6. THƠ NHẠO LANG BĂM
Có người thích đùa, đổi một bài thơ của thi nhân đời nhà Đường là Mạnh Hạo Nhiên để tặng cho thầy thuốc:
“Bất minh tài chủ khí, đa cố bệnh nhân sơ”-
(hai câu này có nghĩa là: tôi là người không có bản lĩnh, nên khách có tiền bỏ tôi mà đi; bởi vì có nhiều sự cố, cho nên bệnh nhân tìm tôi để chữa bệnh ngày càng ít đi.)
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 6:
Tấm lòng của người thầy thuốc thì như mẹ hiền, nên mới có câu “lương y như từ mẫu”, để nhắc nhở cho các thầy thuốc nhớ đến nghề nghiệp cao quý của mình, mà tận tâm cứu chữa người bệnh hoạn.
Thời nay có những người bệnh không muốn đi tìm thầy thuốc chữa bệnh, bởi vì họ đã gặp những thầy thuốc không có tấm lòng như từ mẫu, tức là yêu thương bệnh nhân, trái lại họ chỉ gặp những thầy thuốc chữa trị “lạnh nhạt” hay “nhiệt tình” tùy theo túi tiền của bệnh nhân mà thôi.
Người thầy thuốc Ki-tô hữu luôn tâm niệm rằng: Thiên Chúa ban cho mình làm nghề thuốc là để thay mặt Ngài chữa lành thân xác bệnh nhân, và -như Đức Chúa Giê-su- họ luôn bày tỏ một tâm hồn biết cảm thông trước những bệnh nhân mà mau mắn chữa lành và yêu thương họ…
Đó là bí quyết, không những có đông bệnh nhân mà lại còn có thể thực hiện tinh thần Phúc Âm rao truyền Lời Chúa cho mọi người nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người thích đùa, đổi một bài thơ của thi nhân đời nhà Đường là Mạnh Hạo Nhiên để tặng cho thầy thuốc:
“Bất minh tài chủ khí, đa cố bệnh nhân sơ”-
(hai câu này có nghĩa là: tôi là người không có bản lĩnh, nên khách có tiền bỏ tôi mà đi; bởi vì có nhiều sự cố, cho nên bệnh nhân tìm tôi để chữa bệnh ngày càng ít đi.)
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 6:
Tấm lòng của người thầy thuốc thì như mẹ hiền, nên mới có câu “lương y như từ mẫu”, để nhắc nhở cho các thầy thuốc nhớ đến nghề nghiệp cao quý của mình, mà tận tâm cứu chữa người bệnh hoạn.
Thời nay có những người bệnh không muốn đi tìm thầy thuốc chữa bệnh, bởi vì họ đã gặp những thầy thuốc không có tấm lòng như từ mẫu, tức là yêu thương bệnh nhân, trái lại họ chỉ gặp những thầy thuốc chữa trị “lạnh nhạt” hay “nhiệt tình” tùy theo túi tiền của bệnh nhân mà thôi.
Người thầy thuốc Ki-tô hữu luôn tâm niệm rằng: Thiên Chúa ban cho mình làm nghề thuốc là để thay mặt Ngài chữa lành thân xác bệnh nhân, và -như Đức Chúa Giê-su- họ luôn bày tỏ một tâm hồn biết cảm thông trước những bệnh nhân mà mau mắn chữa lành và yêu thương họ…
Đó là bí quyết, không những có đông bệnh nhân mà lại còn có thể thực hiện tinh thần Phúc Âm rao truyền Lời Chúa cho mọi người nữa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info