Đức Thánh Cha: Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc bàn về lương thực là cơ hội để xây dựng một thế giới công bằng hơn
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhân dịp LHQ nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực đang diễn ra tại Rome từ ngày 26-28/7.
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Dưới sự chủ trì của ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc và chính phủ Ý đứng ra đăng cai, Hội nghị tiền đỉnh về Hệ thống thực phẩm đang tập hợp những nỗ lực và đóng góp của một quá trình tham gia toàn cầu bắt đầu từ năm 2020 với mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm, và mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh đầy hy vọng và hiệu năng vào tháng 9 tới đây.
Trong thông điệp gửi ông Tổng Thư ký, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cuộc họp quan trọng này “tập trung vào nỗ lực lớn nhất của chúng ta ngày nay là thắng vượt được cơn đói, mất an toàn về lương thực và suy dinh dưỡng trong kỷ nguyên COVID-19”.
Tiếng kêu của trái đất
ĐTC cho biết: đại dịch này “đặt chúng ta đối diện với những bất công mang tính hệ thống làm suy yếu tình đoàn kết của chúng ta như một đại gia đình nhân loại”, trong khi những người nghèo khổ và Trái đất đang “kêu gào vì những thiệt hại mà chúng ta gây ra cho nó thông qua việc xử dụng và lạm dụng hàng hóa một cách vô trách nhiệm."
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong khi các công nghệ mới được phát triển để tăng “khả năng phát sinh hoa trái từ hành tinh,” chúng ta tiếp tục “khai thác thiên nhiên đến mức triệt tiêu, tạo nên các sa mạc ngoại tại mà cả các sa mạc tâm linh nội tâm nữa!”
Nạn đói trong một thế giới vô cùng phong phú
ĐTC tố giác một nạn đói giữa một thế giới sản xuất dư thừa lương thực cho tất cả mọi người, đồng thời cho đó là một “tội ác vi phạm tới quyền cơ bản của con người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới nhiệm vụ của mọi người là phải chống lại “sự bất công này thông qua các hành động cụ thể và thực hành tốt, cũng như thông qua các chính sách tốt đẹp của địa phương và mãnh liệt của quốc tế”.
Theo quan điểm này, ĐTC nói, sự chuyển đổi cẩn thận và đúng đắn của hệ thống thực phẩm có một vai trò quan trọng.
Một tư duy mới
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “không đủ chỉ nhắm vào sản xuất lương thực”; điều cần thiết phải có là “một tư duy mới và một cách tiếp cận toàn diện mới và để nên một kế hoạch lương thực mới nhằm bảo vệ Trái đất và tôn trọng phẩm giá con người như là trung tâm; đảm bảo đủ lương thực cho toàn cầu và phát trển các công việc hữu hiệu cho địa phương; đây điều nuôi sống thế giới ngày nay, mà không gây ảnh hưởng cho tương lai."
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải “khôi phục lại vị trí trọng tâm tại các khu vực nông thôn,” và tái khẳng định vai trò ưu tiên của khu vực nông nghiệp “trong quá trình đưa ra các quyết định chính trị và kinh tế, nhằm vạch ra các khuôn mẫu cho thời hậu dịch” khởi động lại 'quy trình đang được xây dựng."
Tầm quan trọng của gia đình
Đức Thánh Cha nêu ra rằng đời sống nông dân và gia đình là “một thành phần thiết yếu của hệ thống lương thực”, đồng thời nói thêm rằng các chính sách phải được thực hiện để “đáp ứng đầy đủ nhu cầu của phụ nữ miền quê, thúc đẩy việc làm cho thanh niên giới trẻ và cải thiện công việc của nông dân trong các khu vực nghèo khổ và hẻo lánh nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “Nếu chúng ta muốn duy trì một chủ nghĩa đa phương có hiệu quả và một hệ thống lương thực có trách nhiệm, công lý, hòa bình thì sự thống nhất của gia đình nhân loại là một điều tối quan trọng”.
Đối thoại trong dũng cảm
ĐTC cũng nhấn mạnh “cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối diện là một cơ hội duy nhất để tham gia vào các cuộc đối thoại chân chính, táo bạo và can đảm, giải quyết tận gốc rễ hệ thống lương thực bất công của chúng ta.”
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong suốt cuộc họp quan trọng này, “chúng ta có trách nhiệm hiện thực hóa giấc mơ về một thế giới nơi có đầy đủ cơm bánh, nước uống, thuốc men và công việc dồi dào, cũng như tiếp cận tới những người nghèo khổ nhất”.
Hỗ trợ của Giáo hội
ĐTC nhấn mạnh, "Tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo sẽ nỗ lực hết mình để phục vụ cho mục tiêu cao quí này, đóng góp, hợp lực và quyết tâm hành động cho các quyết định sáng suốt."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha hy vọng cuộc gặp gỡ tái tạo hệ thống lương thực này sẽ “đặt nền tảng để chúng ta tiến bước trên con đường xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng, gieo vãi những hạt giống hòa bình cho phép chúng ta bước đi trong tình huynh đệ thực sự.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhân dịp LHQ nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực đang diễn ra tại Rome từ ngày 26-28/7.
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Dưới sự chủ trì của ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc và chính phủ Ý đứng ra đăng cai, Hội nghị tiền đỉnh về Hệ thống thực phẩm đang tập hợp những nỗ lực và đóng góp của một quá trình tham gia toàn cầu bắt đầu từ năm 2020 với mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm, và mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh đầy hy vọng và hiệu năng vào tháng 9 tới đây.
Trong thông điệp gửi ông Tổng Thư ký, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cuộc họp quan trọng này “tập trung vào nỗ lực lớn nhất của chúng ta ngày nay là thắng vượt được cơn đói, mất an toàn về lương thực và suy dinh dưỡng trong kỷ nguyên COVID-19”.
Tiếng kêu của trái đất
ĐTC cho biết: đại dịch này “đặt chúng ta đối diện với những bất công mang tính hệ thống làm suy yếu tình đoàn kết của chúng ta như một đại gia đình nhân loại”, trong khi những người nghèo khổ và Trái đất đang “kêu gào vì những thiệt hại mà chúng ta gây ra cho nó thông qua việc xử dụng và lạm dụng hàng hóa một cách vô trách nhiệm."
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong khi các công nghệ mới được phát triển để tăng “khả năng phát sinh hoa trái từ hành tinh,” chúng ta tiếp tục “khai thác thiên nhiên đến mức triệt tiêu, tạo nên các sa mạc ngoại tại mà cả các sa mạc tâm linh nội tâm nữa!”
Nạn đói trong một thế giới vô cùng phong phú
ĐTC tố giác một nạn đói giữa một thế giới sản xuất dư thừa lương thực cho tất cả mọi người, đồng thời cho đó là một “tội ác vi phạm tới quyền cơ bản của con người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới nhiệm vụ của mọi người là phải chống lại “sự bất công này thông qua các hành động cụ thể và thực hành tốt, cũng như thông qua các chính sách tốt đẹp của địa phương và mãnh liệt của quốc tế”.
Theo quan điểm này, ĐTC nói, sự chuyển đổi cẩn thận và đúng đắn của hệ thống thực phẩm có một vai trò quan trọng.
Một tư duy mới
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “không đủ chỉ nhắm vào sản xuất lương thực”; điều cần thiết phải có là “một tư duy mới và một cách tiếp cận toàn diện mới và để nên một kế hoạch lương thực mới nhằm bảo vệ Trái đất và tôn trọng phẩm giá con người như là trung tâm; đảm bảo đủ lương thực cho toàn cầu và phát trển các công việc hữu hiệu cho địa phương; đây điều nuôi sống thế giới ngày nay, mà không gây ảnh hưởng cho tương lai."
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải “khôi phục lại vị trí trọng tâm tại các khu vực nông thôn,” và tái khẳng định vai trò ưu tiên của khu vực nông nghiệp “trong quá trình đưa ra các quyết định chính trị và kinh tế, nhằm vạch ra các khuôn mẫu cho thời hậu dịch” khởi động lại 'quy trình đang được xây dựng."
Tầm quan trọng của gia đình
Đức Thánh Cha nêu ra rằng đời sống nông dân và gia đình là “một thành phần thiết yếu của hệ thống lương thực”, đồng thời nói thêm rằng các chính sách phải được thực hiện để “đáp ứng đầy đủ nhu cầu của phụ nữ miền quê, thúc đẩy việc làm cho thanh niên giới trẻ và cải thiện công việc của nông dân trong các khu vực nghèo khổ và hẻo lánh nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “Nếu chúng ta muốn duy trì một chủ nghĩa đa phương có hiệu quả và một hệ thống lương thực có trách nhiệm, công lý, hòa bình thì sự thống nhất của gia đình nhân loại là một điều tối quan trọng”.
Đối thoại trong dũng cảm
ĐTC cũng nhấn mạnh “cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối diện là một cơ hội duy nhất để tham gia vào các cuộc đối thoại chân chính, táo bạo và can đảm, giải quyết tận gốc rễ hệ thống lương thực bất công của chúng ta.”
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong suốt cuộc họp quan trọng này, “chúng ta có trách nhiệm hiện thực hóa giấc mơ về một thế giới nơi có đầy đủ cơm bánh, nước uống, thuốc men và công việc dồi dào, cũng như tiếp cận tới những người nghèo khổ nhất”.
Hỗ trợ của Giáo hội
ĐTC nhấn mạnh, "Tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo sẽ nỗ lực hết mình để phục vụ cho mục tiêu cao quí này, đóng góp, hợp lực và quyết tâm hành động cho các quyết định sáng suốt."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha hy vọng cuộc gặp gỡ tái tạo hệ thống lương thực này sẽ “đặt nền tảng để chúng ta tiến bước trên con đường xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng, gieo vãi những hạt giống hòa bình cho phép chúng ta bước đi trong tình huynh đệ thực sự.”