Vatican đã công bố hôm thứ Tư rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đẩy mạnh án tuyên thánh cho 14 vị, trong đó có Chân Phước Charles de Foucauld, một nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916.
De Foucauld, còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, là một người lính, một nhà thám hiểm, một người Công Giáo trở lại đạo sau khi đã mất đức tin, một linh mục, một ẩn sĩ và là người tu sĩ khó nghèo phục vụ giữa những người Tuareg trong sa mạc Sahara ở Algeria.
Ngài bị bởi một nhóm người hạ sát tại nơi ẩn tu của mình trong sa mạc Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
De Foucauld sinh tại Strasbourg năm 1858. Ông được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi cha mẹ vào năm 6 tuổi.
Theo bước chân của ông nội, De Foucauld gia nhập quân đội Pháp và trong thời gian này anh đã mất niềm tin, và sống một cuộc đời buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước.
De Foucauld đã giải ngũ vào năm 23 tuổi và lên đường khám phá Marốc nguy hiểm. Trong tiến trình liên lạc với các tín đồ Hồi giáo có niềm tin rất mạnh mẽ ở đó, De Foucauld cảm thấy bị thách thức và anh bắt đầu lặp lại với chính mình: “Lạy Chúa, nếu thật sự Chúa hiện hữu, xin hãy cho con biết Chúa.”
Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.
Câu nói sau đây của anh được nhiều người truyền tụng: “Ngay khi tôi bắt đầu tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống chỉ cho Ngài mà thôi.”
De Foucauld đã nhận ra ơn gọi theo Chúa Giêsu trong cuộc đời mình tại Nazareth, trong một chuyến hành hương đến Thánh địa. Anh trở thành là một tu sĩ Dòng Trappe ở Pháp và Syria trong bảy năm. Dòng Trappe là nói theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi là Dòng Xitô Nhặt Phép.
Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một tu viện của thánh Clara khó nghèo ở Nazareth.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ dân tộc Tuareg, một dân tộc du mục, và nói rằng ngài muốn sống giữa những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất.
Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Kitô hữu, người Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo.
Ngài rất tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa nơi đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg- Pháp, và là một người anh em của tất cả mọi người.
Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hét lên thông điệp Tin Mừng bằng cuộc sống của mình” và sống một cuộc sống thánh thiện để mọi người phải hỏi “Đệ tử mà còn được như thế, huống hồ là Sư phụ? ”
De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các tu hội bao gồm cả các linh mục và giáo dân, được gọi chung là Gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.
Trong lễ tuyên Chân Phước cho ngài vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Trong tư cách là một linh mục, Charles de Foucauld, đã đặt Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình.”
“Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu – Đấng đã đến để kết hiệp chính mình với nhân loại của chúng ta - mời gọi chúng ta đến với một tình huynh đệ phổ quát mà sau này thánh nhân đã trải nghiệm ở Sahara; và đến với tình yêu mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng cho chúng ta.”
Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến. Trong cuộc tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Charles de Foucauld, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Thánh Cha cũng đã nhìn nhận các phép lạ khác và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei ” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis ” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus ”.
Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.
Source:Catholic News AgencyPope Francis will name Charles de Foucauld a saint. Who was he?
De Foucauld, còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, là một người lính, một nhà thám hiểm, một người Công Giáo trở lại đạo sau khi đã mất đức tin, một linh mục, một ẩn sĩ và là người tu sĩ khó nghèo phục vụ giữa những người Tuareg trong sa mạc Sahara ở Algeria.
Ngài bị bởi một nhóm người hạ sát tại nơi ẩn tu của mình trong sa mạc Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
De Foucauld sinh tại Strasbourg năm 1858. Ông được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi cha mẹ vào năm 6 tuổi.
Theo bước chân của ông nội, De Foucauld gia nhập quân đội Pháp và trong thời gian này anh đã mất niềm tin, và sống một cuộc đời buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước.
De Foucauld đã giải ngũ vào năm 23 tuổi và lên đường khám phá Marốc nguy hiểm. Trong tiến trình liên lạc với các tín đồ Hồi giáo có niềm tin rất mạnh mẽ ở đó, De Foucauld cảm thấy bị thách thức và anh bắt đầu lặp lại với chính mình: “Lạy Chúa, nếu thật sự Chúa hiện hữu, xin hãy cho con biết Chúa.”
Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.
Câu nói sau đây của anh được nhiều người truyền tụng: “Ngay khi tôi bắt đầu tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống chỉ cho Ngài mà thôi.”
De Foucauld đã nhận ra ơn gọi theo Chúa Giêsu trong cuộc đời mình tại Nazareth, trong một chuyến hành hương đến Thánh địa. Anh trở thành là một tu sĩ Dòng Trappe ở Pháp và Syria trong bảy năm. Dòng Trappe là nói theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi là Dòng Xitô Nhặt Phép.
Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một tu viện của thánh Clara khó nghèo ở Nazareth.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ dân tộc Tuareg, một dân tộc du mục, và nói rằng ngài muốn sống giữa những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất.
Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Kitô hữu, người Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo.
Ngài rất tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa nơi đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg- Pháp, và là một người anh em của tất cả mọi người.
Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hét lên thông điệp Tin Mừng bằng cuộc sống của mình” và sống một cuộc sống thánh thiện để mọi người phải hỏi “Đệ tử mà còn được như thế, huống hồ là Sư phụ? ”
De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các tu hội bao gồm cả các linh mục và giáo dân, được gọi chung là Gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.
Trong lễ tuyên Chân Phước cho ngài vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Trong tư cách là một linh mục, Charles de Foucauld, đã đặt Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình.”
“Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu – Đấng đã đến để kết hiệp chính mình với nhân loại của chúng ta - mời gọi chúng ta đến với một tình huynh đệ phổ quát mà sau này thánh nhân đã trải nghiệm ở Sahara; và đến với tình yêu mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng cho chúng ta.”
Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến. Trong cuộc tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Charles de Foucauld, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Thánh Cha cũng đã nhìn nhận các phép lạ khác và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei ” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis ” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus ”.
Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.
Source:Catholic News Agency