CHÚA NHẬT II MC (B)
Sáng Thế 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Tv 115; Rom. 8: 31b-34; Máccô 9; 2-10

Chúng ta không thể bỏ qua bài đọc thứ nhất, trích trong sách Sáng thế. Đối với các phụ huynh và tất cả chúng ta, bài đó là một câu chuyện rất kinh khiếp. Thiên Chúa yêu cầu một người cha hiến tế đứa con trai độc nhất của mình. Câu mở đầu vẽ ra một cảnh nghiệt ngã: “Thiên Chúa thứ thách ông Abraham”. Mặc dù Thiên Chúa thực sự không muốn ông Abraham giết người con trai duy nhất của ông - Đây chỉ là một "thử thách"- Tuy nhiên câu chuyện làm chúng ta lạnh toát cả người. Một Thiên Chúa thế nào mà lại bảo một người cha làm như vậy? Và, đây có phải là Thiên Chúa mà tôi muốn thờ lạy và phó thác đời sống tôi cho Ngài? Nếu quả thật như thế, một của lễ hy tế như thế nào mà tôi sẽ làm? Chúng ta thử tìm lời giải thích cho câu chuyện này.

Sách Kinh Thánh dạy giải thích câu chuyện như là việc bác bỏ tập tục hiến tế của người Canaan. Về phần những người Do thái trung thành đã nói là Thiên Chúa đã biết trước lòng trung thành của ông Abraham, và cho ông ta một cơ hội để thể hiện lòng trung thành và sự tận tụy của ông. Nếu Abraham hy sinh người con trai mình là Isaac thì ông ta có thể từ bỏ mọi hy vọng trong tương lai của mình. Thật thế, Thiên Chúa đã hứa là ông Abraham sẽ là tổ phụ của dòng dõi có nhiều con cái, nhiều như các ngôi sao trên trời (St 15: 1-6) Hay nói một cách khác, nếu ông Abraham hy sinh người con trai độc nhất của ông ta, thì hy vọng về tương lai của ông sẽ hoàn toàn nằm trong tay Thiên Chúa. Người Do thái gọi câu chuyện này là "việc trói buộc ông Isaac" Đó cũng là ý nghĩa của tất cả các đau thương mà người Do thái phải chịu đựng vì đức tin của họ vào Thiên Chúa, và vì việc họ tuân giữ lề luật.

Thật là một câu chuyện không thoải mái chút nào, lại mang tính ràng buộc Thiên Chúa phải không? Đây là một Thiên Chúa mời gọi chúng ta vào một mối quan hệ, và rèn luyện chúng ta để đáp lại bằng đức tin và sự cậy trông tuyệt đối về những yêu cầu của Ngài nơi chúng ta. Thật chúng ta khó sống ổn định với những câu hỏi này, là để Thiên Chúa là Đức Chúa của ông Abraham không dể dàng gì trong sự thiệt hơn, hay mềm lòng trước những nổ lực của chúng ta đang cố gắng giảm bớt yêu cầu của Thiên Chúa trong một trạng thái độ có thể chọn lựa được. Bài trích sách Sáng thế hôm nay là không khoan nhượng được. Điều chúng ta nhận được nơi ông Abraham - là người không do dự và không nghi ngờ khi thực hiện việc Thiên Chúa đã bảo ông. Ông ta không đòi hỏi Thiên Chúa một điều kiện gì để thực hiện lời giao ước, khi Thiên Chúa muốn lầy đi chính người con là dấu chỉ hoàn thành trong tương lai của lời giao ước đó. Một trong những câu hỏi được đặt ra cho cộng đoàn chúng ta hôm nay: Thiên Chúa có đáng tin cậy không khi không có một bằng chứng cụ thể nào để chứng tỏ điều cam kết đó hiện thực và lại là điều mà chúng ta có thể bị lấy đi?

Bạn phải thán phục sự táo bạo của tác giả câu chuyện và các tác giả trong Kinh Thánh trong việc biên tập sách Sáng thế. Với câu chuyện nguyên sơ từ đầu sách Sáng Thế. Ngay từ đầu, nhũng tin hữu được hỏi liệu chúng ta có muốn thờ phượng một Thiên Chúa bí hiểm không; một Thiên Chúa ở đang ở bên ngoài một hộp nhỏ mà chúng ta muốn đặt Ngài vào trong đó. Trước đây, ông Abraham đã bị thất bại trong những thời điểm quan trọng để đặt niềm tin vào Thiên Chúa. Dù vậy, Thiên Chúa vẫn không từ bỏ ông. Và giờ đây, ông Abraham không thể vấp vào lổi một lần nửa – Liệu ông có đủ tin cậy vào Thiên Chúa bất chấp mọi đòi hỏi thảm khốc của Thiên Chúa đặt trên ông?

Các Kitô hữu coi việc con của Abraham biết vâng lời cha (bạn hãy đọc toàn câu chuyện trong sách Sáng thế chương 22) là phản ảnh sự việc Chúa Giêsu vui lòng chấp nhận cái chết cho việc cứu rỗi chúng ta. Thánh Phaolô nhấn mạnh lòng rộng lượng của Thiên Chúa khi ông ta suy ngẫm đến sự chết của Chúa Giêsu là một dấu chỉ của Thiên Chúa sẽ luôn làm để chứng tỏ tình yêu thương của Ngài cho chúng ta. Ngài không tiếc nối điều gì với chúng ta, ngay cả những gì quý giá của Ngài.

Câu chuyện trong phúc âm về việc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng, chiếu soi áng hào quang nơi Chúa Giêsu, và sự liên hệ của Ngài với Chúa Cha. Chúa Giêsu là người con duy nhất của Thiên Chúa. Ngài chết trên cây thánh giá để chứng minh điều gì đó cho chúng ta; không bởi bàn tay của Đức Chúa; nhưng bởi bàn tay của người tội lỗi. Chúa Giêsu là thể hiện tình yêu thương của Thiên Chúa và cái chết của Ngài đã bày tỏ Thiên Chúa luôn thương yêu chúng ta dài lâu miên viễn để chứng minh cho chúng ta thấy tình yêu thương đó. Ngài bị xử tử vì tính trung thành, sự vâng phục và luôn thi hành sứ vụ mà Thiên Chúa đã giao cho Ngài. Chúa Giêsu không ngừng rao giảng tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi và người bị ruồng bỏ, ngay cả phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Cái chết của Chúa Giêsu trên cây thánh giá cho chúng ta thấy tội lỗi vẫn đang tồn tại trên thế gian. Nó có thể giết một người hoàn toàn vô tội đang rao giảng tình yêu thương của Thiên Chúa bằng lời nói và việc làm.

Thiên Chúa cho con Ngài sống lại từ cỏi chết để chứng tỏ tình yêu thương đó mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Hình ảnh Chúa Giêsu biến hình là nói đến Chúa Kitô đang đau khổ và sự phục sinh của Ngài, cũng là lời hứa của Thiên Chúa là Ngài sẽ không giữ lại bất cứ điều gì cho Ngài để chứng tỏ tình yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta. Một giọng nói từ trong đám mây hướng dẫn các các môn đệ "Đây là Con yêu dấu của Ta. Hãy nghe lời Người". Nghe điều gì vậy? Điều Chúa Giêsu đã nói với họ, và luôn lập lại: Ngài sẽ phải chịu nhiều đau khổ và bất kỳ ai muốn theo Ngài phải chấp nhận đau khổ vi danh Ngài. Ai lại không muốn theo Chúa Giêsu và ở gần Bậc Thầy toả sáng như thế. Vị Thầy có đời sống đã được chứng tỏ bằng các dấu chỉ của quyền năng cùng với lời nói từ trời cao?

Nhưng khi các môn đệ đi từ trên núi Tabor xuống, Ngài đã soi sáng họ bằng lời căn dặn là không nên nói với ai về những điều đã chứng kiến cho tới khi Chúa Giêsu từ trong kẻ chết sống lại. Ánh sáng các môn đệ đã cảm nghiệm trên núi báo trước sự phục sinh. Thánh Phêrô nói thay cho các môn đệ khác không hiểu điều đó. Nhưng ánh sáng và sau đó là sự phục sinh sẽ cho các môn đệ hy vọng trong khi họ phải vác thập tự giá theo Đấng Thầy của các ông. Nhưng, còn hai bước nữa: bước thứ nhất Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ và chịu chết, rồi đến việc Ngài phục sinh từ kẻ chết. Các môn đệ cũng sẽ chia sẽ ánh hào quang trên núi, nhưng trước hết họ phải trải qua sự đau khổ của chính mình rồi sau đó họ sẽ có sự sống mới làm thay đổi họ.

Hôm nay chúng ta thấy ông Phêrô, ông Giacôbê, và ông Gioan còn xa nguồn nước sống của các ông, đến khi Chúa Giêsu gọi các ông theo Ngài. Các ông phải xa cách gia đình và bạn bè. Từ cuộc sống quen thuộc hằng ngày trước đây, các ông còn chưa quen với nếp sống cộng đoàn hằng ngày khác với cách sống yên tịnh trước kia ở gia đình. Khi theo Chúa Giêsu lên trên núi Tabor, đã làm ra một sự thay đổi đưa các ông ra khỏi thế gian. Ở trên núi Chúa Giêsu không còn là bạn đồng hành như các ông tưởng, đã có sự thay đổi quá khác biệt đã xãy ra khác với những gì các ông đã biết. Đầu tiên là y phục trở nên sáng chói, sau đó các ông Elia và ông Môsê hiện ra và bắt đầu nói chuyện với Chúa Giêsu. Họ nói về chuyện gì? Có phải là việc Chúa Giêsu sẽ chịu đau khổ và cái chết sắp đến của Ngài như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ (Mc 8:31…) phải không?

Các môn đệ rất sửng sốt về điều gì, Chúa Giêsu và hai vị ngôn sứ nói điều gì lúc đó? Ông Phê rô đề nghị sẽ dựng ba lều để kỷ niệm sự kiện đó. Ông Phêrô cũng có ý định muốn ở lại đó trên đỉnh núi; nơi các ông đã thị kiến một viễn cảnh sáng lạng. Và nơi đó các ông sẽ được an toàn khỏi phải gặp nghịch cảnh trong tương lai.

Vì sự phục sinh, chúng ta, các và các môn đệ đã ấp ủ nhiều hy vọng - Nhưng, hình như không thể hy vọng được việc Thiên Chúa hy sinh toàn diện cho chúng ta. Thiên Chúa hỏi chúng ta hãy làm những gì Ngài đã làm cho chúng ta nơi những anh em của chúng ta là hy sinh chính mình trong sự tin tưởng, mặc dù gặp nhiều thử thách có thể xãy ra. Chúng ta có cố gắng thực hiện điều này để chúng ta luôn trông cậy vào Thiên Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta một lần nữa là hãy dấn thân phục vụ cho tình yêu thương của Thiên Chúa như Abraham đã làm, bất chấp những mâu thuẫn mà ông cảm nhận.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd SUNDAY OF LENT (B)
Gen. 22: 1-2, 9a, 10-13, 15-18; Psalm 116; Rom. 8: 31b-34; Mark 9: 2-10

We cannot ignore today’s first reading from Genesis. For parents and the rest of us for that matter, it is a horror story. God asks a father to offer his only son in sacrifice. The opening line sets the grim scene: “God put Abraham to the test.” Even though God did not really want Abraham to kill his son – it was a “test” – still the story sends chills down our spines. What kind of God would ask a parent to do such a thing? And, is this the God I want to worship and give my life to? If so, what kind of sacrifice will be asked of me? We look for possible explanations for this stark story.

Bible teaches explain the story as a rejection of the Canaanite practice of human sacrifice. For their part, faithful Jews have said that God already knew the fidelity of Abraham and was giving him an opportunity to express his potential for goodness and devotion. If Abraham did sacrifice his son Isaac he would have given up all hope for his future. After all, God had promised that he would be the father of descendants as numerous as the stars (Genesis 15:1- 6). Or, to put it another way, if Abraham sacrificed his son, his hope for the future would be completely in God’s hands. Jews call this story the “binding of Isaac,” it is also a metaphor for all the suffering Jews have had to endure because of their faith in God and observance of the Law.

Not a very comfortable, or tame God is it? This is the God who invites us into a relationship and strengthens us to respond with faith and trust to what is asked of us. It is very hard to live with questions and to let God be God. Abraham’s God is not easily contained, or tamed by our attempts to reduce God to a more manageable size. The Genesis text today is uncompromising. What we get is Abraham – who is unwavering and unquestioning as he sets out to do what God told him. He doesn’t ask how God will fulfill a covenant, while taking away the very child who was the sign and future fulfillment of that covenant. One of the questions put to the community in this story: Is God trustworthy when there is not concrete evidence to prove it and when any sign of reassurance we thought we had is taken away?

You have to admire the boldness of the author who put this story in the narrative and the biblical editors who placed Genesis, with this story intact, at the beginning of the Bible. From the beginning believers are asked if we want to worship a God of mystery; a God who is outside any little box we might want to put God into. Previously Abraham had failed at crucial moments to trust God. Still, God did not give up on him. Now Abraham can’t fudge – will he trust God despite the catastrophic demand being placed on him?

Christians see the son’s obedience to his father Abraham (read the full story in Genesis 22) as a reflection of Jesus’ willingness to accept death for our salvation. Paul underlines God’s generosity when he reflects on Jesus’ death as a sign of how far God would go to prove God’s love for us. God does not hold for back for us even what is most precious to God.

The gospel account of the Transfiguration shines further light on Jesus and his relationship to the Father. Jesus is uniquely God’s son. He died on the cross to prove something to us, not at God’s hands, but at the hands of sinful people. Jesus embodied God’s love and his death revealed just how far God would go to show us that love. He was executed because he was faithful and obedient to the mission God gave him. He would not stop proclaiming God’s love for sinners and outcasts, even at the cost of his life. Jesus’ death on the cross showed the hold sin has on the world, that it would kill a totally innocent man who preached God’s love in words and actions.

God raised the Son from death to show us that love is stronger than sin and death. The Transfiguration points to the suffering and risen Christ, God’s promise that God would hold nothing back to show God’s love for us. A voice from the cloud directs the disciples, “This is my beloved Son, listen to him.” Listen to what? What Jesus had already told them and would repeat: that he would suffer much and anyone willing to follow him must accept suffering in his name. Who would not want to follow and stay close to a master who could shine so, whose life was confirmed by powerful signs and by a heavenly voice?

But on the way down the mountain the one who shone before them told them not to tell others about their experience until he rose from the dead. The light the apostles experienced on the mountain prefigured the resurrection. Peter, who often speaks for the others, did not get it. But the light and then the resurrection would enable the disciples to have hope, as they too would take up the cross to follow their master. But two steps lay ahead: first he was going to suffer and die and then rise from the dead. They too would share in the glory on the mountain; but they first had to experience his suffering and then they would come to have a new, transfigured life for themselves.

Today we find Peter, James and John a long way from the water where they previously spent their days, until Jesus called them to follow him. They were a long way from their families and friends, from the daily and familiar lives they once knew and where they felt quite at home. Following Jesus up the mountain took them out of their world. On the mountain another change took place because Jesus was no longer the companion they thought they knew. First his clothes changed to “dazzling white,” then heroes from the past, Elijah and Moses, appeared and began to talk with him. What did they speak about? Was it his coming suffering and death which he had already begun to teach his disciples (8:31 ff)?

The disciples were taken by surprise, what could they say at such a moment? Peter makes an offer to build three tents to commemorate the event. Was he also hinting at a desire to stay there on a mountaintop where the three has seen a vision, and where they would be safe from what the future would bring?

Because of the resurrection we disciples have hope, sometimes impossible-seeming hope in God’s fierce and sacrificial love for us. God asks us to do what God has done for us, offer ourselves in trust, despite any current trials we may be enduring that try to draw us away from our hope in God. Lent invites us again to surrender to God’s love, as Abraham was willing to do, despite the seeming-contradiction he found himself in.