1. 81 ngày sau khi đòi bãi bỏ cảnh sát, 81% người da đen muốn có cảnh sát gác trong khu phố

Các cuộc biểu tình trên khắp Hoa Kỳ theo sau cái chết của anh George Floyd đã dẫn đến những lời kêu gọi nguy hiểm là “giảm ngân sách cảnh sát” và thậm chí là “bãi bỏ cảnh sát”.

Hội đồng thành phố New York đã bỏ phiếu vào tháng trước để cắt giảm 1 tỷ đô la từ ngân sách hàng năm gần 6 tỷ đô la của cảnh sát New York, gọi tắt là NYPD, cho năm tài chính 2020. NYPD, nơi giám sát gần 36, 000 cảnh sát, hiện bị cắt giảm ngân sách nghiêm trọng gần 17%.

Tại Minneapolis, hội đồng thành phố đã đề xuất kế hoạch thay thế sở cảnh sát và đầu tư vào các chương trình an toàn công cộng dựa vào cộng đồng, mặc dù động thái này đã bị chặn lại trong một cuộc bỏ phiếu gần đây.

Còn tại Seattle, các quan chức dân cử đã bắt đầu giảm bớt số nhân viên cảnh sát với con số hàng nghìn người. Điều không thể tưởng tượng được nay đang đe dọa trở thành hiện thực trên toàn quốc.

Tội phạm đường phố có những nhịp điệu cơ hội của riêng nó gắn liền với môi trường xung quanh hoặc sự dễ dãi của nhà nước. Trong khi một số chiến thuật trị an của cảnh sát vẫn còn gây tranh cãi, người ta thực sự đã chứng kiến sự giảm thiểu tội phạm một cách lịch sử ở Thành phố New York bắt đầu từ những năm 1990, khi bọn tội phạm được thông báo rằng ngay cả những vi phạm nhỏ cũng sẽ bị trừng phạt và việc thực thi pháp luật nghiêm minh được ghi nhận là đã lấy lại đường phố và cứu sống vô số người. Việc nới lỏng gần đây đang có tác dụng làm quay trở lại những cảnh giết chóc kinh hoàng trước đó.

Thật đáng báo động khi những lời kêu gọi giảm bớt ngân sách hoặc bãi bỏ cảnh sát ngày càng trở nên phổ biến trong thời điểm các vụ xả súng và giết người đang gia tăng ở nhiều thành phố lớn. Ngày nay, thành phố New York đang trải qua một đợt đấu súng gia tăng nguy hiểm trên khắp năm quận. Chỉ 8 tháng đầu năm 2020, NYPD đã ghi nhận 777 vụ xả súng - với nhiều nạn nhân và thương vong hơn trong năm nay so với toàn bộ năm 2019, theo một phân tích của New York Post.

Tờ New York Times gần đây đã báo cáo rằng tỷ lệ giết người ở 64 thành phố lớn của Mỹ đã tăng lên trong ba tháng đầu năm 2020 so với những năm trước. Và sau một thời gian ngắn tạm dừng, dường như do đại dịch Covid-19, tỷ lệ giết người bắt đầu tăng trở lại vào tháng 5, với thành phố New York trải qua sự gia tăng đáng báo động về số vụ giết người trong sáu tháng đầu năm 2020. Tờ New York Post hôm 9 tháng 8 cho biết: “Số vụ xả súng ở NYC vào năm 2020 gần bằng tổng số của cùng kỳ trong hai năm qua cộng lại.”

Tại Portland, những người biểu tình và các sĩ quan liên bang đã đụng độ trước Tòa án Liên bang Mark Hatfield. Những người biểu tình đã cố gắng chặn các cửa trước thoát thân của cảnh sát và gây ra một vụ hỏa hoạn trong khi có rất nhiều người còn ở bên trong như thể muốn thiêu sống họ.

Và ở Chicago, đêm Chúa Nhật và sáng sớm thứ Hai đã chứng kiến cảnh cướp bóc và bạo loạn tràn lan sau khi cảnh sát bắn một kẻ tình nghi mà họ cho là đã xả súng vào họ. Những kẻ cướp bóc đã nhắm mục tiêu vào các cửa hàng, ngân hàng và thậm chí phá hủy một điểm bán xe của Tesla trên con đường Magnificent Mile của thành phố.

Dữ liệu tội phạm gần đây - cho thấy sự gia tăng mạnh các vụ xả súng, giết người, bắt cóc, tống tiền, hiếp dâm ở các thành phố như New York, Chicago và Portland - là một cảnh báo đáng ngại.

Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup, được công bố 81 ngày sau khi có các lời kêu gọi giải tán cảnh sát của BLM, cho thấy một con số khổng lồ 81% người Mỹ da đen muốn có sự hiện diện của cảnh sát trong khu phố của họ. Quan điểm cấp tiến của nhiều nhà hoạt động trong phong trào BLM rõ ràng không tiêu biểu cho quan điểm của người Mỹ da đen.


Source:Acton News

2. Cha sở thuộc giáo phận Detroit được giải oan và được bồi thường 125 ngàn đô la

Một thắng lợi tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo thuộc địa phận Detroit tiểu bang Michigan thở phào nhẹ nhõm. Đặc biệt là nạn nhân của cáo buộc lạm dụng tình dục này, cha Eduard Perrone, đã có cơ hội được giải oan và phục hồi sứ vụ của mình là chánh xứ tại cộng đoàn Công Giáo Đức Mẹ Lên Trời tại địa phận nói trên, một nhiệm vụ mà ngài đã gánh vác suốt 25 năm không một tì vết cho đến ngày bị hàm oan.

Theo chính lời kể của cha Perrone với tờ Detroit Free Press, ngài đã bị một nữ cảnh sát quận hạt Macomb cáo buộc ngài tội lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ, căn cứ vào những lời cậu bé này nói lại với cô ta vào năm 2019. Cha Perrone đã tức khắc bị bề trên thuộc tổng giáo phận chấm dứt mục vụ của ngài trong khi chờ đợi cuộc điều tra của nhà chức trách.

Cuộc điều tra đã kéo dài cả hơn 13 tháng. Cha Perrone một mực kêu oan. Biện lý John Schapka nói ngài không làm gì sai trái, còn cậu bé giúp lễ kia sau đó lại thay đổi lời khai và nói rằng chuyện lạm dụng không hề xảy ra, cậu ta bị mua chuộc và đe dọa.

Cha Perrone đã đâm đơn kiện cảnh sát LePage. Biện lý cuộc sau nhiều ngày thương thuyết đã đồng ý trả cho cha Perrone một số tiền bồi thường là 125 ngàn đô la để ngài rút lại vụ kiện.

Cha Perrone đồng ý, vì theo ngài, tiền bạc không là vấn đề, ngài chỉ mong ước được lấy lại tiếng tốt và được trở lại sứ vụ chăn chiên của mình ở cộng đoàn Đức Mẹ Lên Trời.

Theo tuyên bố của phát ngôn viên tổng giáo phận là ông Ned McGrath, việc phục hồi công tác mục vụ cho cha Perrone trong tư cách một linh mục hiện đang chờ quyết định từ Vatican.

Việc cha Perrone thắng kiện diễn ra chỉ hai ngày sau Lễ Đức Mẹ Lên Trời, không chỉ mang một ý nghĩa thiêng liêng với cá nhân cha, mà nó còn là một nhắc nhở cho mọi người trong cộng đoàn rằng Đức Mẹ luôn đoái đến những người con trung thành và luôn dốc lòng cậy trông phó thác vào tình thương của Chúa và Mẹ.


Source:WNem.com

3. Bắc Kinh đang 'mở rộng' mô hình giám sát người Duy Ngô Nhĩ cho phần còn lại của Trung Quốc

Robert Potter, nguyên là một nhà thầu an ninh mạng, từng làm việc cho an ninh Trung Quốc, tiết lộ rằng trước các bất mãn của dân chúng gây ra từ cách thức đối phó của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với đại dịch coronavirus, bọn cầm quyền nước này đang tăng cường các chương trình giám sát quần chúng ở miền Trung Trung Quốc, nơi vẫn đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi trận đại dịch này. Ông cho biết hệ thống an ninh giám sát đang được triển khai trên quy mô lớn ở quốc gia cộng sản này, rập khuôn theo các chương trình đối xử đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương

Ký giả Sharri Markson của Sky News Australia cũng tiết lộ một vụ rò rỉ an ninh lớn cho thấy bọn cầm quyền Trung Quốc đang giám sát một nhóm dân tộc thiểu số khác.

Theo Markson, bọn cầm quyền Trung Quốc đã hình thành một database, nghĩa là một cơ sở dữ liệu, nhằm nhận dạng khuôn mặt của một nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung Trung Quốc.

Cơ sở dữ liệu giám sát này đang nhắm mục tiêu đến Khu tự trị Thổ Gia (Tujia - 土家) và Miêu (Miao - 苗) ở thành phố Đồng Nhơn (Tongren - 同仁), miền trung nam Trung Quốc.

Ông Potter nói với Sky News rằng có bốn hệ thống khác nhau đang hoạt động trong khu vực, với khoảng 110, 000 người là mục tiêu của các vụ vi phạm quyền tư ẩn hàng loạt này.

“Mỗi người nằm trong cơ sở dữ liệu này đã từng là nạn nhân của công an Trung Quốc. Bọn cầm quyền sử dụng phương pháp này để điều chỉnh cuộc sống riêng tư hàng ngày của họ”.

Chuyên gia về các mối đe dọa an ninh Trung Quốc Christopher Balding cho biết những tiết lộ này đặt ra câu hỏi đáng kể về phạm vi kiểm soát của Đảng Cộng sản.

“Nó đặt ra rõ ràng một loạt toàn bộ các câu hỏi về mức độ kiểm soát mà Bắc Kinh đang mở rộng từ mô hình Tân Cương sang phần còn lại của Trung Quốc, ” ông nói.


Source:Sky News Australia