CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN NĂM B
"ĐẾN XEM VÀ Ở LẠI"
Để có thể yêu nhau, giả thiết hai người phải gặp gỡ nhau, biết nhau. Nói cách khác, trước khi có lời của trái tim, đã có lời của ánh mắt. Khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình tình yêu.
Như vậy sự tiếp xúc và gặp gỡ cần thiết biết chừng nào cho tình yêu...
Tôi muốn so sánh hành trình tình yêu đó với việc BIẾT và YÊU Chúa mà các tông đồ đã có. Tin Mừng Chúa nhật hôm nay diễn tả cụ thể hành trình này.
Các môn đệ, sau khi được thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu, đã đến gặp Chúa, ngỏ lời với Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?". Chúa mới gọi: "Hãy đến mà xem". Nhưng họ không chỉ đến xem. Tác giả Tìn Mừng ghi nhận: "Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người".
Như hai người yêu nhau, càng gặp gỡ, tình yêu càng sâu đậm. Hành trình theo Chúa cũng đòi phải "đến xem", rồi mới "ở lại với Người". Càng ở lại với Chúa bao nhiêu, lòng yêu mến Chúa trong ta càng tràn đầy, càng mạnh mẽ.
Cặp động từ "Đến xem", "ở lại" là nền tảng, là căn bản, là mấu chốt của đoạn Tin Mừng.
Không chỉ có thế, cặp động từ này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi nếu không "đến xem", không "ở lại" với Chúa, không bao giờ trở thành môn đệ của Chúa. Vì thế, cặp động từ này lại càng trở thành nền tảng, căng bản, mấu chốt của sứ vụ tông đồ mà người môn đệ Chúa Giêsu cần phải có.
"Đến xem" là chứng kiến, là gặp gỡ, là tiếp xúc với Chúa để có kinh nghệm về Chúa. Nhưng kinh nghiệm thôi, chưa đủ. Cần phải có cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho mình. Do đó cần "ở lại" với Chúa. "Ở lại" là lãnh nhận và cảm nhận tình Chúa yêu mình. "Ở lại" là ở lại trong tình yêu của Chúa.
Nếu gọi khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình của tình yêu đôi lứa, thì việc đến xem và ở lại bên Chúa của chúng ta là hành trình tình yêu của con người đáp lại Thiên Chúa đi từ giác quan đến tâm hồn.
Các tông đồ, sau khi đã có kinh nghiệm về Thầy Giêsu và cảm nghiệm lớn lao về tình yêu của Thầy, mới có thể rao giảng lời của Thầy cho mọi người, mới can đảm hy sinh cả một đời cho Tin Mừng mà Thầy truyền dạy.
Để có được hành trình tình yêu ấy, để được "ở lại" bằng chính tình yêu của mình đối với Thầy, người Kitô hữu buộc phải sống đời sống cầu nguyện.
Phải cầu nguyện nhiều mới có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu. Như các tông đồ xưa, một khi đã ở lại trong tình yêu của Chúa, người tín hữu hôm nay mới có thể rao giảng Tin Mừng cách thiết thực.
Tuy nhiên, việc rao giảng không thể thực hiện bằng lời nói suông mà phải bằng đời sống bác ái, biết phục vụ, biết giúp đỡ, biết tha thứ...
Một người luôn gây sự với người khác, hay một người luôn coi mình là trên, là nhất, không bao giờ là một chứng nhân của Tin Mừng.
Vì thế, để ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống cầu nguyện rất cần thiết, nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc cầu nguyện, còn phải biết sống tốt, sống gương mẫu.
Khi làm được như thế, ta mới thực sự là người truyền giáo đúng nghĩa. Vì khi đó, ta thực sự chứng tỏ là mình đã và vẫn "đến xem và ở lại" với Chúa.
"ĐẾN XEM VÀ Ở LẠI"
Để có thể yêu nhau, giả thiết hai người phải gặp gỡ nhau, biết nhau. Nói cách khác, trước khi có lời của trái tim, đã có lời của ánh mắt. Khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình tình yêu.
Như vậy sự tiếp xúc và gặp gỡ cần thiết biết chừng nào cho tình yêu...
Tôi muốn so sánh hành trình tình yêu đó với việc BIẾT và YÊU Chúa mà các tông đồ đã có. Tin Mừng Chúa nhật hôm nay diễn tả cụ thể hành trình này.
Các môn đệ, sau khi được thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu, đã đến gặp Chúa, ngỏ lời với Chúa: "Thưa Thầy, Thầy ở đâu?". Chúa mới gọi: "Hãy đến mà xem". Nhưng họ không chỉ đến xem. Tác giả Tìn Mừng ghi nhận: "Họ đã đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người".
Như hai người yêu nhau, càng gặp gỡ, tình yêu càng sâu đậm. Hành trình theo Chúa cũng đòi phải "đến xem", rồi mới "ở lại với Người". Càng ở lại với Chúa bao nhiêu, lòng yêu mến Chúa trong ta càng tràn đầy, càng mạnh mẽ.
Cặp động từ "Đến xem", "ở lại" là nền tảng, là căn bản, là mấu chốt của đoạn Tin Mừng.
Không chỉ có thế, cặp động từ này còn có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Bởi nếu không "đến xem", không "ở lại" với Chúa, không bao giờ trở thành môn đệ của Chúa. Vì thế, cặp động từ này lại càng trở thành nền tảng, căng bản, mấu chốt của sứ vụ tông đồ mà người môn đệ Chúa Giêsu cần phải có.
"Đến xem" là chứng kiến, là gặp gỡ, là tiếp xúc với Chúa để có kinh nghệm về Chúa. Nhưng kinh nghiệm thôi, chưa đủ. Cần phải có cảm nghiệm tình yêu của Chúa dành cho mình. Do đó cần "ở lại" với Chúa. "Ở lại" là lãnh nhận và cảm nhận tình Chúa yêu mình. "Ở lại" là ở lại trong tình yêu của Chúa.
Nếu gọi khoảng cách từ ánh mắt đến trái tim là hành trình của tình yêu đôi lứa, thì việc đến xem và ở lại bên Chúa của chúng ta là hành trình tình yêu của con người đáp lại Thiên Chúa đi từ giác quan đến tâm hồn.
Các tông đồ, sau khi đã có kinh nghiệm về Thầy Giêsu và cảm nghiệm lớn lao về tình yêu của Thầy, mới có thể rao giảng lời của Thầy cho mọi người, mới can đảm hy sinh cả một đời cho Tin Mừng mà Thầy truyền dạy.
Để có được hành trình tình yêu ấy, để được "ở lại" bằng chính tình yêu của mình đối với Thầy, người Kitô hữu buộc phải sống đời sống cầu nguyện.
Phải cầu nguyện nhiều mới có thể ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu. Như các tông đồ xưa, một khi đã ở lại trong tình yêu của Chúa, người tín hữu hôm nay mới có thể rao giảng Tin Mừng cách thiết thực.
Tuy nhiên, việc rao giảng không thể thực hiện bằng lời nói suông mà phải bằng đời sống bác ái, biết phục vụ, biết giúp đỡ, biết tha thứ...
Một người luôn gây sự với người khác, hay một người luôn coi mình là trên, là nhất, không bao giờ là một chứng nhân của Tin Mừng.
Vì thế, để ở lại trong tình yêu của Chúa Giêsu, đời sống cầu nguyện rất cần thiết, nhưng chưa đủ. Bên cạnh việc cầu nguyện, còn phải biết sống tốt, sống gương mẫu.
Khi làm được như thế, ta mới thực sự là người truyền giáo đúng nghĩa. Vì khi đó, ta thực sự chứng tỏ là mình đã và vẫn "đến xem và ở lại" với Chúa.