SỨC NÓNG CỦA THÁNH THẦN
Kính thưa Anh Chị em,
Tương tự như hai anh em nhà Montgolfier, các tông đồ cũng đã hứng nhận ‘sức nóng của Thánh Thần’ trong ngày lễ Ngũ Tuần, ngày khai sinh Hội Thánh. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy một sự biến đổi lạ lùng bởi sức nóng ấy trên những con người sẽ ra đi sưởi ấm gian trần.
Tin Mừng cho biết, lúc ấy, “Cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín”. Tại sao phải đóng kín? Không chỉ vì sợ người Do Thái nhưng xem ra có một điều gì đó ngăn trở lớn hơn; một điều gì đó khiến cho người môn đệ của Chúa Kitô phải dừng lại lạnh lùng trên con đường dấn thân và hoán cải. Phải chăng, sự ì ạch thiêng liêng và thiếu nhiệt thành của các môn đệ cũng như của chúng ta không chỉ là những khiếm khuyết cá nhân, nhưng là bởi một sự mù quáng trước quyền năng sống động của một Đấng đã chịu đóng đinh nay sống lại. Ngài đang đến, mang theo ‘sức nóng của Thánh Thần!’.
Vậy mà như các môn đệ, chúng ta có thể rời khỏi ‘nhà tù tự tạo’ của mình, chỉ bằng cách mở lòng ra với một đức tin hoàn toàn vào Chúa Kitô. Hoàn toàn tin tưởng, bất chấp bối rối của hiện tại, lo lắng của tương lai; hy vọng hoàn toàn, bằng cách thoát khỏi việc lý tưởng hoá bản thân hầu cậy trông vào một mình Thiên Chúa; đồng thời, mặc lấy một sự tự tin để đón nhận ơn tha thứ, gạt bỏ tội lỗi của người khác cũng như những thất bại của chính mình, vốn là những gì khiến chúng ta mắc kẹt để có thể phóng chiếu một tầm nhìn mới mẻ về cuộc sống. Hôm nay, Chúa Phục Sinh đến qua những cánh cửa có chốt, Ngài yêu cầu chúng ta mở khoá bằng những kinh nghiệm đích thực về Ngài, Đấng mang theo ‘sức nóng của Thánh Thần’.
Không chỉ mang theo sức nóng, Chúa Phục Sinh còn mang theo bình an, “Bình an cho các con!”. Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm tra “bình an” của mình, xem liệu nó có thực sự là ‘bình an của Phòng Tiệc Ly’ hay không; hay phải chăng đó chỉ là một sự ‘hài lòng’ chứ không phải ‘bình an đích thực’ một cách đầy tràn từ trong trái tim mình. Bình an trong tim mới là sự bình an chính hiệu mà Chúa Kitô mang lại qua các ân lộc của Thánh Thần. Một số thoả mãn đã qua là một phần của cuộc sống, chúng ta có thể biết ơn chúng; tuy nhiên, khi tìm kiếm chúng chỉ vì lợi ích riêng của chúng, chúng có thể dễ dàng lấn át sự sống đích thực của Thánh Linh, Đấng mang cho chúng ta sự bình an viên mãn sâu sắc trong cuộc sống. Vì thế, lễ Hiện Xuống phải thuyết phục chúng ta trên hết về sự cầu nguyện và lập lại trật tự cuộc sống vốn sẽ cho phép mỗi người tiếp xúc thường xuyên với nguồn ân sủng và sự linh ứng của Thánh Thần, Đấng sưởi ấm tâm hồn bằng sức nóng và bình an của Ngài.
Bài đọc thứ hai hôm nay nói, “Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”. Qua Bí tích Hoà Giải, chúng ta được tha tội nhờ tác động của Thánh Thần; chúng ta tin rằng, lòng thương xót Chúa sẽ thanh tẩy, nuôi dưỡng hy vọng và thay đổi tâm hồn mình. Vậy tại sao chúng ta không tin rằng, chính ân sủng này có thể biến đổi chúng ta trở thành những vị thánh anh hùng, chiến thắng trong thử thách, kiên nhẫn trong gian truân và hiệu quả hơn với tư cách là tông đồ. Chúa Kitô bảo đảm, quyền năng của Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta, vì vậy không có lý do gì để chúng ta ‘trung lập’ sau một vài sự cố tồi tệ trong đời. Đúng hơn, mục tiêu của Thánh Thần là biến chúng ta từ một con người được xót thương trở thành một ‘Chúa Kitô khác’, vốn cho phép chúng ta mang theo và bày tỏ vết thương của Ngài cho một thế giới không tin Ngài, Tin Mừng hôm nay nói, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con!”.
Anh Chị em,
Hãy tin cậy vào ‘sức nóng của Thánh Thần’ và quyền năng Ngài để thay đổi chính mình hơn là những nỗ lực của bản thân. Chớ gì chúng ta biết phụ thuộc vào Ngài trong những gặp gỡ trực tiếp cần có với Ngài mỗi ngày. Lời cầu xin của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất”, canh tân trước hết, tâm hồn mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy để nguồn ân sủng thiêng liêng trở thành của ăn thực sự cho con; xin cho con đừng nuôi linh hồn mình bằng những thú vui chóng qua và những tham vọng viển vông, nhưng biết nuôi linh hồn con bằng ‘sức nóng của Thánh Thần’ và bình an của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
Năm 1772, một buổi chiều mùa đông, tại làng quê Annonay; bên lò sưởi, hai anh em nhà Montgolfier hì hục cắt cắt, khâu khâu một cái túi lớn. Người anh dốc miệng túi xuống; người em, căng miệng túi, khéo léo hứng lấy hơi nóng bốc lên từ ngọn lửa. Chiếc túi căng phồng như một quả bóng. Họ buộc chặt túi bằng một sợi thun, hì hục khênh ra ngoài và buông tay. Lập tức, chiếc túi từ từ bay lên. Họ reo mừng, “Con người sẽ bay lên!”. 11 năm sau, 1783, khí cầu của nhà Montgolfier đã bay lên, đoạn đường dài 10 km, trong 26 phút; mở ra một kỷ nguyên mới của khí cầu, nghiên cứu các lãnh vực.
Kính thưa Anh Chị em,
Tương tự như hai anh em nhà Montgolfier, các tông đồ cũng đã hứng nhận ‘sức nóng của Thánh Thần’ trong ngày lễ Ngũ Tuần, ngày khai sinh Hội Thánh. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy một sự biến đổi lạ lùng bởi sức nóng ấy trên những con người sẽ ra đi sưởi ấm gian trần.
Tin Mừng cho biết, lúc ấy, “Cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín”. Tại sao phải đóng kín? Không chỉ vì sợ người Do Thái nhưng xem ra có một điều gì đó ngăn trở lớn hơn; một điều gì đó khiến cho người môn đệ của Chúa Kitô phải dừng lại lạnh lùng trên con đường dấn thân và hoán cải. Phải chăng, sự ì ạch thiêng liêng và thiếu nhiệt thành của các môn đệ cũng như của chúng ta không chỉ là những khiếm khuyết cá nhân, nhưng là bởi một sự mù quáng trước quyền năng sống động của một Đấng đã chịu đóng đinh nay sống lại. Ngài đang đến, mang theo ‘sức nóng của Thánh Thần!’.
Vậy mà như các môn đệ, chúng ta có thể rời khỏi ‘nhà tù tự tạo’ của mình, chỉ bằng cách mở lòng ra với một đức tin hoàn toàn vào Chúa Kitô. Hoàn toàn tin tưởng, bất chấp bối rối của hiện tại, lo lắng của tương lai; hy vọng hoàn toàn, bằng cách thoát khỏi việc lý tưởng hoá bản thân hầu cậy trông vào một mình Thiên Chúa; đồng thời, mặc lấy một sự tự tin để đón nhận ơn tha thứ, gạt bỏ tội lỗi của người khác cũng như những thất bại của chính mình, vốn là những gì khiến chúng ta mắc kẹt để có thể phóng chiếu một tầm nhìn mới mẻ về cuộc sống. Hôm nay, Chúa Phục Sinh đến qua những cánh cửa có chốt, Ngài yêu cầu chúng ta mở khoá bằng những kinh nghiệm đích thực về Ngài, Đấng mang theo ‘sức nóng của Thánh Thần’.
Không chỉ mang theo sức nóng, Chúa Phục Sinh còn mang theo bình an, “Bình an cho các con!”. Điều quan trọng là chúng ta phải kiểm tra “bình an” của mình, xem liệu nó có thực sự là ‘bình an của Phòng Tiệc Ly’ hay không; hay phải chăng đó chỉ là một sự ‘hài lòng’ chứ không phải ‘bình an đích thực’ một cách đầy tràn từ trong trái tim mình. Bình an trong tim mới là sự bình an chính hiệu mà Chúa Kitô mang lại qua các ân lộc của Thánh Thần. Một số thoả mãn đã qua là một phần của cuộc sống, chúng ta có thể biết ơn chúng; tuy nhiên, khi tìm kiếm chúng chỉ vì lợi ích riêng của chúng, chúng có thể dễ dàng lấn át sự sống đích thực của Thánh Linh, Đấng mang cho chúng ta sự bình an viên mãn sâu sắc trong cuộc sống. Vì thế, lễ Hiện Xuống phải thuyết phục chúng ta trên hết về sự cầu nguyện và lập lại trật tự cuộc sống vốn sẽ cho phép mỗi người tiếp xúc thường xuyên với nguồn ân sủng và sự linh ứng của Thánh Thần, Đấng sưởi ấm tâm hồn bằng sức nóng và bình an của Ngài.
Bài đọc thứ hai hôm nay nói, “Trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thể”. Qua Bí tích Hoà Giải, chúng ta được tha tội nhờ tác động của Thánh Thần; chúng ta tin rằng, lòng thương xót Chúa sẽ thanh tẩy, nuôi dưỡng hy vọng và thay đổi tâm hồn mình. Vậy tại sao chúng ta không tin rằng, chính ân sủng này có thể biến đổi chúng ta trở thành những vị thánh anh hùng, chiến thắng trong thử thách, kiên nhẫn trong gian truân và hiệu quả hơn với tư cách là tông đồ. Chúa Kitô bảo đảm, quyền năng của Ngài sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta, vì vậy không có lý do gì để chúng ta ‘trung lập’ sau một vài sự cố tồi tệ trong đời. Đúng hơn, mục tiêu của Thánh Thần là biến chúng ta từ một con người được xót thương trở thành một ‘Chúa Kitô khác’, vốn cho phép chúng ta mang theo và bày tỏ vết thương của Ngài cho một thế giới không tin Ngài, Tin Mừng hôm nay nói, “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con!”.
Anh Chị em,
Hãy tin cậy vào ‘sức nóng của Thánh Thần’ và quyền năng Ngài để thay đổi chính mình hơn là những nỗ lực của bản thân. Chớ gì chúng ta biết phụ thuộc vào Ngài trong những gặp gỡ trực tiếp cần có với Ngài mỗi ngày. Lời cầu xin của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Lạy Chúa, xin sai Thánh Thần Chúa đến, và xin canh tân bộ mặt trái đất”, canh tân trước hết, tâm hồn mỗi người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin hãy để nguồn ân sủng thiêng liêng trở thành của ăn thực sự cho con; xin cho con đừng nuôi linh hồn mình bằng những thú vui chóng qua và những tham vọng viển vông, nhưng biết nuôi linh hồn con bằng ‘sức nóng của Thánh Thần’ và bình an của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)