CHÚA NHẬT V TN (B)
Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39

Bài trích trong sách Gióp nói ngược lại với lời người ta thường nói: "kiên nhẫn như ông Gióp" Chúng ta thường dùng để tả một người đã chịu đựng đau khổ rất lâu. Thật ra ông Gióp không có kiên nhẫn gì cả. Sự khôn ngoan thường tình của thời đó có thể coi đau khổ như là sự trừng phạt của Thiên Chúa do những điều bản thân đã làm sai. Tuy vậy, ông Gióp cảm thấy ông chẳng làm điều gì sai để phải chịu đau khổ như thế. Ông không chấp nhận một cách dễ dàng hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Ông mạnh dạng nói lớn tiếng và rất hùng hồn trong lời ta thán. Lời cầu nguyện tha thiết của ông đã làm chúng ta cảm thấy nhẹ lòng và khuyền khích những người trong chúng ta đang cảm thấy là cuộc sống quá nặng nề, nhất là qua những năm tháng kéo dài của cơn đại dịch covid cũng hãy cầu nguyện tương tự như là "cách thưa vâng cùng Thiên Chúa". Họ cảm thấy Thiên Chúa như là cội nguồn của sự đau khổ, cho dù họ đã sống một đời sống tốt lành và xứng đáng được điều tốt hơn, nhưng Thiên Chúa không làm gì cả trong khi họ gặp đau khổ. Đáng lẻ hãy "la lớn với Thiên Chúa" họ im lặng. Nhưng, thái độ kính trọng trong im lặng ẩn chứa nhiều ức chế, và có thể gây nên sự lạnh nhạt trong liên hệ giữa họ với Thiên Chúa. Có nhiều chứng nhân trong Kinh Thánh Do thái, nhất là trong các Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta có một thái độ trung thật với cảm xúc của mình. Lời than thở vói Thiên Chúa hãy gạt qua thái độ giả dối và hình thức. Hãy "nói lời thật lòng" để bày tỏ cảm xúc thật với Đấng có quyền năng thay đổi mọi sự, nhưng dường như Ngài không để ý hoặc bất lực.

Chắc chắn có những lúc trong đời sống chúng ta, đôi khi cuộc sống dường như không kiểm soát được, như thể có ai đó với ý định xấu đang dựng nên một vở kịch. Chúng ta tự hỏi "Ai phụ trách ở đây?" Chúng ta suy luận rằng những tệ nạn hay những khó khăn mà chúng ta đang trải qua không thế nào xuất phát từ Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Ông Gióp bày tỏ cảm giác như là ông đã bị phạt nặng nề khi ông cảm thấy mình như là người "làm thuê", cho một người chủ khắc nghiệt. Những ngày làm việc của ông như bị đang bị "hành hạ", ông nói ông là một nô lệ đang làm việc dưới cái nắng gay gắt của mặt trời "khao khát tìm được bóng mát". Điều đáng lo là ông Gióp không bị trừng phạt do những gì ông đã làm sai trái. Nếu như ông ta, chúng ta có cảm thấy yếu đuối khi đọc lời này, chúng ta sẽ cảm thấy ít đau lòng về hoàn cảnh tương tự. Nếu hoàn cảnh đó đã xảy ra một cách mãnh liệt cho một số người vô tội, thì ai có thể tránh khỏi được một điều như thế? Nghe lời ông Gióp có thể khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta đang đi trên một lớp băng mỏng, và bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể sụp xuống và bị dìm vào nước lạnh ở dưới.

Ngay cả khi sống một đời sống tốt đẹp dường như không giúp được chúng ta tránh khỏi những hành vi thiếu trung thành trong đức tin với Chúa. Khi chúng ta nghe bài ông Gióp chúng ta có cảm tưởng là chúng ta muốn bịt tai lại để không nghe và muốn la lớn lên như khi chúng ta còn nhỏ không muốn nghe điều gì đó. Lẻ cố nhiên, bây giờ chúng ta đã có thái độ người lớn, sẽ khó chịu khi nghe điều gì chúng ta không thích, chúng ta sẽ thay đổi chủ đề như khi nói về chuyện ly hôn của người bạn thân hay một căn bệnh hiểm nghèo đang xãy đến với người cùng lứa tuổi với chúng ta. Chúng ta tránh không nghĩ đến hiệu quả tương lai của những việc chúng ta đang làm. Chúng ta thay đổi kênh truyền hình khi thấy nét mặt những trẻ vô tội bị bỏ đói, hay những nạn nhân chiến tranh than khóc.

Chúng ta đừng lo lắng, hãy nói đến tuổi trẻ, về vẻ đẹp của vóc dáng thể thao, và những tiến triển mới về công nghệ. Nhưng, thật khó để loại bỏ những lời của ông Gióp trong khi chúng ta nghe những bài đọc trong phụng vụ hôm nay. Có thể có một ngày nào đó, một vài người trong chúng ta có thể gặp phải, cho dù đời sống chúng ta có thành đạt, hay tốt đẹp. "Tôi đã gặp những ngày tháng đau khổ" nghe như lời của khu cách ly của bệnh viện. Liệu nơi này đã cách ly những người thân nhân hay vợ chồng đang đau buồn để có thể nói "như đêm tối đau khổ đã ra khỏi tôi".

Tôi đã thấy được ơn thánh sủng trong đọan văn này, đoạn này đã kết thúc một cách thật thê thảm! "Tôi sẽ không thấy hạnh phúc nũa" Có thể nghe còn đau đớn hơn lời của ông Gióp là người đã từng gìàu sang và bây giờ đang bị lâm vào cảnh khốn cùng đã thức tỉnh và khuyến khich cho tôi chú ý vào Thiên Chúa, và không tin tưởng vẽ bề ngoài của cuộc sồng nó có thể chóng hư mất. Tôi có thể học được từ ông Gióp là khi nào cuộc sống trở nên khó khăn, tôi có thể nói lên lời than thở hướng đến Thiên Chúa và biết rằng Chúa sẽ không giết tôi!

Một lời của ông Gióp gây nên hy vọng. Ông ta thưa với Thiên Chúa và nói "xin Chúa nhớ đến đời sống của con như một cơn gió thổi". Lời nói đó xuất phát từ một người không nhận ra được cội nguồn của bản thể họ, chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng họ. Khi họ thưa cùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa "xin Chúa hãy nhớ Ngài làm gì khi Ngài tạo dựng nên con. Con yếu đuối và mỏng dòn, không sống miên viễn được, chỉ cần cơn gió thổi và nó biến mất. Xin Chúa hãy nhớ con chẳng là gì và không hề tồn tại nếu thiếu ý Chúa". Đó là lời hằng ngày của người có đức tin, một lời để nhắc Thiên Chúa về sự liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Không phải là Thiên Chúa cần phải nhắc đến - nhưng là điều con làm! Ông Gióp nói "Chúa biết con như thế nào, xin Chúa hãy làm điều gì với con". Ông ta thử thách Thiên Chúa nên nhớ loài người chỉ là cơn gió. Thật là lời can đảm!

Từ "ruah" có ý nghĩa về cơn gió. Nhưng ở đây có ý nghĩa khác. Ruah nói đến nguồn gốc sự sống bởi Thiên Chúa mà đến. Có thể ông Gióp nhắc Thiên Chúa rằng đời sống của ông nhẹ nhàng như gió thoảng thế nào (ruah); Nhưng, cùng lúc đó ông thừa nhận rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của hơi thở (ruah) sự sống trong ông ta. Bởi thế Thiên Chúa có thể mang lại sự sống cho những con người yếu đuối mỏng dòn và duy trì nó trên họ. Chúa đã quên chăng? Tất nhiên là không và như là để “nhắc khéo” Thiên Chúa, Gióp thật sự đang tự nhắc nhở mình; việc Thiên Chúa đã tạo ra ông và muôn vật, ban cho nó sự sống và phát triễn và cũng đã ban cho ông cuộc sống và nhẹ nhàng gìn giử ông ta vượt qua sự khốn khó.

Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu vừa mới ra khỏi đền thờ, nơi Ngài đã trục xuất một quỷ dử ra khỏi một người, rồi Ngài đến nhà ông Simon và ông Anrê, Người ta thưa với Ngài là bà mẹ vợ ông Simon bị sốt nặng và nằm trên giường. Hãy để ý thánh Máccô kể câu chuyện rất ngắn gọn. Người ta cho Chúa Giêsu tình cảnh của bà ta. Ngài đến bên giường bà ta "cầm lấy tay bà và giúp bà ta ngồi dậy, và cơn sốt ra khỏi bà. Bà ta liền bắt đầu phục vụ Chúa Giêsu và các người khác”. Thánh Máccô dùng phúc âm để diển tả một cách phong phú việc Chúa Giêsu chữa bệnh, mặc dù nghe như có vẻ bình thường. Chúa Giêsu “đỡ bà ngồi dậy" đây cũng là cách diễn đạt của Tân Ước thường dùng trong những câu chuyện về sự sống lại. Thánh Máccô có ý nói là người này đã được ban cho một đời sống mới, một đời sống mà chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới ban cho.

Đời sống mới này có nghĩa là gì? Thật ra, chúng ta được biết là khi bà được chữa lành, bà ta bắt đầu "phục vụ các người trong nhà". Có vẽ như bà ấy đang làm việc nhà, "việc của phụ nữ" Nhưng, từ mà thánh Máccô sử dụng là "diacone" là từ nói về việc "phụng vụ". Vì vậy, thánh Máccô đang ngụ ý rằng cô ấy "phục vụ" cộng đoàn và làm công việc của cộng đoàn là việc trong nhà thờ của người giúp việc trong cộng đoàn khi người ta kinh nghiệm đời sống mới bởi Chúa Giêsu, họ có thể phục vụ người khác. Các người phụ trách việc phụng vụ tốt nhất giữa chúng ta là những người làm việc với tinh thần vui vẻ hình như bởi kinh nghiệm của họ về việc Chúa Giêsu "nâng họ dậy". Thật ra, những tín hửu làm công việc của "phó tế" nói là họ nhận được nhiều hơn những gì họ đã bỏ ra. Điều đó hình như Chúa Giêsu đang cầm tay họ lên và “nâng họ dậy”, trong việc họ phục vụ cho người khác.

Không dễ gì có câu trả lời rò ràng trong đau khổ của ông Gióp. Ông ta là một người vô tội phải chịu đau khổ. Không có “lời giải” nào giải quyết cho bí ẩn của sự đau khổ. Nhưng, chúng ta nghe phúc âm hôm nay cho thấy uy quyền của Chúa Giêsu trên sự đau khổ. Chúng ta biết là không giống như câu chuyện của Gióp và sự vô tội của ông. Chúa Giêsu, đấng có thật. Ngài vô tội, đã gánh lấy tội lỗi chúng ta; Người đau khổ để chúng ta tự do. Cũng không có câu trả lời nào dễ dàng đâu. Nhưng, sự thật là trong phụng vụ chúng ta mừng hôm nay. điều gì Chúa Giêsu đã làm cho bà mẹ vợ ông Simon, Ngài sẽ làm cho chúng ta từng người một và trong cộng đoàn. Ngài đưa tay Ngài cho chúng ta nâng chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết để đến một sự sống mới. Đời sống mới của Ngài cho chúng ta sức mạnh để thấy được nhu cầu của người khác và đáp lại bằng năng lực và niềm vui.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39

The selection from Job certainly contradicts the familiar expression, "as patient as Job," we use to describe someone of long suffering. Turns out, Job is not patient at all. The popular wisdom of the time would have attributed suffering to punishment for wrongs. However, Job feels he has done nothing wrong to deserve such misery. He is not meekly accepting his lot in life, he is vocal, even eloquent, in his protest. His prayer lament loosens our tongues and encourages those of us who feel life has become too burdensome, especially through this long pandemic, to pray in a similar way. Some people don’t think this is a "proper way to speak to God." They feel God is either the source of their misery or that, though they have led good lives and deserve better, God is standing by doing nothing while they are going through distress. Rather than enter into a "shouting match" with God, they keep silent. But this kind of respectful silence harbors resentment and can create a chill in our relationship with God. There is plenty of witness in the Hebrew texts, especially in the psalms, to encourage a more honest expression of our feelings. A complaint to God puts aside false pieties, formalism and "proper etiquette," to express honest feelings to the One who has the power to change things, but seems uninterested, or even impotent.

There certainly are times in our lives when life seems out of control, as if someone with an evil intent is running the show. We ask, "Who’s in charge here?" The evils or hardships we experience can’t possibly be coming from the One who created us, we reason. Job expresses this feeling of being under a harsh sentence when he says he feels like a "hireling," someone working for a hard taskmaster. His days are a "drudgery," he is, he says, a slave working in the hot sun who "longs for the shade." What is troubling is that Job is not being punished for any wrong he has committed. If he were, we would feel less fragile as we read this, we would feel less susceptible to a similar fate. If this misery he so eloquently describes could happen to an innocent person, who would be exempt from something similar? Hearing Job might cause us to feel we are walking on thin ice and any moment we might break through and be overwhelmed by the killing waters beneath.

Even living a good life doesn’t seem to spare us from what looks like the perfidy of the gods. When we hear this Job reading we are tempted to put our hands over our ears and shout at the top of our lungs, as we did when we were kids and didn’t want to hear something. Of course now we behave in a more adult fashion when the unpleasant enters. We change the subject if the conversation is about the divorce of close friends, or a serious sickness that strikes down someone our age. We avoid thinking about the future dire consequences of our present actions. We change the channel when the faces of starving innocent children or weeping victims of war appear.

Let’s not get morose, let’s talk about youth and physical beauty, the athletic and the latest technologies. But it is hard to get Job’s words out of our heads as we hear them at this liturgy. For anyone of us might speak them someday, no matter how prosperous or successful our lives – or good. "I have been assigned months of misery," sound like words from a hospital ward. Is it the intensive care unit separated from loved ones, or the grieving spouse who might say, "troubled nights have been told off for me?"

I look for the grace in this passage; it ends so dismally! – "I shall not see happiness again." Perhaps the somber word of Job, who once prospered but is now in dire straits, is a wake up call to encourage me to keep my eyes and attention fixed on God, and not to trust in the externals of life that can be taken away overnight. I might also learn from Job that when life takes a hard turn I can express myself without inhibition to God and know that God will not strike me dead!

One word of Job’s does stir up hope. He addresses God and says, "REMEMBER that my life is like the wind...." It is spoken by person who realizes that he is not the source of his own being, that he is totally dependent on the One who created him. He is telling the Creator, "Remember what you made when you made me, I am vulnerable, impermanent and can blow away and disappear as easily as the wind. Remember I am nothing, insubstantial and need you for my very existence." It is a word of faith, a word to remind God of the bond God has with the people. Not that God needs reminding – but I do! Job is saying, "You know how I am, so do something about it!" He is challenging God to remember humans are mere wind. Bold speech indeed!

The word for wind used here is "ruah" and it has another possible reference. Ruah also refers to the life force that comes from God. Job may be reminding God how ephemeral his life is (ruah); but at the same time admitting that God is the source of the life breath (ruah) in him. So God can bring life to this frail human and sustain it. Has God forgotten? Of course not and by "reminding" God, Job is actually reminding himself; God remembers what God made and knows it cannot live unless God keeps renewing life in the creature, especially when misery had made that life burdensome.

In today’s gospel Jesus has just left the synagogue where he has driven an unclean spirit from a man and enters the house of Simon and Andrew. He is told that Simon’s mother-in-law is sick with a fever. Notice how succinctly Mark tells the story: Jesus is told about the woman’s condition, he goes over to her, "grasped her hand and helped her up and the fever left her. She immediately began to wait on them." Mark uses rich New Testament expressions to describe the cure, though it sounds ordinary on first hearing. Jesus "helped her up" – this is the same expression in the New Testament that is often used in the resurrection stories. Mark is implying that this person is being given a new life, a life that only the risen Jesus can give.

What does this new life look like? Well, we are told when she was healed the woman "began to wait on them." It sounds like she is doing household chores, "woman’s work." But the word Mark uses is "diakoneo," the word for "church work," or Christian ministry. Thus, Mark is implying that she "waits" on the community and does the work of the community. When people experience new life from Jesus, they are willing and able to serve others. What one receives one wants to share. The mother-in-law is quick in her response, her "work" isn’t taken on grudgingly. The best ministers among us do their work with a sense of joy that seems to come from their own experience of Jesus "raising them up." In fact, believers who do "deaconal" work say they get more out of what they do than they put into it. It is as if, in the midst of their ministry to others, Jesus is taking them by their hand and "raising them up."

There is no easy answer to Job’s problems. He is the innocent sufferer. There is no "solution" to the mystery of suffering. But we do hear today’s gospel showing Jesus’ power over suffering. We know that unlike the fictitious and innocent Job, Jesus is very real, the sinless one who takes on our suffering; who suffers so others can be set free. Not an easy answer either, but a truth to be engaged and celebrated in our liturgy today. What Jesus did for Simon’s mother-in-law he does for us, individually and as a community. He extends a hand to us, raising us up from sin and death to a new life. His new life gives us the power to see the needs of others and respond with energy and joy.