CHÚA NHẬT VI TN (B)
Lêvi 13: 1-2, 44-46; T.vịnh 31; 1Côrintô 10: 31-11,1; Máccô 1: 40-45

Tôi phải thú nhận rằng với tư cách của một người rao giảng, tôi có xu hướng bỏ qua bài đọc thứ 2 của các ngày Chúa Nhật. Những bài này thường là trích từ thơ các thánh tông đồ, nhất là thơ thánh Phaolô viết cho các cộng đoàn gíáo hội tiên khởi, và là một trong những thư loan báo Tin Mừng sớm nhất. Nhưng, vì các thơ đó thường thiếu những câu chuyện như trong phúc âm, nên các thư đó không thu hút được người nghe theo như các câu chyện trong phúc âm. Bởi thế, chúng tôi các người rao giảng thường có xu hướng không dựa vào các bài đó để giảng. Nhưng, phần đông, chú trọng đến phúc âm, hay một câu chuyện sống động trong bài đọc thứ nhất trích từ cựu ước. Bởi thế, trong bài giảng này, tôi nghĩ rằng tôi sẽ tập trung vào bài đọc 2 trích từ thư thứ nhất của thánh Phaolô gởi cho tín hữu Côrintô, trước hết, đây là khung cảnh thời bấy giờ.

Thành phố Côrintô là thủ phủ của tỉnh Achaia thuộc đế quốc La-Mã. Đó là trung tâm buôn bán rất phồn thịnh. nơi có nhiều trường học, có nhiều trận thi đâu thể thao, và nơi có nhiều đền thờ ngoại giáo. Đó là một thành phố cho Phaolô nhiều cơ hội để rao giảng và diễn giải về Chúa Giêsu cho những người Côrintô trí thức, Bài trích thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô cho chúng ta thấy rõ điều chúng ta biết về kinh nghiệm của chính mình: Đó là văn hóa, chính trị, của một xã hội có thể có giá trị ảnh hưởng đến lối sông của chúng ta trong đức tin Kitô giáo. Cũng như những người ở Côrintô, những giá trị thế tục của chúng ta đã len vào giáo hội và gây sự chia rẻ, chống phá sự hiệp nhất và thánh thiện của của chúng ta. Việc trở nên những công dân tốt không đồng nghĩa với việc chúng ta là những Kitô hữu sống tốt đạo. Trong 2 thư gởi cho tín hữu Côrintô. thánh Phaolô đề nghị chống lại những giá trị của thế tục đang len vào cộng đoàn đức tin để chia rẻ họ.

Bài đọc 2 hôm nay được trích từ chương thứ 10. Trong thơ thánh Phaolô nói về các thức ăn và uống. Khi người Kitô hữu được mời vào nhà một người không phải là Kitô hữu, họ phải đối mặt với một tình huống khó xử sau: Liệu họ có thể ăn những món ăn mà trước đó đã được để trên bàn thờ để dâng cho một thần ngoại giáo không? Người đó có được phép ăn món thịt đã được dâng cho một vị thần mà họ biết là không hề tồn tại hay không?

Mối quan tâm của thánh Phao lô là nói đến những Kitô hữu có "sáng suốt" nên như những người không có vấn đề gì trong việc ăn các thức ăn này. Đối với Phaolô thức ăn không phải là vấn đề, nhưng ông lo lắng về những ảnh hưởng sau khi ăn nó cho những Kitô hữu yếu đuối trong cộng đoàn đức tin. Người Kitô hữu ở thành Côrintô phải nhạy cảm trước những giễu cợt của người khác khi họ tuyên xưng đức tin yếu đuối mình và cũng phải sống gương mẫu cho người ngoại giáo láng giềng họ.

Khi còn nhỏ, chúng tôi biết những người láng giềng gốc Do thái của chúng tôi, họ không được phép ăn thịt heo hay các vật phẩm có vỏ cứng. Chúng tôi nghĩ rằng họ thiếu dịp để thưởng thức các món ăn ngon mà chúng tôi thường ăn hằng ngày như thịt xông khói và trứng. Nhưng, chúng ta ngưỡng mộ họ về cách ăn uống này, vì đó là dấu chỉ cho chúng ta biết là các bạn Do thái đã chú trọng đến đức tin nên luôn tự nguyện tuân thủ điều này. Chúng ta không ăn thịt vào ngày thứ sáu trong tuần, nhưng, đó chỉ là một lần trong tuần thôi.

Từ vấn đề nói về thức ăn, thánh Phaolô rút ra những nguyên tắc có thể và nên để ý áp dụng ở những nơi khác. Thánh Phaolô kết luận là các thần ngoại không có ý nghĩa gì, vì các thần đó, đại diện cho hình tượng không tòn tại. Bởi thế, các Kitô hữu có thể ăn các thức ăn. Nhưng, không nên ăn nếu việc họ ăn có thể gây nên gương xấu cho một số người trong cộng đoàn yếu đức tin (1Cr 8: 13; 10: 23-29). Những gì thánh Phaolô nói về việc ăn các thức ăn đã được dâng lên cho các thần ngoại là điều xa lạ với chúng ta. Nhưng, hãy lưu ý đến nguyên tắc mà Phaolô chú trọng là: Những gì đã được ăn chưa phải là hành vi đúng. Đôi khi, chúng ta phải biết từ chối những "gợi ý có vẽ trong sáng" vì kính trọng kẻ khác "Vậy dù ăn, dù uống hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm việc đó để tôn vinh Thiên Chúa. Tránh sự xúc phạm…".

Thánh Phaolô khuyên chúng ta rằng hãy tôn vinh Thiên Chúa khi chúng ta phục vụ ké khác và tìm sự hiệp nhất trong dân của Thiên Chúa. Thiên Chúa không được tôn vinh nếu điều tôi lựa chọn gây nên sự phẩn nộ và chia rẻ làm xáo trộn cộng đoàn. Thật ra, những thái độ như thế là điều làm chứng không xứng hợp đối với những người mới có đức tin, hay những ai đang cân nhắc đến việc gia nhập cộng đoàn. Thánh Phaolô cảm thấy thoải mái khi ăn các thức ăn đã được dâng cúng cho các thần ngoại. Nhưng, nếu làm như thế thì kẻ khác sẽ bị xúc phạm, thì ông sẽ từ chối hưởng dùng.

Lý thuyết của Phaolô về thái độ là "hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa" và "làm gương tốt trong tất cả mọi việc" Phaolô khuyên các Kitô hữu ở Côrintô là họ nên thận trọng về việc trở nên gương xấu "hãy làm hài lòng mọi người" Đức tin của chúng ta là hành vi thực hiện của nội tâm: Như cầu nguyện, suy ngẫm, học hỏi v.v... Và cũng có hình thức bên ngoài để làm chứng cho đức tin của chúng ta và cho Đấng mà chúng ta hiến thân cho Ngài. Phaolô cho chúng ta yếu tố để suy ngẫm. Chúng ta cần phải quan tâm đến tất cả những hành vi để tôn vinh Thiên Chúa. Nếu chúng ta không trở nên gương mẫu trong hành vi của chúng ta, chúng ta có thể trở nên như những người ngăn cản những ai muốn biết Chúa Kitô. Mối quan tâm chính của chúng ta chính là tạo niềm hạnh phúc cho kẻ khác, kể cả việc sử dụng lợi ích cá nhân của chúng ta mà hành động. Đó không chỉ là những phong tục và cử chỉ trong thói quen ăn uống. Tất cả những gì, chúng ta, những Kitô hữu làm và nói cần phải thể hiện cho được sức sống của Chúa Kitô toả sáng qua cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phản ánh được sự chú ý đối với lương tâm của kẻ khác.

Thánh Phaolô kết thúc là "Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kitô". Điều đó thật là táo bạo phải không? Nhưng, mọi người có thể bắt chước Phaolô, vì hành vi của ông ta không dựa vào bản thân ông. Nhưng vì ông ta là “người bắt chước Đức Kitô”. Phaolô không có ý nói là đức tin của ông ta theo lời dạy của Đức Kitô. Chính ra, trọn đời sống của ông đã noi theo những gì mà Đức Kitô đã cho chúng ta thấy qua đức tính khiêm nhường và chấp nhận cái chết vì chúng ta (Phil2: 6-11) Đó là khuôn đúc mà Đức Kitô đã đặt để cho đời sống của Phaolô và vì thế, đời sống của ông không biểu lộ chính bản chất của con người ông nhưng là sự sống của Đức Kitô.

Phaolô dùng chính hành vi của ông để diển tả những điều ông ta nói "...cũng như tôi đã cố gắng làm đẹp lòng mọi người bằng mọi cách. Trong mọi hành động tôi không tìm lợi ích cho riêng tôi, nhưng là lợi ích của nhiều người để họ được ơn cứu chuộc”. Đức Kitô đã không ban đức tin cho các môn đệ tìm đến Ngài chậm trể như Phaolô, có ý nói đến chúng ta cần phải làm như thế nào cho những người mới có đức tin, hay những người đang cân nhắc xem họ có nên theo Đức Kitô và đường lối của Ngài hay không.

Trong những tuần vừa qua, chúng ta tiếp tục nghe những bài đọc được trích từ thư thứ nhất của thánh Phaolô gởi cho tín hữu Côrintô. Trong lúc bị dịch Côvid, có người nói là họ không được hoạt động nhiều, và họ cảm thấy họ rất có ít thì giờ để đọc sách và suy ngẫm. Bài đọc hôm nay là phần kết thúc của thư đó. Nếu chúng ta chưa nghe bài đó trước, chúng ta có thể cố gắng đọc trọn thư của thánh Phaolô. Nếu chúng ta làm như thế, chúng ta có thể biết rõ những gì là đặc biệt của giáo hội ở Côrintô, sức mạnh của giáo hội, những yếu đuối và khám phá được những điểm tương đồng với cộng đoàn của giáo hội chúng ta, và sẽ khám phá ra cách thánh Phaolô đáp ứng như thế nào cho những nhu cầu trước mắt ông ta. Tại sao bạn không dành một ít thời gian để đọc tất cả thư đó? Trong khi chúng ta đọc thư, chúng ta sẽ nghe thánh Phaolô kêu gọi các Kitô hữu sống một đời sống đức tin thiết thực hơn và thách thức chúng ta, là các Kitô hữu thời nay, hãy trở nên nhân chứng cho thế giới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

6th SUNDAY (B)
Leviticus 13: 1-2, 44-46; Psalm 32; I Corinthians 10: 31-11:1; Mark 1: 40-45

I have to confess as a preacher I tend to skip over the Sunday second readings. They are almost always taken from the letters the apostles, especially Paul, wrote to the early Christian communities and are among the earliest written proclamations of the good news. But since they lack the narrative characteristics of the Gospels they don’t “grab” listeners the way gospel stories do. So, we preachers tend not to draw on them for our preaching but, for the most part, concentrate on the gospel passage, or a vivid narrative from the first reading, the Hebrew Scriptures. So, in this edition I thought I would focus on our second reading from 1 Corinthians. First some background.

Corinth was the capital of the Roman province Achaia. It was a thriving center of commerce, learning, athletic contests and pagan shrines. It was a city that offered Paul numerous opportunities to preach and teach about Jesus to the sophisticated Corinthians. I Corinthians confirms what we know from our own experience: cultural and political values of a society can influence our ways of living our Christian beliefs. Like the Corinthians our secular values creep into our church life and rip and tear at our unity and holiness. Being a good citizen does not always flow over to our being good Christians. In his two letters to the Corinthians Paul struggles against how divisive the values of the world can be on the believing community.

Our passage today, taken from chapter 10, is from a section of the letter where Paul has commented on food and drink. When Christians were invited to the homes of non-Christians they faced a dilemma: could they eat the food placed before them that had been offered on altars to the pagan gods? Was it permissible to eat meat offered to a god they knew didn’t exist?

Paul’s concern wasn’t about the “enlightened Christians” who would not have a problem eating the food, but about the more scrupulous Christians in the community. For Paul the food was not the issue, but he was concerned about the effects eating it would have on others. The Corinthian Christians must be sensitive to the scruples of others and also set an example for their pagan neighbors.

As children we knew our Jewish neighbors weren’t permitted to eat pork or shellfish. We did and thought they were missing good food we ate regularly – like bacon and eggs. But we admired their eating customs because they signaled to us the devotion and observance our Jewish friends had to their faith. We did not eat meat on Friday, but that was only once a week.

From the issue over food Paul draws principles that can and should be applied elsewhere. He concluded that idols meant nothing, since the gods they represented did not exist. So Christians could eat the food, but not if doing so scandalizes someone in the Christian community (I Cor 8: 1-13; 10:23-29). What Paul said about eating food sacrificed in pagan worship is foreign to us. But note the principle Paul draws: everything that is permissible may not be edifying. Sometimes we have to renounce our “lighted principles” out of respect for others. “Whether you eat or drink or whatever you do, do everything for the glory of God. Avoid giving offense....”

Paul counsels us that we give glory to God when we serve one another and seek unity among God’s people. God is not glorified if my choices cause wrangling and division in the community. If fact, such behavior is a negative witness to those who may be young in the faith, or considering joining the community. Paul felt free to eat food sacrificed to idols, but, if by doing so, others would be offended, he would abstain.

Paul’s principle for behavior is, “do everything for the glory of God,” and, “please everyone in every way.” He is advising the Corinthian Christians to be careful that we do not give offense, “please everyone.” Our faith has its interior practices – prayer, meditation, study, etc. It also has exterior forms which give witness to what we believe and the One to whom we give our lives. Paul gives us cause to reflect. We ought to be concerned that all we do and say gives glory to God. If we do not consider the example our behavior gives we can be an obstacle to others coming to know Christ. Our primary concern is for the well-being of others, even over our personal interest. It is about more than table customs and manners. All we Christians do and say should show the life of Christ shining through our daily lives and reflect sensitivity to the consciences of others.

Paul concludes saying, “Be imitators of me, as I am of Christ.” That sounds bold doesn’t it? But people can imitate Paul because his behavior isn’t based on himself but because he is an “imitator of Christ.” He does not just mean that his ethics follow Christ’s teachings. Rather, his whole life imitates what Christ has shown us by his humility and acceptance of death for our sake (Phil. 2:6-11). That’s the pattern Christ has set in Paul’s life and so his life manifests not himself, but the life of Christ.

Paul uses his own behavior to illustrate what he is saying, “...just as I try to please everyone in every way, not seeking my own benefit, but that of the many, that they may be saved." Christ did not give up on his disciples who were slow coming to understanding his message. Paul is implying that we need to do the same with those who are still in the early stages of their faith, or are considering whether or not to join us in following Christ and his way.

For the past several weeks we have had sequential readings from I Corinthians. During this pandemic some people say that with limited mobility they find they have had a little more time to read and meditate. Today’s passage from comes from a summary section of the letter. If we have not done it before, we might try reading the entire letter in its totality, even in one sitting. When we do we will get an overview of what characterized the Corinthian church, its strengths, flaws and discover the similarities with our own church community and discover how Paul responded to the needs before him. Why not put some time aside to do that? As we read the letter we will hear Paul’s call to more authentic Christian living and the challenge to us modern Christians to give witness to our world.