Hôm nay ngày 6.8.2020, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành phố Hiroshima và Nagasaki bị bom nguyên tử tàn phá, chúng tôi nhớ lại chuyến đi thăm Nhật Bản năm 2007 với ĐHY Phạm Minh Mẫn. Ngày 28.3.2007, chúng tôi đã tháp tùng ĐHY Tổng giám mục Saigòn tới thăm thành phố lịch sử Hiroshima. Chính tại nơi đây vào lúc 8:15 sáng ngày ngày 6.8.1945 quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ đã thả xuống thành phố Hiroshima và gây cảnh chết chóc kinh hoàng cho hơn 200.000 người. Vì biến cố lịch sử này mà dân chúng Hiroshima đã xây dựng lại một Viện Hồi Ức về sự tàn phá của bom nguyên tử để ngàn đời cho hậu thế khắc ghi là: "Hãy chấm dứt chiến tranh, hãy thôi giết hại nhau, hãy hủy diệt võ khí giết người hằng loạt".
Khi thăm viếng và chứng kiến cảnh tàn sát kinh hoàng đó, Đức Hồng Y và tôi đã ghi lại trong cuốn lưu niệm ở đây dòng chữ như sau: “Chúng tôi cầu nguyện rằng đùng bao giờ có chiến tranh nữa – We pray for no more war ever!”.
Thực vậy, cả một thành phố to lớn mà chỉ một quả bom nguyên tử nổ tại đó, đã tàn phá bình địa ra tro mọi thứ, chỉ còn trơ lại chừng 11 căn nhà chơ vơ... Bao nhiêu người và nhà cửa chết lập tức. Tất cả những ai sống trong vòng 5 cây số nơi trái bom rớt xuống đều chết hết, những người khác thì dần dà cũng chết...nhưng nếu còn sống thì nửa sống nửa chết... coi những hình ảnh và chứng tích rất hãi hùng.
Đức Giáo Hoàng Francis cũng đã đến thăm cả hai thành phố Trước Hiroshima và Nagasaki vào tháng 11 năm 2019. Tại đây, Đức Phanxicô đã tuyên bố rằng: “Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại mọi tương lai có thể có đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình ngay cả khi chúng ta chế tạo vũ khí chiến tranh mới đáng sợ? ”. Những bình luận của Ngài được đưa ra gần 40 năm sau khi ĐGH John Paul II là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1981.
Trong chuyến thăm của mình, Đức Phanxicô đã nhắc lại những gì trước đây ngài đã từng nói với những người đoạt giải Nobel Hòa bình, các nhà ngoại giao và đại diện xã hội dân sự tại một hội nghị chuyên đề của Vatican năm 2017, rằng vũ khí hạt nhân, cùng với vũ khí hóa học và bom mìn, là không thể chấp nhận được. Ngài lên án mạnh mẽ việc sử dụng chúng, và đề cao giải trừ vũ khí hạch nhân.
Duyệt qua lịch sử chúng ta thấy vai trò liên tục của Giáo Hội Công Giáo trong việc cung cấp hướng dẫn đạo đức về vấn đề vũ khí hạt nhân:
Một năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, trong đó Mỹ và Liên Xô đã tiến gần đến xung đột hạt nhân, Đức Giáo Hoàng John XXIII đã cho ra thông điệp “Pacem in terris” (Hòa bình trên Trái đất) trong đó Ngài nhấn mạnh về việc giảm cân bằng vũ khí hạt nhân và cuối cùng là có thể bãi bỏ vũ khí này.
Tại Công đồng chung Vatican II, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI khi suy ngẫm về chiến tranh hạt nhân, Ngài đã ban hành Hiến chế “Gaudium et spes” (Vui mừng và Hy vọng) trong đó đề cập tới: “bất cứ điều gì có thể là sự răn đe trong cuộc đua vũ trang và cần giữ gìn một nền hòa bình chắc chắn và đích thực”.
Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1982 khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ngài muốn bãi bỏ vũ khí nguyên tử và giải giáp, nhưng không thể thực hiện vì thời đó bị hạn chế bởi môi trường chính trị và công nghệ. Chiến tranh Lạnh vẫn đang hoành hành, và Vatican chấp nhận, mặc dù miễn cưỡng, - khái niệm giữ vũ khí để ngăn chặn người khác sử dụng chúng - thay vì bãi bỏ hoàn toàn vào thời điểm đó. Khoảng 30 năm sau, trong một thực tế toàn cầu đã thay đổi, ngoại trưởng Vatican nói với Hoa Kỳ rằng sự răn đe (deterrence) là trở ngại chính cho việc giải giáp, thiết lập vị thế của Vatican ngày nay.
Năm 2017, Tòa Thánh trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về Cấm vũ khí hạt nhân. Điều 1 cấm những người ký tên để phát triển, thử nghiệm, sản xuất, sản xuất, nếu không có, sở hữu hoặc tàng trữ vũ khí hạt nhân, đó là nền tảng cho sự lên án lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc răn đe và kêu gọi giải giáp sau mùa thu đó.
Drew Christiansen, SJ và Carole Sargent đã có mặt tại Hội nghị chuyên đề về vũ khí hạch nhân năm 2017 - và sau đó, họ là đồng biên tập một cuốn sách chứng thực từ sự kiện mang tính bước ngoặt đó. Cuốn sách có tựa đề là “A World Free from Nuclear Weapons: The Vatican Conference on Disarmament.” (Một thế giới miễn phí từ vũ khí hạt nhân: Hội nghị về giải trừ vũ khí của Vatican).
Nhưng hướng dẫn được cung cấp bởi Giáo Hội Công Giáo không chỉ đơn giản thông qua các tuyên bố và vị trí chính thức từ cấp chóp bu của Giáo hội.
Trên khắp nhà thờ, nhiều nhóm khác nhau đã vận động lâu dài để bãi bỏ vũ khí hạt nhân. Tại Nhật Bản, một số nhà hoạt động hibakusha - những người sống sót ở Hiroshima và Nagasaki – các nữ tu Notre Dame de Namur và Hội Society of the Helper of Holy Souls, trong số nhiều hội khác.
Sự sẵn sàng lên tiếng chống lại bạo lực hạt nhân phù hợp với gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đưa ra một phong cách đạo đức kêu gọi phân biệt, không vâng phục mù quáng. Đức Phanxicô đã kêu gọi những người làm việc trong lĩnh vực hạt nhân tự giáo dục, tốt nhất là cùng đi chung với vị linh hướng và khám phá cách thế đáp ứng phù hợp với lương tâm của họ.
Nhưng 75 năm kể từ sự hủy diệt của Hiroshima và Nagasaki, Vatican cho chúng ta hướng dẫn đạo đức rõ ràng rằng việc giải trừ vũ khí là có thể, và đối với tất cả chúng ta, tôn giáo hay thế tục, thời gian đã đến từ lâu.
Trong chuyến tháp tùng ĐHY Phạm Minh Mẫn thăm viếng Nhật Bản trong vòng 10 ngày, chúng tôi đã có dịp đi nhiều nơi, gặp nhiều nhân vật quan trọng đạo đời, và nhất là thăm các cộng đoàn Việt Nam tại Nhật.
Sau khi thăm Viện Hồi Ức nguyên tử ở Hiroshima, chúng tôi có dịp đi thăm một trong những thắng cảnh đẹp vào bậc nhất nước Nhật, đó là Miyajima (có nghĩa là hòn đảo hoàng cung), nơi đây có đền thờ Thần Đạo Nhật. Sau chừng 15 phút đi tầu ghé bến lên đảo, tự nhiên ai nấy đều cảm thấy một cảnh thanh thoát lạ thường... Cổng tam quan mầu đỏ tuy đơn giản nhưng trang nghiêm uy nghi chào đón khách bước vào cõi thiên thai... Vừa ra khỏi tầu có cả đàn nai con và hươu, đến cả 100 con tung tăng đón chào khách, hay lẽo đẽo theo mấy em nhỏ xin ăn. Lạ thường thay, người ta thường nói “nhát và sợ sệt như nai con”, nhưng ở đây những đàn nai rất thân thiết và quen với người không chút bẽn lẽn chút nào cả. Thứ đến cả một rừng cây mầu sắc khác nhau, đôi khi chen lẫn những sắc hoa anh đào rực rỡ đưa chân du khách vào trong một thứ “đạo” rất linh thiêng và rất phổ quát của thần giáo Nhật bản.
Đạo Thần là thứ đạo đa thần, thần hiện diện và lan tỏa khắp nơi. Thần là ‘dương’ ẩn tàng trong vũ trụ và nhân sinh, nhưng biểu hiệu của Thần là “hoàng đế” là ‘âm’ được thể hiện qua con người của thiên hoàng. Hoàng đế là con trời là “thần”. Sự biểu hiện của Thần không chỉ qua thiên hoàng mà còn qua đền đài uy nghiêm, qua vạn vật chúng sinh. Thế nên tại Đền Thần thì lại trống không, không có để hình ảnh hay tượng thần của bất cứ ai, ngay cả hoàng đế hay thánh nhân nào cả. Các ‘tu sĩ’ của thần giáo chỉ có nhiêm vụ coi đền và phục dịch đền chứ không phải là một loại tăng lữ giáo phẩm. Tuy nhiên các tu sĩ Thần giáo đều thuộc về dòng tộc cha truyền con nối, chứ không phải bất cứ ai muốn đi tu cũng được.
Thêm vào những hiểu biết căn bản này, chúng tôi còn có dịp biết một điều khác rất lạ lùng -- Cha Cao sơn Thần đã ở Nhật lâu năm -- giải thích rằng các võ sĩ đánh “sumo” họ cũng được xếp vào hàng “thần”, nên võ đài đánh “sumo” không chỉ đơn thuần là môn thể thao mà còn là biểu hiện tôn giáo của Nhật và là nét văn hóa của truyền thống Phù Tang.
Tiếp đến chúng tôi tới thăm Dòng của các Nữ Tu Ánh Sáng Phúc Âm. Vào buổi chiều, Đức Hồng Y cùng phái đoàn đến thăm nhà thờ Chính tòa Hiroshima và thăm Đức Giám Mục Joseph Misue của Giáo phận Hiroshima.
Tại Tòa Giám Mục, Đức Cha Misue đã cho biết tình hình giáo phận của Ngài có chừng 8 triệu dân, nhưng chỉ có 21, 000 người Công Giáo. Riêng tại thành phố Hiroshima chỉ có 5 nhà thờ Công Giáo, đang khi đó có tới 759 ngôi đền chùa. GM Misue nói vào năm 1981 khi Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Hiroshima thì lúc đó ngay chính một số người Nhật mới biết là tại đây cũng có một số người theo đạo Công Giáo. Đức Cha cho biết sau thế chiến II số Công Giáo đã xuống và càng xuống chứ không tăng lên.
Hiện nay, ảnh hưởng vật chất tiêu thụ ở Nhật rất mạnh, nên nhiều người không coi trọng việc tôn giáo. Truyền giáo rất là khó khăn. Ngài chia sẻ rằng khi ngài sang thăm Việt Nam thấy số người đi lễ nhiều, ấm cúng, sinh động như vậy... Ngài rất “thèm” được có như vậy. Rồi tự hỏi không biết chúng tôi hay chính tôi là giám mục có làm gì sai không mà tại sao lại không truyền giáo thành công như các bạn được? ” Rồi ngài nói, dầu vậy người Công Giáo Nhật rất xác tín về con đường sự thật mà họ đang bước đi...”
Tuần lễ thăm viếng Nhật Bản chúng tôi đã gặp đức Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nhật Bản, Đức Hồng Y TGM Tokyo, DGM giáo phận Hiroshima, ĐGM giáo phận Nagazakhi, gặp Viện trưởng trường Đại học Sophia, thăm các Cộng đoàn Việt Nam tại thành phố Himeiji, Kobe, Hiroshima và tại Tokyo; gặp gỡ một só tu viện nam va nữ tại Nhật Bản dọn đường cho một số các Tu sĩ việt Nam sang du học và tiếp thu vài cơ sở tu viện.
Đặc biệt là thăm các viện bảo tàng tại Hiroshima, thăm nhà thờ chính tòa Nagazaki, Đền thờ các Thánh Tử Đạo Nhật Bản, và thăm Nhà Di tích Lịch sử Truyền giáo tại Nhật Bản.
Chuyến đi thật ý nghĩa và đầy những kỉ niệm về lãnh vực lịch sử, tôn giáo, và văn hóa.
LM John Trần Công Nghị
Khi thăm viếng và chứng kiến cảnh tàn sát kinh hoàng đó, Đức Hồng Y và tôi đã ghi lại trong cuốn lưu niệm ở đây dòng chữ như sau: “Chúng tôi cầu nguyện rằng đùng bao giờ có chiến tranh nữa – We pray for no more war ever!”.
Thực vậy, cả một thành phố to lớn mà chỉ một quả bom nguyên tử nổ tại đó, đã tàn phá bình địa ra tro mọi thứ, chỉ còn trơ lại chừng 11 căn nhà chơ vơ... Bao nhiêu người và nhà cửa chết lập tức. Tất cả những ai sống trong vòng 5 cây số nơi trái bom rớt xuống đều chết hết, những người khác thì dần dà cũng chết...nhưng nếu còn sống thì nửa sống nửa chết... coi những hình ảnh và chứng tích rất hãi hùng.
Đức Giáo Hoàng Francis cũng đã đến thăm cả hai thành phố Trước Hiroshima và Nagasaki vào tháng 11 năm 2019. Tại đây, Đức Phanxicô đã tuyên bố rằng: “Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại mọi tương lai có thể có đối với ngôi nhà chung của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể nói về hòa bình ngay cả khi chúng ta chế tạo vũ khí chiến tranh mới đáng sợ? ”. Những bình luận của Ngài được đưa ra gần 40 năm sau khi ĐGH John Paul II là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử vào năm 1981.
Hiroshima, sau vụ nổ bom nguyên tử ngày 6/8/1945 |
Duyệt qua lịch sử chúng ta thấy vai trò liên tục của Giáo Hội Công Giáo trong việc cung cấp hướng dẫn đạo đức về vấn đề vũ khí hạt nhân:
Một năm sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, trong đó Mỹ và Liên Xô đã tiến gần đến xung đột hạt nhân, Đức Giáo Hoàng John XXIII đã cho ra thông điệp “Pacem in terris” (Hòa bình trên Trái đất) trong đó Ngài nhấn mạnh về việc giảm cân bằng vũ khí hạt nhân và cuối cùng là có thể bãi bỏ vũ khí này.
Tại Công đồng chung Vatican II, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolo VI khi suy ngẫm về chiến tranh hạt nhân, Ngài đã ban hành Hiến chế “Gaudium et spes” (Vui mừng và Hy vọng) trong đó đề cập tới: “bất cứ điều gì có thể là sự răn đe trong cuộc đua vũ trang và cần giữ gìn một nền hòa bình chắc chắn và đích thực”.
Đức Giáo Hoàng John Paul II vào năm 1982 khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc, Ngài muốn bãi bỏ vũ khí nguyên tử và giải giáp, nhưng không thể thực hiện vì thời đó bị hạn chế bởi môi trường chính trị và công nghệ. Chiến tranh Lạnh vẫn đang hoành hành, và Vatican chấp nhận, mặc dù miễn cưỡng, - khái niệm giữ vũ khí để ngăn chặn người khác sử dụng chúng - thay vì bãi bỏ hoàn toàn vào thời điểm đó. Khoảng 30 năm sau, trong một thực tế toàn cầu đã thay đổi, ngoại trưởng Vatican nói với Hoa Kỳ rằng sự răn đe (deterrence) là trở ngại chính cho việc giải giáp, thiết lập vị thế của Vatican ngày nay.
Năm 2017, Tòa Thánh trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về Cấm vũ khí hạt nhân. Điều 1 cấm những người ký tên để phát triển, thử nghiệm, sản xuất, sản xuất, nếu không có, sở hữu hoặc tàng trữ vũ khí hạt nhân, đó là nền tảng cho sự lên án lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc răn đe và kêu gọi giải giáp sau mùa thu đó.
Drew Christiansen, SJ và Carole Sargent đã có mặt tại Hội nghị chuyên đề về vũ khí hạch nhân năm 2017 - và sau đó, họ là đồng biên tập một cuốn sách chứng thực từ sự kiện mang tính bước ngoặt đó. Cuốn sách có tựa đề là “A World Free from Nuclear Weapons: The Vatican Conference on Disarmament.” (Một thế giới miễn phí từ vũ khí hạt nhân: Hội nghị về giải trừ vũ khí của Vatican).
Nhưng hướng dẫn được cung cấp bởi Giáo Hội Công Giáo không chỉ đơn giản thông qua các tuyên bố và vị trí chính thức từ cấp chóp bu của Giáo hội.
Trên khắp nhà thờ, nhiều nhóm khác nhau đã vận động lâu dài để bãi bỏ vũ khí hạt nhân. Tại Nhật Bản, một số nhà hoạt động hibakusha - những người sống sót ở Hiroshima và Nagasaki – các nữ tu Notre Dame de Namur và Hội Society of the Helper of Holy Souls, trong số nhiều hội khác.
Sự sẵn sàng lên tiếng chống lại bạo lực hạt nhân phù hợp với gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Ngài đưa ra một phong cách đạo đức kêu gọi phân biệt, không vâng phục mù quáng. Đức Phanxicô đã kêu gọi những người làm việc trong lĩnh vực hạt nhân tự giáo dục, tốt nhất là cùng đi chung với vị linh hướng và khám phá cách thế đáp ứng phù hợp với lương tâm của họ.
Nhưng 75 năm kể từ sự hủy diệt của Hiroshima và Nagasaki, Vatican cho chúng ta hướng dẫn đạo đức rõ ràng rằng việc giải trừ vũ khí là có thể, và đối với tất cả chúng ta, tôn giáo hay thế tục, thời gian đã đến từ lâu.
Trong chuyến tháp tùng ĐHY Phạm Minh Mẫn thăm viếng Nhật Bản trong vòng 10 ngày, chúng tôi đã có dịp đi nhiều nơi, gặp nhiều nhân vật quan trọng đạo đời, và nhất là thăm các cộng đoàn Việt Nam tại Nhật.
Sau khi thăm Viện Hồi Ức nguyên tử ở Hiroshima, chúng tôi có dịp đi thăm một trong những thắng cảnh đẹp vào bậc nhất nước Nhật, đó là Miyajima (có nghĩa là hòn đảo hoàng cung), nơi đây có đền thờ Thần Đạo Nhật. Sau chừng 15 phút đi tầu ghé bến lên đảo, tự nhiên ai nấy đều cảm thấy một cảnh thanh thoát lạ thường... Cổng tam quan mầu đỏ tuy đơn giản nhưng trang nghiêm uy nghi chào đón khách bước vào cõi thiên thai... Vừa ra khỏi tầu có cả đàn nai con và hươu, đến cả 100 con tung tăng đón chào khách, hay lẽo đẽo theo mấy em nhỏ xin ăn. Lạ thường thay, người ta thường nói “nhát và sợ sệt như nai con”, nhưng ở đây những đàn nai rất thân thiết và quen với người không chút bẽn lẽn chút nào cả. Thứ đến cả một rừng cây mầu sắc khác nhau, đôi khi chen lẫn những sắc hoa anh đào rực rỡ đưa chân du khách vào trong một thứ “đạo” rất linh thiêng và rất phổ quát của thần giáo Nhật bản.
Đạo Thần là thứ đạo đa thần, thần hiện diện và lan tỏa khắp nơi. Thần là ‘dương’ ẩn tàng trong vũ trụ và nhân sinh, nhưng biểu hiệu của Thần là “hoàng đế” là ‘âm’ được thể hiện qua con người của thiên hoàng. Hoàng đế là con trời là “thần”. Sự biểu hiện của Thần không chỉ qua thiên hoàng mà còn qua đền đài uy nghiêm, qua vạn vật chúng sinh. Thế nên tại Đền Thần thì lại trống không, không có để hình ảnh hay tượng thần của bất cứ ai, ngay cả hoàng đế hay thánh nhân nào cả. Các ‘tu sĩ’ của thần giáo chỉ có nhiêm vụ coi đền và phục dịch đền chứ không phải là một loại tăng lữ giáo phẩm. Tuy nhiên các tu sĩ Thần giáo đều thuộc về dòng tộc cha truyền con nối, chứ không phải bất cứ ai muốn đi tu cũng được.
Thêm vào những hiểu biết căn bản này, chúng tôi còn có dịp biết một điều khác rất lạ lùng -- Cha Cao sơn Thần đã ở Nhật lâu năm -- giải thích rằng các võ sĩ đánh “sumo” họ cũng được xếp vào hàng “thần”, nên võ đài đánh “sumo” không chỉ đơn thuần là môn thể thao mà còn là biểu hiện tôn giáo của Nhật và là nét văn hóa của truyền thống Phù Tang.
Tiếp đến chúng tôi tới thăm Dòng của các Nữ Tu Ánh Sáng Phúc Âm. Vào buổi chiều, Đức Hồng Y cùng phái đoàn đến thăm nhà thờ Chính tòa Hiroshima và thăm Đức Giám Mục Joseph Misue của Giáo phận Hiroshima.
Tại Tòa Giám Mục, Đức Cha Misue đã cho biết tình hình giáo phận của Ngài có chừng 8 triệu dân, nhưng chỉ có 21, 000 người Công Giáo. Riêng tại thành phố Hiroshima chỉ có 5 nhà thờ Công Giáo, đang khi đó có tới 759 ngôi đền chùa. GM Misue nói vào năm 1981 khi Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Hiroshima thì lúc đó ngay chính một số người Nhật mới biết là tại đây cũng có một số người theo đạo Công Giáo. Đức Cha cho biết sau thế chiến II số Công Giáo đã xuống và càng xuống chứ không tăng lên.
Hiện nay, ảnh hưởng vật chất tiêu thụ ở Nhật rất mạnh, nên nhiều người không coi trọng việc tôn giáo. Truyền giáo rất là khó khăn. Ngài chia sẻ rằng khi ngài sang thăm Việt Nam thấy số người đi lễ nhiều, ấm cúng, sinh động như vậy... Ngài rất “thèm” được có như vậy. Rồi tự hỏi không biết chúng tôi hay chính tôi là giám mục có làm gì sai không mà tại sao lại không truyền giáo thành công như các bạn được? ” Rồi ngài nói, dầu vậy người Công Giáo Nhật rất xác tín về con đường sự thật mà họ đang bước đi...”
Tuần lễ thăm viếng Nhật Bản chúng tôi đã gặp đức Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nhật Bản, Đức Hồng Y TGM Tokyo, DGM giáo phận Hiroshima, ĐGM giáo phận Nagazakhi, gặp Viện trưởng trường Đại học Sophia, thăm các Cộng đoàn Việt Nam tại thành phố Himeiji, Kobe, Hiroshima và tại Tokyo; gặp gỡ một só tu viện nam va nữ tại Nhật Bản dọn đường cho một số các Tu sĩ việt Nam sang du học và tiếp thu vài cơ sở tu viện.
Đặc biệt là thăm các viện bảo tàng tại Hiroshima, thăm nhà thờ chính tòa Nagazaki, Đền thờ các Thánh Tử Đạo Nhật Bản, và thăm Nhà Di tích Lịch sử Truyền giáo tại Nhật Bản.
Chuyến đi thật ý nghĩa và đầy những kỉ niệm về lãnh vực lịch sử, tôn giáo, và văn hóa.
LM John Trần Công Nghị