Đức Thánh Cha chia sẻ với Giáo triều: khủng hoảng giúp đổi mới, nhưng xung đột tạo ra bất hòa
Trong cuộc họp thường niên với Giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về cuộc khủng hoảng có thể mang lại ích lợi cho chúng ta, nhưng ngài nhấn mạnh, đừng biến nó thành một cuộc xung đột, vì xung đột gây ra bất hòa và hiềm thù...
(Tin Vatican)
Một cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như đại dịch hiện nay, “có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta”, nếu chúng ta biết biến nó thành cơ hội để hoán cải và đổi mới tâm tư, bằng mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn với một tâm lòng can đảm và khiêm nhường. Mặt khác, nếu chúng ta nhìn sự khủng hoảng như là một sự xung đột, thì nó sẽ tạo ra bất hòa, cạnh tranh và hiềm thù!
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra quan điểm này trong bài phát biểu trước các thành viên của Giáo triều Rôma, các cơ quan khác nhau của Tòa thánh, thánh bộ trung ương của Vatican.
Trong cuộc gặp gỡ truyền thống trước lễ Giáng sinh này, ngài lưu ý rằng khi “chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập thể, trước khi Con trẻ sinh ra, được đặt nằm trong máng cỏ, cũng là khởi đầu Mầu nhiệm Vượt qua, với sự hiện diện của Đấng bị đóng đinh, mà chúng ta có thể tìm thấy vị trí của chính mình nếu chúng ta biết khiêm hạ, rộng mở tâm hồn ra và đón nhận…”
Bài học từ cơn đại dịch và Giáng sinh
Trong buổi lễ cầu nguyện và chúc lành “Urbi et Orbi” vào ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô im vắng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng coronavirus “đã gây ra nhiều tổn thương cho chúng ta và đặt để chúng ta vào một tương lai mù mịt…” nhưng lại giúp chúng ta “khám phá ra một lần nữa “chúng ta là anh chị em một nhà”.
Điều này cũng được ĐTC nhấn mạnh trong Thông điệp “Fratelli tutti”, một Thông điệp nói về tình huynh đệ và tình bạn xã hội. ĐTC nói, một bài học tuyệt vời mà chúng ta học được từ biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu là Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng, các đạo sĩ và tất cả mọi người đã đến với nhau, bằng cách này hay cách khác, trong tình đoàn kết, huynh đệ và bằng hữu. Đức Thánh Cha nói những giấc mơ không được xây dựng một cách biệt lập mà là cùng nhau, trong một cộng đồng, mang lại sự phong phú về niềm tin và xác tín của chúng ta.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng đại dịch là một thời gian thử thách và thách đố, nhưng cũng là một cơ hội đáng kể để thay đổi và đổi mới tính xác thực con người chúng ta. ĐTC giải thích nguồn gốc tiếng Hy Lạp của từ “khủng hoảng” - “krino” - có nghĩa là “sàng lọc để tách lúa mì ra khỏi cái vỏ, sau khi thu hoạch”. Về vấn đề này, ĐTC nhớ lại những nhân vật trong Kinh thánh, chẳng hạn như Ápraham, Môise, Êli, Gioan Báptít, Phaolô và thậm chí chính Chúa Giêsu, những người đã bị “sàng lọc” bởi các cơn khủng hoảng lại chỉ cho thấy Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
“Suy tư về cơn khủng hoảng này, ĐTC cảnh báo chúng ta không nên phê phán Giáo hội một cách vội vàng trên bình diện những khủng hoảng do các vụ bê bối trong quá khứ và hiện tại gây ra”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong Giáo triều, có rất nhiều người đã âm thầm làm các công việc bền bỉ, khiêm tốn, một các trung thành, trung tín và chuyên nghiệp, họ là những nhân chứng sống động cho sự kiện Chúa không hề bỏ rơi dân Người. “Sự khác biệt duy nhất,” ĐTC nói, “là nếu có vấn đề gì “sai sót” thì ngay lập tức bị phơi bày trên báo chí, trong khi nhiều việc làm tạo nên những hy vọng và yêu thương thì chỉ là những tin ngắn và muộn màng!” Do đó, chúng ta phải thành tâm can đảm và khiêm nhường thừa nhận rằng thời kỳ khủng hoảng là thời kỳ của Chúa Thánh Thần, mà chúng ta cần nhìn qua ánh sáng của Tin Mừng.
Cuộc xung đột
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhận định rằng chúng ta không được nhầm lẫn khủng hoảng với xung đột.
“Khủng hoảng nhìn chung có một kết quả tích cực, trong khi xung đột luôn tạo ra bất hòa và cạnh tranh, một sự đối kháng dường như không thể hòa giải, chia cắt tha nhân thành bạn, thành thù để đấu đá! Trong tình huống ấy, một bên chiến thắng và một bên bại trận!”
ĐTC nói, xung đột là “một con đường sai lầm đưa dẫn ta vào những ngõ cụt, không mục đích, không định hướng và bị mê hoặc trong mê cung; đó là một sự lãng phí sức lực và là con đường dẫn tới cái ác”. “Điều xấu xa đầu tiên mà xung đột dẫn chúng ta đến, và điều mà chúng ta phải cố gắng tránh là đàm tiếu, nói hành nói tỏi, đẩy đưa chúng ta rơi vào các cảnh trạng xào xáo nhau, buồn bã và ngột ngạt. Nó biến khủng hoảng thành xung đột”.
Giáo hội khủng hoảng, chứ không xung đột
Đức Thánh Cha nói: “Khi Giáo hội được nhìn nhận dưới góc độ xung đột - phải so sánh sợ hãi với yếu nhược, tiến bộ với truyền thống – làm cho Giáo hội bị phân tán, bị bóp méo và phản lại bản chất thật của mình.” Một cơ thể liên tục đối diện với khủng hoảng vì Giáo hội sống động, nhưng Giáo hội không bao giờ được trở thành một cơ chế xung đột, có kẻ thắng người thua. Điều này sẽ chỉ “gieo rắc sự e ngại, trở nên độc đoán và ít mang tính chất đồng nghị hơn, nghĩa là cùng đồng hành, không áp đặt một tính đồng nhất; mà có sự phong phú và đa dạng mà Thánh Linh hàng ban ơn cho Giáo hội của Ngài”.
Rộng mở tâm hồn cho Chúa Thánh Linh
ĐTC nói sự mới mẻ được phát sinh từ những khủng hoảng và thần khí của Thần Linh Chúa luôn đổi mới, nhưng không đối lập với cái cũ, mà là sự mới mẻ bắt nguồn từ cái cũ và làm cho nó liên tục mang lại hoa trái. Giống như hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi, một cuộc biến đổi có thể được gọi là “chết và thối rữa đi” để “sinh hoa trái”, vì cả hai là một. Cuối cùng, một khởi đầu mới đang được hình thành. Do đó, tự co dúm lại, tự bảo vệ mình khỏi cơn khủng hoảng, chúng ta đâm ra cản trở công việc ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng này được biểu lộ trong chúng ta và qua chúng ta.
Đức Thánh Cha nói, mọi điều xấu xa, sai trái, hèn yếu và không lành mạnh đều được đưa ra ánh sáng như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc chúng ta cần phải chết đi cho lối sống cũ, những suy nghĩ và hành động không phản ánh Tin mừng Phúc Âm. Chỉ bằng cách chết đi phần nào đó, chúng ta mới có chỗ cho sự mới mẻ mà Thánh Linh không ngừng làm sinh động trong lòng Giáo hội.
ĐTC cho biết mọi cuộc khủng hoảng đều chứa đựng một đòi hỏi đổi mới đúng đắn và can đảm vươn lên. “Chúng ta cần phải chấm dứt cái nhìn coi sự cải tổ Giáo hội như việc vá một chiếc áo cũ, hay chỉ đơn thuần là soạn thảo một Tông Hiến mới.” “Chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay cải tổ Thân thể của Đấng Kitô”, như Chúa Giêsu “hôm qua, hôm nay và mãi mãi”, “nhưng chúng ta được kêu gọi mặc lấy tấm áo mới cho Thân thể theo như ân điển Chúa ban cho chúng ta, vì tất cả là hồng ân Chúa chứ chẳng phải do công sức của chúng ta.”
Do đó, Đức Thánh Cha lưu ý rằng khủng hoảng là thời gian mà hồng ân Chúa thương ban cho chúng ta để nhận chân ra thánh ý của Chúa cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo hội. Điều thiết yếu là đừng làm gián đoạn cuộc đối thoại của chúng ta với Thiên Chúa, dù điều này khó cảm nhận được. Và trong nhãn quan này, Đức Thánh Cha cho hay cầu nguyện giúp chúng ta thấy "hy vọng ngay trong cái tuyệt vọng".
Trong cuộc họp thường niên với Giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về cuộc khủng hoảng có thể mang lại ích lợi cho chúng ta, nhưng ngài nhấn mạnh, đừng biến nó thành một cuộc xung đột, vì xung đột gây ra bất hòa và hiềm thù...
(Tin Vatican)
Một cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như đại dịch hiện nay, “có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta”, nếu chúng ta biết biến nó thành cơ hội để hoán cải và đổi mới tâm tư, bằng mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn với một tâm lòng can đảm và khiêm nhường. Mặt khác, nếu chúng ta nhìn sự khủng hoảng như là một sự xung đột, thì nó sẽ tạo ra bất hòa, cạnh tranh và hiềm thù!
Hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra quan điểm này trong bài phát biểu trước các thành viên của Giáo triều Rôma, các cơ quan khác nhau của Tòa thánh, thánh bộ trung ương của Vatican.
Trong cuộc gặp gỡ truyền thống trước lễ Giáng sinh này, ngài lưu ý rằng khi “chiêm ngắm mầu nhiệm Nhập thể, trước khi Con trẻ sinh ra, được đặt nằm trong máng cỏ, cũng là khởi đầu Mầu nhiệm Vượt qua, với sự hiện diện của Đấng bị đóng đinh, mà chúng ta có thể tìm thấy vị trí của chính mình nếu chúng ta biết khiêm hạ, rộng mở tâm hồn ra và đón nhận…”
Bài học từ cơn đại dịch và Giáng sinh
Trong buổi lễ cầu nguyện và chúc lành “Urbi et Orbi” vào ngày 27 tháng 3 tại Quảng trường Thánh Phêrô im vắng, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng coronavirus “đã gây ra nhiều tổn thương cho chúng ta và đặt để chúng ta vào một tương lai mù mịt…” nhưng lại giúp chúng ta “khám phá ra một lần nữa “chúng ta là anh chị em một nhà”.
Điều này cũng được ĐTC nhấn mạnh trong Thông điệp “Fratelli tutti”, một Thông điệp nói về tình huynh đệ và tình bạn xã hội. ĐTC nói, một bài học tuyệt vời mà chúng ta học được từ biến cố giáng sinh của Chúa Giêsu là Đức Maria, Thánh Giuse, các mục đồng, các đạo sĩ và tất cả mọi người đã đến với nhau, bằng cách này hay cách khác, trong tình đoàn kết, huynh đệ và bằng hữu. Đức Thánh Cha nói những giấc mơ không được xây dựng một cách biệt lập mà là cùng nhau, trong một cộng đồng, mang lại sự phong phú về niềm tin và xác tín của chúng ta.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng đại dịch là một thời gian thử thách và thách đố, nhưng cũng là một cơ hội đáng kể để thay đổi và đổi mới tính xác thực con người chúng ta. ĐTC giải thích nguồn gốc tiếng Hy Lạp của từ “khủng hoảng” - “krino” - có nghĩa là “sàng lọc để tách lúa mì ra khỏi cái vỏ, sau khi thu hoạch”. Về vấn đề này, ĐTC nhớ lại những nhân vật trong Kinh thánh, chẳng hạn như Ápraham, Môise, Êli, Gioan Báptít, Phaolô và thậm chí chính Chúa Giêsu, những người đã bị “sàng lọc” bởi các cơn khủng hoảng lại chỉ cho thấy Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta.
“Suy tư về cơn khủng hoảng này, ĐTC cảnh báo chúng ta không nên phê phán Giáo hội một cách vội vàng trên bình diện những khủng hoảng do các vụ bê bối trong quá khứ và hiện tại gây ra”. Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong Giáo triều, có rất nhiều người đã âm thầm làm các công việc bền bỉ, khiêm tốn, một các trung thành, trung tín và chuyên nghiệp, họ là những nhân chứng sống động cho sự kiện Chúa không hề bỏ rơi dân Người. “Sự khác biệt duy nhất,” ĐTC nói, “là nếu có vấn đề gì “sai sót” thì ngay lập tức bị phơi bày trên báo chí, trong khi nhiều việc làm tạo nên những hy vọng và yêu thương thì chỉ là những tin ngắn và muộn màng!” Do đó, chúng ta phải thành tâm can đảm và khiêm nhường thừa nhận rằng thời kỳ khủng hoảng là thời kỳ của Chúa Thánh Thần, mà chúng ta cần nhìn qua ánh sáng của Tin Mừng.
Cuộc xung đột
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha nhận định rằng chúng ta không được nhầm lẫn khủng hoảng với xung đột.
“Khủng hoảng nhìn chung có một kết quả tích cực, trong khi xung đột luôn tạo ra bất hòa và cạnh tranh, một sự đối kháng dường như không thể hòa giải, chia cắt tha nhân thành bạn, thành thù để đấu đá! Trong tình huống ấy, một bên chiến thắng và một bên bại trận!”
ĐTC nói, xung đột là “một con đường sai lầm đưa dẫn ta vào những ngõ cụt, không mục đích, không định hướng và bị mê hoặc trong mê cung; đó là một sự lãng phí sức lực và là con đường dẫn tới cái ác”. “Điều xấu xa đầu tiên mà xung đột dẫn chúng ta đến, và điều mà chúng ta phải cố gắng tránh là đàm tiếu, nói hành nói tỏi, đẩy đưa chúng ta rơi vào các cảnh trạng xào xáo nhau, buồn bã và ngột ngạt. Nó biến khủng hoảng thành xung đột”.
Giáo hội khủng hoảng, chứ không xung đột
Đức Thánh Cha nói: “Khi Giáo hội được nhìn nhận dưới góc độ xung đột - phải so sánh sợ hãi với yếu nhược, tiến bộ với truyền thống – làm cho Giáo hội bị phân tán, bị bóp méo và phản lại bản chất thật của mình.” Một cơ thể liên tục đối diện với khủng hoảng vì Giáo hội sống động, nhưng Giáo hội không bao giờ được trở thành một cơ chế xung đột, có kẻ thắng người thua. Điều này sẽ chỉ “gieo rắc sự e ngại, trở nên độc đoán và ít mang tính chất đồng nghị hơn, nghĩa là cùng đồng hành, không áp đặt một tính đồng nhất; mà có sự phong phú và đa dạng mà Thánh Linh hàng ban ơn cho Giáo hội của Ngài”.
Rộng mở tâm hồn cho Chúa Thánh Linh
ĐTC nói sự mới mẻ được phát sinh từ những khủng hoảng và thần khí của Thần Linh Chúa luôn đổi mới, nhưng không đối lập với cái cũ, mà là sự mới mẻ bắt nguồn từ cái cũ và làm cho nó liên tục mang lại hoa trái. Giống như hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi, một cuộc biến đổi có thể được gọi là “chết và thối rữa đi” để “sinh hoa trái”, vì cả hai là một. Cuối cùng, một khởi đầu mới đang được hình thành. Do đó, tự co dúm lại, tự bảo vệ mình khỏi cơn khủng hoảng, chúng ta đâm ra cản trở công việc ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng này được biểu lộ trong chúng ta và qua chúng ta.
Đức Thánh Cha nói, mọi điều xấu xa, sai trái, hèn yếu và không lành mạnh đều được đưa ra ánh sáng như một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc chúng ta cần phải chết đi cho lối sống cũ, những suy nghĩ và hành động không phản ánh Tin mừng Phúc Âm. Chỉ bằng cách chết đi phần nào đó, chúng ta mới có chỗ cho sự mới mẻ mà Thánh Linh không ngừng làm sinh động trong lòng Giáo hội.
ĐTC cho biết mọi cuộc khủng hoảng đều chứa đựng một đòi hỏi đổi mới đúng đắn và can đảm vươn lên. “Chúng ta cần phải chấm dứt cái nhìn coi sự cải tổ Giáo hội như việc vá một chiếc áo cũ, hay chỉ đơn thuần là soạn thảo một Tông Hiến mới.” “Chúng ta không được kêu gọi để thay đổi hay cải tổ Thân thể của Đấng Kitô”, như Chúa Giêsu “hôm qua, hôm nay và mãi mãi”, “nhưng chúng ta được kêu gọi mặc lấy tấm áo mới cho Thân thể theo như ân điển Chúa ban cho chúng ta, vì tất cả là hồng ân Chúa chứ chẳng phải do công sức của chúng ta.”
Do đó, Đức Thánh Cha lưu ý rằng khủng hoảng là thời gian mà hồng ân Chúa thương ban cho chúng ta để nhận chân ra thánh ý của Chúa cho mỗi người chúng ta và cho toàn thể Giáo hội. Điều thiết yếu là đừng làm gián đoạn cuộc đối thoại của chúng ta với Thiên Chúa, dù điều này khó cảm nhận được. Và trong nhãn quan này, Đức Thánh Cha cho hay cầu nguyện giúp chúng ta thấy "hy vọng ngay trong cái tuyệt vọng".