằng Tuyên ngôn do chính phủ Pháp khởi xướng và đệ trình trước Đại hội đồng LHQ không phải chỉ nhắm bãi bỏ việc trừng phạt người đồng tính luyến ái, nhưng còn cổ võ việc nhìn nhận các cặp đồng phái là ”hôn nhân” và quyền của những cặp này trong việc nhận con nuôi. Nếu Tuyên ngôn này được thông qua tại LHQ thì những nước nào không công nhận hôn nhân đồng phái và không cho các cặp này nhận con nuôi, thì sẽ gặp khó khăn và bị tố giác, phải chịu sức ép của quốc tế. Đây là một trò ”ma giáo” trình bày một vấn đề mà mọi người phải đồng ý, để rồi lén buộc phải công nhận những quyền không thích hợp với tình trạng của những người liên hệ”.
Theo Cha Anatrella, vấn đề đồng tính luyến ái ngày nay đang trở thành một lý luận chính trị trong sự mù quáng về nhân loại học của những người có quyền quyết định về chính trị.. Nước Pháp đang trở thành sứ giả của các hội đồng tính luyến ái, và các hội này yêu cầu chính phủ Pháp can thiệp bênh vực họ trước LHQ.
Tuyên ngôn do chính phủ Pháp đề nghị đã được trình bày tại Đại hội đồng LHQ hôm 18-12 vừa qua và trong số 192 nước thành viên có 66 nước, trong đó có 27 nước thuộc Liên hiệp Âu Châu, đã ký tên ủng hộ tuyên ngôn này. 60 nước đã trình bày một phản tuyên ngôn, đứng đầu là Ai Cập, còn lại 66 nước không bày tỏ ý kiến. Tòa Thánh không ký tên vào bản phản tuyên ngôn vừa nói (19-12-2009)