MỘT KHỞI ĐẦU MỚI CHO MỘT CHUYỂN ĐỔI MỚI
“Lập tức hai ông bỏ lưới mà theo Ngài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật là ý nghĩa và thú vị khi hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Anrê tông đồ, một ngư phủ vốn sẽ cho chúng ta một tấm gương hoàn hảo về cách thức sống Mùa Vọng; có thể nói, Anrê là một con người của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’.
Tin Mừng hôm nay tiết lộ nhiều điều đáng cho chúng ta suy nghĩ. Anrê và Phêrô, cả hai đang chăm chỉ làm việc; bỗng ‘một người lạ’ đi ngang qua, cất tiếng gọi, “Hãy theo tôi!”; tức khắc, họ bỏ kế sinh nhai và đi theo người ấy, vậy mà người ấy không ai khác hơn là Chúa Giêsu. Đừng bỏ lỡ những gì đã xảy ra ở đây: một lời mời, “Hãy theo tôi!”; một đáp trả, “Lập tức hai ông bỏ lưới mà theo Ngài”.
Câu chuyện ơn gọi của Anrê khá thích hợp cho những ngày đầu Mùa Vọng, bởi lẽ, Mùa Vọng trước hết, phải là mùa Chúa Giêsu gọi chúng ta lại; với mỗi người, Mùa Vọng phải là ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’. Vào Mùa Vọng, Chúa Giêsu lại gọi chúng ta, “Hãy theo tôi!”, Ngài không bao giờ gọi ai đó khi hoàn toàn thuận tiện, khi người đó không có việc gì tốt hơn để làm. Không, Ngài gọi đích danh ngay khi chúng ta đang ở giữa cuộc sống của mình, đang làm giỏi nhất những gì thường làm, những gì thuần thục nhất, ‘thả lưới hoặc vá lưới của mình’. ‘Ôi, Anrê, một mẫu mực của từ bỏ!’.
Dựng nên chúng ta, Thiên Chúa ban cho mỗi người một ý chí hoàn toàn tự do, Người muốn ‘chúng ta chọn’ nhưng không thờ ơ với những gì ‘chúng ta lựa’; mọi lựa chọn đều bao hàm việc chối từ các chọn lựa khác. Chúng ta không thể đi theo ai đó, ở đâu đó, mà không bỏ lại một thứ gì đó, một ai đó phía sau. Phêrô và Anrê bỏ lại lưới của họ; Giacôbê và Gioan bỏ lại thuyền và cha của họ. Bỏ lại đàng sau chỉ có thể xảy ra khi ‘một Ai đó’ lớn hơn, ‘một cái gì đó vĩnh cửu’ hơn ở đàng trước; ở đây, là Con Thiên Chúa, Đấng ban sự sống đời đời; phía trước là những ‘linh hồn người’ cao quý của đại dương trần gian hơn là ‘những con cá quèn’ của biển hồ phía sau; và nhất là Giêsu, một con người có khả năng tạo nên một sự khác biệt, luôn gợi hứng để mỗi người có thể có ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’; cũng là ‘Đấng sai đi’ như thư Rôma hôm nay gợi ý, Đấng có khả năng làm cho “Tiếng các ngài vang dội khắp hoàn cầu” như tâm tình hớn hở của Thánh Vịnh đáp ca.
Trên bãi biển hôm ấy, dĩ nhiên có nhiều bạn chài khác, nhưng tại sao Chúa gọi Anrê cũng như tại sao Ngài chọn gọi tôi bất kể tôi ở đấng bậc nào? Về điểm này, một nhà tu đức nhận định, “Công bằng mà nói, nếu câu hỏi ‘Tại sao lại là tôi?’ liên quan đến các gánh nặng, thì mỗi người nên tự hỏi, ‘Tại sao lại là tôi?’ liên quan đến các phước lành của mình. Chúng ta coi một năm mạnh khoẻ là điều hiển nhiên, rồi lại than thở về một ngày đau nhức; chúng ta lái xe trên xa lộ hàng trăm lần yên ả, nhưng sau đó, càu nhàu ‘Tại sao lại là tôi?’ một lần xẹp lốp hoặc máy móc trục trặc; chúng ta thản nhiên vui hưởng hạnh phúc khi ở bên nhau trong những kỳ nghỉ, vậy mà khi xa cách, chúng ta lại chìm trong héo hắt. Khi đếm các phước lành, chúng ta nói ‘Tại sao lại là tôi?’ được mấy lần? Bởi thế, thay vì cảm thấy buồn với những gì không có, sẽ ý nghĩa hơn biết bao khi chúng ta cảm thấy vui với những gì mình có; và cuối cùng, một câu hỏi quan trọng hơn, ‘Tại sao lại là tôi?’ người được chọn, nhưng mãi đến nay, tôi chưa có ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’; nghĩa là, ‘Tại sao tôi chưa nên thánh?’”.
Anh Chị em,
Thật khó hiểu, làm sao Anrê có thể dễ dàng theo Chúa nếu trong sâu thẳm cõi lòng, ông đã không chờ đợi và khao khát Ngài? Đúng, chúng ta chỉ có thể đi theo Chúa, khi biết khát khao Ngài. Mùa Vọng là thời gian chờ đợi Đấng Cứu Độ; Chúa muốn chúng ta đón Ngài bằng cách làm cho tư tưởng, lời nói, ước muốn, việc làm của mình ‘được thánh’ và như thế, đã là ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’ thánh thực sự trong tâm hồn. Chúng ta chưa thánh, phải chăng vì chúng ta chưa dứt khoát bỏ lại đàng sau những gì không phải là Thiên Chúa; phải chăng chúng ta đang ‘thuần hoá đức tin’ của mình, ‘uốn nắn ơn gọi’ của mình theo yêu cầu của những đam mê và những trắn tríu của thế gian; đang khi tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi ở chúng ta một sự lựa chọn trọn vẹn, dứt khoát; tình yêu Chúa đòi buộc chối từ tất cả những gì đang khiến mỗi người giãn cách với Ngài. Vì thế, cấp bách biết bao, Mùa Vọng phải là một mùa tái tạo ân sủng; mùa bắt đầu lại, mùa của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hài lòng với những con cá quèn trong ao vũng; Mùa Vọng này, xin cho con khát khao, nhanh nhạy như Anrê, hầu Thánh Thần Chúa có thể mang con ra trùng khơi, đánh bắt những mẻ linh hồn của thế giới; vì Chúa là chuyên gia của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lập tức hai ông bỏ lưới mà theo Ngài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật là ý nghĩa và thú vị khi hôm nay, Giáo Hội mừng kính Thánh Anrê tông đồ, một ngư phủ vốn sẽ cho chúng ta một tấm gương hoàn hảo về cách thức sống Mùa Vọng; có thể nói, Anrê là một con người của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’.
Câu chuyện ơn gọi của Anrê khá thích hợp cho những ngày đầu Mùa Vọng, bởi lẽ, Mùa Vọng trước hết, phải là mùa Chúa Giêsu gọi chúng ta lại; với mỗi người, Mùa Vọng phải là ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’. Vào Mùa Vọng, Chúa Giêsu lại gọi chúng ta, “Hãy theo tôi!”, Ngài không bao giờ gọi ai đó khi hoàn toàn thuận tiện, khi người đó không có việc gì tốt hơn để làm. Không, Ngài gọi đích danh ngay khi chúng ta đang ở giữa cuộc sống của mình, đang làm giỏi nhất những gì thường làm, những gì thuần thục nhất, ‘thả lưới hoặc vá lưới của mình’. ‘Ôi, Anrê, một mẫu mực của từ bỏ!’.
Dựng nên chúng ta, Thiên Chúa ban cho mỗi người một ý chí hoàn toàn tự do, Người muốn ‘chúng ta chọn’ nhưng không thờ ơ với những gì ‘chúng ta lựa’; mọi lựa chọn đều bao hàm việc chối từ các chọn lựa khác. Chúng ta không thể đi theo ai đó, ở đâu đó, mà không bỏ lại một thứ gì đó, một ai đó phía sau. Phêrô và Anrê bỏ lại lưới của họ; Giacôbê và Gioan bỏ lại thuyền và cha của họ. Bỏ lại đàng sau chỉ có thể xảy ra khi ‘một Ai đó’ lớn hơn, ‘một cái gì đó vĩnh cửu’ hơn ở đàng trước; ở đây, là Con Thiên Chúa, Đấng ban sự sống đời đời; phía trước là những ‘linh hồn người’ cao quý của đại dương trần gian hơn là ‘những con cá quèn’ của biển hồ phía sau; và nhất là Giêsu, một con người có khả năng tạo nên một sự khác biệt, luôn gợi hứng để mỗi người có thể có ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’; cũng là ‘Đấng sai đi’ như thư Rôma hôm nay gợi ý, Đấng có khả năng làm cho “Tiếng các ngài vang dội khắp hoàn cầu” như tâm tình hớn hở của Thánh Vịnh đáp ca.
Trên bãi biển hôm ấy, dĩ nhiên có nhiều bạn chài khác, nhưng tại sao Chúa gọi Anrê cũng như tại sao Ngài chọn gọi tôi bất kể tôi ở đấng bậc nào? Về điểm này, một nhà tu đức nhận định, “Công bằng mà nói, nếu câu hỏi ‘Tại sao lại là tôi?’ liên quan đến các gánh nặng, thì mỗi người nên tự hỏi, ‘Tại sao lại là tôi?’ liên quan đến các phước lành của mình. Chúng ta coi một năm mạnh khoẻ là điều hiển nhiên, rồi lại than thở về một ngày đau nhức; chúng ta lái xe trên xa lộ hàng trăm lần yên ả, nhưng sau đó, càu nhàu ‘Tại sao lại là tôi?’ một lần xẹp lốp hoặc máy móc trục trặc; chúng ta thản nhiên vui hưởng hạnh phúc khi ở bên nhau trong những kỳ nghỉ, vậy mà khi xa cách, chúng ta lại chìm trong héo hắt. Khi đếm các phước lành, chúng ta nói ‘Tại sao lại là tôi?’ được mấy lần? Bởi thế, thay vì cảm thấy buồn với những gì không có, sẽ ý nghĩa hơn biết bao khi chúng ta cảm thấy vui với những gì mình có; và cuối cùng, một câu hỏi quan trọng hơn, ‘Tại sao lại là tôi?’ người được chọn, nhưng mãi đến nay, tôi chưa có ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’; nghĩa là, ‘Tại sao tôi chưa nên thánh?’”.
Anh Chị em,
Thật khó hiểu, làm sao Anrê có thể dễ dàng theo Chúa nếu trong sâu thẳm cõi lòng, ông đã không chờ đợi và khao khát Ngài? Đúng, chúng ta chỉ có thể đi theo Chúa, khi biết khát khao Ngài. Mùa Vọng là thời gian chờ đợi Đấng Cứu Độ; Chúa muốn chúng ta đón Ngài bằng cách làm cho tư tưởng, lời nói, ước muốn, việc làm của mình ‘được thánh’ và như thế, đã là ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’ thánh thực sự trong tâm hồn. Chúng ta chưa thánh, phải chăng vì chúng ta chưa dứt khoát bỏ lại đàng sau những gì không phải là Thiên Chúa; phải chăng chúng ta đang ‘thuần hoá đức tin’ của mình, ‘uốn nắn ơn gọi’ của mình theo yêu cầu của những đam mê và những trắn tríu của thế gian; đang khi tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi ở chúng ta một sự lựa chọn trọn vẹn, dứt khoát; tình yêu Chúa đòi buộc chối từ tất cả những gì đang khiến mỗi người giãn cách với Ngài. Vì thế, cấp bách biết bao, Mùa Vọng phải là một mùa tái tạo ân sủng; mùa bắt đầu lại, mùa của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con hài lòng với những con cá quèn trong ao vũng; Mùa Vọng này, xin cho con khát khao, nhanh nhạy như Anrê, hầu Thánh Thần Chúa có thể mang con ra trùng khơi, đánh bắt những mẻ linh hồn của thế giới; vì Chúa là chuyên gia của ‘một khởi đầu mới cho một chuyển đổi mới’”, Amen.
(Tgp. Huế)