CHÚA NHẬT XXIX TN (A)
Isaia 45: 1,4- 6; Psalm 95; Thêxalônica 1: 1-5d; Mátthêu 22: 15-21
Thời ngôn sứ Isaia chắc không có những thám tử tư. Nhưng, cho dù họ đã có giới người làm công việc điều tra đó, thì chúng ta có thể hỏi họ để tìm hiểu về tính nhún nhường của Cyrus, họ có thể trả lời chúng ta như thế nào? Trước hết họ có thể cho biết Cyrus đã xuất hiện vào lúc nào. Đó là vào thời kỳ cuối cùng của chuối lưu đày dân Írael tại Babylon là vào năm 553 trước Công Nguyên T.C
Dân Írael đã bất trung với Thiên Chúa, nên theo lời các ngôn sứ, Thiên Chúa đã dùng dân và lảnh thổ Babylon để trừng phạt dân Ísrael, bắt họ phải đi lưu đày. Cũng như khi Ísrael bị lưu đày ở Ai cập, bây giờ họ lại trở thành dân nô lệ nơi vùng đất xa lạ. Họ không thể làm gì để tự tồn tại. Khi còn là dân nô lệ ở Ai Cập, Thiên Chúa đã dưỡng nuôi nên Môsê là dân Ísrael để giải cứu họ ra khỏi Ai Cập để đi đến miền Đất Hứa. Nhưng, chúng ta cũng có thể hỏi kẻ điều tra: "Cyrus là ai?". Tên Cyrus không phải là tên của người Do thái. Nhưng rõ ràng là cái tên đó chính là người của Thiên Chúa, được dùng để cứu dân Ísrael ra khỏi nơi lưu đày trở về cố hương.
Theo lời người điều tra, Thiên Chúa đã nói với Cyrus. Hãy tưởng tượng dân Ísrael đã ngạc nhiên như thế nào khi nghe Cyrus được gọi là người được Thiên Chúa "xức dầu". Đó là cách nói về một vị thiên sai của Đấng Mêsia, thường chỉ dùng cho người được Thiên Chúa chọn trong dân chúng của Israel. Thiên Chúa nói với Cyrus là ông ta sẽ là dụng cụ của Thiên Chúa, mặc dù Cyrus không biết Thiên Chúa là ai "Dù ngươi không biết Ta".
Thiên Chúa nắm lấy bàn tay Cyrus, đây là một dấu chỉ để chứng tỏ là Thiên Chúa trao ban vương quyền và quyền hành cho Cyrus. Do đó, ngày nay Cyrus là một phần của lịch sử Ísrael, mặc dù ông ta không biết Thiên Chúa của Israel là ai. Thiên Chúa sẽ đi trước Cyrus và mở cửa cho ông ta để giúp ông dành chiến thắng ngoài mặt trận. Cyrus điều khiển quân đội Ba-Tư đến chinh phục Babylon. Khi đã thắng trận, ông ta, một vị vua ngoại đạo, cho dân bị lưu đày được trở về quê hương họ. Thậm chí ông còn giúp họ xây dựng lạt đất nước và Đền Thờ của họ nữa.
Dân chúng, có thể không biết tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn có thể xử dụng họ để hoàn thành chương trình và mục đích của Ngài. Làm thế nào Thiên Chúa lại chiếu cố đến vị vua đến từ một đất nước khác là Ba-Tư? Dân Ba-Tư không phải là dân "Thiên Chúa chọn". Ngôn sứ Isaia nhân cơ hội này rao giảng lòng tin về sự rộng lượng của Thiên Chúa. Dân Israel có thể đã bất trung với Thiên Chúa và đã chịu trừng phạt. Nhưng, dù sao đi nữa, họ nghĩ họ vẫn là dân được Thiên Chúa tuyển chọn, về mặt đạo đức, họ còn hơn xa các dân ngoại và các thần ngoại của họ.
Bạn đã bao giờ bỏ qua một điều nào đó đang diễn ra trước mắt mình, rồi có ai đó đã nói với bạn "Hãy thức tỉnh để thưởng thức mùi hương hoa hồng" không? Đó là điều ngôn sứ Isaia nói với dân Israel "Hãy tỉnh thức và nhìn xem những gì Thiên Chúa đã làm cho các anh em: Một người dân xa lạ đã trở nên một dụng cụ của Thiên Chúa đã cứu anh em ra khỏi nô lệ lưu đày. Câu chuyện này nói lại điều Thiên Chúa đã nói bằng cách này hay cách khác trong Kinh Thánh: "Ta là Đức Chúa, không còn Chúa nào khác" (Đệ Nhị Luật 4:35; Is 45: 5; 46: 9)
Bạn đã nghe câu chuyện này chưa? Một người đàn ông vào trong tiệm rượu ở Alaska nói với người bán rượu: "Xe trượt tuyết của tôi bị hư trong cơn bão tuyết. Tôi nghĩ tôi sẽ chết. Tôi cầu nguyện liên tục xin Thiên Chúa giúp tôi, Nhưng Ngài không trả lời". Người bán rượu ngạc nhiên nói: "Nhưng ông đang còn sống ở đây mà", chắc chắn là vậy, và rồi người kia trả lời "Cám ơn 2 người Eskimos đã tình cờ đến với anh trong cơn bão đó".
Đó có phải là những điều mà dân Israel đã nói không? "Chúng tôi cầu nguyện liên tục xin Thiên Chúa giải thoát chúng tôi khỏi cuộc sống lưu đày, nhưng Ngài đã khồng nhậm lời. Nếu không có vị vua ngoại giáo Cyrus thì chúng tôi vẫn còn bị ở nơi lưu đày".
Với những người có đức tin thời xưa, Đức Chúa mà họ thờ kính chỉ có quyền hành nơi Ngài ngự. Thí dụ như người Babylon có thần Marduk của họ. Khi họ bị lưu đày ở Ai Cập, đức chúa cao cả của họ ở đó chính là thần Ra. Các chúa của họ chỉ có quyền ở nơi nào có dân của họ thôi. Vì thế người Israel, trong lúc bị lưu đày ở Babylon, bị cám dổ nghĩ là Gia-vê, Đức Chúa của họ còn đang ở nơi quê hương họ thôi.
Qua ngôn sứ Isaia, điều mà dân Israel học được là biết Thiên Chúa của họ không những ở tại quê hương họ, nhưng đã hiện diện ở nơi lưu đày cùng với họ. Thế nên, khi chúng ta chịu những thử thách đau khổ thì hình như Thiên Chúa đang ở đâu đó tại”quê hương” xa chúng ta, Ngài không “hiện diện” bên chúng ta. Nhờ vậy dân Israel biết là Thiên Chúa của họ là Thiên Chúa chí tôn, toàn diện, quyền thế hơn các chúa khác. Họ cũng có thể tin là không có chúa nào khác là Đấng Gia-vê.
Chúng ta thử nhắm lại, hãy cảm nhận bàn tay cứu độ nhân từ của Thiên Chúa như thế nào? Tất cả những tin tức truyền thông đều cho biết nhiều câu chuyện về: Các nhân viên y tế làm việc kiệt sức trong các phòng cấp cứu; người giao phát nhanh, đem thuốc đến tận nhà cho những người cao niên ốm đau nằm ở nhà; các nhân viên siêu thị chất các thực phẩm trên kệ hàng; các người tình nguyện thu gom thực phẩm để phân phát cho những người vừa thất nghiệp v.v... Những người đó có phải là các Cyrus thời nay hay không? Thiên Chúa gởi họ đến để chăm sóc và đưa chúng ta về nhà an toàn thoát khỏi nơi tù đày phải không? Họ là hai người Eskimos đang cứu chúng ta khỏi trận bão tuyết của cơn đại dịch đang đe dọa chúng ta phải không?
Khi trong cộng đoàn tín hữu bản xứ, chúng ta có thấy được điều này chưa, hay vẫn còn mù quáng trước những điều chúng ta tuyên xưng về Thiên Chúa của chúng ta như thế nào? Chúng ta tin chỉ có một Thiên Chúa không kể tên của đức tin hay văn hóa của chúng ta gọi là Thiên Chúa. Cyrus có thể không tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa của Ísrael. Nhưng, điều đó không có nghĩa là Thiên Chúa không ở bên cạnh ông và sử dụng ông cứu và dẫn chúng ta đến nơi tự do.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
29th SUNDAY (A)
Isaiah 45: 1,4- 6; Psalm 96; Thessalonians 1: 1-5d;Matthew 22: 15-21
They probably did not have private investigators in Isaiah’s time. But suppose they did and we could hire him or her to get the low down on this Cyrus character. What might they write about him in their report? First they would tell us of the time of Cyrus’ appearance. He arrived towards the end of Israel’s exile in Babylon, around 553 BCE.
Israel had been unfaithful to God and so, according to the prophets, God had used the Babylonians to punish and take them into exile. As they had been slaves in Egypt, now they are once again slaves in a foreign land. They can do nothing to help themselves. When they were slaves in Egypt God raised up Moses, one of their own, to deliver and lead them to the Promise Land. But we would ask our investigator, "Who is this Cyrus?" His name doesn’t sound Jewish. But it is clear that whoever he is, he is going to be God’s instrument to bring the people back to their homeland.
It is as if our investigator has brought us a recording of God speaking to Cyrus. Imagine Israel’s surprise when Cyrus is called God’s "anointed." That’s messianic language, usually reserved for one God has chosen from among the Israelites. God tells Cyrus that he will serve God’s purpose, even though Cyrus doesn’t know God – "though you knew me not."
God grasps the hand of Cyrus; another indication God is conferring royal power and authority on Cyrus. As a consequence, he is now part of Israel’s history; even though he did not know the God of Israel. God will precede Cyrus and open doors for him to help him achieve military success. Cyrus led the Persian army that conquered Babylon and when he did, this pagan ruler allowed the exiles to return home. He even helped them rebuild their homeland and Temple.
People may not know or profess faith in God, but still God can use them to accomplish God’s purpose. How could God favor this Persian king from another nation? The Persians were not "God’s chosen." Isaiah was taking a chance preaching his message of God’s wide embrace. The Israelites may have betrayed God and incurred God’s punishment but still, they considered themselves God’s special ones, morally superior to all the pagans and their gods.
Have you ever missed something that was happening before your eyes and have someone tell you, "Wake up and smell the roses"? That’s what Isaiah is telling the people, "Wake up and see what God is doing for you: a foreigner is the agent God is using to release you from slavery. This story repeats what God says in one way or another throughout the scriptures, "I am the Lord, there is no other." (E,g, Deuteronomy 4:35; Isaiah 45:5; 46:9)
Have you heard this story? A man in an Alaskan bar tells the bartender, "My snowmobile broke down in a blizzard. I was sure I was going to die. I prayed and prayed to God for help, but he didn’t answer me." The surprised bartender said, "But you are here and alive!" "Sure," the man responded, "thanks to two Eskimos who happened to come by."
Is that what the Israelites would have said? "We prayed and prayed for deliverance from our exile, but God did not answer us. If it weren’t for that pagan king Cyrus, we would still be there."
For ancient believers the God they worshiped had localized power. For example, the god of the Babylonians was Marduk. When they were slaves in Egypt the supreme God there was Ra. The gods ruled withing the geography on the nation. So, the temptation for the Israelites, enslaved in Babylon, was to think that their Yahweh was back in the land they had been dragged from.
What Israel learned through Isaiah was that their God had not stayed behind, but had come into exile with them. When we suffer trials it can feel like God is somewhere "back there," not "here" where we are in pain. Israel learned that God was not "back there," or "back then," but supreme and universal, more powerful than the other gods. They would also come to believe that there is no other God but Yahweh.
Do we have our eyes closed to God’s delivering hand? All the news has been filled with poignant stories of exhausted medical staffs laboring away in emergency wards; delivery people bringing medicine to the elderly and sick confined to their homes; clerks stacking food on supermarket shelves; volunteers gathering and distributing food boxes to the recently unemployed, etc. Are they our modern Cyrus, sent by God to nurse us and bring us home to safety from this exile? Are they like the two Eskimos saving us from the pandemic blizzard that threatens so many of us?
We in our religious communities have been given eyes to see. Or, are we blind to what we confess about our God? We believe there is but one God, no matter the name our faiths and cultures call God. Cyrus may not have confessed faith in the God of Israel, but that does not mean God wasn’t with him using him to lead the people to freedom.