Myanmar: Dân chúng thất vọng vì quân đội đảo chánh xâm chiếm vào các nơi thờ phượng
Trong chiến dịch đàn áp của quân đội đảo chánh, chống lại những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, các trung tâm thờ phượng tôn giáo bây giờ là mục tiêu tấn công của các lực lượng an ninh nhằm lùng bắt những người biểu tình, các sinh hoạt tôn giáo nay bị cáo buộc là bất hợp pháp hoặc bị cho là phiến quân...
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Có ít nhất 4 nhà thờ Công Giáo thuộc Giáo phận Pathein ở Myanmar thuộc tỉnh Irrawaddy đã bị cảnh sát và binh lính đột kích vào ngày 8/4 để truy lùng các hoạt động bị cáo buộc là bất hợp pháp hoặc các nhà hoạt động chống đảo chính. Các lực lượng an ninh có vũ trang đã khám xét bên trong một nhà thờ Công Giáo và tìm kiếm cả trong nghĩa trang. Việc nhắm vào mục tiêu mới là các nhà thờ Công Giáo sau một số các cuộc tấn công quân sự vào các nhà thờ khác ở bang Kachin, một thành trì của người Công Giáo, vào lễ Phục sinh cuối tuần qua.
Những nơi thờ tự
Một nguồn tin của hãng thông tấn Fides cho hay quân đội gần đây đã đột kích vào các nhà thờ Công Giáo và Anh giáo Baptist ở thành phố Mohnyin. Vào ngày 1 tháng 3, lực lượng an ninh đã phá cổng một nhà thờ Baptist Kachin ở Lashio, bang Shan, và bắt giữ hơn 10 vị trưởng các hội đoàn và Hội đồng giáo xứ, nhưng sau đó đã thả họ về. Những người lính đã nổ súng bên trong khuôn viên nhà thờ trong khi lục xét tìm kiếm. Các cuộc đột kích tương tự cũng nhắm vào các tu viện và chùa chiền của Phật giáo.
Theo Thông tấn xã của Fides cho hay thì “Các nơi thờ tự và tu viện của Phật giáo thường xuyên bị lục soát. Đây là những hành động đe dọa nghiêm trọng của quân đội đang gây căng thẳng và thù địch ngày càng gia tăng trong cộng đồng người dân Miến Điện thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo.
Theo trang mạng Irrawaddy do những người Myanmar lưu vong ở Thái Lan điều hành tường trình các cuộc đột kích vào 3 nhà thờ của Mục sư Awng Seng ở nhà thờ Baptist Convention Kachin (KBC). “Những người lính trèo qua hàng rào và lục xét tất cả các tòa nhà của Giáo hội, mà không có bất kỳ một lời xin lỗi và giải thích nào”. Vị Mục sư đã lên án các hành động quân sự, lục xét Trường Thần học Kachin của Hội Thánh và Chủng viện của giáo hội Baptist ở Myitkyina, thủ phủ của Kachin.
Nổi dậy
Người theo đạo Thiên chúa là thiểu số ở đất nước Phật giáo này, những người theo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 6,2% trong tổng số 54 triệu dân số. Các khu vực bị chiếm đóng bởi các nhóm dân tộc Kachin, Chin, Karen và Kayah, những người đã phải đối sự đàn áp và bách hại của quân đội trong nhiều thập kỷ, phần lớn là những người theo đạo Thiên chúa.
Ước tính một phần ba lãnh thổ Myanmar - chủ yếu là các khu vực biên giới - hiện đang bị kiểm soát bởi 20 nhóm phiến quân có vũ trang. Quân đội đã chiến đấu chống lại các nhóm này. Kể từ năm 2015, 10 nhóm vũ trang đã ký ngừng bắn trên toàn quốc với chính phủ dân sự. Nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn, đặc biệt ở các bang Kachin và Shan ở phía bắc, và bang Rakhine ở phía tây, khiến hàng nghìn người phải di tản. Ngày 27 tháng 3, các máy bay chiến đấu của quân đội đã tiến hành các cuộc không kích vào một ngôi làng của người Karen, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Di tản
Hơn 100.000 người, nhiều người trong số họ là các tín hữu Công Giáo, đang ở trong các trại dành cho người di tản ở các bang Kachin và Shan, trong khi 100.000 người khác, chủ yếu là người Karen, đang ở trong các trại bên kia biên giới Thái Lan. Theo báo cáo năm 2020 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, quân đội đã làm hư hại hoặc phá hủy hơn 300 nhà thờ qua các cuộc xung kích.
Biểu tình
Quân đội hùng mạnh của Myanmar đã giành chính quyền vào ngày 1 tháng 2, sau khi bắt giữ các vị lãnh đạo do dân bầu ra của chính phủ do bà Aung San Suu Kyi điều hành. Điều này đã dấy lên các cuộc biểu tình hàng ngày trên toàn quốc và một phong trào bất tuân dân sự, bao gồm cuộc đình công, yêu cầu trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và khôi phục lại nền dân chủ.
Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều ngày căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội, trong đó quân đội tố giác rằng cuộc tổng tuyển cử tháng 11 do đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo là gian lận. Tính đến thứ Hai, lực lượng an ninh đã đáp trả bằng vũ lực tàn bạo làm cho hơn 710 người biểu tình bị giết!
Trong chiến dịch đàn áp của quân đội đảo chánh, chống lại những người biểu tình phản đối cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, các trung tâm thờ phượng tôn giáo bây giờ là mục tiêu tấn công của các lực lượng an ninh nhằm lùng bắt những người biểu tình, các sinh hoạt tôn giáo nay bị cáo buộc là bất hợp pháp hoặc bị cho là phiến quân...
(Tin Vatican - Robin Gomes)
Có ít nhất 4 nhà thờ Công Giáo thuộc Giáo phận Pathein ở Myanmar thuộc tỉnh Irrawaddy đã bị cảnh sát và binh lính đột kích vào ngày 8/4 để truy lùng các hoạt động bị cáo buộc là bất hợp pháp hoặc các nhà hoạt động chống đảo chính. Các lực lượng an ninh có vũ trang đã khám xét bên trong một nhà thờ Công Giáo và tìm kiếm cả trong nghĩa trang. Việc nhắm vào mục tiêu mới là các nhà thờ Công Giáo sau một số các cuộc tấn công quân sự vào các nhà thờ khác ở bang Kachin, một thành trì của người Công Giáo, vào lễ Phục sinh cuối tuần qua.
Những nơi thờ tự
Một nguồn tin của hãng thông tấn Fides cho hay quân đội gần đây đã đột kích vào các nhà thờ Công Giáo và Anh giáo Baptist ở thành phố Mohnyin. Vào ngày 1 tháng 3, lực lượng an ninh đã phá cổng một nhà thờ Baptist Kachin ở Lashio, bang Shan, và bắt giữ hơn 10 vị trưởng các hội đoàn và Hội đồng giáo xứ, nhưng sau đó đã thả họ về. Những người lính đã nổ súng bên trong khuôn viên nhà thờ trong khi lục xét tìm kiếm. Các cuộc đột kích tương tự cũng nhắm vào các tu viện và chùa chiền của Phật giáo.
Theo Thông tấn xã của Fides cho hay thì “Các nơi thờ tự và tu viện của Phật giáo thường xuyên bị lục soát. Đây là những hành động đe dọa nghiêm trọng của quân đội đang gây căng thẳng và thù địch ngày càng gia tăng trong cộng đồng người dân Miến Điện thuộc mọi sắc tộc và tôn giáo.
Theo trang mạng Irrawaddy do những người Myanmar lưu vong ở Thái Lan điều hành tường trình các cuộc đột kích vào 3 nhà thờ của Mục sư Awng Seng ở nhà thờ Baptist Convention Kachin (KBC). “Những người lính trèo qua hàng rào và lục xét tất cả các tòa nhà của Giáo hội, mà không có bất kỳ một lời xin lỗi và giải thích nào”. Vị Mục sư đã lên án các hành động quân sự, lục xét Trường Thần học Kachin của Hội Thánh và Chủng viện của giáo hội Baptist ở Myitkyina, thủ phủ của Kachin.
Nổi dậy
Người theo đạo Thiên chúa là thiểu số ở đất nước Phật giáo này, những người theo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 6,2% trong tổng số 54 triệu dân số. Các khu vực bị chiếm đóng bởi các nhóm dân tộc Kachin, Chin, Karen và Kayah, những người đã phải đối sự đàn áp và bách hại của quân đội trong nhiều thập kỷ, phần lớn là những người theo đạo Thiên chúa.
Ước tính một phần ba lãnh thổ Myanmar - chủ yếu là các khu vực biên giới - hiện đang bị kiểm soát bởi 20 nhóm phiến quân có vũ trang. Quân đội đã chiến đấu chống lại các nhóm này. Kể từ năm 2015, 10 nhóm vũ trang đã ký ngừng bắn trên toàn quốc với chính phủ dân sự. Nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn, đặc biệt ở các bang Kachin và Shan ở phía bắc, và bang Rakhine ở phía tây, khiến hàng nghìn người phải di tản. Ngày 27 tháng 3, các máy bay chiến đấu của quân đội đã tiến hành các cuộc không kích vào một ngôi làng của người Karen, làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương.
Di tản
Hơn 100.000 người, nhiều người trong số họ là các tín hữu Công Giáo, đang ở trong các trại dành cho người di tản ở các bang Kachin và Shan, trong khi 100.000 người khác, chủ yếu là người Karen, đang ở trong các trại bên kia biên giới Thái Lan. Theo báo cáo năm 2020 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, quân đội đã làm hư hại hoặc phá hủy hơn 300 nhà thờ qua các cuộc xung kích.
Biểu tình
Quân đội hùng mạnh của Myanmar đã giành chính quyền vào ngày 1 tháng 2, sau khi bắt giữ các vị lãnh đạo do dân bầu ra của chính phủ do bà Aung San Suu Kyi điều hành. Điều này đã dấy lên các cuộc biểu tình hàng ngày trên toàn quốc và một phong trào bất tuân dân sự, bao gồm cuộc đình công, yêu cầu trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và khôi phục lại nền dân chủ.
Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều ngày căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội, trong đó quân đội tố giác rằng cuộc tổng tuyển cử tháng 11 do đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo là gian lận. Tính đến thứ Hai, lực lượng an ninh đã đáp trả bằng vũ lực tàn bạo làm cho hơn 710 người biểu tình bị giết!