Đức Thánh Cha Phanxicô tâm sự: Ba khoảng khắc cô đơn trong đời ngài
Trước khi phát hành cuốn sách mới của Đức Phanxicô cùng viết với Austen Ivereigh, tờ báo “La Repubblica” của Ý đã trích một ít ý tưởng từ tác phẩm “Chúng ta hãy ước mơ: Một con đường tương lai tốt đẹp hơn”, trong đó ĐTC đã diễn tả ba thời điểm đen tối như những khoảng khắc “Covid” cá nhân của ngài.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Tôi đã trải qua ba lần bị nhiễm ‘Covids’ trong đời mình: bệnh tật, Đức quốc và Córdoba.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai những khoảnh khắc cô đơn của chính ngài trong một đoạn văn được trích từ cuốn “Chúng ta hãy ước mơ: một con đường đưa dẫn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, được phát hành hôm thứ Hai, một tác phẩm mới mà ngài cùng viết chung với Austen Ivereigh, một tác giả và cũng là một ký giả người Anh.
Một tuổi trẻ bệnh hoạn
Một thời khắc từ tuổi thơ cho tới 21 tuổi, giống như bị nhiễm Covid, ngài bị lâm bệnh tưởng chết vì chứng nhiễm trùng phổi, đang khi theo học năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn nhận cuộc sống và cho ngài một ý niệm hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để hít thở, nhờ vào máy trợ thở. “Tôi nhớ mình đã ôm lấy mẹ mà nói: "Mẹ hãy nói đi, có phải con sắp chết sao!"
Đức Thánh Cha cho hay hai cô y tá đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian điều trị tại bệnh viện là: cô Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài, vì cô đã tăng liều thuốc cho ngài mà bác sĩ không hay biết. Một người khác, cô Micaela, đã tận tình chăm xóc cho ngài, đã cho ngài thuốc giảm đau những lúc cơn đau vật vã ngài! "Họ đã cùng chiến đấu với ngài cho đến cùng, cho đến khi ngài được bình phục!"
Đức Thánh Cha chia sẻ từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được bài học quan yếu của việc tránh xa những cái an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa suông về việc mau chóng được phục hồi, mặc dù họ có nói với một ý tốt.
Nhưng một nữ tu đã dạy ngài lúc ngài còn nhỏ là Sơ María Dolores Tortolo, vừa gặp sơ, sơ cầm lấy tay bé, hôn bé và im lặng nhìn bé. Cuối cùng sơ nói, "con giống Chúa Giêsu quá." Lời nói và sự hiện diện của sơ đã dạy ngài khi đi thăm các bệnh nhân, hãy nói càng ít càng tốt!
Cô đơn của sự thiếu hội nhập
Nhớ lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất quân bình trong một lối sống cô đơn vì thiếu hòa nhập.
Ngài đã dành nhiều thời gian để nhìn máy bay lên xuống từ một vị trí thuận lợi là nghĩa trang Frankfurt, mà nhớ về quê hương của mình. Khi Argentina đoạt được giải vô địch của Túc cầu Thế giới (World Cup), trong thời gian đó, ngài cảm thấy một nỗi buồn cô đơn trước một chiến thắng vẻ vang mà ngài không thể chia sẻ với ai khác được...
Tự nhốt mình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài trước sự cô độc xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992, trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói sự xa cách này là một sự chữa lành trước một sự thay đổi hoàn toàn, vì công việc và vai trò lãnh đạo của ngài.
Đức Thánh Cha đã dành một năm, mười tháng và mười ba ngày trong nhà dòng của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, giúp giải tội và giúp linh hướng...
Ngài hầu như không ra khỏi nhà dòng, được cho là một kiểu tự giam mình, điều này đã là một lợi ích cho ngài. Ngài đã dùng thời gian này để viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển các ý tưởng của ngài.
ĐTC nói, ba điều này đã xảy ra cho ngài, kể từ thời điểm đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của ngài: Đầu tiên là khả năng cầu nguyện, thứ hai là những cám dỗ mà ngài phải trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Chúa đã truyền cảm hứng cho ngài để đọc tất cả 37 bộ sách của Ludwig viết về Lịch sử của các triều Giáo Hoàng. ĐTC chia sẻ những tài liệu đó đã giúp ngài rất nhiều trong vai trò là Vị Cha Chung, bởi vì với những hiểu biết về lịch sử của các triều Giáo hoàng, giúp ngài làm quen với những gì xảy ra ở Vatican và Giáo triều Roma mà không quá ngỡ ngàng.
Đau khổ và thanh luyện
Đức Thánh Cha nói: Thời gian ở Córdoba thực sự là một thời gian thanh luyện. Thời gian đó dậy cho ngài lòng bao dung rộng lớn hơn, khả năng tha thứ, sự hiểu biết, cảm thông hơn với những người bất lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.
Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài hay sự thay đổi là một động cơ và nó xảy ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt đến chân trời xa như Chúa Giêsu đã làm.
Đức Thánh Cha nói thêm, ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhận ra cái vĩ đại trong những việc nhỏ mọn, và chú ý đến cái nhỏ mọn trong những việc lớn lao. ĐTC nói, thời gian ở Córdoba là một thời gian phát triển, điều đó đã xảy ra sau một thời gian tôi luyện khắc khổ...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ba loại Covids cá nhân này đã dạy ngài xác tín rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh tôi luyện và biến đổi con người nên tốt đẹp hơn, nếu bạn cho phép chúng tôi luyện bạn.
Trước khi phát hành cuốn sách mới của Đức Phanxicô cùng viết với Austen Ivereigh, tờ báo “La Repubblica” của Ý đã trích một ít ý tưởng từ tác phẩm “Chúng ta hãy ước mơ: Một con đường tương lai tốt đẹp hơn”, trong đó ĐTC đã diễn tả ba thời điểm đen tối như những khoảng khắc “Covid” cá nhân của ngài.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
“Tôi đã trải qua ba lần bị nhiễm ‘Covids’ trong đời mình: bệnh tật, Đức quốc và Córdoba.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã triển khai những khoảnh khắc cô đơn của chính ngài trong một đoạn văn được trích từ cuốn “Chúng ta hãy ước mơ: một con đường đưa dẫn tới một tương lai tốt đẹp hơn”, được phát hành hôm thứ Hai, một tác phẩm mới mà ngài cùng viết chung với Austen Ivereigh, một tác giả và cũng là một ký giả người Anh.
Một tuổi trẻ bệnh hoạn
Một thời khắc từ tuổi thơ cho tới 21 tuổi, giống như bị nhiễm Covid, ngài bị lâm bệnh tưởng chết vì chứng nhiễm trùng phổi, đang khi theo học năm thứ hai tại chủng viện ở Buenos Aires. Ngài nói rằng trải nghiệm này đã thay đổi cách ngài nhìn nhận cuộc sống và cho ngài một ý niệm hay về cách những người mắc bệnh Covid-19 cảm thấy như thế nào khi họ phải vật lộn để hít thở, nhờ vào máy trợ thở. “Tôi nhớ mình đã ôm lấy mẹ mà nói: "Mẹ hãy nói đi, có phải con sắp chết sao!"
Đức Thánh Cha cho hay hai cô y tá đã giúp ngài rất nhiều trong thời gian điều trị tại bệnh viện là: cô Cornelia Caraglio, đã cứu sống ngài, vì cô đã tăng liều thuốc cho ngài mà bác sĩ không hay biết. Một người khác, cô Micaela, đã tận tình chăm xóc cho ngài, đã cho ngài thuốc giảm đau những lúc cơn đau vật vã ngài! "Họ đã cùng chiến đấu với ngài cho đến cùng, cho đến khi ngài được bình phục!"
Đức Thánh Cha chia sẻ từ trải nghiệm cận kề cái chết đó, ngài đã học được bài học quan yếu của việc tránh xa những cái an ủi rẻ tiền. Nhiều người đã đưa ra những lời hứa suông về việc mau chóng được phục hồi, mặc dù họ có nói với một ý tốt.
Nhưng một nữ tu đã dạy ngài lúc ngài còn nhỏ là Sơ María Dolores Tortolo, vừa gặp sơ, sơ cầm lấy tay bé, hôn bé và im lặng nhìn bé. Cuối cùng sơ nói, "con giống Chúa Giêsu quá." Lời nói và sự hiện diện của sơ đã dạy ngài khi đi thăm các bệnh nhân, hãy nói càng ít càng tốt!
Cô đơn của sự thiếu hội nhập
Nhớ lại thời gian ở Đức vào năm 1986, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài cảm thấy mất quân bình trong một lối sống cô đơn vì thiếu hòa nhập.
Ngài đã dành nhiều thời gian để nhìn máy bay lên xuống từ một vị trí thuận lợi là nghĩa trang Frankfurt, mà nhớ về quê hương của mình. Khi Argentina đoạt được giải vô địch của Túc cầu Thế giới (World Cup), trong thời gian đó, ngài cảm thấy một nỗi buồn cô đơn trước một chiến thắng vẻ vang mà ngài không thể chia sẻ với ai khác được...
Tự nhốt mình
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục mô tả trải nghiệm Covid thứ ba của ngài trước sự cô độc xảy ra từ năm 1990 đến năm 1992, trong thời gian ngài ở Córdoba, Argentina. Ngài nói sự xa cách này là một sự chữa lành trước một sự thay đổi hoàn toàn, vì công việc và vai trò lãnh đạo của ngài.
Đức Thánh Cha đã dành một năm, mười tháng và mười ba ngày trong nhà dòng của Dòng Tên ở đó, cử hành thánh lễ, giúp giải tội và giúp linh hướng...
Ngài hầu như không ra khỏi nhà dòng, được cho là một kiểu tự giam mình, điều này đã là một lợi ích cho ngài. Ngài đã dùng thời gian này để viết và cầu nguyện rất nhiều, và khai triển các ý tưởng của ngài.
ĐTC nói, ba điều này đã xảy ra cho ngài, kể từ thời điểm đó đã ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của ngài: Đầu tiên là khả năng cầu nguyện, thứ hai là những cám dỗ mà ngài phải trải qua. Thứ ba, ngài cảm thấy Chúa đã truyền cảm hứng cho ngài để đọc tất cả 37 bộ sách của Ludwig viết về Lịch sử của các triều Giáo Hoàng. ĐTC chia sẻ những tài liệu đó đã giúp ngài rất nhiều trong vai trò là Vị Cha Chung, bởi vì với những hiểu biết về lịch sử của các triều Giáo hoàng, giúp ngài làm quen với những gì xảy ra ở Vatican và Giáo triều Roma mà không quá ngỡ ngàng.
Đau khổ và thanh luyện
Đức Thánh Cha nói: Thời gian ở Córdoba thực sự là một thời gian thanh luyện. Thời gian đó dậy cho ngài lòng bao dung rộng lớn hơn, khả năng tha thứ, sự hiểu biết, cảm thông hơn với những người bất lực, và đặc biệt là sự kiên nhẫn.
Bài học cuối cùng này - sự kiên nhẫn - đã dạy ngài hay sự thay đổi là một động cơ và nó xảy ra trong những giới hạn nhất định, mặc dù chúng ta phải luôn để mắt đến chân trời xa như Chúa Giêsu đã làm.
Đức Thánh Cha nói thêm, ngài đã học được tầm quan trọng của việc nhận ra cái vĩ đại trong những việc nhỏ mọn, và chú ý đến cái nhỏ mọn trong những việc lớn lao. ĐTC nói, thời gian ở Córdoba là một thời gian phát triển, điều đó đã xảy ra sau một thời gian tôi luyện khắc khổ...
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ba loại Covids cá nhân này đã dạy ngài xác tín rằng sự đau khổ lớn lao có sức mạnh tôi luyện và biến đổi con người nên tốt đẹp hơn, nếu bạn cho phép chúng tôi luyện bạn.